Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỮ THỊ THANH HUYỀN

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
và Đại học Khoa học tự nhiên)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỮ THỊ THANH HUYỀN

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
và Đại học Khoa học tự nhiên)
Chuyên nghành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy/Cô giảng
dạy khóa Cao học năm 2015-2017, quý Thầy/Cô Khoa Xã hội học và các cán bộ
phòng Sau đại học, Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội đã cung cấp cho tôi
những kiến thức khoa học và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hơn 240 bạn Sinh viên của hai trường:
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Khoa
học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia trả lời phỏng vấn trong đề tài
của tôi, nếu không có các bạn tôi không thể hoàn thành được luận văn này.
Trên tất cả, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh. Qua hướng dẫn chuyên môn cũng như những lời động
viên, chia sẻ của Thầy đã giúp tôi tăng thêm ý chí và nghị lực trong suốt quá trình
làm luận văn. Nếu không có sự tận tâm hướng dẫn mà Thầy dành cho tôi thì thực sự
luận văn này không thể hoàn thành.
Tôi cũng đã rất cố gắng để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất.
Nhưng do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như bản thân
tôi còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi nhiều
thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy/Cô và các bạn
để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý
thầy, cô, bạn bè và người thân.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Học viên thực hiện

Lữ Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh. Mọi trích dẫn từ các tài liệu đều được ghi xuất
xứ rõ ràng; các sự kiện, tư liệu trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì sai sót,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên thực hiện

Lữ Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........ 20
1.1. Các khái niệm làm việc ...................................................................................... 20
1.2. Tiếp cận lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu ................................................. 21
1.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................ 25
Chương 2. QUAN NIỆM, ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC VẤN ĐỀ

MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN THÔNG TIN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
MÀ SINH VIÊN TIẾP CẬN .................................................................................. 28
2.1. Dẫn nhập ............................................................................................................ 28
2.2. Thực trạng các vấn đề môi trường dưới góc nhìn của sinh viên ........................ 28
2.3. Đánh giá của sinh viên về các vấn đề môi trường và mức độ ưu tiên giải quyết
các vấn đề môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh..................................................... 34
2.4. Nguồn thông tin về các vấn đề môi trường mà sinh viên tiếp cận ..................... 46
2.5. Tiểu kết............................................................................................................... 53
Chương 3. SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG, HOẠT ĐỘNG THU GOM, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI VÀ SỰ
THAM GIA CỦA SINH VIÊN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ................................................................................................................. 55
3.1. Dẫn nhập ............................................................................................................ 55
3.2. Đánh giá của sinh viên về hoạt động thu gom và phân loại chất thải ................ 55
3.3. Tác động của các vấn đề môi trường đến đời sống, sức khỏe của người dân từ
quan điểm của sinh viên ............................................................................................ 61
3.4. Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường ...................... 67
3.5. Tiểu kết............................................................................................................... 72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh tỷ lệ nhóm sinh viên năm thứ nhất và nhóm sinh viên năm thứ tư
biết về các vấn đề môi trường nổi bật ....................................................................... 31
Bảng 2.2: So sánh sinh viên hai trường biết về các vấn đề môi trường nổi bật ........ 32
Bảng 2.3: Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường nổi bật .... 33
Bảng 2.4: Mức độ ưu tiên xử lý các loại rác thải ...................................................... 37
Bảng 2.5: Mức độ ưu tiên xử lý các loại nước thải ................................................... 38

Bảng 2.6: Đánh giá về nguyên nhân của vấn đề rác thải .......................................... 41
Bảng 2.7: Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước thải ........................................ 44
Bảng 2.8: Nguồn thông tin về các vấn đề môi trường mà sinh viên tiếp cận ........... 47
Bảng 2.9: So sánh tỷ lệ nguồn thông tin về các vấn đề môi trường của sinh viên
phân theo năm học .................................................................................................... 50
Bảng 3.1: Nhận định về việc thu gom rác ................................................................. 57
Bảng 3.2: So sánh sự hiểu biết về phân loại rác tại nguồn giữa hai trường .............. 60
Bảng 3.3: Đánh giá môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân ....... 62
nơi sinh viên cư trú .................................................................................................... 62
Bảng 3.4: So sánh việc đánh giá mức độ tác hại của rác thải của sinh viên hai
trường ........................................................................................................................ 63
Bảng 3.5: So sánh đánh giá của sinh viên hai trường mức độ ảnh hưởng của nước
thải ............................................................................................................................. 66


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Những sự kiện môi trường nổi bật tại Việt Nam năm 2016 ................. 29
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của sinh viên đối với thực trạng các vấn đề môi trường ....... 34
Biểu đồ 2.3: Ý kiến của sinh viên về hai vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất .. 35
Biểu đồ 2.4: Nhận định của SV về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nơi cư
trú .............................................................................................................................. 39
Biểu đồ 2.5: Nguồn thông tin về các vấn đề môi trường của SV phân theo vùng
sống ........................................................................................................................... 48
Biểu đồ 2.6: Nguồn thông tin về các vấn đề môi trường của SV phân theo trường . 49
Biểu đồ 2.7: Thông tin về môi trường mà sinh viên quan tâm ................................. 52
Biểu đồ 3.1: Mục đích phân loại rác tại nguồn ......................................................... 61
Biểu đồ 3.2: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ......................................... 67
Biểu đồ 3.3: So sánh sự tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên
năm 1 và năm 4 ......................................................................................................... 70

Biểu đồ 3.4: So sánh sự tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên
hai trường ................................................................................................................. 71


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người. Trong quá trình sống con người luôn đào thải các chất thải
ra môi trường, con người đã biết tận dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên để phục vụ cho đời sống của mình. Tuy nhiên, cùng với đó loài người đang
phải gánh chịu những hậu quả tất yếu từ thiên nhiên trong quá trình đi lên này. Báo
cáo Triển vọng Hóa chất toàn cầu UNEP 2012 chỉ ra rằng: Việc gia tăng sản xuất,
sử dụng và thải bỏ hóa chất ở các nước đang phát triển đã tạo ra các nguy cơ đến
môi trường và sức khỏe con người; Từ năm 2000 đến năm 2010, khoảng 50.000
km2 rừng đã tiếp tục bị mất; Kết quả là phát thải CO2 từ mất rừng và suy giảm rừng
chiếm khoảng 12% tổng phát thải do con người gây ra; Khoảng 25% diện tích đất
toàn cầu đang bị suy thoái, tập trung ở châu Phi, Đông Nam Á, phía Nam Trung
Quốc và vùng đồng cỏ Papas Mỹ La tinh; Suy thoái đất ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh kế của khoảng 1,5 tỷ người; Trữ lượng thủy sản toàn cầu đang suy giảm ở mức
báo động; Khoảng 85% trữ lượng cá toàn cầu đã bị suy giảm do khai thác quá mức,
hết chu kỳ khai thác hoặc ở giai đoạn phục hồi sau khi bị khai thác quá mức [12].
Tại Việt Nam hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy
hoại các giống loài, ảnh hưởng xấu sức khỏe con người là cái giá rất đắt phải trả cho
quá trình tự do hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng hơn 10 năm trở lại
đây ở nước ta. Mới đây hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ thực hiện khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về
ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát;
về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt
Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EFI, Việt Nam xếp thứ 79 [10]. Nước
ta đang chịu tác động và ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua

ở hầu hết các tỉnh, thành phố, vùng miền trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có lịch sử hình thành
và phát triển hơn 300 năm. Thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công
1


nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế của cả nước và là cửa ngõ giao thương về kinh tế,
giao lưu văn hóa lớn của khu vực Đông Nam Á. Thành phố tiếp giáp với các địa
phương có nền kinh tế và công nghiệp phát triển nhất cả nước. Bên cạnh đó Thành
phố Hồ Chí Minh cũng đang phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đặc biệt là các vấn đề môi trường xuống cấp và ô
nhiễm nặng do rác thải, khí thải, nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, rác thải sinh
hoạt của người dân…vấn đề ô nhiễm môi trường càng tăng khi mảng xanh đô thị tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng thu hẹp, quỹ đất đa phần dành cho nhà ở, khu
công nghiệp, chế xuất, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.[18,tr.1] Hiện nay,
tổng lượng nước được khai thác, cấp sử dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
vào khoảng 1.850.000 m3/ngày (lượng nước cấp là 1.200.000 m3/ngày, nước ngầm
khai thác khoảng 650.000 m3/ngày), tương ứng với lượng nước thải vào khoảng
1.750.000 m3/ngày [18,tr.2]. Chất lượng không khí và tiếng ồn tại Thành phố đang
bị tác động bởi nguồn ô nhiễm do giao thông, khí thải công nghiệp, do sinh hoạt
trong dân cư, do hoạt động xây dựng, nguồn ô nhiễm lan truyền từ các địa phương
lân cận [18,tr.3]. Bên cạnh đó chất thải rắn phát sinh từ các khu vực dân cư, y tế và
xây dựng cũng là một vấn đề môi trường lo ngại của Thành phố khi chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh mỗi ngày là khoảng 8.300 tấn, chất thải rắn công nghiệp ước
phát sinh khoảng 1.500-2.000 tấn/ngày, chất thải y tế nguy hại hiện nay trên địa bàn
thành phố khoảng 22 tấn/ngày phát sinh từ hơn 6.000 cơ sở y tế công lập và tư
nhân. Chất thải rắn từ cá công trình xây dựng trên địa bàn thành phố khoảng 1.200–
1.600 tấn/ngày. Hầu hết chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố đều được thu
gom, xử lý hàng ngày bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên tại một số khu
vực của thành phố vẫn còn hiện tượng thải bỏ chất thải rắn không đúng quy định tại

các khu vực công cộng hoặc các khu vực đất trống, vứt chất thải rắn xuống kênh
rạch gây ô nhiễm môi trường [18,tr.4-5].
Một trong những yêu cầu cần đề ra để cải thiện môi trường là nâng cao nhận
thức của người dân với các vấn đề môi trường. Việc nâng cao nhận thức về môi
trường là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi mọi tầng lớp xã hội đều nhận thức rõ

2


ràng về vấn đề này. Tìm hiểu nhận thức của con người về các vấn đề môi trường có
ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong khuôn khổ đề tài với tài lực, nhân
lực và thời gian có hạn tác giả chỉ đi vào nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về
các vấn đề môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bản thân sinh viên có
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi liên quan đến môi trường theo
hướng tích cực cũng như góp phần đáng kể trong việc tuyên truyền và kêu gọi mọi
người chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường nếu như họ được trang bị tốt các kiến
thức về môi trường trong bối cảnh môi trường bị xuống cấp.
Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về
vấn đề môi trường, nên tôi đặc biệt tâm đắc chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên
về các vấn đề môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” với mong muốn
tìm hiểu một phần nào đó nhận thức của sinh viên về các vấn đề môi trường dưới góc
nhìn xã hội học. Tôi cũng mong muốn nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp một số
số liệu mang tính sơ bộ phục vụ cho các nghiên cứu có liên quan chuyên ngành sâu
và rộng sau này để có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất nâng cao hiểu biết về
các vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của nhân loại.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Nhận thức về các vấn đề môi trường
Thế giới đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách mang tính
toàn cầu, một trong số đó là vấn đề môi trường sống. Nhiều tổ chức quốc tế, nguyên
thủ quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo mức độ nghiêm

trọng, sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của những vấn đề môi trường. Để
có thể xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái thì phải có những biện pháp,
cách thức hiệu quả nâng cao nhận thức về môi trường. Nghiên cứu nhận thức về các
vấn đề môi trường cũng có khá nhiều sách, báo, tạp chí, nghiên cứu, bài viết . Đây
không phải là mảng nghiên cứu mới nhưng nó luôn cần thiết ở mọi thời đại. Để có
cách ứng xử đúng với môi trường thì phải có nhận thức đúng về nó.
Trong đề tài này tác giả tổng quan một số nghiên cứu nhận thức về các vấn
đề môi trường ở trong nước và nước ngoài.

3


Tác giả Lê Quốc Tuấn đã tiến hành điều tra ý thức thải rác đúng quy định
của sinh viên ở 3 trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích
của nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình thải rác trong các khu giảng đường, ký túc
xá và đưa ra nhận định tổng quát về vấn đề này. Qua đó, có một cái nhìn khách
quan về vấn đề mang tính ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, đặc biệt là sinh
viên trong cộng đồng. Từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính giáo dục nhằm góp
phần nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc bảo vệ môi trường sống. Đề tài đã
tiến hành điều tra ở 3 trường đại học trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với tổng
số 300 phiếu, kết hợp phỏng vấn tại chỗ, ghi hình, thực hiện các đoạn phim ngắn,
tổng hợp số liệu và nhận định. Kết quả điều tra và khảo sát ban đầu cho thấy tình
trạng thải rác không đúng nơi quy định của sinh viên vẫn đang diễn ra phổ biến ở
một số trường đại học trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân của tình trạng này phụ
thuộc vào cả yếu tố khách quan như bố trí thùng rác chưa hợp lý, còn ít, hoặc rác ít
được thu gom nên thùng bị lấp đầy và cả yếu tố chủ quan của sinh viên (ý thức về
việc thải rác đúng nơi quy định). Ý thức của của sinh viên trong việc thải rác là yếu
tố quan trọng. Sinh viên có thể xem việc xả rác là bình thường, không gây ảnh hưởng
gì đến môi trường. Chỉ là một bao ni lông, một vỏ kẹo cao su, một hộp sữa tươi đã
được sử dụng, theo sinh viên thường không ảnh hưởng đến ai và không gây tác hại

đến môi trường. Tuy nhiên, đây là cách ứng xử không hợp lý đối với cộng động, đối
với môi trường mà sinh viên đang sống, làm việc và học tập trong đó [14].
Ưu điểm của nghiên cứu này đã nêu bật được thực trạng thải rác hiện nay ở
các trường đại học đồng thời cũng tìm ra một số nguyên nhân của vấn đề thải rác.
Đề tài cũng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính để làm rõ
thêm vấn đề cần nghiên cứu.
Hạn chế của đề tài là những kết quả điều tra trong đề tài chưa mang tính
thống kê. Đề tài chưa đi vào tìm hiểu một số quan niệm, đánh giá của sinh viên đối
với việc xả rác và cũng không tìm hiểu để đưa ra được một số nhận định mấu chốt
là yếu tố nào ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhận thức về việc xả rác để đề xuất
phương thức xử lý phù hợp. Hơn nữa đề tài nghiên cứu trên phạm vi 3 trường đại

4


học nhưng không có sự so sánh về nhận thức đối với vấn đề xả rác của sinh viên 3
trường để xem xét có sự khác biệt nào không.
Bên cạnh đó nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu cũng được khá nhiều
nghiên cứu thực hiện. Trong đó nhóm tác giả Nguyễn Tất Thắng của Đại học Nông
nghiệp Hà nội đã thực hiện đề tài Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến sự phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu, nghiên cứu đã sử
dụng phiếu điều tra bán cấu trúc để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về biến đổi khí hậu. Kết quả phân tích cho
thấy nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu ở mức độ trung bình. Sinh
viên có nhận thức khá tốt về tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống người dân khu vực
nông thôn Việt Nam. Đề tài cũng có sự so sánh giữa sinh viên khóa 54 với khóa
55,56,57, sinh viên khóa trước nhận thức cao hơn sinh viên khóa sau, sinh viên

khoa Tài nguyên và Môi trường nhận thức cao hơn sinh viên khoa khác. Nghiên cứu
cũng chỉ được sinh viên có những hiểu biết cơ bản về khái niệm, nguyên nhân và
biểu hiện của Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên nhận thức của sinh viên các khóa, các
khoa có sự khác nhau về điểm trung bình, sinh viên năm cuối ở các khoa đều có
nhận thức cao hơn. Đề tài cũng đi vào nghiên cứu nhận thức của sinh viên về ảnh
hưởng của Biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất của người dân. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 100% sinh viên đều cho rằng “Biến đồi khí hậu đã làm tăng tỷ lệ
người dân bị đói nghèo”. Sinh viên có nhận thức khá tốt về những việc cần làm để
góp phần cùng cộng đồng chống Biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cũng chỉ ra mặc dù
sinh viên đã có nhận thức khá tốt về những hoạt động cần làm để góp phần cùng
cộng đồng chống Biến đổi khí hậu nhưng khi hỏi về các giải pháp, các hoạt động
của cộng đồng quốc tế và Chính phủ Việt Nam trong việc thích ứng và giảm nhẹ
Biến đổi khí hậu thì đại đa số sinh viên trả lời không biết. Đề tài cũng tìm hiểu nhận
thức của sinh viên về các biện pháp sản xuất của người dân và các hoạt động của

5


sinh viên ứng phó với Biến đổi khí hậu. Và nguồn thông tin sinh viên biết qua:
mạng internet, ti vi, báo chí, tài liệu và bài giảng của thầy cô, qua thực tiễn cuộc
sống các em tiếp xúc với bà con nông dân ở địa phương, tham gia hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận
thức của sinh viên về Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của sinh viên về Biến đổi khí
hậu và ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và
đời sống người dân khu vực nông thôn Việt Nam [13].
Về chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu của đề tài : Nhóm nghiên cứu đã
tiến hành điều tra 800 sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà nội theo phương
pháp ngẫu nhiên phân lớp theo khoa, theo khóa, tập trung vào sinh viên các ngành
nông nghiệp. Đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp được thu thập để tìm hiểu, phân
tích các khái niệm, nguyên nhân, tác dộng của Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của

Biến đổi khí hậu đến nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống người dân ở khu vưc nông
thôn Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng các kết quả được
thu được qua phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS, sử dụng phương pháp phân tích
định tính để phân tích câu trả lời tự luận.[13]
Ưu điểm của đề tài: Nghiên cứu chọn mẫu khảo sát là sinh viên trường Đại
học nông nghiệp Hà nội rất phù hợp với đề tài nghiên cứu vì đa số sinh viên ở đây
họ xuất thân từ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, ngành nghề và thu nhập chính
của người dân là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng
nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Hơn nữa lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát
triển nông thôn là địa chỉ công tác sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Đề tài giúp các
nhà quản lý giáo dục và giảng viên có đánh giá tổng thể về mức độ nhận thức của
sinh viên về Biến đổi khí hậu. Từ đó có thể đề ra kế hoạch hành động nhằm nâng
cao nhận thức, hình thành kĩ năng ứng phó và thái độ ứng xử đúng đắn với vấn đề
biến đổi khí hậu.
Đề tài nghiên cứu với dung lượng mẫu khá lớn, mẫu là sinh viên các chuyên
ngành liên quan đến các vấn đề môi trường nên nhận thức của họ về biến đổi khí hậu
đa số tốt. Nhưng không thể vì thế mà kết luận được tổng thể sinh viên có nhận thức tốt

6


về biến đổi khí hậu. Nên nhân rộng nghiên cứu này qua một số trường không phải là
lĩnh vực nông nghiệp để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu.
Năm 2008 Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào năm thực hiện nếp
sống văn minh đô thị, trong đó không thể không nói đến các vấn đề môi trường.
Cũng có khá nhiều nghiên cứu của sinh viên về các vấn đề trong năm thực hiện nếp
sống văn minh đô thị này. Trong đó có nghiên cứu của sinh viên K11- Khoa Xã hội
học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh về
nhận thức, thái độ về vệ sinh môi trường của cư dân thành phố Hồ Chí Minh trong
năm 2008 – Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Nội dung của đề tài chủ yếu tập trung vào việc phân tích nhận thức, thái độ
của người dân về vệ sinh môi trường và cuộc vận động thực hiện nếp sống văn
minh đô thị như: Nhận thức về môi trường, trách nhiệm bảo vệ môi trường, thái độ
của người dân về cuộc vận động. Qua đó phản ánh được thực trạng vệ sinh môi
trường trước và sau cuộc vận động, đặc biệt là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận
thức, thái độ của người dân trong cuộc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Đề tài
sử dụng phương pháp thu thập thông tin Xã hội học: phân tích tư liệu sẵn có, bảng
hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm [20].
Về ưu điểm: Đề tài đã đưa ra và chứng minh nhận thức, thái độ, mối quan hệ
giữa chính quyền và người dân chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
Đồng thời đề tài cũng chỉ ra được nguyên nhân tác động đến nhận thức và thái độ
của người dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Về hạn chế: Đề tài chưa nêu được sự tác động của kiểm soát xã hội đến nhận
thức, thái độ của người dân. Trong phần đưa ra nguyên nhân tác động đến nhận
thức thái độ của người dân thì đề tài chỉ mới đưa ra nguyên nhân do hoạt động của
chính quyền, học vấn, nghề nghiệp, nhóm xã hội mà chưa chỉ ra được nguyên nhân
văn hóa mà cụ thể là phong tục, tập quán, lối sống của người dân. Chưa đề cập đến
nguyên nhân kiểm soát nội tại ảnh hưởng đến nhận thức thái độ của người dân trong
việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Một số giải pháp trong đề tài đưa ra mang
tính chung chung.

7


2.2 Hoạt động thu gom chất thải
Tìm hiểu về hoạt động thu gom, xử lý chất thải có nghiên cứu về việc sử
dụng thùng rác công cộng của cư dân thành phố Hồ Chí Minh trong năm thực hiện
nếp sống văn minh đô thị 2009 của Trịnh Văn Hay (Chủ nhiệm) thực hiện vào năm
2010. Nghiên cứu trường hợp trước bệnh viện Chợ Rẫy đoạn đường Nguyễn Chí
Thanh từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam Đế, đã tìm hiểu về thực trạng sử

dụng thùng rác công cộng trong đó cụ thể vệ sinh môi trường trước Bệnh viện Chợ
Rẫy luôn trong trạng thái chưa được đảm bảo. Các nhóm dân cư khác nhau có
những cách thức ứng xử với rác thải khác nhau thông qua việc sử dụng thùng rác
công cộng. Với số lượng dân cư sinh sống, buôn bán và đi lại đông, số lượng thùng
rác công cộng ít, khoảng cách bố trí không thuận tiện nên người dân ít sử dụng
thùng rác công cộng. Nghiên cữu cũng chỉ ra tính cố kết cộng đồng ở đây ít bền
chặt nên quyền lực cộng đồng không chi phối được các hành vi sai phạm. Kiểm soát
phi chính thức ở đây không cao, “tính nông thôn” trong xã hội đô thị còn tồn tại. Dư
luận cộng đồng chỉ phát huy hiệu quả với chính người trong cộng đồng, bởi nhóm
khách thể có hành vi lệch chuẩn nhiều nhất, xả rác nhiều nhất là nhóm người không
cư trú tại địa bàn, rất ít gắn bó với cộng đồng. Hơn nữa nghiên cứu cũng chỉ ra dư
luận công cộng tại địa bàn nghiên cứu không đủ mạnh để tác động đến hành vi bỏ
rác không đúng nơi quy định của người dân. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra
yếu tố kiểm soát chính thức và yếu tố tự kiểm soát trong đó, kiểm soát chính thức
càng mạnh mẽ, càng triệt để thì khả năng điều tiết các lệch chuẩn của cư dân sống
tại địa bàn càng cao, hoạt động thu gom còn hạnh chế, hoạt động tuyên truyền có
nhưng hiệu quả không cao, hoạt động chế tài chưa có tính răn đe.
`

Nghiên cứu sử dụng các tư liệu sẵn có, dùng phương pháp điều tra bằng

bảng hỏi với 150 bảng hỏi để thu thập thông tin của người dân chia ra tạm trú,
thường trú, buôn bán và khách vãng lai. Và đưa ra các tiêu chí cho các nhóm điều
tra dân cư sinh sống, dân cư kinh doanh và khách vãng lai về tuổi, diện thường trú,
tạm trú, kinh doanh cố định, di động. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát
bán cơ cấu không tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu (12 cuộc) chia cho 3

8



nhóm cư dân: sinh sống, kinh doanh và nhóm quản lý. Bên cạnh đó đề tài cũng sử
dụng phương pháp xử lý thông tin, cụ thể với thông tin định tính tiến hành mã hóa
và phân tích để thấy rõ thực trạng của việc sử dụng thùng rác công cộng , phương
pháp định lượng xử lý bằng phần mềm SPSS [5]
Ưu điểm: Nghiên cứu được tiến hành ngay trong năm thực hiện nếp sống văn
minh đô thị 2009 nên có tính cấp thiết và thiết thực. Nhóm nghiên cứu đã vận dụng triệt
để các phương pháp nghiên cứu cơ bản nhất của xã hội học để chứng minh giả thuyết
đưa ra, đặc biệt ngoài các yếu tố kiểm soát chính thức được nghiên cứu đề tài còn nghiên
cứu đến các yếu tố kiểm soát phi chính thức mà ở đây là tính cố kết cộng đồng ở đây ít
bền chặt nên quyền lực công đồng không chi phối được các hành vi sai phạm.
Nhược điểm: Đề tài chỉ mới tìm hiểu sơ bộ về thực trạng của việc sử dụng
thùng rác công cộng trên phạm vi nhỏ, chỉ trên một đoạn đường Nguyễn Chí Thanh
từ đường Thuận Kiều đến đường Lý Nam Đế. Vì phạm vi nghiên cứu là trước một
bệnh viện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh nên lượng người qua lại tại khu vực này
cũng khá đông, đôi khi vì liên quan đến mạng sống con người nên những người qua
lại ở khu vực này bị tác động tâm lý và quên đi những ý thức trong việc xả rác,
trong nghiên cứu chưa thấy đề cập đến.
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là mối quan tâm
của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trong đó, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý thích hợp của
người dân và chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến
vấn đề môi trường và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời
sống hàng ngày. Đề tài Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về
ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của
Nguyễn Thị Tuyết năm 2009 cho thấy vấn đề môi trường rất được người dân quan
tâm. Đa số người dân có nhận thức tốt về việc ô nhiễm môi trường do rác thải sinh
hoạt nhưng thái độ và hành vi còn chưa đúng. Đặc biệt trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Chính quyền đã cố gắng giải quyết vấn đề rác thải


9


nhưng chưa triệt để và chưa triển khai tốt các biện pháp tuyên truyền cho người dân.
Người dân cần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để phù hợp với cuộc sống đô
thị. Đề tài đã tìm hiểu thái độ nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt, thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt của người dân, những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải của người dân. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng
và phương pháp định tính. Điều tra bằng bảng hỏi, xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5
với câu hỏi mở và câu hỏi đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả
và mảng kết hợp. Phương pháp phỏng vân sâu sử dụng bảng hỏi mang tính chất gợi
mở, phỏng vấn thêm đối tượng là cán bộ phường. Ngoài ra còn sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát [17].
Ưu điểm đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo
vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Cung cấp những
thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo
vệ môi trường. Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của người dân về
vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt hàng
ngày và qua công tác xử lý rác thải sinh hoạt. Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo
cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau. Qua đề
tài, nhóm tác giả cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo trong việc
quản lý và hướng dẫn người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải.
Đề tài tuy nghiên cứu về nhận thức của người dân nhưng chưa có sự tìm hiểu
việc người dân biết các thông tin về phân loại, thu gom và xử lý rác thải qua nguồn
thông tin nào vì đây là yếu tố quan trọng để từ kết quả nghiên cứu có hướng đưa ra
giải pháp giúp cho công tác nâng cao nhận thức về vấn đề này tốt hơn. Trong đề tài
cũng không thấy khảo sát về việc người dân có tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường về rác thải mà địa phương tổ chức không.
2.3 Sự tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân

Quản lý môi trường đô thị có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường, đặc biệt là ở các khu đô thị song song với sự tham gia hưởng ứng của

10


người dân. Nghiên cứu về vấn đề này có đề tài “Những khía cạnh xã hội của quản lý
môi trường đô thị” của Đỗ Minh Khuê.
Bài viết đã phản ánh về thực trạng quá tải về dân số, không gian đô thị làm
cho sự xuống cấp và quá tải của hệ thống hạ tầng đã gây ra ngập lụt, ảnh hưởng đến
cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải rắn. Kéo theo đó, tình hình ô
nhiễm không khí, giao thông khó khăn trong quá trình phát triển tại các thành phố
lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng. Bên cạnh đó, những hạn chế
về hạ tầng kỹ thuật đã ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải, vận chuyển rác thải.
Đồng thời do sự kém hiểu biết về vệ sinh môi trường, sự tồn tại của tập quán sinh
hoạt và lối sống nông thôn và ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường còn thấp là
nguyên nhân dẫn đến môi trường đô thị bị xuống cấp. Đề tài cũng chỉ ra được các
yếu tố liên quan đến việc quản lý và xử lý rác thải không tốt, tình trạng thiếu các
luật lệ, văn bản mang tính pháp lý và hiệu lực thi hành còn thấp đối với việc xử lý
các hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng dến môi trường cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại Hà nội. Ngoài ra thực trạng
đời sống xã hội là yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi môi trường
của con người, vì vậy sự tham gia của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường [6]
Vai trò của người dân trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
rất quan trọng, nghiên cứu về vấn đề này có đề tài khảo sát vai trò của người dân
trong việc tham gia quản lý và cải thiện môi trường sống tại các cộng đồng nghèo
đô thị chủ nhiệm đề tài Thạc sỹ Trần Đan Tâm, đề tài chủ yếu đề cập đến việc tìm
hiều các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và cải tạo môi trường sống của người
nghèo đô thị. Và tìm hiểu về ý thức của người dân trong việc tham gia quản lý cải

thiện môi trường [16]. Nhưng tác giả không đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến ý thức của nguời dân và cũng không nghiên cứu đến thái độ, hành vi của
họ đối với môi trường.
Nghiên cứu về tham gia các hoạt động môi trường trên thế giới, tác giả có
tìm hiểu từ sự kiện động đất dẫn đến sóng thần vào ngày 11/3/2012 đã làm thiệt

11


mạng 15.854 người, làm mất tích 3.155 người, phá hủy hàng chục thị trấn, làng mạc
ở các tỉnh Đông Bắc đảo Bản Châu (Honsu), Nhật bản. Một trong các hậu quả của
sóng thần là sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Để giải
quyết hậu quả ô nhiễm phóng xạ, chính phủ Nhật đã quyết định khoanh vùng đất sẽ
được xử lý là vùng có cường độ phóng xạ. Trong thực tế, ngay cả ở Nhật Bản
không có nhiều người hiểu biết về xử lý chất thải phóng xạ nên để đánh giá về công
tác tổ chức và hiệu quả xử lý Takenhiko Myrayama, Giáo sư Đại học Công nghệ
Tokyo và Cộng tác viên đã tổ chức nghiên cứu tham vấn cộng đồng tại vùng có
mức phóng xạ này. 3 loại hình tham vấn cấp vùng đã được nghiên cứu thực hiện:
Thứ nhất thảo luận về các ảnh hưởng sức khỏe và biện pháp xử lý ô nhiễm phóng
xạ. Thứ hai Thảo luận vệ các biện pháp bảo quản chất thải phóng xạ. Thứ ba thảo
luận về triển khai các biện pháp xử lý. Qua tổng hợp các ý kiến của các bên tham
gia nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức độ công khai thông tin của Chính phủ về ô
nhiễm phóng xạ và đưa ra quy trình về tham gia của cộng đồng địa phương trong
triển khai xử lý phóng xạ. Như vậy tham vấn cộng đồng không phải là hình thức đối
phó thực chất có đóng góp thiệt thực cho giải quyết vấn đề rất phức tạp và nóng
bỏng: xử lý an toàn chất thải hạt nhân trên diện rộng [8]
2.4 Giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Tác giả Bùi Cách Tuyến, Tổng cục Môi trường, đã có nghiên cứu về vai trò
của giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường cho các đối tượng trong
xã hội, đã nêu rõ giáo dục môi trường có vai trò rất quan trọng nhằm giúp cộng

đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên và nhân tạo
để giúp con người đối xử thân thiện với môi trường, trang bị cho cộng đồng những
kỹ năng hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn. Ông cũng nêu rõ
phương pháp hiệu qủa nhất là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi
trường cụ thể, nhằm giúp cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo
dục môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Trong bài viết tác giả cũng đã
nêu rõ, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, chương trình hành động cụ thể,
các chương trình giáo dục môi trường bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa được

12


triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục Việt Nam, các chiến dịch nâng
cao nhận thức cộng đồng. Hệ thống thông tin và dữ liệu môi trường cũng được xây
dựng và ngày càng hoàn thiện. Đồng thời tác giả cũng nêu những hạn chế, tồn tại
trong công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường [15].
Ưu điểm của nghiên cứu là tác giả đã nêu rõ vấn đề khi có hiểu biết về môi
trường sẽ có thái độ đúng đắn với môi trường và dẫn đến khả năng hành động hiệu
quả vào bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên cũng có mặt hạn chế là tác giả không đề cập sâu về vấn đề nhận
thức với các vấn đề môi trường mà cốt lõi nêu lên giải pháp để nâng cao nhận thức
chính là sự giáo dục và tác giả đề cập đến tất cả các đối tượng chứ không nêu riêng
một đối tượng nào.
Một sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Nguyễn Thị Xuân thực hiện từ tháng
11/2012 đến tháng 3/2013 tại trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh về việc
đưa ra một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi. Tác giả nêu rõ con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi
mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân
mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với

môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ [23].
Với đề tài này tác giả khẳng định và minh chứng giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù
hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với
môi trường xung quanh. Tác giả đưa ra nhưng biện pháp giáo dục môi trường cho
trẻ mầm non rất đơn giản, thiết thực và dễ nhớ. Tuy nhiên hạn chế của đề tài chỉ đi
vào việc đưa ra các biện pháp giáo dục dành cho trẻ mầm non nên khó có thể áp
dụng các biện pháp này cho các đối tương khác để nâng cao nhận thức môi trường.
Vấn đề giáo dục môi trường cho cộng đồng trở thành vấn đề cấp thiết, đặc
biệt lứa tuổi học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Việc giáo dục môi trường cho
lứa tuổi này có vai trò rất quan trọng vì nếu các em được giáo dục tốt, các em sẽ là

13


những tuyên truyền viên đắc lực cho gia đình và cộng đồng dân cư trong việc bảo
vệ môi trường. Nhóm tác giả Lê Thị Minh - Quách Toàn Em đã có nghiên cứu về
việc nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường Trung học cơ
sở Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng biện pháp tập huấn các nội
dung về môi trường và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm nâng cao
nhận thức về môi trường cho học sinh, đồng thời từ đó học sinh có những điều
chỉnh đúng đắn về thái độ và hành vi bảo vệ môi trường. Nghiên cứu về trình độ
nhận thức về môi trường của học sinh, đề tài đã chỉ ra nhận thức về môi trường của
học sinh hệ công lập tốt hơn so với hệ bán công, cũng dễ hiểu vì đầu vào của hệ
công lập cao hơn. Ngoài ra các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất của hệ thống
các trường công lập được đầu tư tốt hơn trường bán công. Thái độ của học sinh biết
phản đối quan niệm sai trái về môi trường, đồng tình quan niệm đúng đắn. Các em
học sinh có ý thức về hành vi của mình đối với việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi
trường. Học sinh hệ bán công thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường hơn học sinh hệ công lập. Đề tài được thực hiện dùng các phương pháp điều

tra bằng phiếu, tập huấn, xử lý số liệu bằng phương pháp dùng toán thống kê để xử
lí các số liệu thu được và ứng dụng thống kê toán học trong sinh học, sử dụng phần
mềm Excel 2003 để xử lý các số liệu [7].
Đề tài tiến hành điều tra không phải dưới góc nhìn xã hội học mà dưới dóc
nhìn sư phạm đã chỉ ra được nhận thức về môi trường của học sinh đều được nâng
cao sau khi được tuyên truyền, tập huấn các nội dung về môi và học sinh ở hệ công
lập nhận thức cao hơn học sinh bán công. Kết quả này tạo tiền đề cho các nhà
nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên đề tài không kết hợp sử dụng phương pháp định tính nên trong quá trình phân
tích tính thuyết phục còn hạn chế.
Qua các đề tài mà tác giả đã tổng quan ở nội dung trên cho thấy có nhiều
nghiên cứu về các vấn đề môi trường, trong đó có cả nghiên cứu về nhận thức về
môi trường, hoạt động thu gom chất thải, sự tham gia của người dân trong các vấn
đề môi trường và việc giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường. Trong các tài

14


liệu tổng quan không có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu nhận thức cuả sinh viên về
các vấn đề môi trường. Chính vì thế điểm khác biệt mà đề tài nghiên cứu này mang
lại chính là làm rõ quan niệm, đánh giá của sinh viên về các vấn đề môi trường và
nguồn thông tin về các vấn đề môi trường mà sinh viên tiếp cận. Làm rõ đánh giá
của sinh viên về tác động của các vấn đề môi trường đến đời sống của người dân và
sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là mang lại sự hiểu biết tương đối có hệ
thống đối với nhận thức của sinh viên về các vấn đề môi trường tại thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay qua nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau đây
Làm rõ quan niệm, đánh giá của sinh viên về các vấn đề môi trường và
nguồn thông tin về các vấn đề môi trường mà sinh viên tiếp cận.
Làm rõ đánh giá của sinh viên về tác động của các vấn đề môi trường đến đời
sống của người dân và sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về các vấn đề môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung
Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu nhận thức của sinh viên hai trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học tự nhiên về vấn
đề môi trường cụ thể là: quan niệm, đánh giá của sinh viên về các vấn đề môi
trường và nguồn thông tin về các vấn đề môi trường mà sinh viên tiếp cận. Việc
đánh giá tác động của các vấn đề môi trường, hoạt động thu gom, phân loại chất
thải và sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động Bảo vệ môi trường

15


Do hạn chế về nhân lực, tài lực đặc biệt là về thời gian và kinh phí phục vụ
cho luận văn nên tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu trên tổng số mẫu là 240.
4.2.2. Về khách thể nghiên cứu
Sinh viên 02 trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.3. Về không gian nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học
Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4.2.4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một
số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Đánh giá của sinh viên về các vấn đề môi trường như thế nào?
Sinh viên tiếp cận thông tin về các vấn đề môi trường qua những nguồn nào?
Sinh viên đánh giá như thế nào về tác động của các vấn đề môi trường đến
đời sống của người dân?
Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những câu hỏi nêu trên thì giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Đa số sinh viên đánh giá nhiều vấn đề môi trường hiện nay ở mức độ
nghiêm trọng.
Sinh viên tiếp cận thông tin về các vấn đề môi trường chủ yếu dựa vào
internet và các phương tiện truyền thông đại chúng khác.
Sinh viên đánh giá nhiều vấn đề môi trường tác động tiêu cực đến đời sống
của người dân
Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế.

16


5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng là phương pháp chủ yếu, kết hợp
với phương pháp định tính để giải thích, làm rõ và bổ sung cho kết quả định lượng
nhằm đảm bảo tính khách quan cho đề tài.
5.3.1 Phương pháp định tính
Tìm hiểu và sử dụng các tài liệu thứ cấp như: sách, báo, các tạp chí xã hội

học liên quan, các công trình nghiên cứu, tài liệu trên internet từ đó rút ra những
thông tin liên quan để làm dẫn chứng cho đề tài của mình. Cùng với đó là phương
pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập những thông tin một cách
sâu nhận thức của sinh viên về các vấn đề môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
Đề tài thực hiện 8 cuộc phỏng vấn sâu: Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn: 2 sinh viên nam, 2 sinh viên nữ. Trường Đại học Khoa học tự nhiên: 2
sinh viên nam, 2 sinh viên nữ.
5.3.2 Phương pháp định lượng
Thu thập số liệu qua bảng hỏi anket, tiêu chí chọn mẫu căn cứ vào các tiêu
chí như giới tính, trường, số năm theo học tại trường. Địa điểm lấy mẫu, địa bàn
tiến hành nghiên cứu là hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.
Dung lượng mẫu: 240 sinh viên
Phương pháp chọn mẫu: Thực hiện cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
không tỷ lệ. Phân chia tổng thể thành các nhóm (tầng) không trùng lắp, sau đó chọn
ngẫu nhiên một số mẫu nhất định trong từng nhóm tầng. Ưu điểm khả năng nâng
cao mức độ chính xác cho kết quả khảo sát đo lường. Cho phép tạo ra các nhóm khá
thuần nhất do phương sai nhỏ, làm giảm sai số đại diện trong quá trình chọn mẫu.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu này còn cho phép lựa chọn được số lượng đơn vị
nghiên cứu cần thiết để các phép tính thống kê có ý nghĩa, trong trường hợp khi số
lượng một nhóm cơ bản nào đó quá nhỏ nếu chọn theo dạng tỷ lệ.

17


5.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin được thu thập bằng phương pháp bảng hỏi được nhập và xử lý
bằng phần mềm SPSS.
Thông tin sẵn có được tổng hợp lồng ghép trong quá trình phân tích dữ liệu.

Thông tin phỏng vấn sâu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, trích dẫn để
minh họa, bổ sung cho một số kết quả định lượng.
5.4. Khung phân tích
Khác biệt

Giới tính

Năm học

về trường sinh

của sinh viên

của sinh viên

viên học

Nhận thức của sinh viên
về các vấn đề môi trường

Thực trạng các

Nguồn thông tin

Tác động đến

Tham gia các

vấn


tiếp cận các vấn đề

đời sống, sức

hoạt động bảo

môi trường

khỏe của người

vệ môi trường

trương

đề

môi

dân

18


×