Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
__________________________________________________________

BÙI THANH HẢI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62.85.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH
2. TS. NGUYỄN VĂN TOÀN

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án


Bùi Thanh Hải


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp
quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Đặng Văn Minh, TS.
Nguyễn Văn Toàn, với cương vị là người hướng dẫn khoa học đã có nhiều đóng góp
to lớn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên, phòng Đào tạo, khoa Quản lý tài nguyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và tinh thần để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Văn phòng
UBND tỉnh Thái Nguyên, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và có
những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận án.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện luận
án này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Bùi Thanh Hải


iii
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 125
TÀI LIỆU INTERNET................................................................................................................................ 133



iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

ANLT

An ninh lương thực

2

ANLTQG

An ninh lương thực quốc gia

3

BĐKH

Biến đổi khí hậu

4

BĐS

Bất động sản

5

BNN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7

CPTG

Chi phí trung gian

8

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

9

DT

Diện tích

10

DTĐ


Diện tích đất

11

DVD

Đơn vị đất

12

DTGT

Diện tích gieo trồng

13

GCN

Giấy chứng nhận

14

GTGT

Giá trị gia tăng

15

GTSP


Giá trị sản phẩm

16

GTSX

Giá trị sản xuất

17

HQMT

Hiệu quả môi trường

18

HQXH

Hiệu quả xã hội

19

HSĐT

Hiệu suất đầu tư

20

KCN


Khu công nghiệp

21

KHKT

Khoa học kỹ thuật

22

LUS

Hệ thống sử dụng đất

23

LUT

Loại hình sử dụng đất

24

NCS

Nghiên cứu sinh

25

QHSDĐ


Quy hoạch sử dụng đất

26

QLLH

Quản lý linh hoạt

27

QLNN

Quản lý nghiêm ngặt

28

QLSD

Quản lý sử dụng

29

TV

Tiểu vùng

30

UBND


Ủy ban nhân dân


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 125
TÀI LIỆU INTERNET................................................................................................................................ 133


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 125
TÀI LIỆU INTERNET................................................................................................................................ 133


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa xếp thứ 3 trong số 10 nước gieo trồng lúa
nhiều nhất trên thế giới. Tính từ 1961 đến 2016 diện tích gieo trồng lúa tăng từ 4,744
triệu ha lên 7,7916 triệu ha, tăng 1,54 lần. Năng suất lúa tăng 1,9 tấn lên 5,6
tấn/ha/vụ, tăng 2,9 lần và sản lượng tăng từ 8,997 triệu tấn (1965) lên 43,619 triệu
tấn (2016), tương ứng 4,8 lần. So với bình quân chung của thế giới về số lần tăng về
diện tích gieo trồng tương đương 1,54 lần/1,5 lần. Năng suất lúa gia tăng lớn hơn
nhiều (2,9 lần/2,1 lần) và sản lượng cũng gia tăng cao hơn (4,8 lần/3,14 lần). Việt
Nam chấm dứt tình trạng thiếu lương thực trong gần 25 năm, năm cao nhất là năm
1974 thiếu hụt 1,26 triệu tấn lương thực (Trần Văn Đạt, 2010) [75]. Từ năm 1990
nước ta lại tiếp tục xuất khẩu gạo sau một thời gian gián đoạn do chiến tranh và từ
năm 2010 đến nay đều xuất khẩu trên 6 triệu tấn/năm, đưa nước ta trở thành nước

xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm (FAO STAT, 2017) [95], (Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2017) [65]. Tuy nhiên từ năm 2000 đến năm 2010
diện tích đất lúa đã giảm từ 4.468 nghìn ha xuống còn 4.165 nghìn ha, giảm 303
nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 30,3 nghìn ha. Tình trạng giảm diện tích đất lúa
nhiều trong giai đoạn này không những chỉ do chuyển đổi mục đích sang trồng cây
trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn do chuyển đổi mục đích khác như
phát triển đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước. Tình trạng chuyển đổi sử dụng đất lúa sang các cây trồng lâu năm,
cây hàng năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục diễn ra do cán cân cung cầu lúa gạo
thế giới luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi giá lúa gạo trong nước giảm thấp và có xu
hướng không ổn định. Giá vật tư bao gồm cả phân bón, hoá chất bảo vệ, chi phí lao
động ngày càng gia tăng nhưng giá bán lúa gạo không tăng hoặc tăng không đáng kể
dẫn đến hiệu quả sản xuất lúa thấp, lợi nhuận không đáng kể, thậm chí không có lãi.
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để vừa quản lý được
đất sản xuất lúa - loại tài sản đã được nhiều nhà khoa học cho là “vàng” không chỉ
cho thế hệ hiện tại mà còn cho muôn đời con cháu trong tương lai. Mặt khác cần có
những chính sách để đảm bảo lợi ích của người trồng lúa, gia tăng thu nhập để họ có
thể yên tâm giữ đất lúa, thâm canh và sản xuất lúa có hiệu quả, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia và là nền tảng ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền
vững đất nước.


2
Để giải quyết bài toán nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý đất lúa [19], và được thay thế bằng
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 26/3/2015 [20]. Tiếp theo đó hàng loạt các Nghị
định, Quyết định, Thông tư được ban hành nhằm quản lý 3,8 triệu ha đất lúa theo
hướng linh hoạt và đảm bảo người trồng lúa tại những vùng sản xuất lúa hàng hoá
phải có lãi ít nhất 30%. Mức độ quản lý từ nghiêm ngặt sang quản lý linh hoạt thể
hiện sự linh hoạt trong quản lý đất lúa, điều tiết hiệu quả sản xuất lúa đem lại lợi ích

cho người trồng lúa thông qua điều chỉnh diện tích gieo trồng lúa theo tín hiệu cung
cầu của thị trường, khi nhu cầu lúa gạo thấp cho phép chuyển đổi sang trồng cây
hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng khi cầu thóc gạo tăng có thể tái
trồng lúa trở lại. Và để quản lý được đất trồng lúa đòi hỏi với những diện tích chuyển
đổi sang trồng lúa vẫn phải thống kê là đất trồng lúa. Để thực hiện mục tiêu nâng cao
hiệu quả sử dụng đất lúa, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2013) [66] đã
trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án “Chuyển đổi 262,1
nghìn ha gieo trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác như ngô, đậu tương, thức ăn
chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản tuỳ điều kiện sinh thái của vùng giai đoạn 20142016”. Trong đó vùng Trung du miền núi Bắc bộ được xác định là cần chuyển 100,3
nghìn ha, riêng Thái Nguyên có diện tích cần chuyển rất lớn với 12,5 nghìn ha.
Huyện Phú Bình là huyện Trung du của tỉnh Thái Nguyên nhưng là trọng
điểm trồng lúa của tỉnh, năm 2013 diện tích đất lúa có 7595 ha. Tuy nhiên, cũng
như nhiều địa phương khác của cả nước, tình trạng lấy đất canh tác lúa chuyển sang
các mục đích như phát triển khu công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng... vẫn đang
diễn ra. Đặc biệt là việc chuyển đổi sử dụng đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả
kinh tế cao vẫn diễn ra mạnh. Từ năm 2000 đến nay, diện tích lúa của huyện đã
giảm 1000 ha, không kể diện tích người dân tự ý chuyển đổi sang trồng cây khác có
hiệu quả kinh tế cao hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý. Do vậy, để vừa giữ
được đất trồng lúa theo hướng quy hoạch đảm bảo an ninh lương thực, vừa phải
chuyển một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu
quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải có những giải
pháp đồng bộ, có căn cứ khoa học dựa trên một nghiên cứu toàn diện về đất trồng
lúa của huyện bao gồm từ đánh giá hiện trạng đất trồng lúa, chất lượng đất đang


3
trồng lúa; hiệu quả của các loại sử dụng đất trồng lúa, tình hình quản lý Nhà nước
về đất trồng lúa... Để góp phần giải quyết được những vấn đề nêu trên, đề tài
“Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực

tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng đất lúa và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn
huyện Phú Bình.
- Đánh giá được chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của đất
đai với các loại sử dụng đất lúa.
- Đề xuất được giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Về khoa học
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đất
lúa linh hoạt, hiệu quả trên địa bàn một huyện vùng bán sơn địa và các huyện có
điều kiện tương tự.
3.2. Về thực tiễn
Giải pháp quản lý và sử dụng đất gắn với các LUT, kiểu sử dụng đất linh
hoạt theo 3 cấp độ không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trồng lúa mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm lợi ích của người trồng lúa.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Giải pháp quản lý, sử dụng đất gắn với LUT, kiểu sử dụng đất lúa hiệu quả,
linh hoạt theo 3 cấp độ nghiêm ngặt, linh hoạt và cho phép chuyển đổi ngay dựa


4
trên chất lượng đất đai và khả năng thích hợp với cây lúa phù hợp với sự thay đổi
cung cầu lúa gạo.
- Xây dựng được bộ dữ liệu đất đai trồng lúa huyện Phú Bình bao gồm cả dữ

liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về chất lượng đất đai và khả năng thích hợp
đối với trồng lúa làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hiệu quả và các
nghiên cứu có liên quan.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất lúa hiệu quả
1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, loại sử dụng đất và đất trồng lúa
Khái niệm về đất (Soils): thuật ngữ đất được Đô-cu-trai-ép (1886) đưa ra và
được nhiều nhà khoa học chấp nhận là “Đất là một thể tự nhiên” được hình thành do
tác động tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa phương.
Về sau cũng chính tác giả đã bổ sung thêm một yếu tố nữa là tác động của con người.
Theo Wiliam, đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra những sản
phẩm của cây trồng. Ông cũng là người đưa ra khái niệm về độ phì đất là khả năng
cung cấp cho cây trồng nước, thức ăn, khoáng chất và các yếu tố cần thiết khác (như
không khí, nhiệt độ...) để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn “Tập 1: Cẩm nang sử dụng đất”, 2009) [5].
Đất đai (land): Theo Brinkman và Smyth (1973) [74], FAO (1976) [77] thì đất
đai phải được nhìn nhận dưới góc độ là vật mang của các hệ sinh thái (carrier). Theo
quan điểm này đất đai được định nghĩa như sau: Một vạt đất xác định về mặt địa lý là
diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có
tính chu kỳ có thể dự đoán được của lớp đệm bên trên, bên trong và bên dưới nó như
là: khí hậu, đất (soils), điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật,
những kết quả hoạt động hiện nay và quá khứ. Ở chừng mực có thể xác định được
những thuộc tính có ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng đất đó của con người
trước mắt cũng như lâu dài. Một khoanh đất biểu thị tổng hợp các yếu tố nói trên
chính là một đơn vị sinh thái cơ sở hay còn gọi là một đơn vị đất đai (FAO,1976) và
nó có một mức độ thích hợp với loại sử dụng đất, trong mức thích hợp đó vẫn có

những thuộc tính hạn chế. Các thuộc tính nói trên phản ánh chất lượng đất đai của vạt
đất ấy. Chất lượng đất đai của một nhân tố sinh thái, nghĩa là không chỉ dừng lại ở lớp
đất mặt (Soils) mà còn phải xem xét các thuộc tính khác có liên quan đến sinh trưởng
và phát triển của cây trồng hay vật nuôi. Các thuộc tính này bao gồm: các yếu tố khí
hậu như nhiệt độ, lượng mưa; các yếu tố thuộc về đặc tính của đất (Soils) như loại
đất, thành phần cơ giới, độ phì, độ dộc, nước tưới, tiêu nước...
Trần An Phong (1996) [37], Nguyễn Thế Đặng và cs (2003) [28] cho rằng
khái niệm đất đai trong đánh giá đất của FAO rộng hơn khái niệm thổ nhưỡng
(soils). Theo Nguyễn Văn Toàn (2003) [54], sự khác nhau giữa chất lượng đất đai


6
(Land Qualities) với chất lượng đất (Soil Qualities) là trong các thuộc tính của chất
lượng đất đai, ngoài các yếu tố nền là thổ nhưỡng còn có sự tham gia của các yếu tố
khí hậu, các yếu tố nước còn chất lượng đất chỉ bao gồm các yếu tố vật lý và hoá
học. Chính vì vậy, Vũ Năng Dũng, Nguyễn Văn Toàn (2005) [24] cho rằng, các bản
đồ đất tỉ lệ 1/50.000 đến 1/100.000 của các tỉnh phía Bắc được tiến hành vào những
năm 1960 và các bản đồ đất của các tỉnh phía Nam sau năm 1975 mới chỉ phản ánh
một phần chất lượng đất với những chỉ tiêu đặc trưng như loại đất, địa hình (độ
dốc), tầng dày với những đất đồi núi, những đất đồng bằng là cấp địa hình tương đối
và độ dày lớp đất canh tác. Do vậy để đánh giá chính xác chất lượng đất đai đòi hỏi
phải đặt yếu tố đất trong mối quan hệ với các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, lượng
mưa, ánh sáng, điều kiện tưới và tiêu. Tất cả các chỉ tiêu này đều được phân cấp
theo các mức độ rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp đối với một
cây trồng cụ thể. Việc phân cấp các chỉ tiêu theo ngưỡng mức độ thích hợp là thể hiện
chất lượng của chỉ tiêu đó đối với một cây trồng cụ thể cần đánh giá như lúa. Theo
FAO (1976) [77], do các khoanh đất đai có chứa đựng các thuộc tính khác nhau nên
cần phải tách thành đơn vị đất đai và được thể hiện trên bản đồ. FAO (1983) [78], cho
thấy tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực hoặc vùng nghiên cứu được thể
hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.

Theo Trần An Phong (1995) [37] do các khu đất đai có các tính chất riêng
biệt khác nhau thường được thể hiện bằng các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping
Units). Mỗi đơn vị bản đồ đất đai được khoanh định dựa vào tính đồng nhất của các
điều kiện tự nhiên trong một khu vực địa lý nhất định. Cũng theo Trần An Phong
(1995), tính chất hay chất lượng đất đai là thuộc tính của đất đai có thể được đo
lường hoặc ước lượng được thí dụ như độ dốc, lượng mưa, khả năng tưới, ngập lụt...
Tự thân từng tính chất đất đai riêng lẻ không có ý nghĩa với việc sử dụng đất. Do
vậy, để so sánh giữa đất đai và việc sử dụng đất đai thường được sử dụng chất lượng
đất đai (Land Qualities). Chất lượng đất đai là thuộc tính phức tạp của đất đai có tác
động đến khả năng thích hợp của đất đai đối với một loại sử dụng đất nào đó. Chất
lượng đất đai thường được nhấn mạnh ở khía cạnh hạn chế.
Hệ thống sử dụng đất: Hệ thống sử dụng đất là một loại sử dụng đất cụ thể
thực hiện trên một đơn vị đất đai và liên quan đến đầu tư, thu nhập và khả năng cải
tạo (FAO, 1983). Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp phản ánh các hoạt động
khác nhau như các hệ thống (Land Use System - LUS). Những hệ thống sử dụng đất
như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp… có mối quan hệ chặt


7
chẽ với các yếu tố liên quan đến sản xuất như kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, thị trường... (Tôn Thất Chiểu và Đỗ Đình
Thuận, 1998) [14].
Loại sử dụng đất đai chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều
phương thức sử dụng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998) [51]: Sử dụng trên
cơ sở sản xuất trực tiếp (làm đất canh tác để trồng trọt, làm đồng cỏ, trồng rừng lấy
gỗ...); Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (như làm bãi chăn thả, chuồng trại chăn
nuôi); Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ các loài quý hiếm). Các hình thức sử dụng đất vừa nêu được coi là loại sử
dụng đất chính. Ở thời kỳ bình minh của nhân loại, khi con người mới chỉ tạo ra sản
phẩm nông nghiệp bằng hình thức tra lỗ bỏ hạt hay thả rông gia súc trên đồng cỏ tự

nhiên, đó là các hình thức của loại sử dụng đất chính được gọi là "canh tác nhờ
nước mưa”. Sau này khi thuỷ lợi được áp dụng, con người biết đưa nước từ sông hồ
vào đồng ruộng để canh tác lúa và hoa màu. Loại sử dụng đất đai chính "nông
nghiệp có tưới" ra đời.
Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Loại sử dụng
đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức
quản lý sản xuất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định
(Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998) [40]: Các thuộc tính loại sử dụng đất bao
gồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như kỹ thuật canh tác, sức kéo
trong làm đất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế - xã hội như định hướng thị
trường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đất đai...
Đất lúa: Theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP [19], thì đất lúa bao gồm những
đất có điều kiện phù hợp để có thể gieo trồng từ một vụ lúa nước trở lên trong một
năm, ngoại trừ đất trồng lúa nương. Các loại sử dụng đất lúa được phân chia chi tiết
gồm: (i) Đất chuyên lúa 2 vụ: là đất hiện đang được trồng hoặc có đủ điều kiện trồng
từ 2 vụ lúa trở lên trong năm; (ii) Đất chuyên lúa 1 vụ: là đất chỉ trồng được 1 vụ lúa
trong năm; (iii) Đất lúa - màu: là đất đang được trồng 1 vụ lúa và luân canh với 1 vụ
rau màu trở lên trong năm và (iv) Đất lúa - thuỷ sản: là đất đang được trồng một vụ lúa
trong một năm và luân canh nuôi trồng thủy sản. Theo Thông tư số 28/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014 [9]: Đất lúa là đất ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ
trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa
nước còn lại và đất lúa nương.


8
1.1.2. Quản lý Nhà nước đối với đất lúa
Dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) [8], Quản lý Nhà nước về
đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau. Quản lý Nhà nước
về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức Chính phủ
xây dựng và thực hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đa i cho tất cả các

loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà
nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử
dụng khác nhau.
Cũng theo Bộ tài nguyên và môi trường (2012) [8], thì “Quản lý Nhà nước là
một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu tại các nước mà đất đai thuộc sở hữu của Nhà
nước để mô tả cách thức Nhà nước quản lý và kiểm soát việc sử dụng đất. Những
nước thừa nhận quyền sở hữu chủ yếu tư nhân về đất đai, nhiệm vụ của công tác
quản lý đất đai của Chính phủ là giám sát việc sử dụng đất thông qua hệ thống quy
hoạch sử dụng đất và hệ thống địa chính.
Quản lý đất đai (Land management) bao gồm các quy trình để sử dụng tài
nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính
phủ cũng có mục tiêu tăng cường quản lý đất đai hiệu quả như là một phần của mục
tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội bền vững
Quản lý hành chính về đất đai (Land administration) liên quan đến việc xây
dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử
dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý
đất đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản.
Theo Terry (1988) [89], thì Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên
trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Thực chất của
quản lý là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện
để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng nhân lực và nguồn lực.
Quản lý đất đai là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá
trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất (United Nations, 1996
[90]). Theo Georgia (2001) [85], Engelke và Vancutsem (2012) [76], quản lý đất đai
là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi


9
nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp

liên quan đến đất đai.
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được sử
dụng bởi chính quyền để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên đất. Nội dung quản
lý sử dụng đất bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, quyền sử dụng
đất, định giá đất và thông tin BĐS (Peter 2008) [88]; World Bank (2010) [94]).
Đối tượng quản lý đất đai bao gồm cả đất công và đất tư với những nhiệm vụ
chính như: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu
giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết
tranh chấp đất đai. Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển
đất đai trong không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai
hiện tại (Vancutsem, 2008 [91]).
Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và cách thức sử dụng đất cho mục đích
sản xuất, bảo tồn và thẩm mỹ (Verheye, 2010 [93]). Theo Ferber (2009) [84], quản
lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định và được xác định bởi mục đích sử dụng nó
(như cho sản xuất lương thực, nhà ở, giải trí, khai khoáng…); bởi bản chất và giá trị
của đất. Nếu như trước đây quản lý sử dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nông
nghiệp thì ngày nay quản lý đất đai còn phải đối mặt với các vấn đề công nghiệp
hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai thác khoáng sản.
Tại Việt Nam theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP [19], thì nội dung quản lý
Nhà nước đối với đất lúa ngoài việc tuân thủ các quy định về quản lý đối với đất đai
nói chung theo Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 bao gồm các
mặt như: Quản lý việc giao, cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại
quyền sử dụng đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Điều tra, đánh giá, phân hạng,
kiểm kê, thống kê đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Xác định giá đất để bồi
thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất; và
Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, cải tạo và phát triển quỹ đất lúa; Xây dựng và thực
hiện các chính sách quản lý đất lúa.
1.1.3. Sử dụng đất lúa hiệu quả và tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả
1.1.3.1. Sử dụng đất lúa hiệu quả



10
Sử dụng đất lúa hiệu quả có thể coi là sử dụng đất lúa bền vững do các tiêu
chí về sử dụng đất lúa nói riêng và đất nông nghiệp nói chung đều dựa trên 3 tiêu
chí là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ngay từ khi có khái niệm về phát
triển bền vững. Khái niệm về bền vững được Ủy ban quốc tế về môi trường và phát
triển (WCED) đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987: “Phát triển bền vững là phát triển
để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của thế hệ mai sau” (JUCN,UNEP, WWF, 1993) [32]. Năm 2002, Hội
nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg
(Cộng hòa Nam Phi) đã đưa ra khái niệm được coi là hoàn chỉnh hơn về phát triển
bền vững đó là: “Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường”. Cục Bảo vệ môi trường coi đó là 3 trụ cột của sự phát triển bền
vững. Theo Phan Huy Thông (2011) [50], cho rằng sử dụng đất nông nghiệp ở nước
ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội trên cơ sở đảm bảo an
ninh lương thực và hướng tới xuất khẩu.
Từ những khái niệm trên đã được phát triển và cụ thể hoá cho từng lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế. Theo đó, JUCN (2003) [86], đã đưa ra định nghĩa về
quản lý sử dụng đất bền vững có thể khái quát là "Quản lý sử dụng đất bền vững
bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm khái quát hoá
những nguyên lý cơ bản về kinh tế - xã hội và môi trường với mục tiêu đồng thời:
- Duy trì và nâng cao sản xuất và các dịch vụ (sản xuất);
- Giảm thiểu rủi ro cho sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất
lượng đất/nước (bảo vệ);
- Có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi);
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (chấp nhận).
Lê Văn Khoa, Lê Văn Đức (2015) [33], thì cho rằng quản lý đất bền vững
không thể chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần mà cần có sự kết hợp giữa kỹ

thuật, công nghệ, kinh tế, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội, nhân văn và môi
trường. Theo JUCN (2003) [86]; Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2006)
[67] đã phát triển những nguyên tắc để các nhà quản lý, nhà kỹ thuật vận dụng trong
lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải thay đổi nhận thức trong sử dụng đất,


11
không vì mục tiêu kinh tế đơn thuần mà còn phải quan tâm đến mục tiêu xã hội và
bảo vệ môi trường.
1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả và bền vững
Để đánh giá tính hiệu quả của sản xuất lúa nói riêng và đất nông nghiệp nói
chung, FAO (1995) [82], Beek và cs (1983) [73], cũng đã đưa ra một số tiêu chí để
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai
về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
- Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống.
- Duy trì và tăng cường khả năng tái sản xuất các loại tài nguyên nông
nghiệp (đất, nước, cây trồng, động vật nuôi).
FAO (1995) [82] cũng đã đề xuất chương trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn bền vững (SARD - Sustainable Agriculture Rural Development) - Phát triển
nông nghiệp, nông thôn bền vững với mục tiêu chính là thân thiện với tự nhiên và
tuân theo các quy luật tự nhiên.
Theo quan điểm của Dumansky thì nền tảng của một nền nông nghiệp bền
vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước
và tính đa dạng sinh học. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
(1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong đó quản lý đất bền vững được đặt lên hàng đầu (Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp, 2006) [67]. Theo Tôn Gia Huyên (2015) [31], cho dù có biến động
đến đâu thì con số 26 triệu ha bao gồm cả đất nuôi trồng thuỷ sản vẫn không nên
thay đổi - Đó là chiếc “áo giáp” vững chắc cho một Việt Nam bền vững trong tương

lai. Đây là nền tảng cốt lõi để phát triển đời sống vật chất và thành lập môi trường
sinh thái bền vững ở Việt Nam. Với quan điểm này tác giả cho rằng cần phải quản
lý chặt quỹ đất nông nghiệp theo nghĩa rộng nhưng không đề cập đến quỹ đất lúa
mà hàm ý đã có đất lúa.
Như vậy bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển bền vững cần phải có một
chiến lược sử dụng đất nông nghiệp bền vững dựa trên những tiêu chí về sử dụng
đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng hiệu quả và bền vững bao
gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.
Sử dụng đất bền vững là nhu cầu cấp bách của tất cả quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọc


12
ngày càng gia tăng là do sử dụng đất đai không hợp lý. Khái niệm bền vững được
nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước (FAO (1993) [81]; Trần An Phong
(1995) [37]; Nguyễn Văn Toàn (2002, 2003, 2010) [53], [55], [57]; Phạm Hoàng
Hải (2015) [29], nêu ra, chủ yếu hướng vào 3 khía cạnh sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thoái hóa, bảo vệ được môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa tại Việt Nam cũng dựa vào những
nguyên tắc nói trên nghĩa là một loại sử dụng đất lúa được xác định là có hiệu quả
hay bền vững phải thỏa mãn 3 tiêu chí gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã
hội và bền vững về môi trường. Nguyễn Văn Toàn (2003) [55] khi thực hiện chương
trình “Điều tra đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vùng duyên hải Bắc Trung Bộ” đã đề xuất khái niệm đất lúa hiệu quả là những đất
có khả năng tưới và tiêu chủ động, có thể sản xuất 2 vụ lúa chắc ăn, đất không có
hoặc có các yếu tố hạn chế nhưng ở mức độ nhẹ và là hạn chế chung của vùng, năng

suất lúa cao và ổn định.
1.1.4. Những vấn đề thực tiễn trong quản lý và sử dụng đất lúa tại Việt Nam liên
quan đến an ninh lương thực
1.1.4.1. Vai trò của sản xuất lúa gạo đối với đời sống con người trên thế giới và
Việt Nam
Sản xuất lúa gạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người, hiện trên
Thế giới có khoảng 3 tỉ người sử dụng gạo làm lương thực chính hàng ngày (Trần
Văn Đạt, 2010) [75], (Nguyễn Văn Bộ, 2016) [1] cho rằng lúa là cây lương thực
quan trọng bậc nhất, cung cấp 72% nguồn calori/ngày cho nông dân châu Á. Cùng
với lúa mì, ngô, một phần cao lương, cây có củ; lúa gạo giữ vai trò rất lớn trong
việc đảm bảo an ninh lương thực, mặc dù hiện nay lúa gạo chỉ chiếm tỉ trọng
0,174% GDP toàn cầu. Tại Đông Nam Á, tỉ trọng trong GDP của lúa gạo đã giảm từ
14,5% (năm 1961) xuống còn 3,8% (năm 2012) nhưng lúa gạo không chỉ góp phần
đảm bảo ANLT mà còn góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên tình trạng đói vẫn xảy
ra, đến năm 2012 vẫn có khoảng 900 triệu người thiếu đói, tương đương 1/7 dân số
thế giới (dưới 1800 calori/ngày), tập trung tại các nước châu Á- Thái Bình Dương:
642 triệu người và châu Phi: 265 triệu người. Trong khi số người thiếu đói tại các


13
nước phát triển chỉ có 15 triệu người, trên thế giới có khoảng 3 tỉ người sử dụng gạo
làm lương thực chính.
Tại Việt Nam do gạo được coi là lương thực chính, hiện cung cấp 70% năng
lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy, từ xa xưa bao thế hệ
người Việt Nam đã đầu tư công sức khai thác đất để trồng lúa. Đồng thời cùng với
chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và những tiến bộ về khoa học, công nghệ
trong sản xuất lúa gạo, sau 50 năm nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc về
sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là từ khi có Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của
Ban Bí thư (khoá IV) [25] Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến
nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” và Nghị quyết số

10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị (khoá IV) về đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp [26], sản lượng thóc đã tăng từ 19,2 triệu tấn (1990) lên 45,215 triệu
tấn (2015), tăng trung bình 1,04 triệu tấn/ năm (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, năm 2017) [65]. Do vậy sản xuất lúa gạo không những chỉ đáp ứng mục
tiêu an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa nước ta vươn lên vị trí số 2 thế giới
trong nhiều năm về xuất khẩu gạo và năm 2016 đứng thứ 3 thế giới, đứng thứ 2 về
giá, góp phần tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu trang thiết bị phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.1.4.2. Nhu cầu lúa gạo của nước ta đến năm 2020 và 2030
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp với sự cộng tác tính toán về nhu cầu
gạo của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế đến năm 2020 và 2030 (2017) [65], khi thực hiện
dự án: “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã dự báo nhu cầu gạo trong nước có xu
hướng giảm dần, kể cả nông thôn và thành thị nhưng ở thành thị mức giảm nhanh
hơn ở nông thôn. Theo tính toán, hiện nay tiêu thụ gạo bình quân/người khoảng 135
kg/năm, dự báo dân số Việt Nam năm 2020 vào khoảng trên 97 triệu người, năm
2030 khoảng 109,7 triệu người, nhu cầu thóc trong nước đến năm 2020 cần khoảng
35,2 triệu tấn và năm 2030 khoảng 37,3 triệu tấn (bao gồm cả thóc giống, cho chăn
nuôi và tổn thất, cho chế biến, để ăn và dự trữ). Nghiên cứu cũng chỉ ra nhu cầu gạo
thế giới, hiện chỉ có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và 80 nước nhập khẩu. Lượng
gạo xuất nhập khẩu bằng 4 - 5% tổng sản lượng gạo toàn thế giới. Các nước xuất
khẩu gạo lớn gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Myamar
với tổng lượng từ 23 - 24 triệu tấn trên năm. Theo dự báo lượng xuất khẩu gạo tiếp
tục tăng so với nhu cầu nên các nước xuất khẩu gạo phải cạnh tranh về giá cả và


14
chất lượng. Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới với lượng gạo xuất
khẩu hàng năm 7 - 8 triệu tấn. Gạo Việt Nam có giá thấp và đặc biệt cạnh tranh ở
các thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á và Châu Phi. Khối lượng gạo xuất khẩu

của nước ta năm 2016 đạt 4,9 triệu tấn, trị giá đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 0,6% về
khối lượng và tăng 4,1%/năm về giá trị giai đoạn 2006 - 2016. Trung Quốc vẫn là
thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, các thị trường tăng trưởng mạnh là
thị trường Malaixia, Indonesia, Gana, Bờ Biển Ngà.
Cũng liên quan đến dự báo nhu cầu lúa gạo, Theo Vũ Năng Dũng (2015)
[23], đến năm 2100, với dân số dự báo lên đến 150 triệu người thì tổng nhu cầu gạo
cần khoảng 40,1 triệu tấn, trong đó để ăn khoảng 15 triệu tấn, chăn nuôi 10 triệu
tấn, dự trữ 10 triệu tấn, giống 1 triệu tấn, chế biến 2 triệu tấn, hạo hụt 3 triệu tấn.
Diện tích đất gieo trồng lúa chỉ cần 5 triệu ha, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha sẽ
có sản lượng 40 triệu tấn/năm, và như vậy vẫn đảm bảo an ninh lương thực.
Như vậy nếu chỉ tính nhu cầu gạo trong nước thì đến năm 2020, Việt Nam
chỉ cần có 35,2 triệu tấn thóc /năm và 2030 cần có 37,3 triệu tấn, trong khi đó đến
năm 2016 sản lượng thóc đã đạt 43.619 nghìn tấn, còn dư 8,419 triệu tấn thóc cho
xuất khẩu, tương đương 5,47 triệu tấn gạo. Và như vậy để đảm bảo an ninh lương
thực không cần thiết phải quản lý nghiêm ngặt 3,8 triệu ha đất lúa mà có thể sử
dụng linh hoạt 3,8 triệu ha, nghĩa là cần phải chuyển đổi một số diện tích sang các
cây trồng hàng năm khác khi cần có thể tái trồng lúa trở lại mà không cần đầu tư,
cải tạo.
1.1.4.3. Những Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản
lý và sử dụng đất lúa hiệu quả
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2017)) [65], cây lúa đang sử
dụng nhiều đất đai, lao động và cơ sở vật chất nhất nhưng giá trị thấp, tiêu tốn nhiều
tài nguyên nước, thu nhập thấp, chưa hình thành được cơ cấu lúa với cây trồng khác
cho hiệu quả cao hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo ANLT quốc gia
luôn được Đảng và Chính phủ coi là yếu tố quan trọng, là nền tảng ổn định xã hội
và phát triển kinh tế bền vững nên đã có những giải pháp, chính sách phù hợp để
vừa đảm bảo ANLT quốc gia, vừa đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa. Trong Quyết
định số 899/QĐ-TTg phủ ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ [18] về việc
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến việc "Duy trì và sử dụng linh hoạt

3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu


15
quả sử dụng đất, sản lượng lúa đạt trên 45 triệu tấn vào năm 2020; tập trung cải tạo
giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo. Trước đó năm 2012, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý đất lúa [19], và
được thay thế bằng Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 26/3/2015 [20]. Để thực
hiện quản lý đất lúa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư
số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 12/6/2016 hướng dẫn chi tiết điều 4 Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa [6]. Điểm mới của
Nghị định 35/2015/NĐ-CP, ngoài việc đưa đất lúa nương vào đất lúa khác vào
thống kê sử dụng đất hàng năm, còn có một số chính sách mới như hỗ trợ 1
triệu/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa và 500 nghìn đối với đất lúa khác; hỗ trợ
khai hoang mở rộng diện tích đất lúa với 10 triệu/ha; 5 triệu/1 ha/năm để chuyển đổi
đất trồng lúa 1 vụ thành đất gieo trồng 2 vụ lúa. Và hỗ trợ tài chính cho phân tích
tính chất đất và lập quy hoạch vùng lúa có chất lượng cao. Ngoài các Văn bản nói
trên, nhiều Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được ban hành như Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ
tướng Chính phủ [17], về việc đưa sản phẩm lúa gạo Việt Nam vào danh mục sản
phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020. Quyết định số 2765/QĐBNN-KHCN ngày 22 tháng 11 năm 2013) [5], đã phê duyệt đề án khung phát triển
sản phẩm quốc gia "Sản xuất lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao”. Mục
tiêu của đề án này là Phát triển ngành lúa gạo thành ngành sản xuất hàng hóa có khả
năng cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn trên cơ sở áp dụng đồng bộ giống mới, quy
trình kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến gắn với cơ giới hóa, tổ
chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo, nhằm đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực Quốc gia, nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa và doanh
nghiệp kinh doanh lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà
kính, bảo vệ môi trường. Cùng với đó là các giải pháp về tổ chức sản xuất thông

qua ban hành các quyết định của Chính phủ như Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ) [16], về “Chính sách khuyến khích phát
triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn.
Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ đối với phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Như vậy chỉ trong vòng 5 năm, nhiều văn bản đã được ban hành bao gồm cả
Nghị định, Quyết định hay Thông tư về việc quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả với


16
2 mục tiêu chính là quản lý linh hoạt 3,8 triệu ha và người sản xuất lúa phải có lãi
30% thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ đối với việc duy trì và phát triển lợi
thế đối với ngành hàng sản xuất lúa gạo truyền thống. Điều này cũng đã được thể
hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 (2016)) [27], đã khẳng
định “nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực: bảo vệ và sử dụng linh hoạt hiệu quả
đất trồng lúa”.
1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai trên Thế giới
Dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) [8] do sở hữu về đất đai khác
nhau nên việc quản lý đất đai cũng rất khác nhau. Tại những nước có nền kinh tế
phát triển (nhóm G7) gồm : Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hoà Pháp
đều thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là quyền cơ bản nhất nhưng cũng tồn tại sở
hữu đất đai của Nhà nước. Đối với đất đai thuộc sở hữu tư nhân thì Nhà nước bảo
hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu và khi Nhà nước lấy đất thì phải
trả cho chủ đất tiền theo giá quy định. Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có
cả Nhà nước Trung ương và Chính quyền các địa phương. Tại Đức, quyền tư hữu
đất đai được chính quyền cộng hoà Liêng Bang bảo hộ. Những diện tích đất công
được coi thuộc sở hữu của Nhà nước bao gồm nhà nước Liên bang và Chính quyền
các bang. Mô hình sở hữu đất đai tại Canađa cũng tương tự như tại Cộng hoà liên

bang Đức, nghĩa là vừa có chế độ sở hữu đất đai tư nhân, sở hữu của Chính quyền
các vùng và sở hữu của Nhà nước.
Tại Nhật Bản cũng có chế độ sở hữu đất đai gần giống với các nước vừa kể
trên, nghĩa là thừa nhận sở hữu và thừa kế của tư nhân. Các giao dịch về đất được
tiến hành thông qua thị trường bất động sản. Mọi giao dịch mua, bán đất đai đều đặt
dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý của Nhà nước.
Tại các nước mới chuyển đối từ chế độ Xã hội chủ nghĩa sang Tư bản chủ
nghĩa như Liên bang Nga, từ năm 1991, chế độ sở hữu đất đai của Liên Bang Nga
cũng thay đổi theo chế độ đa sở hữu gồm sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu của
Nhà nước. Hiện nay, nước Nga có khoảng 10 triệu hộ gia đình đang sở hữu và sử
dụng một số lượng lớn diện tích đất vườn và đất thuộc trang trại gia đình; gần 12
triệu nông dân đang sở hữu đất dưới hình thức cổ phần với mức cổ phần trung bình
là 10 ha và còn có rất nhiều hình thức sử dụng, sở hữu khác như thuê đất, sử dụng


17
đất thừa kế. Cuộc cải cách đất đai ở nước Nga được tiến hành trên cơ sở bãi bỏ sự
độc quyền của Nhà nước, để chuyển sang hình thức phải trả tiền và công khai hóa
hoạt động của thị trường đất đai.
Tại các nước Đông Âu cũ, sau khi chuyển đổi sang Tư bản chủ nghĩa có chế
độ sở hữu đất đai rất khác nhau, có nước tư nhân hoá phần lớn quỹ đất thông qua
chia khoảnh và phân phối tất cả đất đai cho tư nhân. Khi người dân có nhu cầu
chuyển nhượng thì phải thông qua mua bán. Tại Cộng hoà Séc thì đất đai được hoàn
trả cho chủ cũ và cũng cho phép chuyển nhượng, mua, bán. Tuy nhiên tại Ba Lan
cũng thừa nhận 100% đất đai là của tư nhân và cũng cho phép trao đổi mua, bán
hoặc thuê lại. Phần đất do sở hữu Nhà nước cũng có thể được bán cho người dân và
các Tổ chức nếu có nhu câu. Hungari và Rumani là ngoại lệ, vì hai nước này thực
hiện chế độ sở hữu đất đai mang tính hỗn hợp, thông qua chiến lược tư nhân hoá đất
đai. Ngoài việc hoàn trả cho chủ cũ, đất đai cũng được phân chia cho công nhân
nông nghiệp để đảm bảo công bằng xã hội. Đó là cách thức thực hiện chế độ tư

nhân đa sở hữu về đất đai của các nước này nói riêng và của các nước Đông Âu nói
chung. Như vậy, khái quát lại, sau giai đoạn chuyển đổi, hiện các nước Đông Âu
đang thực hiện chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Điểm chung tại các nước này mọi
giao dịch quyền sở hữu đối với loại tài sản là đất đai được thừa nhận và phải thực
hiện đăng ký với cơ quan quản lý đất của Nhà nước và sử dụng phải tuân thủ quy
hoạch cấp quận, huyện. Các hoạt động giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu tài
sản đất đai phải thực hiện đóng thuế chuyển nhượng tài sản.
Tại Trung Quốc, chế độ sở hữu về đất đai là chế độ công hữu. Nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ công hữu XHCN về đất đai - đó là chế độ
sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động. Tại Ixraen, hầu
hết đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước thực hiện cho thuê đối với các nông
dân hoặc những doanh nghiệp, với hợp đồng thuê đất có thời hạn từ 49 đến 99 năm.
Như vậy, đối với trường hợp Ixraen, chế độ sở hữu là chế độ SHNN về đất đai.
Điểm chung của các nước phát triển là Nhà nước quản lý đất đai dựa theo
Luật Đất đai và giám sát trên nền tảng Hệ thống Thông tin về đất đai. Đây là bộ cơ
sở dữ liệu đất đai rất hoàn thiện, có diện tích lô thửa, nguồn gốc đất, lịch sử sử dụng
đất và hiện trạng đang sử dụng hoặc theo quy hoạch. Sự thay đổi về chủ thể sử dụng
đất đều thông qua Nhà nước và Nhà nước thống nhất quản lý sử dụng, thu thuế
chuyển nhưỡng.
1.2.1.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất lúa trên thế giới


×