Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (BẢN CHUẨN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Đăng Bình

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Tài liệu dùng cho các lớp cao học thạc sĩ)

THÁI NGUYÊN - 2004


Bài mở đầu
ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận nghiên cứu
khoa học:
Trước đây, hầu như chỉ có triết học mới dành mối quan tâm nghiên cứu về
khoa học như một phạm trù triết học nhằm giải thích nguồn gốc của khoa học,
các tuy luật nội tại của khoa học, quan hệ giữa khoa học với khách thể mà khoa
học nghiên cứu, quan hệ giữa khoa học với các hình thái xã hội. Đã có một thời
triết học lược coi là khoa học của các khoa học. Ngày nay, với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ, khoa học đã trở thành bộ máy khổng lồ đang
nghiên cứu, khám phá tất cả các góc cạnh của thế giới. Kết quả nghiên cứu đã
tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ và mở ra kỷ nguyên bùng nổ thông tin. Những
khám phá mới của khoa học đã làm thay đổi nhiều quan niệm truyền thống trong
sản xuất vật chất và trong đời sống tinh thần của xã hội. Về mặt này, khoa học
không chỉ được xem xét trong quan hệ với khách thể mà khoa học nghiên cứu,
mà còn được xem xét trong quan hệ qua lại với hệ thống chính trị, kinh tế và xã
hội.
Trước sự phát triển nhanh chóng ấy của khoa học và công nghệ, đến phần
mình, bản thân khoa học cũng cần được nghiên cứu một cách khoa học. Một


mặt, phải tổng kết thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học, phân loại và hệ
thống hoá toàn bộ những tri thức đã nhận thức được. Mặt khác, phải khái quát
những lý thuyết về cơ chế và phương pháp sáng tạo khoa học, cũng như tìm tòi
các biện pháp tổ chức, quản lý tốt quá trình nghiên cứu khoa học. Như vậy là,
chính khoa học đã trở thành đối tượng nghiên cứu.
Theo hướng đó, trong hơn hai nghìn bộ môn khoa học hiện đại, có một số
bộ môn đã đề cập khá sâu sắc tới nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học và
hoạt động nghiên cứu khoa học như: Lịch sử khoa học, tâm lý học sáng tạo, xã
hội học khoa học, kinh tế học khoa học, tổ chức và quản lý khoa học .v.v...
Chúng ta có thể kể đến các bộ môn quan trọng sau đây:
Bộ môn thứ nhất là Triết học. Triết học nghiên cứu tổng kết tất cả các thành
tựu của khoa học, dựa trên đó đã khái quát các qui luật nhận thức chung của loài
người. Hệ thống quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã trở thành
thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi quá trình nhận thức,

2


hướng dẫn các nhà khai học trên con đường tìm tòi sáng tạo.
Bộ môn thứ hai là Lịch sử phát triển khoa học tư nhiên và kỹ thuật đã tổng
kết thực tiễn nghiên cứu khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật trong lịch sử thế giới,
cho chúng ta bức tranh chung về quá trình phát triển khoa học, nhờ đó mà ta có
thể phát hiện ra các qui luật, các xu hướng phát triển khoa học hiện đại.
Bộ môn thứ ba là Khoa học luận (Epistomology): Khoa học luận là bộ môn
khoa học "Nghiên cứu tổng hợp và tổng kết về mặt lý luận, kinh nghiệm hoạt
động của các hệ khoa học, phẩm dự báo chính sách khoa học - kỹ thuật, củng cố
tiềm lực khoa học và nâng hiệu suất của quá trình khoa học, thông qua các biện
pháp tác động về mặt tổ chức và xã hội". Đôbrôv G.M. Khoa học về khoa học.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1976.Tr.31).
Đối tượng của Khoa học luận là bản thân khoa học được xem như một hệ

thống nhất thế. Phương pháp nghiên cứu của Khoa học luận là phân tích và tổng
hợp lý luận và thực tiễn hoạt động của các hệ khoa học. Khoa học học luận là bộ
môn khoa học có ý nghĩa to lớn đối với công tác tổ chức, quản lý và điều hành
các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Bộ môn thứ tư đặc biệt quan trọng là Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học.
Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri
thức về các quy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định.
Các phương pháp nhận thức khoa học hiện đại rất đa dạng và cách phân
loại chúng cũng rất khác nhau. Cách thường gặp hơn cả là dựa vào phạm vi tác
động của các quy luật khách quan đã được nhận thức và được khái quát dưới
hình thức lý luận, từ đó hình thành hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh hoạt
động của chủ thể. Theo cách phân loại này, các phương pháp được chia ra thành
phương pháp riêng, phương pháp chung và phương pháp phổ biến. Phương pháp
riêng chỉ thích hợp cho từng bộ môn khoa học (phương pháp sinh vật học,
phương pháp hoá học, phương pháp xã hội học). Phương pháp chung được sử
dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau (các phương pháp quan sát, thí
nghiệm, phương pháp mô hình hoá, phương pháp tối ưu hoá, phương pháp quy
hoạch hoá thực nghiệm). Phương pháp phổ biến thích hợp cho mọi ngành khoa
học khác nhau cùng nhà đối với mọi lĩnh vực trong hoạt động thực tiễn. Phương
pháp biện chứng chính là phương pháp phổ biến và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của khoa học hiện đại.

3


Phương pháp luận (Methodology) là học thuyết hay lý luận về phương
pháp. Đó là hệ thống những quan điểm (nguyên lý) chỉ đạo, xây dựng các
nguyên tắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng

có hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là các nguyên ly có quan hệ trực tiếp với
thế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiên cứu,
tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Phương pháp và phương pháp luận
là khác nhau.
Phương pháp là phạm trù rất rộng, cho liên phạm vi bao quát của phương
pháp luận rất lớn. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đặt ra cho mình hàng
loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu
khoa học, tổng kết các quy luật phát triển của khoa học hiện đại.
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức của nhà
khoa học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.
+ Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượng
nhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu
khoa học, với tư cách là con đường, cách thức và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể,
đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận.
+ Phương pháp luận khẳng định phương pháp nghiên cứu khoa học không
những nằm trong lôgíc nhận thức mà còn nằm trong cấu trúc nội dung một công
trình khoa học. Cho nên Phương pháp luận nghiên cứu khoa học một mặt xác
định các bước đi trong tiến trình nghiên cứu một đề tài, mặt khác còn tìm ra cấu
trúc lôgic nội dung của các công trình khoa học đó.
+ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng chú ý đến phương pháp tổ
chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi đó
là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, nhằm nâng cao tiềm lực
khoa học và tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao.
Tóm lại Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về
phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo,
những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về
phương pháp kỹ thuật và lôgíc tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học
cũng như phương pháp tổ chức , quản lý qúa trình ấy.
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoàn thiện và nắm vững phương pháp

luận nghiên cứu khoa học:
1. Khoa học hiện đại có kết cấu bởi nhiều thành phần, trong đó có ba bộ
4


phận chủ yếu và quan trọng sau đây:
+ Hệ thống những khái niệm phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học
thuyết khoa học.
+ Hệ thống trí thức ứng dụng đưa các thành tựu khoa học vào sản xuất và
quản lý xã hội, nhằm cải tạo thực tiễn.
+ Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm
tòi, sáng tạo khoa học.
Như vậy, phương pháp luận là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa
học.
2- Nghiên cứu khoa học luôn là sáng tạo và cách mạng, trong mỗi giai đoạn
phát triển của khoa học hiện đại đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với khoa
học, phải tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới, phải phát hiện ra các con
đường mới để ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Có thể nói: Hoàn thiện về
phương pháp luận là sự đòi hỏi thường xuyên của sự phát triển khoa học hiện
đại.
3- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái
quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và nó trở thành công cụ sắc bén
để chỉ dẫn tất cả các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức,
quản lý và thực hành sáng tạo khoa học.
4- Ngày nay trong thế giới hiện đại, để hoàn thành có chất lượng bất cứ
một loại công việc nào, nhà chuyên môn cũng phải là người sáng tạo, có ý thức
tìm tòi các con đường, các phương pháp tạo động mới. Thiếu tinh thần sáng tạo
không có chỗ đứng trong cuộc sống đầy sôi động. Cải tiến chuyên môn thông
qua con đường hoạt động thực tiễn của mình đã góp phần làm phát triển khoa
học và công nghệ. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học

không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn
đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.
Tóm lại, phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ phận quan trọng
của khoa học. Hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học là sự tự ý thức
về sự phát triển của bản thân khoa học. Như vậy, nắm vững phương pháp luận
nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học
chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt
động thực tiễn.

5


CHƯƠNG I
KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Để có cơ sở bàn về nghiên cứu khoa học, trước hết cần xem xét các khía
cạnh rất đa rạng và phong phú trong khái niệm hiện đại về khoa học.
Từ khi bắt đấu lịch sử khoa học, các nhà nghiên cứu trong đó có những triết
gia lớn, các nhà khoa học lớn như Aristote, R. Descarte, F. Bacon. F. Hegel.
Marx, Engels, v.v... đã dành nhiều quan tâm đến việc nhận dạng bản chất và cấu
trúc của khoa học; đặc điểm của hoạt động khoa học; chức năng xã hội của khoa
học cũng như chính sách của chính phủ đối với nghiên cứu khoa học. Khoa học,
do vậy, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác
nhau

A- KHOA HỌC
I. Khoa học là gì?
Trong các từ điển cũng như trong các tài liệu chuyên môn khác nhau, khoa
học được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
Một số tài liệu chuyên khảo về phương pháp luận nghiên cứu khoa học chỉ

hướng mối quan tâm từ giác độ phương pháp luận nghiên cứu và chỉ giới hạn
trong phạm vi những gì cần thiết cho công việc của người làm nghiên cứu khoa
học. Trên hướng tiếp cận này, chắt lọc những ý tưởng cốt lõi trong khái niệm
khoa học mà các tác giả khác nhau đã đề cập, khoa học có thể được xem xét
theo một số giác độ sau:
1. Xét theo kết quả của quá trình tích luỹ trí thức của nhân loại thì
KHOA HỌC LÀ MỘT HỆ THỐNG TRI THỨC VỀ THẾ GIỚI KHÁCH
QUAN:
Ngay từ khi xuất hiện, để tồn tại con người phải lao động, cùng với lao
động con người nhận thức thế giới xung quanh. Nhận thức trước hết để thích
ứng, tồn tại cùng với môi trường, sau đó để vận dụng những điều đã biết vào
cuộc sống làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Hoạt động nhận thức phát triển
theo dòng lịch sử và kết quả nhận thức ngày một phong phú, trở thành một hệ
thống tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quá trình nhận thức của con người được thực hiện với nhiều trình độ, bằng

6


các phương thức khác nhau và tạo ra hai hệ thống tri thức về thế giới.
a. Tri thức thông thường:
Trong cuộc sống đời thường, con người tiếp xúc với thiên nhiên với xã hội,
phải giải quyết những công việc thực tế hàng ngày, bằng các giác quan, con
người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới xã hội xung quanh, từ đó mà có
những kinh nghiệm sống. những hiểu biết về mọi mặt. Đó chính là tri thức thông
thường. Tri thức thông thường được tạo ra từ phép quy nạp đơn giản, không có
mô hình lý thuyết, do vậy nó chưa chỉ ra được bản chất bên trong, chưa phát
hiện được các quy luật của những sự vật, hiện tượng và chưa thành một hệ thống
vững chắc.
Tri thức thông thường được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền

đạt cho nhau, mỗi ngày chúng được bổ xung, được hoàn thiện, tính xã hội được
xác lập và trở thành tri thức dân gian. Tri thức thông thường có ý nghĩa thực tiễn
to lớn, giúp nhiều ích lợi cho cuộc sống hàng ngày của con người.
b. Tri thức khoa học:
Sự phát triển của lao động sản xuất và hoạt động xã hội là nguyên nhân
khiến con người phải đi sâu nghiên cứu đầy đủ hơn về thế giới và tìm hiểu khả
năng nhận thức của chính mình. Để tạo ra công cụ sản xuất, con người phải tìm
tòi, nghiên cứu các loại vật liệu khác nhau. Để thuần dưỡng động vật, con người
phải biết về cấu tạo cơ thể và đặc điểm sinh hoạt của chúng. Để trồng trọt con
người phải nghiên cứu đất đai, cây trồng và thời tiết... Những hiểu biết lúc đầu
còn ít ỏi, về sau tăng dần trở thành một hệ thống tri thức vững chắc.
Cùng với quá trình phân công lao động xã hội, xuất hiện những người
thông thái có khả năng trí tuệ đặc biệt, biết chế tạo và sử dụng những công cụ,
những phương pháp độc đáo để tìm hiểu thế giới và kết quả là tạo ra một hệ
thống hiểu biết có giá trị đặc biệt, đó chính là tri thức khoa học. Cũng từ đây có
hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp.
Như vậy tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích,
có kế hoạch, có phương pháp tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực
hiện.
Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về các sự vật, hiện tượng
của thế giới và về các qui luật vận động của chúng. Đây là hệ thống tri thức
được xác lập trên các căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra được và có tính ứng
dụng.
Mỗi kết luận khoa học đều được dựa trên các tài liệu thực tiễn hay lý
7


thuyết, nhờ có phép suy luận và các thao tác khái quát hoá, tựu tượng hoá con
người gạt bỏ những cái ngẫu nhiên, đi vào những mối quan hệ sâu xa bên trong
của các sự vật, hiện tượng, từ đó mà phát hiện ra những quy luật khách quan về

thế giới. Như vậy tri thức khoa học là sản phẩm cao cấp của trí tuệ con người.
Tri thức khoa học và tri thức thông thường tuy khác nhau nhưng có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Tri thức khoa học có thể xuất phát từ tri thức thông
thường, theo gợi ý của những hiểu biết thông thường để tiếp hành không nghiên
cứu một cách sâu sắc. Tuy nhiên tri thức khoa học không phải là tri thức thông
thường được hệ thống hoá lại hay những tri thức thông thường được hoàn thiện.
Tri thức khoa học là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể đồng tình với định nghĩa sau đây:
khoa học là hệ thông tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy. về những qui luật
phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức lấy được
hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội".
(Đại bách khoa toàn thư Liên Xô. Quyển XIX, tr.24 1 , bản tiếng Nga).
Phân tích toàn diện khái niệm khoa học ta thấy:
Đối tượng của khoa học là những hình thức tồn tại khác nhau của vật chất
đang vận động và cả những hình thức phản ánh chúng vào ý thức của con người.
Nói cách khác đối tượng của khoa học là thế giới khách quan và cả những
Phương pháp nhận thức thế giới.
Nội dung của khoa học bao gồm:
+ Những tài liệu về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm mà có.
+ Những nguyên lý được rút ra dựa trên những sự kiện đã được thực
nghiệm chứng minh.
+ Những qui luật, những học thuyết được khái quát bằng tư duy lý luận.
+ Những Phương pháp nhận thức sáng tạo khoa học.
+ Những qui trình vận dụng lý thuyết khoa học vào sản xuất và đời sống xã
hội.
Chức năng của khoa học là:
+ Khám phá bản chất các hiện tượng của thế giới khách quan: Giải thích
nguồn gốc phát sinh, phát hiện ra các qui luật vận động và phát triển của các
hiện tượng ấy.
+ Hệ thống hoá các tri thức đã khám phá được tạo thành các lý thuyết, học


8


thuyết khoa học.
+ Nghiên cứu ứng dụng những thành quà sáng tạo khoa học để cải tạo thực
tiễn.
Động lực của sự phát triển khoa học là nhu cầu thực tiễn của cuộc sống con
người. Nhu cầu thực tiễn gợi ý cho mọi đề tài và đồng thời là mục tiêu phải giải
quyết của mọi đề tài khoa học. Thực tiễn vừa là nguồn gốc nhận thức vừa là tiêu
chuẩn để xác minh tính chân thực, vừa là mục tiêu giải quyết của mọi lý thuyết
khoa học.
2- Xét trên giác độ xã hội thì:
a) KHOA HỌC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI.
Theo quan điểm triết học các được trinh bầy trong Từ điển Triết học của
Rozental, khoa học tồn tại như một hình thái xã hội.
Toàn bộ cuộc sống của xã hội loài người bao gồm hai lĩnh vực: lĩnh vực vật
chất (tồn tại xã hội) và lĩnh vực tinh thần (ý thức xã hội). Tồn tại xã hội là tất cả
những gì đang diễn biến xung quanh chúng ta. Ý thức xã hội là kết qua sự phản
ánh tồn tại xã hội vào bộ não con người. Sự phản ánh này được thực hiện với
nhiều mức độ khác nhau như: ý thức sinh hoạt đời thường, tâm lý, ý thức xã hội,
trong đó có hệ tư tưởng.
Ý thức đời thường là sự phản ánh những cái cụ thể trực tiếp, gần gũi của
cuộc sống hàng ngày của con người. Ý thức xã hội là sự phản ánh những cái sâu
sắc toàn diện và hệ thống về thế giới.
Ý thức xã hội được phản ánh bằng nhiều hình thái khác nhau như: Tôn
giáo, Đạo đức Nghệ thuật, Chính trị, Khoa học... Sự khác nhau giữa các hình
thái ý thức xã hội được qui định bởi mục đích, tính chất và phương thức phản
ánh. Thế giới là đối tượng duy nhất của sự nhận thức và cũng là nguồn gốc duy
nhất đem lại nội dung cho sự nhận thức.

Các hình thái ý thức xã hội là những hình thức khác nhau của sự phản ánh
về một thế giới thống nhất và chúng có chức năng xã hội riêng.
+ Tôn giáo là một hình thái ý thức phản ánh lòng tin không có căn cứ của
con người trước lực lượng siêu tự nhiên, mà bản thân con người không hiểu nổi,
không giải thích được nó và từ đó thần thánh hoá các sức mạnh siêu tự nhiên đó.
Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, trong điều kiện trình độ
nhận thức và thực tiễn xã hội còn thấp kém. Tôn giáo làm cho con người lệ
thuộc vào thiên nhiên, trở thành nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên

9


+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh các quan niệm về cái
thiện, cái ác trong các mối quan hệ xã hội, về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi
người trong cuộc sống cộng đồng và được biểu hiện bằng những qui tắc, chuẩn
mực cụ thể. Tiêu chuẩn đạo đức không được ghi thành văn bản, nhưng có giá trị
to lớn trong cuộc sống nhân loại. Đạo đức định hướng giá trị cho cuộc sống cá
nhãn và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đạo đức đưa xã hội loài người tới
cuộc sống văn minh.
+ Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội phản ánh các hình tượng thẩm
mỹ của thế giới hiện thực thông qua những rung cảm thẩm mỹ cá nhân. Hình
tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, nó mang thấu ấn
độc đáo của chủ thể sáng tạo. Ý tưởng nghệ thuật xuất luật trong một hoàn cảnh
cụ thể trong điều kiện sống của cá nhân, trong cộng đồng dân tộc và thời đại.
Nghệ thuật là quá trình chủ thể hoá đối tượng thẩm mỹ và khách thể hoá tình
cảm thẩm mỹ. Nghệ thuật có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức
năng giải trí và có vai trò to lớn trong đời sống nhân loại.
+ Chính trị là hình thái ý thức xã hội phản ánh các mối quan hệ kinh tế - xã
hội, vị trí và quyền lợi của các giai cấp, của các quốc gia xung quanh vàm đề lợi
ích, trước hết là lợi ích kinh tế. Chính là thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa các

giá cấp để thiết lập trật tự xã hội và cuộc đấu tranh giữa các quốc gia để xác lập
chủ quyền dân tộc, trong quản lý và bảo vệ đất nước. Chính trị được duy trì bằng
các công cụ chuyên chính. Mọi hình thái ý thức xã hội đều bị chi phối bởi ý thức
chính trị, phục túng đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền.
+ Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan,
tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các
khái niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những giả thuyết,
học thuyết... Khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc
biệt. Khoa học không những hướng vào giải thích thế giới mà còn nhàm tới cải
tạo thế giới. Khoa học làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, bắt thiên
nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình.
Khoa học có vị trí độc lập tương dối trước các hình thái ý thức xã hội khác
nhưng đồng thời lại có mối liên hệ biện chứng với chúng. Tất cả các hình thái ý
thức xã hội đều là đối tượng nghiên cầu của khoa học. Khoa học có khả năng
vạch rõ nguồn gốc, bản chất, xác định tính chính xác của sự phản ánh hiện thực
và ý nghĩa xã hội của tất cả các hình thái ý thức xã hội khác.
b) KHOA HỌC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT
Đứng ở góc độ hoạt động, khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt
10


động đặc biệt của loài người, giống linh hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa
học, công nghệ... Mỗi loạt hình hoạt động có mục đích và phương thức riêng.
Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản chất và các qui
luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống xã hội.
Về thực chất, ở góc độ này, khoa học được hiểu là hoạt động nghiên cứu khoa
học, là quá trình phát minh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại. Ta sẽ nghiên
cứu phương diện này trong chương sau.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC
1. Quá trình phát triển của khoa học

Sự phát triển của khoa học gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người.
Khoa học ra đời khi xã hội đã đạt tới trình độ phát triển nhất định và gắn
liền với sự xuất hiện những nhân vật có những năng lực trí tuệ đặc biệt.
+ Ở thời cổ đại khi mới hình thành, khoa học là một thể thống nhất chưa bị
phân chia, mọi lĩnh vực tri thức đều tập trung trong Triết học. Người đặt nền
móng cho khoa học cổ đại chính là Aristôt (384-270 trước CN), mọi tri thức
khoa học và triết học thời đó đều tìm thấy trong tác phẩm của ông. Triết học
phát triển cùng với cuộc đàm tranh của hai trào lưu duy vật và duy tâm.
Khoa học dần dần phát triển cùng với thời gian và trình độ nhận thức của
xã hội loài người. Triết học được phân thành Thiên văn học, Hình học, Cơ học,
Tính học... Những bộ môn này đạt tới trình độ lấy trái đất làm trung tâm trong
hệ thống tri thức thiên văn của Pơtôlêmêm, hình học của ơcơlit, tĩnh học của
Acsimet.
+ Thời Trung cổ kéo dài hàng nghìn năm, chủ nghĩa duy tâm thống trị xã
hội. Giáo hội bóp nghét mọi tư tưởng khoa học, làm cho khoa học tiến lên hết
sức chậm chạp. Tuy nhiên do nhu cầu của thực tiễn xã hội thúc đẩy, tri thức
khoa học vẫn được bổ sung, khoa học vẫn tiếp tục phát triển dù là rất chậm.
+ Thế kỷ XV-XVIII- thời kỳ phục Hưng: Trong khuôn khổ chế độ Phong
kiến xuất hiện nhiều mầm mống của chế độ Tư bản, bắt đầu xuất hiện quá trình
đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển thường nghiệp, hàng hải... dần mở ra cho
khoa học những triển vọng mới.
F.Anghen cho rằng đây là thời kỳ đầu của sự phát triển khoa học hiện đại.
Trong thời kỳ này một loạt các nhà khoa học ra đời có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của khoa học về sau như N.Côpécních, G.Galilê.I.Niutơn... Thuyết
mặt trời là trung tâm của Côpécních đánh đổ thuyết của Pơtôlêmê, giáng một
đòn chí mạng vào Giáo hội: Khoa học bắt đầu được phân chia thành các lĩnh vực
11


theo đối tượng nghiên cứu Hoá học, Thực vật học, Sinh lý học, Địa chất học...

đã trở thành khoa học độc lập. Chính sự phân chia này lại dẫn tới việc nghiên
cứu các lĩnh vực khoa học tách rời nhau và truyền bá tư tưởng siêu hình về thế
giới.
Trong thời kỳ này khoa học xã hội chưa phát triển hoàn chỉnh. Chủ nghĩa
duy tâm và phương pháp siêu hình là cơ sở Triết học để giải thích các hiện
tượng xã hội.
+ Thế kỷ XVIII-XIX là thời kỳ phát triển Tư bản công nghiệp.
Phong trào đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển quy mô lớn, nảy sinh
những nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm,dẫn tới sự phát triển Nông học,
Thực vật học. Sự cần thiết sản xuất phân bón, thuốc nhuộm... đặt ra hàng loạt
vấn đề cho Hoá học. Phương pháp phân tích định lượng và tổng hợp hữu cơ dẫn
đến phát triển ngành Hoá học công nghiệp. Cách mạng công nghiệp và việc sử
dụng máy hơi nước đặt cho Vật lý những nhiệm vụ nghiên cứu mới. Sự xuất
hiện điện báo, điện tử, điện thắp sáng dẫn đến sự phát triển khoa học về điện. Đó
là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ biện chứng giữa khoa học và sản
xuất.
Theo Anghen thời kỳ này có ba phát minh vĩ đại đó là: Định luật bảo toàn
và biến hoá năng lượng của R.Maye và ].Dulơ Thuyết tế bào của P-Gôrianinôp
và F.Purơkinê, Thuyết tiến hoá của S.Đacuyn, đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển khoa học.
Cũng ở thời kỳ này, cùng với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng phát
triển. Cuộc đấu tranh thắng lợi giữa chủ nghĩa duy vật trước chủ nghĩa duy tâm.
Quan điểm lịch sử và phép biện chứng duy vật được phát hiện là những cống
hiến hết sức to lớn lao cho nhân loại.
Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát
triển của cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, như một .đặc điểm nổi bật
nhất của thời kỳ này. Chủ nghĩa Mác là sự thống nhất giữa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử.
+ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ mới trong lịch sử phát triển
của khoa học.

Phép duy vật biện chứng thâm nhập vào mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Khoa học tự nhiên bắt đầu được nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm với
những thủ đoạn kỹ thuật tinh vi.
Khoa học phân hoá mạnh thành các ngành, các lĩnh vực, các bộ môn riêng,
12


chúng nghiên cứu rất sâu và rất đa dạng, đồng thời các ngành khoa học lại thâm
nhập vào nhau tạo thành các khoa học trung gian, liên ngành.
Khoa học đã trở thành bộ máy lớn thạnh có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Thành tựu của khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất
làm cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp hoá bắt đầu diễn ra trên qui mô
toàn thế giới.
+ Ở thế kỷ XX khoa học phát triển như vũ bão, lượng thông tin tăng nhanh,
với tốc độ lớn, phạm vi rộng.
Đây là thời kỳ phát triển nhanh nhất của khoa học trong lịch sử nhân loại.
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động vào mọi mặt
của đời sống xã hội.
Khoa học làm cho nền sản xuân hiện đại phát triển nhanh có hàm lượng trí
tuệ cao, sản phẩm phong phú, cháu lượng tốt thoả mãn nhu cầu cuộc sống của
con người. khoa học và công nghệ là đặc trưng của thời đại, là một biểu hiện rực
rỡ nhất của nền văn minh trong toàn bộ lịch sử con người.
2. Quy luật phát triển của khoa học
Nghiên cứu lịch sử phát triển của khoa học qua các thời kỳ, dẫn ta đến
những khái quát về các qui luật phát triển của khoa học hiện đại như sau:
a)- Qui luật phát triển có gia tốc của tất cả các lĩnh vực khoa học
Điểm nổi bật nhất của sự phát triển khoa học hiện đại là nhịp độ phát triển
ngày càng gia tăng trong tất cả lĩnh vực, trên tất cả các phương diện. Ta dễ dàng
nhận thấy trong các lĩnh vực sau đây:
+ Lượng thông tin khoa học được khám phá ngày càng nhiều dẫn đến kỷ

nguyên bùng nổ thông tin. Theo tính toán của các nhà thông tin thì lượng thông
tin khoa học cứ từ 5 đến 7 năm lại tăng gấp hai lần. Riêng ở thế kỷ XX đã khám
phá một số lượng thông tin bằng 90% lượng thông tin đã khám phá được trong
lịch sử nhân loại. Người ta ví sự phát triển của khoa học như thời gian, không
thể bắt thời gian dừng lại được, nhưng khác với thời gian là khoa học tiếp lên
với tốc độ ngày một cao.
+ Số lượng các nhà khoa học cũng tăng lên hết sức nhanh chóng, 90% các
nhà khoa học từng có mặt trên trái đất sống ở thế kỷ XX.
+ Việc gia tăng thông tin khoa học đã làm rút ngắn một chu kỳ phát triển lý
thuyết khoa học. Ngày nay người ta nói đến sự lão hoá của tri thức. Thời gian
xem xét lại một lý thuyết khoa học ngày một rút ngắn; thí dụ: Thuyết hấp dẫn
13


của Aristốt tồn tại 2000 năm, thuyết của Niutơn 200 năm, thuyết của Dalton một
thế kỷ, thuyết cấu trúc nguyên tử của Bỏ chỉ còn 10 năm.
Quá trình thay đổi các quan niệm khoa học không phải bằng phương pháp
gạt bỏ đơn giản theo lối cơ học mà là đi tìm cái mới, bằng các con đường mới,
với cách chứng minh mới, khách quan và chân thực hơn.
Chìa khoá để giải thích qui luật gia tăng nhịp độ phát triển của khoa học là
sự phát triển kế thừa biện chứng trong nhận thức khoa học về một thế giới thống
nhất. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học là một biểu hiện sinh động của
chính lịch sử loài người.
b) Quy luật phát triển nhân hoá của khoa học
Tri thức khoa học là một thể thống nhất, đó là toàn bộ tự hiểu biết của con
người, là kết quả nghiên cứu về một thế giới thống nhất. Tuy nhiên, khách thể
vô cùng phức tạp, trong quá trình nghiên cứu của mình không có một khoa học
nào có thể bao quát được toàn bộ khách thể phức tạp đó. Một quy luật hiển
nhiên là khoa học phải phân chia để nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận khác
nhau của chúng. Đây là xu hướng hiện thực của sự phát triển khoa học hiện đại,

nó đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nội dung của quá trình này là sự tách một bộ
môn khoa học mới ra khỏi một bộ môn khoa học đang tồn tại. Bản chất quá trình
phân hoá các khoa học để hình thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên
cứu hẹp hơn. Phần hoá là sự biểu hiện của phát triển khoa học và chính phân hoá
lại là con đường để khoa học phát triển mạnh mẽ hơn.
Khoa học phân hoá thành các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Môi lĩnh vực
chọn cho mình một đối tượng, một phần trong khách thể rộng lớn. Sự phân hoá
này cứ kéo dài mãi tạo ra hệ thống các bộ môn khoa học chúng nghiên cứu các
đối tượng rất đẹp. Do vậy tri thức khoa học trở nên hết sức toàn diện và cũng hết
sức sâu sắc
Lịch sử khoa học đã chứng minh cho quy luật này. Trong thời kỳ cổ đại,
như mọi người đều biết, triết học là khoa học duy nhất chứa đựng và tích hợp
những tri thức khoa học đầu tiên về tự nhiên và về xã hội, cho nên chỉ có một
loại hình quan hệ phục tùng của mọi ngành tri thức trước triết học. Triết học
biến thành một "khoa học của các khoa học". "khoa học bên trên các khoa học".
Từ thời Phục hưng, quan niệm này của triết học đã bị lung lay bởi sự phát
triển của chính bản thân khoa học tự nhiên: các khoa học tự nhiên bắt đầu tách
khỏi triết học từ trước đến nay vốn được coi là khoa học duy nhất. Sau này, đến
lượt khoa học xã hội (kinh tế học, chính trị học, ực sử, .v:v...) cũng tiếp tục phân

14


lập để trở nên những bộ môn khoa học độc lập. Ví dụ:
Triết học → Triết học; Lôgic học; Thiên văn học; Toán học; .v.v...
Toán học → Số học; Đại số học; Hình học; Lượng giác; v.v...
Hình học → Hình học; Hình học giải tích; Hình học vi phân; v.v...
Vật lý → Vật lý lý thuyết; Vật lý thống kê; Cơ học; Nhiệt học; .v.v...
Ngày nay khoa học đã phân ra thành trên 2000 bộ môn khác nhau. Khoa
học đang nghiên cứu các khía cạnh của thế giới. Có những lĩnh vực khoa học

nghiên cứu các thành phần nhỏ bé nhất của vật chất linh: hạt nhân nguyên tử, tế
bào, gieo... Có những lĩnh vực khoa học nghiên cứu cả không gian vũ trụ bao la.
c) Quy luật tích hợp của các lĩnh vực khoa học
Một điều dễ nhận thấy là khoa học càng phân nhanh để đi vào nghiên cứu
theo chiều sâu, thì một bộ môn khoa học hẹp lại không thể bao quít nổi các đối
tượng phức tạp có tính hệ thống cao. Do vậy, khi cần nhận thức những đối tượng
phức tạp lại đòi hỏi một sự phối hợp giữa các ngành và các bộ luôn khoa học
khác nhau tạo thành những liên ngành để cùng nghiên cứu.
Như vậy là do nhu cầu bức thiết để khám phá và giải quyết những vấn đề
phức tạp của thực tiễn, cần liên kết các khoa học khác nhau để cùng nghiên cứu.
Đó chính là nguồn gốc tạo ra những môn khoa học mới, những lĩnh vực nghiên
cứu mới và cũng chính là sự biểu hiện của quy luật tích hợp của sự phát triển
khoa học, tuột xu hướng phát triển của khoa học hiện đại để tạo thành một bộ
môn khoa học mới, ví dụ:
Hoá học + Vật lý học → Hoá lý.
Hoá học + Sinh học → hoá sinh.
Toán học + Vật lý học → Toán lý.
Toán học + Kinh tế học → Toán kinh tế.
Kinh tế học + Chính trị học → Kinh tế chính trị học.
Xã hội học + Chính trị học → Xã hội học chính trị.
Kinh tế học + Xã hội học → Kinh tế học xã hội.
Vật lý học Thiên văn học → Vật lý thiên văn.
Sự phân nhánh càng sau, nhánh phát triển càng nhiều, thì trong quá trình đó
tạo ra sự giao thoa, gặp gỡ giữa các khoa học lại càng thường xuyên hơn.

15


Ngày nay có những sản phẩm khoa học không phai là của một tác giả, một
ngành, mà là kết quả nghiên cứu phối hợp của nhiều ngành, nhiều tập thể khoa

học. Thí dụ, nghiên cứu vũ trụ là công trình phối hợp giữa các nhà khoa học
Thiên văn, Vật lý, Kỹ thuật, Sinh học, Y học, Tâm lý học...
Xu hướng này nói lên sự phát triển khoa học theo cơ chế tác động liên
ngành và mối quan hệ thống nhất hàm cơ của các lĩnh vực khoa học. Phần hoá
và tích hợp khoa học là hai xu hướng ngược chiều nhau, tưởng chừng chúng
mâu thuẫn với nhau, nhưng trong thực tế phát triển khoa học hiện đại chúng lại
song song tồn tại, phụ thuộc vào nhau, bổ sung cho nhau, cùng thúc đẩy sự tiến
bộ nhanh chóng của khoa học.
Khoa học phân hoá để phát triển và tích hợp để tạo nên một chất lượng
mới, chất lượng tổng hợp. Cả hai xã hướng cùng tác động trực tiếp đến nhịp độ
gia tăng của tri thức khoa học và tới sự hoàn thiện của các phương pháp nhận
thức và sự kiện toàn tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học.
d) Quy luật ứng dung nhanh chóng các thành tựu khoa học
Khoa học và đời sống là hai phạm trù thoạt nhìn có vẻ tách rời nhau, nhưng
thực tế chúng lại gắn bó mật thiết với nhau. Mục đích của khoa học chính là
cuộc sống, nghiên cứu khoa học chính là làm tăng chất lượng cuộc sống. Nhu
cầu cuộc sống là động lực thúc đẩy quá trình nghiên cứu và trình độ phát triển
của cuộc sống là điều kiện cho sự phát triển của khoa học.
Lịch sử phát triển khoa học và công nghệ cho thấy nhịp độ ứng dụng các
thành tựu khoa học mỗi ngày một nhanh hơn, điều đó đem lại hiệu quả rất lớn
làm phát triển nhanh cả khoa học và chất lượng cuộc sống. Khoa học được ứng
dụng vào sản xuất tạo ra công nghệ mới, ứng dụng vào cuộc sống xã hội tạo ra
quy định quản lý mới làm nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
Để chứng minh cho quy luật này ta có thể dẫn ra những con số thống kê
sau đây; về thời gian ngày một rút ngắn kể từ lúc phát minh lý thuyết đến khi áp
dụng thành công vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

16



Tên phát minh sáng chế Năm phát hành Năm sản xuất Thời gian
Máy hơi nước

1680

1780

100 năm

Máy chiếu bóng

1756

1844

88 năm

Phim ảnh

1832

1895

63 năm

Radio

1867


1902

35 năm

ôtô

1868

1895

27 năm

Điêzen

1878

1897

19 năm

Máy bay

1897

1911

14 năm

Vô tuyến điện


1922

1934

12 năm

Tranzitor

1948

1953

5 năm

Pin mặt trời

1953

1955

2 năm

Laze

1954

1954

6 tháng


Do quy luật ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học vào sản xuất đã
làm thay đổi hàng loạt những tiêu chỉ trong sản xuất.
1- Rút ngắn thời gian đổi mới công nghệ sản xuất. Nếu trước đây một thế
hệ máy tồn tại từ 10 đến 12 năm thì nay còn 2 đến 3 năm, thậm chí còn ngắn
hơn nữa.
2- Sản phẩm hàng hoá thường xuyên cải tiến mẫu mã và chất lượng ngày
càng được nâng cao. Các thế hệ sản phẩm mới luôn xuất hiện trên thị trường, thí
dụ hàng điện từ, tin học, ô tô, xe máy thế hệ mới...
3- Cơ cấu hoá thành sản phẩm hàng hoá đã thay đổi, nếu trước đây giá
thành chủ yếu do nguyên, vật liệu và sức lao động giản đơn tạo ra, thì ngày nay
có những mặt hàng tỷ trọng chất xám chiếm từ 60 đến 70% và còn cao hơn nữa.
4- Sản xuất hàng hoá rất chú trọng tới người tiêu dùng đặc biệt là phục vụ
cho nhu cầu thẩm mỹ cá nhân.
III. TRƯỜNG PHÁI KHOA HỌC VÀ BỘ MÔN KHOA HỌC.
1. Trường phái khoa học.
Khoa học luôn đưa ra những phát hiện mới về quy luật phát triển của tự
nhiên xã hội và chính con người các hiện tượng mới đó có thể đưa ra nhiều cách
giải thích khác nhau và cùng một sự vật hoặc vùng một hiện tượng. Ví dụ. các
hiện tượng kinh tế được xem xét trên giác độ chính trị (Kinh tế học chính trị
hoặc được xem xét trên giác độ xã hội (kinh tế học xã hội). Thường khi cách
17


giải thích sau có tác dụng bổ khuyết cho các phát hiện trước, đội khi. thậm chí
chủ định các phát hiện trước. Các khuynh hương khác nhau đó được gọi là
trường phái khoa học.
Như vậy có thể xem trường phái khoa học là một hướng tiếp cận nghiên
cứu theo một góc nhìn xác định và bởi một hệ phương pháp luậ xác định.
Trường phái khoa học xuất hiện là so sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa
học, do sự xuất hiện các gó nhìn khác nhau đối với đối tượng nghiên cứu, hoặc

so sự vận dụng các cơ sở phương pháp luận khác nhau để xem xét đối tượng
nghiên cứu.
Trường phái khoa học không chỉ dừng lại ở ý nghĩa học thuật và thường
khi đã chuyển sang một phạm trù được gọi là xã hội học của khoa học. Sự hình
thành các trường phái khoa học mới thường có thể dẫn đến những phản ứng tâm
lý trong bản thân cộng đồng khoa học và trong xã hội. thậm chí làm nổ ra những
cuộc tranh luận hoặc đụng độ quan điểm giữa trường phái khoa học mới với
trường phái khoa họ truyền thống xã hội với tôn giáo, thậm chí giữa các trường
phái khoa học với nhau, giữa mộ bộ môn Khoa học mới xuất hiện với các bộ
môn khoa học khác đặc biệt là với triết học
Lịch sử khoa học đã chứng kiến những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa triết
học với xã hội học, giữa triết học với lý thuyết hệ thống và điều khiển học, giữa
triết học với di truyền học, vv… như cuộc đấu tranh giữa trường phái nhật tâm (
xem mặt trời là trung tâm vũ trụ) và trường phái địa tâm ( xem trái đất là trung
tam của vũ trụ trong thiên văn học; giữa trường phái duy vật với duy tâm trong
triết học; giữa trường phái Euclide với trường phái phi - Euclide trong hình học;
giữa bản chất sóng của ánh sánh với bản chất hạt của ánh sáng trong quang học,
vv…
Cuộc đấu tranh giữa các trường phái trong khoa học bao giờ cũng diễn ra
hết sức gay gắt và dai dẳng, thậm chí kéo kéo dài hàng trăm năm. Ví dụ. Toán
học hệ nhị phân (hệ đếm 2) đã bị toán học hệ thập phân chê cười và phủ đình
gần 150 năm, từ khi xuất hiện môn đại số Boole cho đến khi con người chế tạo
được chiếc máy tính điện tử đầu tiên. Lúc đó, người ta mới vỡ lẽ ra rằng toán
học hệ đếm 2 là cơ sở để xây dựng các nguyên lý hoạt động của máy tính điện
tử. Hơn nữa, ngày nay, người ta không thể tưởng tượng nổi nếu không có ngành
toán học hệ đếm 2 thì làm sao có được nền văn minh tin học hiện đại như bây
giờ. Và người ta cũng chưa hình dung hết triển vọng của nó. Cuộc đấu tranh
giữa các trường phái trong khoa học xã hội còn dai dẳng và gay gắt hơn nhiều.
Trường phái là một tồn tại khách quan. Thái độ người nghiên cứu đối với
18



ttrường phái trước hết phải là một thái độ thực sự khoa học để xem xét trường
phái. Người làm nghiên cứu khoa học không được chấp nhận sự kỳ thị trường
phái, mà phải biết em mối quan hệ giữa các trường phái để hiểu sâu sắc thêm
các thuộc tính, các khía cạnh khác nhau của sự vật và hiện tượng, đồng thời phải
biết xây dựng luận cứ khoa học vững chắc để cuối cùng, phải đi đến sự thừa
nhận hoặc không thừa nhận một trường phái.
1- Bộ môn khoa học
Sự xuất hiện một bộ môn khoa học thường dẫn tới sự thừa nhận hoặc
không thừa nhận. Để có thể đi tới thừa nhận hoặc không thừa nhận, không chỉ
dựa trên cơ sở tranh cãi cảm tính, mà phải dựa trên cơ sở những tiêu chí. Dựa
trên cơ sở của những tiên chí Về một bộ môn khoa học, người nghiên cứu sẽ tự
kiểm tra một trường phái hoặc một mộ môn khoa học mà mình đề xướng, hoặc
xem xét phân tích những trường phái hoặc bộ môn khoa học do các đồng nghiệp
đề xướng. Trên đại thể, tiêu chí để xem xét một bộ luôn khoa học có thể bao
gồm như sau:
+ Có một đối tượng nghiên cứu.
Điều kiện tiên quyết để trở thành một bộ môn khoa học là phải có một đối
tượng nghiên cứu. đôi tượng nghiên cứu là bản thân sự vật hoặc hiện tượng được
đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học. Đương nhiên, một sự vật
hoặc hiện tượng có thể lệ đối tượng nghiên cứu của những bộ môn khoa học
khác nhau, nhất là thững vấn đề nằm ở vị trí giáp ranh giữa các bộ môn khoa
học.
+ Có một hệ thống lý thuyết.
Chỉ khi hình thành được một hệ thống lý thuyết, một bộ môn khoa học mới
khẳng định được vị trí trong hệ thống khoa học. Hệ thống lý thuyết của một bộ
môn khoa học bao gồm các phạm trù, khái niệm, tiêu đề, qui luật, định luật, định
lý,vv…
Trong hệ thống lý thuyết chia một bộ nôn khoa học bao giờ cũng có hai bộ

phận một bộ phận là cơ sở lý thuyết riêng đặc trưng cho bộ môn khoa học được
xem xét; còn một bộ phận là những cơ sở lý thuyết được thâm nhập từ các bộ
môn khoa học khác.
+ Có một hệ thống phương pháp luận:
Tuỳ thuộc đối tượng nghiên cứu, một bộ môn khoa học được đặc trưng bồi
một hệ thống phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp luận nghiên cứu của
một bộ môn khoa học cũng bao gồm hai bộ phận: Một bộ phận phương pháp
19


luận riêng và một bộ phận phương pháp luật được thâm nhập từ các bộ môn
khoa học khác. Đây là điểm đáng lưu ý trong nền khoa học hiện đại.
+ Có mục đích ứng dụng.
Mỗi bộ môn khoa học có những mục đích ứng dụng xác định. Trừ trường
hợp những nghiên cứu cơ bản chưa biết trước mục đích ứng dụng, thậm chí có
thể nói có những trường hợp nhà nghiên cứu không thể biết được hoặc không
cần biết đến mục đích. ứng dụng của vấn đề mình nghiên cứu. Điều này rất có
thể có một số người không đồng ý, nhưng đối với khoa học thì đó lại là một hiện
tượng phù hợp với quy luật của khoa học. Thí du trường hợp Đại số Boole, ngay
George Boole cũng không giải thích được cho những người đương thời về mục
đích ứng dụng của môn đại số mà ông đã đề xướng. Chỉ đến ngày nay người ta
mới biết được ứng dụng to lớn như thế nào của toán học hệ đếm 2. Mặc dù như
vậy, người nghiên cứu cũng cần phải có đủ luận cứ để bác bỏ sự ngộ nhận tính
phi mục đích của một số lĩnh vực nghiên cứu.
IV- PHÂN LOẠI KHOA HỌC:
Từ những thế hệ khoa học thời Cổ đại qua Trung đại cho đến thế hệ khoa
học đương đại, các triết gia, các nhà nghiên cứu đã có mối quan tâm sâu sắc đến
phần loại khoa học. Lịch sử khoa học đã biết đến rất nhiều bảng phân loại khoa
học, từ công trình của những triết gia hà học giả mà những người bình thường
nhất trong giới nghiên cứu cũng biết đến tên tuổi, như: Aristote, Descarte,

Epicure, v.v... cho đến những nhà nghiên cứu, đồng thời là những nhà cải cách
xã hội có tầm vóc vượt khỏi thời đại, như Saint Simon, Karl Marx và Friedric
Engels.
Chỉ đến C.Mác ( 1818- 1883) ) và F.Anghen (l820- 1895) mới là những
người đầu tiên đem lại cơ sở khoa học thực sự cho vấn đề phân loại. Các ông
cho rằng mỗi khoa học phản ánh một hình thức vận động của vật chất. Sự Phân
loại khoa học chính là sự phân chia các hình thức vận động của khách thể phù
hợp với tính nhất quán, bản chất bên trong của chúng. Mối liên hệ, chuyển hoá
giữa các khoa học là phản ánh sự chuyển hoá, phát triển các hình thức vận động
của thế giới.
Phân loại khoa học phải được dựa trên hai nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Nguyên tắc khácn quan: Thế giới vận động bằng nhiều hình thức, mỗi
hình thức phụ thuộc vào tính chất đặc hữu bên trong của vật chất, tương ứng với
nó là thiết lập các lĩnh vực khoa học cụ thể.
Mỗi lĩnh vực khoa học phản ánh một hình thức vận động của vật chất và tất
20


cả khoa học phản ánh toàn bộ các hình thức vận động của thế giới trong mối
quan hệ biện chứng của chúng và trân theo một trật tự nhất định.
Phân loại khoa học phải dựa trên cực hình thức vận động của khách thể,
dựa trên các tính chất nhất quán bên trong của khách thể. Nói một cách cụ thể
hơn phân loại khoa học phải dựa vào đối tượng mà nó nghiên cứu. Nguyên tắc
phân loại này được gọi là i nguyên tắc kách quan
Các khoa học được phân loại và sắp xếp liên tiếp theo một bậc thang phù
hợp với trật tự phát triển của thế giới với chất và phù hợp với nhận thức của loài
người. Tri thức có sau xuất phát từ tri thức có trước và bao hàm tri thức có trước
như một yếu tố tất yếu. Nguyên tắc phân loại như vậy được gọi là nguyên tắc
phối thuộc.
Sự phân loại các khoa học theo nguyên tắc phối thuộc vừa là chú ý tới quy

luật phát triển của vật chất, vừa là chú ý tới tính kế thừa biện chứng của sự phát
triển của khoa học, điều đó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Cách phân loại UNESCO:
Các chuyên gia của UNESCO phân khoa học thành 5 lĩnh vực:
1) Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác.
2) Khoa học kỹ thuật.
3) Khoa học nông nghiệp.
4) Khoa học về sức khoẻ.
5) Khoa học xã hội và nhân văn.
Mỗi cách phân loại có đặc điểm riêng và chúng được sử dụng tuỳ theo mục
đích tổ chức nghiên cứu, ứng dụng hay quản lý khoa học.

B- CÔNG NGHỆ
I. Khái niệm về công nghệ:
Do quy luật tự nhiên của sự phát triển khoa học và sự gắn bó mật thiết giữa
khoa học và sản xuất xã hội, Khoa học phát triển đã kéo theo sự phát triển nhanh
chóng về kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Khoa học đã làm cho sức sản xuất
tăng gấp bội và đã đạt được những thành tựu rực rỡ chưa từng có trong lịch sử
loài người.
Trong những ngày đầu công nghiệp hoá, người ta sử dụng rất phổ biến

21


thuật ngữ kỹ thuật (Technique) với ý nghĩa là các giải pháp thực hiện một loại
công việc hay công cụ được sử dụng trong sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất.
Thí dụ: kỹ thuật bôi trơn chống ăn mòn kim loại trong các chi tiết máy.
Khi xuất hiện thuật ngữ công nghệ sản xuất, lúc đầu nó được hiểu là quy
trình kỹ thuật dùng trong dây chuyền sản xuất, về sau khái niệm công nghệ sản
xuất được hiểu theo nghĩa rộng hơn và dần dần ổn định như ngày nay.

Theo định nghĩa mà Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á và Thái
Bình Dương đề xướng, thì công nghệ sản xuất là tất cả những gì liên quan đến
việc biến đổi tài nguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu ra của quá trình sản
xuất. Hệ thống công nghệ sản xuất bao gồm:
+ Hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ của các dây chuyền sản xuất (phần
kỹ thuật).
+ Thông tin về quy tinh sản xâu hay các bí quyết kỹ thuật cho một hệ sản
xuất (Phát thông tin).
+ Trình độ tay nghề kỹ năng của người lao động trực tiếp sản xuất (phần
con người).
+ Trình độ tổ chức quản lý, điều hành sản xuất của ban quản lý xí nghiệp,
công ty (phần tổ chức).
Công nghệ (Technology) là thuật ngữ gọi tắt của công nghệ sản xuất bao
gồm hai phần: phần kỹ thuật và phần thông tin. Phần kỹ thuật của công nghệ gọi
là phần cứng (Hardware). Phần thông tin gọi là phần mềm (Sofrware).
Như vậy, công nghệ là hệ thống thiết bị kỹ thuật và thông tin về quy trình
sản xuất được áp dụng trong quá trình chế biến tài nguyên thành sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ.
Về bản chất, công nghệ là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu của
khoa học vào sản xuất. Công nghệ là sản phẩm của lao động trí tuệ sáng tạo của
con người trong lĩnh vực sản xuất. Công nghệ là tổ hợp nhiều công đoạn của quy
trình ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, và phương tiện để chế biến tài
nguyên vật chất thành sản phẩm hàng hoá.
Tuy nhiên công nghệ luôn gắn chặt với công nghiệp, Công nghiệp và công
nghệ là hai mặt của một thực thể thống nhất. Công nghệ là nền tảng của công
nghiệp, còn công nghiệp là phương thức chuyển tải công nghệ vào cuộc sống.
Hiện đại hoá gắn chặt với công nghiệp hoá nền sản xuất, vì nóng cốt của hiện
đại hoá là công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá phải dựa và công nghệ tiên tiến ở

22



trình độ cao. Công nghiệp hiện đại với công nghệ cao mà hệ trung tâm là máy
tính điện tử tạo khả năng tự động hoá hoàn toàn trong các dây chuyền sản xuất
và đem lại năng xuất và hiệu quả sản xuất rất lớn.
Trong nền công nghiệp hiện đại một phần lao động sức lực và trí tuệ giao
cho máy móc đảm nhiệm. Rôbốt thông minh thay vị trí con người trong những
lao động chính xác nặng nhọc và độc hại. Những dây chuyền cơ điện tử
(Mechatronic) điều khiển bằng máy tính, ngàn loạn tư động từ nhân tính toán,
thiết kế đến khâu nhập vật liệu gia công, lắp ráp, kiểm tra thành phẩm và nhập
kho. Con người đứng bên cạnh dây chuyền làm nhiệm vụ chỉ huy, điều chỉnh và
kiểm tra chung, từ đó xuất hiện thuật ngữ công nghệ cao.
Công nghệ cao là một khái niệm nói về một nền sản xuất ở trình độ tinh
xảo nhất với những đặc điểm sau đây:
+ Hệ thống thiết bị được thiết kế tự động hoàn toàn, máy móc có kết cấu
phức tạp nhưng vận hành đơn giả?
+ Bí quyết của quy trình kỹ thuật sản xuất hết sức tinh vi.
+ Máy móc, thiết bị sản xuất tiêu thụ rất ít năng lượng, nguyên vật liệu sản
xuất được sử dụng rất tiết kiệm và nguyên liệu tái tạo được sử dụng nhiều nhất.
+ Năng xuất lao động rất cao, sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt.
+ Nhà máy được thiết kế khép kín, phế thải được tinh lọc, không gây ô
nhiễm môi trường.
Nền sản xuất với công nghệ hiện đại có hàm lượng trí tuệ rất cao. Nếu
trước đây hiệu quả kinh tế dựa chủ yếu vào vốn đầu tư và sức lao động đơn giản,
nặng nhọc chiếm tới 60 đất 70% cơ cấu giá thành, thì ngày nay trong sản phẩm
công nghệ cao chất xám chiếm 70% đến 75% cơ cấu ấy. Có những mặt hàng
như: điện tử, tin học, dược phẩm... Nguyên liệu chiếm 1-3% giá thành, sức lao
động 12%, còn lại dành cho đầu tư kiến thức mua bí quyết công nghệ, thực hành
thí nghiệm, sản xuất thử.
II. Chuyển giao công nghệ

Cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Thang giá trị xã hội được đo bằng trí tuệ. Trí tuệ đã trở thành sàn phẩm cao
cấp có giá trị và giá trị sử dụng. Sản phẩm trí tuệ có mối giao lưu trên thị trường
hiện đại và bản thân nó cũng tạo ra thị trường có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Các
nhà tương lai học khẳng định: Tương lai sẽ thuộc về dân tộc nào có tiềm lực trí
tuệ cao, chứ không thuộc về những nước giàu có tài nguyên, bởi vì trí tuệ con
23


người là cơ sở thật sự cho mọt sự phát triển khoa học và kinh tế - xã hội.
Việc ứng dụng các thành tựu khoa học đã làm rút ngắn thời gian đổi mới
công nghệ. Khả năng thay đổi công nghệ được dự tính trước. Máy móc có tính
mềm dẻo, linh hoạt, phụ kiện dễ thây thế, đảm bảo không bị lạc hậu so với công
nghệ mới. Việc đổi mới cóng nghệ diễn ra nhanh chóng kể cả số lượng và tốc độ
trên phạm vi toàn thế giới từ đó tạo nên quá trình chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ là nơi gặp gỡ giữa khoa học và thị trường.
Về bản chất, chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ,
thông qua dịch vụ thương mại có tổ chức.
Chuyển giao công nghệ theo khái niệm của UNESCO bao hàm. Chuyển
giao thiết bị kỹ thuật, chuyển giao kiến thức về quy trình sản xuất, chuyển giao
kinh nghiệm tổ chức quản lý và hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sản xuất. Tuy
nhiên chuyển giao công nghệ chú trọng hai phần một cách đồng bộ: phần kỹ
thuật và phần thông tin.
Phần kỹ thuật được chuyển giao bằng dịch vụ thương mại thông thường,
phần thông tin được chuyển giao bằng những thoả thuận của hai bên chuyển
giao và tiếp nhận.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi hai nguồn:
+ Nguồn thứ nhất, chuyển giao tơi nơi phát minh đến các xí nghiệp ứng
dụng sản xuất gọi là chuyển giao dọc. Nội dung là công nghệ theo con đường
chuyển giao dọc hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất. Đây là con

đường ngắn nhất của chu trình nghiên cứu - ứng dụng. Tuy nhiên con đường này
chứa những yếu tố mạo hiểm vì công nghệ mới chưa được thử thách.
+ Nguồn thứ hai, chuyển giao từ cơ sở sản xuất có trình độ công nghệ cao
đến cơ sở sản xuất còn yếu kém, gọi là chuyển giao ngang. Nguồn chuyển giao
này ít mạo hiểm hơn vì công nghệ được thực tiễn thử thách, nhưng bên mua
công nghệ thường bị thua thiệt, bởi vì trong thị trường cạnh tranh không một xí
nghiệp nào lại bán bí quyết công nghệ mới nhất cho đối thủ cạnh tranh.
Cho nên trong quá trình chuyển giao công nghệ ở nước ta, đặc biệt là quá
trình nhập ngoại công nghệ phải thận trọng và thực hiện đúng các quy định của
nhà nước, thể hiện trong các nguyên tắc đây:
1- Công nghệ nhập ngoại phải là công nghệ tiên tiến, nếu đạt tới trình độ
tiên tiến nhất thì đó là điều lý tưởng.
2- Công nghệ nhập ngoại phải giúp ta tận dụng hết các nguồn lực sản xuất

24


trong nước.
3- Công nghệ nhập ngoại phải thúc đẩy sự phát triển công nghệ quốc gia.
4- Công nghệ nhập ngoại phải phù hợp với trình độ sản xuất của công nhân
Việt Nam và đem lại hiệu quả cao:
5- Công nghệ nhập ngoại không gây ô nhiễm môi trường.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện cả ở trong nước và Quốc tế.
Chuyển giao công nghệ có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với từng quốc gia và với
cả thế giới. Với ý nghĩa văn hoá- khoa học, chuyển giao công nghệ vừa kích
thích quá trình lao động sáng tạo của các nhà khoa học, nó vừa thúc đẩy quá
trình sản xuất bằng việc ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học. Chuyển
giao công nghệ đảm bảo tính pháp lý của các chủ thể sáng tạo và quyền sử dụng
hợp pháp các thành quả khoa học ở các cơ sở sản xuất.
Với ý nghĩa kinh tế - thương mại, nó giúp mở rộng sự hợp tác giao lưu kinh

tế khoa học, kỹ thuật giữa các khu vực trong nước và quốc tế, từ đó làm rút ngắn
khoảng cách sự khác biệt trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật
giữa các khu vực và tạo điều kiện để các quốc gia cùng phát triển.
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một trong
những con đường quan trọng của chúng ta là phải nhập ngoại công nghệ tiên
tiến, với chiến lược chung là: Bước đầu thích nghi với công nghệ nước ngoài để
áp dụng có kết quả vào sản xuất, dần dần,cải tiếm công nghệ nhập ngoại để có
sản phẩm tốt hơn, khi năng lực khoa học và công nghệ đủ mạnh thì vươn lên
sáng tạo công nghệ Việt Nam có sức cạnh tranh với công nghệ thế giới.
Chuyển giao công nghệ là hoạt động phức tạp có các mức độ, chiều sâu
khác nhau đó là: Trao kiến thức, trao phương tiện kỹ thuật, trao chìa khoá sau
khi xây dựng nhà máy, trao chìa khoá sau khi đã sản xuất ra sản phẩm, trao thị
trường truyền thống tiêu thụ sản phẩm, mức sâu nhất là đầu tư tư bản.
Chúng ta đang tranh thủ tối đa mọi khả năng của chuyển giao công nghệ để
nhanh chóng phát triển kinh tế tiếp kịp trình độ các nước trong khu vực.

C- KỸ THUẬT
- Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ
thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng
vào các quá trình sản xuất (kỹ thuật theo nghĩa hẹp).
- Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chiến hệ
25


×