Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người theo quy định của pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.31 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Trang

I. Phân tích khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người
theo quy định của pháp luật thế giới và pháp luật Việt
Nam:

1

1.Thực trạng buôn bán người trên thế giới và Việt Nam:

1

2. Khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người theo quy
định của pháp luật quốc tế.

2

2.1.Tổng quan về các văn kiện quốc tế về phòng, chống
buôn bán người

2

2.2.Khái niệm “ buôn bán người” và đặc điểm của tội mua
bán người theo quy định của pháp luật quốc tế.

2

3. Khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người theo quy
định của pháp luật quốc gia.



5

II. Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp
luật quốc tế về tội phạm rửa tiền?

6

1. Quy định các hành vi bất hợp pháp cần thiết được coi là
tội phạm:

6

2. Quy định về chế tài, hình phạt đối với tội phạm rửa tiền

8

3. Một số nhận xét:

9

Đề bài tập số 3 :
1


1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội mua bán người theo pháp luật
quốc tế và Việt Nam ?
2.Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật quốc tế về
tội phạm rửa tiền ?
Bài làm

I. Phân tích khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người theo quy định
của pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam:
1.Thực trạng buôn bán người trên thế giới và Việt Nam:
Tội phạm buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em đang
là một vấn nạn nhức nhối, diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở quy
mô toàn cầu. Cùng với ma túy và vũ khí, nạn nhân bị buôn bán đã trở thành
một loại hàng hóa đem lại lợi nhuận cao trong thị trường của bon tội phạm.
Theo ước tính vủa Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm
(UNODC), buôn bán người hiện là một thị trường có giá trị 30-40 tỷ USD/
năm. Chính lợi nhuận này đã khiến các đường dây buôn bán người mở rộng
mạng lưới ra khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để khai thác
thị trường mới.ở Châu Âu, nạn buôn người là một trong những hoạt động tội
phạm hàng đầu. Các nhóm tội phạm có tổ chức kiếm được 3 tỷ USD mỗi
năm nhờ hoạt động khai thác tình dục và cưỡng bức khoảng 140.000 lao
động1. Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác về số nạn nhân trực tiếp
bị ảnh hưởng bởi các đường dây mua bán người, nhưng theo ước tính của
nhiều chuyên gia, hiện nay trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người trên thế
giới là nạn nhân của nạn buôn người.
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động tội pham mua bán
người nói chung, mua bán phụ nữ, trẻ em ở nước ta tiếp tục diễn biến phức
tạp; tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia. Theo thống kê của Bộ Công
An, trong 5 năm thực hiện Chương trình 130/CP (từ năm 2005-2009), cá
nước xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân, trong đó có
1.218 vụ mua bán phụ nữ với 2.310 đối tượng, 3.019 nạn nhân; 191 vụ mua
bán trẻ em với 268 đối tượng và 491 nạn nhân và 177 vụ mua bán cả phụ nữ
và trẻ em với 310 đối tượng, 491 nạn nhân. So với 05 năm trước thì giai
đoạn này đã tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân. Tội phạm
mua bán người ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Về địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp 3

nước là Lào, Campuchia, Trung Quốc với 156 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và
1

Theo một báo cáo do UNODC công bố vào tháng 6/2010

2


địa phương, có hàng nghìn đường mòn, đường tiều ngạch...đặc điểm địa lý
tự nhiên như vậy là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức buôn bán
người và gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm này2.
2. Khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người theo quy định của
pháp luật quốc tế.
2.1.Tổng quan về các văn kiện quốc tế về phòng, chống buôn bán
người
Để đấu tranh chống loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trong đó có
buôn bán người, đòi hỏi phải có một giải pháp quốc tế hữu hiệu. Liên hợp
quốc và các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã có nhiều nỗ lực trong
việc thông qua một loạt các điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống
loại tội phạm nguy hiểm này, trong đó, đáng chú ý là:
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
(gọi tắt là TOC); Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trán áp tội phạm
buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung TOC và Nghị định thư
về chống đưa người nhập cư trái phép bằng đường biển, đường bộ, đường
không, bổ sung TOC;
- Công ước về quyền trẻ em và Nghị định thư không bắt buộc về mua bán trẻ
em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung công ước
Quyền trẻ em.
Đây là những công cụ pháp lý quốc tế quan trọng định ra một khuôn khổ

pháp lý cho sự hợp tác hữu hiệu giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói chung và tội phạm buôn bán
người nói riêng.
2.2.Khái niệm “ buôn bán người” và đặc điểm của tội mua bán
người theo quy định của pháp luật quốc tế.
Khái niệm “ buôn bán người” trong Nghị định thư về chống buôn bán
người. Theo Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm về
buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em bổ sung cho Công ước về chống
tội phạm xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Nghị định
thư về chống buôn bán người) quy định tại Điều 3 thì “buôn bán người”
được hiểu như sau:
a)Buôn bán người được hiểu là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển
giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách đe dọa
dùng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng
quyền lực hoặc bị thế dễ bịt thương tổn hay bằng việc cho hoặc nhận tiền
2

Bộ Tư pháp, vụ pháp luật hình sự-hành chính, Cẩm nang pháp luật quốc tế và quốc gia về phòng và chống
buôn bán người, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr9-14

3


hay lợi nhuận để đẹt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với những
người khác vì mục đích bóc lột.
Hành vi bóc lột ở đây ít nhất là bao gồm bóc lột vì mục đích mại dâm
hoặc các hành vi bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay những
hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hay lấy các bộ phận cơ thể.
b) Việc một nạn nhân của việc buôn bán người chấp nhận sự bóc lột
có chủ ý được nêu tại Khoản a trên đây không được tính nếu bất kì một cách

thức nào nêu trong khoản a đã được sử dụng.
c) Việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận trẻ
em nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là buôn bán người ngay cả khi việc này
được thực hiện không cần dùng đến bất kì một cách thức nào được nói tới
trong Khoản a trên
d) Trẻ em có nghĩa là bất kì người nào dưới 18 tuổi.
Theo cách hiểu này thì định nghĩa buôn bán người trong Nghị định
thư được xác định dựa trên ba yếu tố là hành vi, thủ đoạn phạm tội và mục
đích phạm tội. Tuy nhiên, trong trường hợp buôn bán trẻ em thì chỉ cần hai
yếu tố là hành vi và mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm.
Hành vi của tội buôn bán người gồm các hành vi tuyển dụng, vận
chuyển, chuyển giao, chứa chấp nhận người.
Các hành vi trên được thực hiện với các thủ đoạn và mục đích sau:
Thủ đoạn: đe dọa dùng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa
gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hay vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc
cho hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người kiểm
soát đối với một người khác.
Mục đích: bóc lột vì mục đích mại dâm hoặc các hành vi bóc lột tình
dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ, khổ sau hay
lấy các bộ phận cơ thể người.
Khái niệm “ buôn bán người” trong Nghị định thư bổ sung công ước
quyền trẻ em. Trong quy định của Công ước quyền trẻ em không có khái
niệm về buôn bán trẻ em mà khái niệm này được quy định tại Điều 2 của
Nghị định thư bổ sung công ước. Điều 2 Nghị định thư quy định buôn bán
trẻ em được hiểu là bất kỳ hành động giao dịch mà qua đó, trẻ em bị chuyển
giao từ bất kì một người hay một nhóm người để lấy tiền hay đồ vật gì khác.
Theo Nghị định thư bổ sung này thì buôn bán trẻ em được xác định
căn cứ vào hai dấu hiệu, một là hành vi, hai là mục đích. Tuy nhiên, khác
với mục đích của định nghĩa buôn bán người tại Nghị định thư bổ sung cho
Công ước TOC về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán

người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là mục đích bóc lột, mục đích của buôn
bán trẻ em quy định tại nghị định thư bổ sung cho Công ước quyền trẻ em là
để lấy tiền hay đồ vật gì khác.
4


Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy tội buôn bán người thể hiện dưới
các đặc điểm:
Trước tiên, ta khẳng định rằng tội buôn bán người theo quy định của
pháp luật quốc tế là tội phạm thường có tính tổ chức, hành vi buôn bán
người thường được thực hiện bởi nhóm tội phạm với vai trò khác nhau.
Chúng móc nối, câu kết với nhau dưới nhiều hình thức. Có nhiều trường hợp
chủ thể phạm tội mang quốc tịch khác nhau, chung chuyển nạn nhân tới
nhiều nơi trên thế giới.
Tính chất của tội phạm buôn bán người là tội phạm tính chất xuyên
quốc gia, đặc biệt trong những năm gần đây với xu hướng toàn cầu hóa, tội
phạm này hoạt động tinh vi hơn, thường xuyên trốn tránh từ nước này sang
nước khác. Do vậy, để công tác phòng và chống tội phạm có hiệu quả thì cần
có sự tham gia không chỉ của quốc gia có tội phạm được thực hiện mà còn
của các quốc gia khác như nơi chủ thể tội phạm mang quốc tịch, quốc gia là
nơi chung chuyển tội phạm
Buôn bán người là hoạt động mang lại lợi nhuận rất cao, các đối
tượng phạm tội hưởng thụ những món lợi bất chính từ các hoạt động này.
Ngay từ khi có nạn nhân của tội phạm, qua từng đợt chung chuyển, chủ thể
tội phạm đã thu được lợi nhuận. Hình thức bóc lột nạn nhân rất nhiều, qua
mại dâm hay hình thức lao động...chúng thỏa sức thu lợi nhuận trái pháp từ
nguồn “đầu tư” không đáng kể là mua bán một con người.
Hành vi buôn bán người nhằm mục đích bóc lột bạn nhân, có thể là
bóc lột tình dục hoặc mục đích mại dâm hay các hình thức lao động, dịch vụ
cưỡng bức, nên nạn nhân bị buôn bán thường bị xúc pham, hạ nhục. Chính

vì vậy, trong khả năng có thể, các quốc gia phải bảo vệ bí mật đời tư và nhận
dạng nạn nhân bị buôn bán. Nạn nhân của tội phạm buôn bán người có
những đặc điểm riêng khác với nạn nhân của các tội phạm khác, họ thường
bị lạm dụng không chỉ về mặt thể chất mà còn bị xâm phạm về cả mặt tinh
thần. Do vậy, việc điều tra, xét xử tội phạm này cần có quy trình và cách
thức đặc biệt nếu không sẽ không đạt được kết quả do sự bất hợp tác của nạn
nhân,họ không muốn nhắc lại những gì họ đã trải qua. Một bộ phận nạn
nhân của tội phạm buôn bán người là trẻ em, đây là đối tượng đặc thù vì dễ
bị xâm hại
3. Khái niệm và đặc điểm của tội mua bán người theo quy định của
pháp luật quốc gia.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ
thể về mua bán người. Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về tội này thể
hiện cụ thể tại Điều 119 và 120, thông qua quy định này của pháp luật,
chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm về tội mua bán người theo quy định
của pháp luật nước ta như sau:
5


Tội mua bán người Điều 119 BLHS
Về dấu hiệu pháp lý:
- Mặt khách quan của tội phạm: người phạm tội có hành vi mua bán
người. Đây là những hành vi dung tiền hoặc phương tiện thanh toán khác
như vàng, ngoại tệ...để trao đổi mua bán người như một thứ hàng hóa. Khi
việc mua bán người sảy ra, người bị mua bán có thể biết hoặc không biết
mình là đối tượng bị mua bán. Trong trường hợp biết mình bị mua bán,
người bị mua bán có thể không đồng tình nhưng cũng có thể đồng tình với
việc mua bán bản thân mình. Trường hợp người bị mua bán còn ở độ tuổi là
trẻ em không cấu thành tội này mà cấu thành tội theo Điều 120 BLHS.
- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Điều

luật không quy định động cơ cũng như mục đích phạm tội. Như vậy, hành vi
mua bán phụ nữa vì động cơ gì cũng như nhằm mục đích gì đều phạm tội
này.
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ( Điều 120 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý:
Tội này bao gồm 3 loại hành vi phạm tội khác nhau: Hành vi mua bán
trẻ em; Hành vi đánh tráo trẻ em; Hành vi chiếm đoạt trẻ em.
Đối tượng của ba loại hành vi phạm tội trên đều là trẻ em, người chưa đủ 16
tuổi.
Hành vi mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh
toán khác như vàng, ngoại tệ...trao đổi, mua bán trẻ em như một thứ hàng
hóa.
Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đứa trẻ này với đứa trẻ khác
mà bố mẹ của một hoặc cả hai đứa trẻ không biết.
Hành vi chiếm đoạt trẻ em là hành vi tách chuyển trái phép đứa trẻ
khỏi sự quản lý của gia đình hoặc người quản lý hợp pháp và thiết lập sự
quản lý đó của mình hoặc người khác bằng những thủ đoạn khác nhau như
lén lút, lừa dối, dùng vũ lực...
Lỗi của người phạm tội là cố ý.
Như vậy, thông qua các quy định này, chúng ta nhận thấy tội phạm về
mua bán người theo quy định của pháp luật Việt Nam là tội phạm có tính
nguy hiểm cho xã hội: điều đó thể hiện trước hết ở nạn nhân của tội phạm là
phụ nữ và trẻ em. Hành vi này rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính
mạng thậm chí là danh dự của bản thân. Thêm nữa, đối tượng phạm tội là trẻ
em-đối tượng rất đặc biết, cần sự quan tâm của toàn xã hội bởi nhận thức và
ngay cả thể chất của trẻ em cũng chưa hoàn thiện, dễ chịu tác động sâu sắc
từ hành vi phạm tội.

6



Tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. pháp luật Việt
Nam đã có dự liệu và quy định về hành vi mua bán người trong pháp luật
hình sự và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác. Tội phạm
mua bán người gây ra nguy hiểm cho xã hội và chắc chắn phải chịu hình
phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệ
thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm
tội phạm mua bán người, hành vi mua bán người. So với các quy định của
pháp luật quốc tế thì nạn nhân của tội phạm mua bán người trong quy định
của pháp luật Việt Nam mới chỉ là phụ nữ và trẻ em mà chưa có nam giới.
Chúng ta đang từng bước hệ thống hóa pháp luật và sẽ phải có những quy
định chi tiết hơn về các vấn đề này nhằm phát huy hiệu lực thi hành pháp
luật trên thực tế.
II. Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật quốc tế về
tội phạm rửa tiền?
1. Quy định các hành vi bất hợp pháp cần thiết được coi là tội phạm:
Các công ước quốc tế đã quy định các hành vi bất hợp pháp cần thiết
được coi là tội phạm. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Công ước Liên hợp quốc về chống
buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988(Công
ước viên 1988) thì:
“ 1. Theo nội luật của mình, mỗi bên của Công ước sẽ áp dụng những
biện pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu
chúng được cố ý thực hiện:
b) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu
được từ bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản
này hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu
hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người
nào có dính líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự

của hành vi đó;
ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm,
chuyển nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được
từ hoạt động phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm
này;
c) i) Việc có được sở hữu, hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm đó
biết rõ đấy là tài sản do phạm tội quy định tại điểm (a) khoản này hoặc do
tham gia vào những hoạt động phạm tội đó mà có”.

7


Mặt khác, tại Điều 6 Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia có quy định về việc các quốc gia thành viên phải
hình sự hóa những hành vi được coi là rửa tiền, Cụ thể:
“1. Trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc
gia, mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật và các biện pháp cần
thiết khác để quy định thành tội phạm hình sự những hành vi sau đây nếu
những hành vi này được thực hiện một cách cố ý:
a) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó
là do phạm tội mà có nhằm mục đích che đậy hoặc che dấu tính chất bất
hợp pháp đích thực của tài sản hoặc nhằm tiếp tay cho người có liên quan
đến việc thực hiện tội phạm chính lẩn tránh những hệ qủa pháp lý của hành
vi phạm tội ; ii) Che đậy hoặc làm thay đổi bản chất đích thực, nguồn gốc,
nơi cất giữ, việc định đoạt, vận chuyển của tài sản hoặc quyền sở hữu hay
những quyền khác có liên quan đến tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó là do
phạm tội mà có;
b) Không trái với những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật
quốc gia, mỗi quốc gia thành viên có thể quy định thành tội phạm hình sự
các hành vi sau : i) Mua, cất giữ hoặc sử dụng tài sản mặc dù vào thời điểm

nhận được tài sản biết rằng tài sản là do phạm tội mà có; ii) Tham gia thực
hiện một trong những hành vi tội phạm theo quy định tại điều này hoặc
tham gia vào mọi hình thức liên kết, thỏa thuận, ý đồ hoặc âm mưu phạm tội
bằng cách hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện hành vi tội
phạm đó.
Mặt khác theo khuyến nghị của FATF thì các quốc gia phải hình sự
hoá bốn nhóm hành vi rửa tiền sau đây:
- Nhóm hành vi chuyển đổi hoặc chuyển nhượng tài sản mà biết rõ là
phạm tội mà có, với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp
pháp của tài sản hoặc giúp đỡ bất kỳ người nào liên quan đến việc thực hiện
một tội phạm nguồn lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người
đó gây ra.
- Nhóm hành vi che giấu hoặc nguỵ trang bất cứ khía cạnh thông tin
nào về tài sản như: Bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, sự di chuyển
hoặc quyền sở hữu hay các quyền khác đối với tài sản, mà biết rằng tài sản
đó là do phạm tội mà có.
- Nhóm hành vi nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm
nhận, biết rằng do tội phạm mà có.
- Nhóm hành vi tham gia, phối hợp hay thông đồng, âm mưu; hỗ trợ,
xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào
nói trên.

8


Như vậy có thể thấy các Công ước quốc tế chỉ liệt kê những hành vi
được coi là tội phạm rửa tiền
2. Quy định về chế tài, hình phạt đối với tội phạm rửa tiền
Trong giai đoạn hiện nay, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực thực
sự để xúc tiến các biện pháp, chính sách pháp luật về chống rửa tiền. Tuy

nhiên, sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đôi khi gặp những trở ngại rất
lớn liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia, khu vực lại
có những quan điểm và quy định khác nhau về chế tài và hình phạt của tội
phạm rửa tiền. Cụ thể, ví dụ như: Đạo luật chống rửa tiền 1998 của Mỹ đưa
ra mức chế tài phạt tù tối đa 20 năm, phạt tiền tới 500.000 USD hoặc gấp đôi
số tiền được rửa – tịch thu khoản tiền đó; Các quốc gia ở Trung Mỹ và Châu
Mỹ La tinh hầu hết đã thông qua các chính sách, các đạo luật chống tẩy rửa
tiền. Trong luật chống rửa tiền của mình thậm chí các quốc gia còn quy định
cả về trách nhiệm pháp lý của các nhân viên chuyên trách điều tra về rửa
tiền nếu họ do vô tình hoặc cố ý tiết lộ bí mật đang điều tra về các vụ rửa
tiền…
Theo như Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa
tiền FATF (Finance Action Task Force), các quy định về chế tài và hình phạt
đối với tội phạm rửa tiền được khuyến nghị như sau:
“1. Các quốc gia cần hình sự hóa tội rửa tiền trên cơ sở Công ước
Liên HợpQuốc 1988 chống lại việc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các
chất ma tuý và chất hướng thần (Công ước Viên) và Công ước Liên Hợp
Quốc năm 2000 về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo)
… …Đối với những quốc gia có ngưỡng tối thiểu đối với các tội danh trong
hệ thống pháp lý của mình, tội phạm nguồn cần phải bao gồm tất cả các tội
danh có thể bị trừng phạt bởi mức phạt tù tối thiểu là hơn 6 tháng.Cho dù
áp dụng cách tiếp cận nào, mỗi quốc gia ít nhất cần đưa vào danh mục các
loại tội danh chỉ định…
Đối với chế tài và hình phạt, Lực lượng đặc nhiệm khuyến nghị như
sau:
...b) Trách nhiệm hình sự và khi điều này không áp dụng được thì trách
nhiệm dân sự hoặc hành chính, sẽ áp dụng với các pháp nhân. Quy định này
không loại trừ các thủ tục tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính đang
diễn ra song song liên quan tới pháp nhân đó tại quốc gia khác mà tại đó
9



những hình thức trách nhiệm này có thể áp dụng. Pháp nhân cần phải chịu
các hình phạt có hiệu quả, tương xứng và có tính răn đe. Các biện pháp đó
cần áp dụng mà không gây ảnh hưởng gì tới trách nhiệm hình sự cá nhân…
Ngoài ra, chế tài đối với tội phạm rửa tiền còn bao gồm Các biện pháp
tạm thời và tịch thu sau đây:
“3. Các quốc gia cần áp dụng các biện pháp tương tự như những biện
pháp được quy định trong Công ước Viên và Palermo, bao gồm các biện
pháp pháp lý,để cho phép các cơ quan có thẩm quyền tịch thu tài sản đó
được tẩy rửa, các khoản thu từ rửa tiền hoặc từ các tội phạm nguồn, các
công cụ được sử dụng hoặc định sử dụng để thực hiện các tội phạm này,
hoặc tài sản có giá trị tương đương mà không gây ảnh hưởng gỡ tới quyền
của các bên thứ ba có thiện chí (bona fide).
Các biện pháp đó cần bao gồm các quyền để:
(a) Nhận dạng, lần theo dấu vết và đánh giá tài sản sẽ bị tịch thu;
(b) Tiến hành các biện pháp tạm thời như phong toả và tạm giữ để
ngăn chặn bất cứ giao dịch nào, chuyển giao hoặc huỷ hoại tài sản đó;
(c) Áp dụng các bước ngăn ngừa hoặc tránh các hành động nhằm hạn
chế khả năng của nhà nước tạo ra tài sản sẽ bị tịch thu; và (d) Tiến hành
bất cứ biện pháp điều tra thích hợp…”.
Hiện nay tại Điều 251 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 quy định về
“Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Điều luật này đã thể
hiện được một số vấn đề pháp lý về tội “Rửa tiền”, trong đó có quy định
hình phạt tại khung 1 là phạt tù từ 1 đến 5 năm, tội phạm có 3 tình tiết tăng
nặng tại khung 2 với mức phạt tù tối đa đến 15 năm.
3. Một số nhận xét:
So sánh quy định về tội rửa tiền của BLHS Việt Nam hiện hành với các
quy định của pháp luật quốc tế ta thấy Việt Nam mới chỉ tuân thủ một phần
khuyến nghị của FATF về phòng chống rửa tiền đặc biệt BLHS Việt Nam

chưa hình sự hóa hết các dạng hành vi rửa tiền ví dụ như hành vi được quy
định tại Điều 250 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có
cũng thuộc phạm vi cần phải hình sự hóa theo khuyến nghị của FATF; chưa
có quy định về danh mục tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Theo khuyến nghị
1 của FATF thì : “Khi các quốc gia áp dụng cách tiếp cận theo ngưỡng, các
tội phạm nguồn ít nhất cần phải bao gồm tất cả các tội phạm thuộc danh
mục các tội phạm nghiêm trọng theo luật của các quốc gia đó hoặc cần phải

10


gồm các tội danh mà có thể bị phạt hình phạt tù tối đa là hơn một năm. Đối
với những quốc gia có ngưỡng tối thiểu đối với các tội danh trong hệ thống
pháp lý của mình, tội phạm nguồn cần phải bao gồm tất cả các tội danh có
thể bị trừng phạt bởi mức phạt tù tối thiểu là hơn 6 tháng”thì pháp luật hình
sự Việt Nam chưa tuân thủ nội dung này. Bởi một số tội phạm nguồn có quy
định hình phạt tối thiểu thì mức hình phạt của Việt Nam lại nhẹ hơn yêu cầu
của khuyến nghị 40+9 của FATF. Ví dụ như tội buôn lậu là tội phạm khá
phổ biến của tội rửa tiền được quy định trong Điều 153 BLHS nhưng lại có
mức phạt tối thiểu là phạt tiền 10 triệu đồng trong khi yêu cầu của FATF thì
mức phạt tối thiểu là 6 tháng tù…Điều này đã khiến cho việc xử lý tội rửa
tiền trên thực tế gặp một số khó khăn nhất định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2010.

2. Bộ Tư pháp, vụ pháp luật hình sự-hành chính, Cẩm nang pháp luật quốc tế
và quốc gia về phòng và chống buôn bán người, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2010.
3. Văn bản pháp luật:
3.1.Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia năm 2000 ( Công ước Palermo)
3.2.Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và
chất hướng thần năm 1988 ( Công ước viên)
3.3.Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố có hiệu lực vào ngày
10/04/2002
3.3.Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trán áp tội phạm buôn bán
người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung TOC và Nghị định thư về chống
đưa người nhập cư trái phép bằng đường biển, đường bộ, đường không, bổ
sung TOC;
3.4.Công ước về quyền trẻ em và Nghị định thư không bắt buộc về mua bán
trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung công
ước Quyền trẻ em.
3.5.Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
4.Một số website.

12



×