Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Lý thuyết và hợp đồng mẫu Luật Thương mại Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.57 KB, 28 trang )

1. Quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ gốc
Thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
Luật Thương mại 2005 quy định các loại chế tài thương mại tại điều 292. Theo đó, có các loại chế tài
sau:
a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Điều 297, 298, 299 Luật Thương mại 2005
b) Phạt vi phạm: Điều 300, 301 Luật Thương mại 2005
c) Bồi thường thiệt hại: Điều 302, 303, 304, 305 Luật Thương mại 2005
d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Điều 308, 309 Luật Thương mại 2005
e) Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Điều 310, 311 Luật Thương mại 2005
f) Hủy bỏ hợp đồng: Điều 312, 313, 314 Luật Thương mại 2005
Ngoài ra còn có các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của Pháp
luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc
tế.
Hợp đồng nhập khẩu
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MUA THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH
Số:124236547
Ngày 10/5/2016
Bên A : Công ty CP Thế giới Di động
Tel: (08) 38 125 960 Fax: 08 38 125 961
Địa chỉ: Lầu 5 Etown 2, 364 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Đại diện bởi: Nguyễn A
Chức vụ: Giám đốc
(sau đây được gọi là Bên mua).
Bên B : Công ty Beko – Thái Lan
Tel: 249812499788 Fax: 249812499789
Địa chỉ: Thái Lan
Đại diện bởi: Oytun Kunter
Chức vụ: Giám đốc
(sau đây được gọi là Bên bán).
Hai bên cùng thỏa thuận như sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng


Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những trang thiết bị dưới đây với giá cả ghi trong Điều
này với những điều kiện quy định trong Điều 2 hay những quy định khác ở những điều khoản khác
của hợp đồng này.
SỐ TT
MÔ TẢ CHI TIẾT
SỐ LƯỢNG
GIÁ CIF
1
Tủ lạnh
3.000
500.000.000
2
Máy điều hòa
2.500
440.000.000
3
Quạt cây
4.000
625.000.000
Tất cả những quy cách phẩm chất và mô tả chi tiết được ghi trong phụ lục số 1 đính kèm theo đây
như là một phần thiết yếu của hợp đồng này).
- Điều kiện giao hàng CIF Tp. Hồ Chí Minh (giá hàng + bảo hiểm + chi phí vận chuyển) được diễn
giải như trong Incoterms ấn bản 2010.
Điều 2: Trách nhiệm của bên bán
Bên bán được xem như có am hiểu tường tận và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và
kinh doanh thiết bị điện lạnh, cam kết cung cấp.


a) Tất cả trang thiết bị và phụ tùng mới hoàn toàn như được mô tả trong phụ lục số 1 của hợp đồng
này.

b) Tất cả những tài liệu cần thiết như: sơ đồ bản vẽ chi tiết những quy cách vận hành trong sử dụng
dân dụng cũng như trong nhà máy công nghiệp, những chỉ dẫn lắp đặt và vận hành, hướng dẫn bảo
trì... sau đây sẽ được gọi là tài liệu kỹ thuật, tất cả được viết bằng tiếng Anh, trong đó sử dụng hệ
thống đo lường metric, những tài liệu này để giúp Bên mua có thể thực hiện sử dụng thiết bị vào sử
dụng dân dụng hoặc sử dụng trong nhà máy công nghiệp, lắp đặt và cung cấp dịch vụ, bảo trì cho
thiết bị. Tất cả những tài liệu trên đây đều sẽ thuộc về sở hữu của bên mua.
c) Những trách nhiệm của bên bán theo điều khoản này vẫn hiệu lực cho đến hết thời hạn bảo hành.
Điều 3: Trách nhiệm của bên mua
a) Bên mua sẽ thực hiện việc tháo dỡ và kiểm tra những thiết bị máy móc do bên bán giao theo hợp
đồng này tại địa điểm lắp đặt, với sự có mặt của đại diện bên mua và/hoặc Vinacontrol, chi nhánh Tp.
HCM.
b) Bên mua sẽ cung cấp những dụng cụ thông thường và những điều kiện thuận lợi thỏa đáng để cần
thiết cho việc lắp đặt, chạy thử, vận hành thiết bị máy móc trong hợp đồng này.
c) Việc lắp đặt thiết bị máy móc trên đây sẽ do bên mua thực hiện, tuân thủ theo những hướng dẫn
của bên bán và theo quy định trong tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp.
Điều 4: Giao hàng, thông báo giao hàng và bảo hiểm
a) Bên bán sẽ gửi cho bên mua qua hệ thống phát nhanh DHL Express theo địa chỉ trên đây bốn (04)
bộ đầy đủ tài liệu kỹ thuật như được trong Điều 2 hợp đồng này trong vòng một (01) tháng sau khi
bên bán nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
b) Những trang thiết bị như ghi trong phụ lục số 1 của hợp này sẽ được giao lên tàu trong vòng bốn
(04) tháng kể từ khi bên bán đã nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
- Mười ngày trước ngày giao hàng theo lịch định trước. Bên bán sẽ gửi cho bên mua một thông báo
trước khi giao hàng. Nội dung thông báo gồm: tên con tàu dự định chở hàng, mô tả tổng quát về hàng
hóa sẽ giao, tên cảng khởi hành.
- Ngay sau khi xếp hàng lên tàu hoặc chậm nhất là 02 ngày sau khi tàu khởi hành, bên bán sẽ thông
báo cho bên mua bằng telex/fax về những chi tiết của việc giao hàng ấy, bao gồm: tên tàu, số vận
đơn đường biển và ngày ký phát vận đơn, trị giá trên hóa đơn , số lượng kiện và trọng lượng các
kiện, dự định giờ tàu khởi hành, dự định giờ tàu cập cảng...
c) Những trang thiết bị trên đây không được giao từng phần và chuyển tải.
- Cảng đi: Cảng Bangkok, Thái Lan

- Cảng đến: Cảng Sài Gòn
d) Bên bán sẽ có trách nhiệm bảo hiểm lô hàng, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro quy định trong bộ luật
những điều kiện bảo hiểm Loyds’ Institute cargo clause (A), không khấu trừ, cho 110% giá trị theo
hóa đơn, quy định thêm rằng nếu xảy ra thiệt hại thì tiền bồi thường có thể lãnh tại Việt Nam.
Điều 5: Bao gói và ký hiệu
a) Hàng hóa theo mô tả trong phụ lục số 1 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo
tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước khi đóng gói, tất cả những phần trang thiết bị và phụ tùng bằng kim loại
phải được bao lại cẩn thận, kỹ lưỡng bằng những giấy tráng dầu bền, không thấm nước để bảo vệ
hàng một cách trọn vẹn, không bị ăn mòn hoặc hư hại nào.
b) Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.
- Người gửi hàng: Công ty Beko
- Số hợp đồng: HĐ-BEKOVN-1234


- Số thư tín dụng: MB12345
- Kiện số: A/B: 143/400 (A: số thứ tự của kiện – B: tổng số kiện được giao lên tàu).
- Trọng lượng: 4.800 kg/ 1 công
- Bộ phận số: theo quy cách kỹ thuật quy định trong phụ lục số 01.
- Cảng đến: Cảng Sài Gòn
- Người nhận hàng: Công ty CP Thế giới di động
- Kích thước 1 công: 13,716 m x 2,438 m x 2,896 m
c) Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này,
để nơi khô ráo v.v... (những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn về xử lý/vận chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho
cần thiết)
d) Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế
của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.
đ) Mỗi kiện không vượt quá 5 tấn trọng lượng, 10 m3 thể tích, 2,3 m chiều cao.
e) Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong
việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều 6: Giá cả và thanh toán

a) Giá cả ghi trong Điều 1 hợp đồng này được căn cứ trên thư tín dụng có thời hạn 540 ngày kể từ
ngày ký phát vận đơn, bao gồm cả lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm
và tất cả những chi phí cho những tài liệu kỹ thuật mà bên bán giao cho bên mua theo phụ lục 01 hay
những điều khoản khác trong hợp đồng này.
b) Tổng giá trị hợp đồng này: 1.565.000.000, sẽ được bên mua thanh toán cho bên bán hàng bằng thư
tín dụng không hủy ngang có thời hạn 540 ngày sau ngày ký phát vận đơn. Bên mua xin mở thư tín
dụng này qua ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank)
- 20 ngày sau khi ký kết hợp đồng, bên mua sẽ làm thủ tục mở thư tín dụng, nếu không hợp đồng này
sẽ bị vô hiệu mà không đem lại sự bồi hoàn nào cả.
- Những chứng từ thanh toán cần thiết sau thư tín dụng gồm:
+ Phiếu đóng gói chi tiết;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng;
+ Giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất ấn hành, với lời cam kết bảo hành 12 tháng
vận hành thiết bị trên, tính từ khi thiết bị này đạt được công suất quy định trong quá trình chạy thử.
+ Hợp đồng bảo hiểm
+ Thông báo giao hàng bằng telex/fax
+ Biên nhận đã gửi DHL một bản gốc vận đơn đường biển và hai bộ chứng từ không chuyển
nhượng được, gửi trong vòng 3 ngày sau khi xếp hàng lên tàu.
+ Biên nhận đã gửi qua DHL cho bên mua bốn (04) bộ tài liệu kỹ thuật trong vòng 01 tháng
sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã tu chỉnh hoàn hảo.
+ Biên nhận của thuyền phó nhận chuyển cho bên mua ở cảng đến hai (02) bộ chứng từ
không chuyển nhượng được.
Điều 7: Lắp đặt chạy thử và chấp nhận
a) Hàng hóa được chuyên chở đến theo hợp đồng sẽ được mở thùng tại xưởng của bên mua với sự
hiện diện của đại diện bên bán và/hoặc với nhân viên của VINACONTROL. Một bảng báo cáo
tương ứng sẽ được lập vào cuối buổi kiểm tra và được từng bên ký vào. Bất kỳ sự thiếu hụt hoặc hư
hỏng nào do lỗi của bên bán hoặc của bên sản xuất sẽ được ghi nhận và sự đền bù sẽ được thực hiện
nhanh chóng.



Giấy chứng nhận kiểm định do VINACONTROL cấp được xem như là bằng chứng để buộc người
bán phải bổ sung, thay thế hoặc hoàn tiền lại đối với những phần thiếu hụt hoặc hư hỏng do lỗi của
người bán.
b) Bên mua sẽ lắp đặt thiết bị theo đúng chỉ dẫn của tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp theo đúng
hợp đồng.
Nếu sự lắp đặt hoàn chỉnh bị trì hoãn do sự thiếu hụt hoặc hư hỏng (như đã nêu ở điểm a) do lỗi của
bên bán, thời gian bị trì hoãn sẽ được ghi nhận và hai bên sẽ thỏa thuận mức đền bù thiệt hại mà bên
bán phải chịu do việc trì hoãn kế hoạch sản xuất.
c) Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, bên mua sẽ tiến hành chạy thử máy, chạy không tải và
chạy có chứa hàng trong vòng 4 và 8 giờ liên tục. Việc chạy thử sẽ được lập lại trong vòng 3 ngày
liên tục theo cùng cách thức đã được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật.
d) Công suất bảo hành của thiết bị máy móc sẽ được kiểm chứng trong quá trình chạy thử. Nếu
không đạt được công suất bảo hành như quy định trong phụ lục số 1 do lỗi của bên bán hoặc của nhà
sản xuất, thì bên bán phải tự mình đền bù hoặc bổ sung cho bất kỳ sự thiếu hụt hoặc thay thế cho các
phần hư hỏng được tìm thấy.
đ) Nếu đạt được công suất bảo hành thiết bị trong quá trình chạy thử, người bán coi như đã hoàn tất
tất cả nghĩa vụ hợp đồng ngoại trừ thời hạn bảo hành.
Điều 8: Thời gian bảo hành
a) Thời gian bảo hành của tất cả thiết bị, phụ tùng và phụ tùng thay thế là 12 tháng kể từ ngày đạt
được công suất bảo hành.
b) Trong suốt thời gian bảo hành, nếu phát hiện ra bất kỳ sự hư hỏng hoặc trục trặc có liên quan
khác, bên mua phải thông báo ngay cho bên bán biết các phần hư hỏng, trục trặc có liên quan đến lỗi
hoặc trách nhiệm của bên bán và của nhà sản xuất. Bên bán phải nhanh chóng đền bù, sửa chữa hoặc
thay thế cho các phần hư hỏng, trục trặc trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên
mua bằng telex/fax.
Nếu người bán chậm trễ trong việc đền bù/sửa chữa hoặc thay thế cho những phần hư hỏng, người
bán sẽ phải chịu bồi thường cho việc trì hoãn thời gian sản xuất, tiền bồi thường này do 2 bên thỏa
thuận.
Điều 9: Bất khả kháng
a) Hợp đồng không ràng buộc người bán và người mua nếu sự thực hiện hợp đồng là không thể được

vì lý do bất khả kháng nó bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong chiến tranh, đình công lớn, hạn
chế nhập khẩu, hỏa hoạn, thiên tai.
b) Một giấy chứng nhận do một tổ chức có thẩm quyền hoặc Phòng Thương mại tại nước người bán
hoặc người mua cấp sẽ là bằng chứng có giá trị trong trường hợp này.
c) Bên nào gặp bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong vòng 10 ngày kể từ ngày
xảy ra bất khả kháng. Nếu bất khả kháng được chính thức xác nhận là kéo dài 2 tháng liên tục kể từ
ngày xảy ra, hợp đồng sẽ bị hủy bỏ mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào, trừ phi hai bên đồng ý khác
đi sau đó.
Điều 10: Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ sự tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị giữa hai
bên. Nếu có tranh chấp nào không thể giải quyết được, sẽ được đem ra Tòa án, hay Trọng tài ở Việt
Nam, theo luật hòa giải và xét xử của Tòa án thương mại quốc tế hiện hành vào thời gian xét xử. Bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật phân xử là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc hai bên.
Điều 11: Các điều khoản khác


Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào đối với hợp đồng này phải được làm thành văn bản (bao gồm
telex/fax) và chịu sự đồng ý của hai bên. Những sự thay đổi và sửa chữa này được xem như là một
phần của hợp đồng.
Hợp đồng này được làm thành 4 bản (2 bản tiếng Anh + 2 bản tiếng Việt) có giá trị tương đương. Hai
bản do người mua giữ và hai bản do người bán giữ.
THAY MẶT NGƯỜI MUA

THAY MẶT NGƯỜI BÁN

Hợp đồng xuất khẩu
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO
Số 007/VNF/20...
Giữa:
Bên A: Công ty Xuất nhập khẩu Lương thực Hà Nội

40 Đường Hai Bà Trưng – Hà Nội – Việt Nam.
Điện thoại: xxx Fax: xxx
Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HANOI (Dưới đây được gọi là Người bán)
Và:
Bên B: ELLEN LIMITED
Phòng A. 3/F, Causeway Tower,16 – 22 Đường Causeway Vịnh Causeway HONGKONG
Điện thoại: xxx Fax: xxx
Telex: 61533 WSGTC HK (Dưới đây được gọi là Người mua)
Hai bên cùng đồng ý về hợp đồng mua và bán gạo với các điều kiện như sau:
Điều 1. Hàng hóa: Gạo trắng Việt Nam
Điều 2. Quy cách phẩm chất:
- Tấm: 35% là tối đa
- Thủy phần: tối đa 14,5%
- Tạp chất: tối đa 0,4%
- Gạo vụ mùa 20.. – 20..
Điều 3. Số lượng: 100.000MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của người bán.
Điều 4. Giá cả: 195 USD/tấn FOB Cảng Hải Phòng
Giao hàng từ ... tháng 4 đến ... tháng 6 – 20..
a. Lót hàng, cót tính vào tài khoản của chủ tàu/ người mua.
b. Chi phí kiểm kiện ở trên cầu cảng được tính vào tài khoản của người bán (Do người bán chịu)
c. Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của người mua/ chủ tàu
d. Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do người Bán chịu.
e. Tất cả các khoản thuế thu nhập, thuế khác ở các nước đến v.v... và ở các nước bên ngoài Việt Nam
sẽ được tính vào tài khoản của người mua.


Điều 5. Thời hạn giao hàng: 20 – 25 ngày sau ngày mở L/C.
Điều 6. Bao bì: Gạo phải được đóng gói trong bao đay đơn mới trọng lượng tịnh mỗi bao 50 kg,
khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bao bằng chỉ đay xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận
tải đường biển; người bán sẽ chịu trách nhiệm cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số

bao được xếp lên tàu.
Điều 7. Bảo hiểm: Người mua sẽ phải chịu.
Điều 8. Kiểm tra và xông khói hàng hóa:
a. Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy, nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng
bao gói (bao bì và hộp) của số gạo trắng gốc Việt Nam này sẽ do Vinacontrol tại Việt Nam đảm
nhiệm, phí tổn kiểm định này sẽ do bên người chịu. Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao
bì do Vinacontrol cấp ở xếp hàng có tính chung thẩm và chi phí do Người bán chịu.
b. Việc xông khói hàng hóa phải được thực hiện trên boong tàu sau khi hoàn thành việc bốc hàng với
các chi phí do người bán chịu. Nhưng các khoản chi tiêu cho đội thủy thủ ở trên bờ trong khoảng
thời gian xông khói gồm cả các chi phí về ăn uống, đi lại và chỗ ở tại khách sạn chủ tàu phải chịu.
c. Thời gian xông khói không được tính là thời gian xếp hàng.
Điều 9. Các điều khoản về xếp hàng:
a. Người mua sẽ thông báo cho ETA của con tàu và của các nội dung chi tiết của nó 15 ngày (sau khi
tàu nhổ neo) và thuyền trưởng sẽ thông báo ETA của tàu, khối lượng sẽ được xếp lên tàu và những
thông tin cần thiết khác 48 giờ trước khi tàu đến cảng xếp hàng.
b. Thời gian xếp hàng bắt đầu tính từ 1h trưa nếu NOR được trao trước buổi trưa và từ 8h sáng của
ngày làm việc tiếp theo nếu như NOR được trao vào buổi chiều trong giờ làm việc, trong trường hợp
tàu đợi để thả neo vì cảng tắc nghẽn thì thời gian xếp hàng được tính sau 72 giờ kể từ khi trao NOR.
c. Tốc độ xếp hàng: 800MT mỗi ngày làm việc liên tục 24h thời tiết cho phép làm việc, chủ nhật,
ngày nghỉ được trừ ra thậm chí nếu có sử dụng, trên cở sở có ít nhất 4 đến 5 hầm tàu/hầm hàng làm
việc bình thường và tất cả cần cẩu/ cần trục và cuộn dây tời sẵn sàng trong trạng thái tốt, nếu ít hơn
tính theo tỷ lệ.
d. Người bán sẽ thu xếp một địa điểm bỏ neo an toàn tại một cảng an toàn cho con tàu có sức chứa từ
10.000MT – 20000MT để bốc hàng.
e. Khoảng thời gian từ 17h chiều thứ bảy và ngày trước một ngày nghỉ cho đến 8h sáng của ngày làm
việc tiếp theo không tính là thời gian xếp hàng thậm chí có sử dụng.
f. Trước khi trao NOR, con tàu phải có giây phép quá cảng, ngay sau khi tàu cập cảng (bỏ neo),
thuyền trưởng sẽ yêu cầu Vinacontrol kiểm tra các hầm tàu/ hầm hàng và cấp giấy chứng nhận các
hâm tàu/ hầm hàng sạch khô, không có các tác nhân gây hại và thích hợp để chở lương thực và
những chi phí như vậy sẽ được tính vào tài khoản của chủ tàu và thời gian không tính vào thời gian

xếp hàng.
g. Phạt xếp hàng chậm/ thưởng xếp hàng nhanh nếu có, sẽ theo như mức quy định trong hợp đồng
thuê tàu chuyến; nhưng tối đa là 4000/2000 USD một ngày hoặc tính theo tỷ lệ và phải được giải
quyết (thanh toán) trược tiếp giữa người mua và người bán trog vòng 90 ngày kể từ ngày ký B/L.
h. Để có được những chứng từ giao hàng như:
- Các hóa đơn thương mại


- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
Bên có trách nhiệm phải thông báo các chi tiết về giao hàng bằng điện tín/telex/fax trong vòng 24h
sau khi hoàn thành việc giao hàng.Vận đơn sẽ được cấp ngay sau khi hoàn thành việc giao hàng và
trước khi xông khói và được giao ngay cho người mua để mua bảo hiểm.
i. Trong trường hợp hàng hóa đã sẵn sàng để xếp lên tàu như đã được dự định trong hợp đồng này
nhưng người mua không chỉ định tàu để bốc hàng thì tất cả rủi ro, thiệt hại, những chi phí có liên
quan đến hàng hóa đó do người mua chịu thiệt hại trên cơ sở bồi thường thực tế của người bán;
ngược lại, nếu không có hàng để bốc lên con tàu đã được chỉ định ở cảng bốc hàng, thì cước khống
sẽ do người bán trả trên cơ sở bản đòi bồi thường thực tế của người mua và người mua sẽ xuất trình
những chứng từ sau cho Vietcombank để nhận P.B ( thời gian được tính từ 20 – 25 ngày kể từ sau
ngày mở L/C.)
- NOR có chữ ký của người bán
- Biên bản được ký giữa thuyền trưởng và người ban xác định rằng con tàu được chỉ định đã đến
cảng xếp hàng để nhận số hàng trong hợp đồng nhưng người bán không có hàng để bốc lên tàu.
- Xác nhận của Vietcombank.
Điều 10. Thanh toán:
a. Sau khi ký kết hợp đồng này, người mua hoặc được người mua chỉ định (SHYE LIAN (HK)
MANUFACTURING CO,. LTD hoặc người được chỉ định khác) sẽ telex đề nghị người bán mở P.B
với 1% tổng giá trị L/C tại Vietcombank Hà Nội trong vòng 2 ngày người bán sẽ mở P.B và thông
báo cho người mua, sau đó 4 ngày sau khi nhận được xác nhận của Vietcombank, người mua sẽ lập
tức mở một L/C được xác nhận, không hủy ngang bằng điện tín phù hợp với hợp đồng này tại ngân

hàng quốc tế hạng nhất tanh toán ngay bằng T.T.R có thể chấp nhận được đối với 40.000MT cho
Vinafood Hanoi hưởng qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.Đối với 60.000 MT người bán cũng
chấp nhận rằng người mua hoặc người được người mua chỉ định sẽ mở một thư tín dụng thanh toán
gnay có thể chuyển nhượng được không hủy ngang bằng điện báo phù hợp với hợp đồng này có thể
chấp nhận với chuyển tiền bằng điện. Trong trường hợp người bán yêu cầu xác nhận L/C, L/C sẽ
được xác nhận cho người bán hưởng.
Trong trường hợp bốn ngày kể từ ngày người mua nhận được xác nhận của Vietcombank, nhưng L/C
không được mở thì người bán sẽ thu hồi P.B trên cơ sở xuất trình các chứng từ vận tải cho
Vietcombank.
b. Việc xuất trình các chứng từ sau đây cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thanh toán
trong vòng 3-5 ngày làm việc của Ngân hàng sau khi nhận được bức Telex đã được kiểm tra từ
Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ này đã được kiểm tra phù hợp với các điều khoản của
L/C.
- Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi "Cước phí trả sau".
- Trọn bộ hóa đơn thương mại làm thành 3 bản.
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bìa do Vinacontrol cấp ở cảng bốc hàng sẽ có giá
trị pháp lý cuối cùng được lập thành 6 bản.
- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp được lập thành 6
bản.
- Giấy chứng nhận hàng hóa được xông khói do người (cơ quan Việt Nam) có thẩm quyền cấp, được
làm thành 6 bản.


- Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật, Giấy chứng nhận khử trùng do cơ quan Việt Nam có thẩm quyền
cấp được làm thành 6 bản.
- Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)
- Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào.
- Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín / Telex/ Fax trong vòng 24h kể từ sau khi hoàn
thành việc bốc hàng.
Điều 11. Bất khả kháng:

Điều khoản bất khả kháng của Phòng thương mại quốc tế (ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này
được kết hợp thành 1 bộ phận trong hợp đồng này.
Điều 12. Trọng tài:
Bất cứ sự khác biệt và/ hoặc tranh chấp nào phát sinh từ và trong quan hệ với hợp đồng này mà
không được giải quyết bằng thương lượng sẽ phải đưa ra xử theo luật và tập quán trọng tài của
Phòng thương mại quốc tế ở Paris hoặc ở những nơi khác do hai bên thỏa thuận.
Điều 13. Các điều khoản khác:
Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điều kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thỏa thuận bằng
văn bản.
Hợp đồng này được làm thành 6 bản gốc tiếng Anh, 3 bản cho mỗi bên
Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua bằng telex (18 tháng 6 năm 20... là
muộn nhất).

Người bán
Giám đốc
(đã ký/ đóng dấu)
Nguyễn Văn

Được làm tại Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 20...
Người mua
Giám đốc điều hành
(Đã ký)
Eddy S.Y Chan

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. VẬN TẢI
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
Vận đơn đường biển (thường gọi tắt là B/L) là chứng từ cơ bản trong việc chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển, có ý nghĩa rất quan trọng trong buôn bán quốc tế, là cầu nối giữa hợp đồng mua bán,
nghiệp vụ thanh toán kèm chứng từ, và hợp đồng vận tải.
Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản:

a. Vận đơn (Bill of Lading – B/L) là bằng chứng của hợp đồng vận tải được ký kết giữa người gửi
hàng và người chuyên chở, tuy nhiên bản thân vận đơn không phải là hợp đồng vận tải vì nó chỉ
được người chuyên chở hay đại diện người chuyên chở ký. Nội dung của vận đơn đường biển sẽ là


cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở với người cầm giữ vận
đơn.
b. Vận đơn là một chứng từ thể hiện quyền sở hữu đối với hàng hóa, hay người ta còn nói B/L thể
hiện quyền kiểm soát đối với hàng hóa cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang
người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác bằng cách ký hậu vận đơn. Người chuyên chở chỉ giao
hàng cho ai cầm giữ vận đơn hợp pháp (người có tên trên vận đơn hoặc người được uỷ thác nhận
hàng).
c. Vận đơn là một biên lai chứng nhận giao hàng cho người chuyên chở. Vận đơn có giá trị như là
biên lai nhận hàng của người chuyên chở. Khi đã phát hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách
nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở về số lượng cũng như tình trạng hàng hóa.
Như vậy, B/L mô tả hàng hóa và ghi nhận rằng hàng hóa đã được giao lên tàu với số lượng nhất định
và trong những điều kiện nhất định. Nếu hàng hóa đã bị hư hại, điều này sẽ được ghi vào bảo lưu
trên vận đơn. Nếu vậy, B/L không thể được chấp nhận khi xuất trình trong phương thức tín dụng
chứng từ.
Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt
nam (điều 81 khoản 3 năm 2005) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận
hàng và người chuyên chở. Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất.... đối với hàng hoá ở cảng đến thì
người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn.
Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn: vận đơn loại thông
thường (Conline bill) và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (Congen bill). Điểm khác nhau cơ bản
của 2 loại vận đơn này là:
- Conline bill chứa đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người
chuyên chở như phạm vi trách nhiệm, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật
áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những
trường hợp bất khả kháng.... Thông thường vận đơn này có đủ 3 chức năng như Điều 81 Bộ luật hàng

hải VN quy định
- Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó. Loại này thường chỉ có
chức năng là một bên nhận của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê
chở như đã ghi trên đó.
Trong trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng, thiếu hụt hoặc chậm giao hàng... ở cảng dỡ hàng thì chỉ
phải sử dụng vận đơn để giải quyết tranh chấp (Conline bill), nhưng sẽ phải sử dụng cả vận đơn và
hợp đồng thuê tàu (Congen bill).
Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của vận đơn và quy định trong hợp đồng thuê tàu thì sẽ
ưu tiên áp dụng những quy định của vận đơn để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cả vận đơn
và hợp đồng đều không có quy định gì thì áp dụng luật do vận đơn chỉ ra trước, luật do hợp đồng chỉ
ra sau nhưng phải xét đến các mối quan hệ liên quan.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3. BẢO HIỂM
Nội dung chính của hợp đồng bảo hiểm và 3 điều kiện bảo hiểm
* Đơn yêu cầu bảo hiểm:
Đơn yêu cầu bảo hiểm là hình thức phổ biến nhất để công ty bảo hiểm có thể nhận được các thông
tin liên quan tới rủi ro sẽ được bảo hiểm. Đối với hầu hết các loại bảo hiểm, người yêu cầu bảo hiểm
sẽ điền vào đơn yêu cầu bảo hiểm và nộp cho công ty bảo hiểm. Các đơn này có thể do công ty bảo
hiểm gốc hoặc môi giới bảo hiểm hay trung gian bảo hiểm cung cấp.


Trong hầu hết các đơn bảo hiểm thường có những câu hỏi chung như sau:
-Tên, địa chỉ của người yêu cầu bảo hiểm (nếu bảo hiểm liên quan đến cá nhân có thể có câu hỏi liên
quan đến nghề nghiệp, tuổi tác). ω Thời gian yêu cầu bảo hiểm.
- Ngành nghề kinh doanh.
- Cơ sở tính phí bảo hiểm (đồ đạc, nhà cửa, bảng lương, doanh thu,...)
Bên cạnh đó cũng có những câu hỏi liên quan đến các rủi ro cụ thể. Nói cách khác, một đơn yêu cầu
bảo hiểm sẽ chứa đựng các câu hỏi chung và riêng, và tất cả các câu hỏi đó đều có giá trị đối với
công ty bảo hiểm.
Đơn yêu cầu bảo hiểm chính là cơ sở của hợp đồng bảo hiểm và là một phần không thể thiếu trong
hợp đồng bảo hiểm.

* Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm:
Sau khi đơn yêu cầu bảo hiểm được trình bày hợp lý và công ty bảo hiểm chấp nhận đơn đó, công ty
bảo hiểm sẽ cấp cho người được bảo hiểm đơn bảo hiểm kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm. Đơn
bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc xác lập hợp đồng, trong đó bao gồm
mọi chi tiết về việc bảo hiểm. Trong đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm phải đề cập được
các nội dung sau:
-Tên, địa chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng.
- Đối tượng bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
-Thời hạn bảo hiểm
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Các qui định giải quyết tranh chấp
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
Ngoài ra còn có thể có những nội dung khác do các bên thoả thuận.
*Có hai loại điều kiện được áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm, đó là:
- Điều kiện ngầm định
- Điều kiện rõ ràng
a) Điều kiện ngầm định
Trong thực tế, có những điều kiện ngầm định không được thể hiện bằng văn bản nhưng hai bên phải
luôn tuân thủ trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Quyền lợi được bảo hiểm: Trong luật bảo hiểm Anh và nhiều nước, trong đó có Việt Nam có qui
định về quyền lợi được bảo hiểm. Theo đó, để có đủ năng lực pháp lý tham gia vào hợp đồng bảo
hiểm thì người tham gia bảo hiểm phải là người có quyền lợi khi đối tượng bảo hiểm đó bị thiệt hại.
Điều đó có nghĩa là đối tượng bảo hiểm, đặc biệt là tài sản phải thuộc quyền sử dụng hay quản lý hợp
pháp của các cơ quan doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã
hội và họ chính là người tham gia bảo hiểm.
- Tín nhiệm tuyệt đối: Điều kiện "tín nhiệm tuyệt đối" được áp dụng trong quan hệ bảo hiểm giữa

người bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là người tham gia bảo hiểm phải
có trách nhiệm kê khai trung thực, đầy đủ và chính xác giá trị tài sản hoặc là tình trạng sức khoẻ,...
trong phạm vi kiến thức và sự hiểu biết của họ khi người bảo hiểm yêu cầu. Những thông tin này là
cơ sở để người bảo hiểm có chấp nhận bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm hay không. Người tham gia


bảo hiểm không được thực hiện bất cứ hành vi man trá hay gian dối nào trong thời gian hiệu lực cuả
hợp đồng nhằm trục lợi. Việc tuân thủ đúng nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc giao
dịch bảo hiểm.
-Bồi thường: Khi có sự cố rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây thiệt hại cho người được bảo hiểm,
người được bảo hiểm sẽ được bồi thường theo đúng qui định của hợp đồng. Hiện nay có ba hình thức
bồi thường được sử dụng:
+ Thanh toán bằng tiền mặt. Đây chính là hình thức phổ biến nhất. Công ty bảo hiểm xác định giá trị
tổn thất thực tế bằng tiền và thực hiện bồi thường cho khách hàng.
+ Sửa chữa đối với loại tài sản bị tổn thất còn khả năng sửa chữa.
+ Thay thế hay phục hồi, phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp tổn thất toàn bộ.
Đó là các điều kiện ngầm định được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm. Hai điều kiện đầu được coi là
hai điều kiện quan trọng phải được thực hiện trước khi hình thành hợp đồng. Trong trường hợp
những điều kiện này không được tuân thủ, tính hợp lệ của toàn bộ hợp đồng sẽ không được đảm bảo.
b) Những điều kiện rõ ràng
Cùng với việc thực hiện những điều kiện ngầm định, giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm
cũng có những "điều kiện rõ ràng" được qui định bằng văn bản trong hợp đồng bảo hiểm buộc hai
bên cùng phải tôn trọng thực hiện. Các điều kiện đó sẽ được xem xét một cách cụ thể trong phần tiếp
theo của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Hàng bán xuất khẩu theo đường hàng hải
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2017
Bên A: (Bảo Long hoặc Bảo Việt)
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO LONG

Địa chỉ: 185 Điện Biên Phủ, phường Đakao, Quận 1, TP HCM
Điện thoại: (84.8) 3823 9219 – Fax: (84.8) 3822 8967
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
Địa chỉ: 35 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 3826 2614 – Fax: (84.4) 3825 7188
Tên tài khoản:
Số tài khoản:
Tại:
Đại diện: Ông (Bà)
Chức vụ: Giám đốc
Bên B: Công ty TNHH ABC
Địa chỉ:
Điện thoại:
Tên tài khoản:
Số tài khoản:
Tại:
Đại diện: Ông (Bà)
Chức vụ: Giám đốc


Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa của bên B vận chuyển theo đường hàng hải theo
những điều kiện, điều khoản dưới đây.
Điều 1: Bảo Việt nhận bảo hiểm hàng hải cho các công ty xuất khẩu hàng hóa trong lãnh thổ nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ theo chương XVI, Bộ luật Hàng hải về Hợp đồng bảo
hiểm hàng hải.
Điều 2: Về hàng hóa
- Tên hàng: Gạo VN đã xát
- Khối lượng: 10.000 tấn
- Bao bì đóng gói: đóng gói trong bao đay đơn, mới, mỗi bao 50kg khối lượng tịnh.
- Tình trạng an toàn: Các bao được đóng kín, ko hở, rách. Gạo ở tình trạng tốt, khô, không bị

xâm nhập, mối, mọt.
- Bốc dỡ, chèn đỡ: do tàu chịu trách nhiệm.
Điều 3: Về phương thức vận chuyển
1. Phương thức vận chuyển: vận chuyển theo đường hàng hải.
2. Phương tiện vận chuyển: tàu chợ
- Tên tàu: PhoneixWing 18.0172
- Ngày khởi hành: 2/5/2017
- Hành trình:
+ Cảng đi: Cảng Hải Phòng, Hải Phòng, VN
+ Cảng đến: Cảng Rottecdam, Rottecdam, Hà Lan
- Ngày đến: 16/5/2017
Điều 4: Về giá trị và biểu phí
1. Giá trị lô hàng
Giá FOB: 8.000,000 VNĐ/tấn (C)
Tổng giá trị: 8.000.000 x 10.000 = 80.000.000.000 VNĐ
Tương đương: 3 630 000 USD
Tỷ giá: 22000 VNĐ = 1 USD
2. Cước phí vận chuyển: 2000USD
3. Giá trị bảo hiểm:
- Hình thức bảo hiểm: 100% giá trị hàng hóa tổn thất
- Trừ trường hợp miễn trừ trong điều kiện bảo hiểm
- Tính số tiền bảo hiểm:
+ Lãi dự tính + chi phí khác = tỉ lệ % mua bảo hiểm = 110%
+Tỉ lệ phí bảo hiểm: 0.3%
+ Giá trị BH: (3630000 + 2000)/(1- 0,3 x 1,1) = 3644023 USD
+ Số tiền BH
 Nếu tổn thất bảo hiểm = giá trị BH
Số tiền BH = 3644023 x 110% = 4008425 USD
 Nếu tổn thất BH < giá trị BH
Số tiền BH: tổn thất tính theo cách tính trên

4. Phí BH


- Phí BH = 4003425 x 0,3% x1,1 = 1327,8 USD
- Phí BH phải thanh toán bằng tiền
Điều 5: Về điều kiện BH
1. Bên B mua BH loại A, bảo hiểm cho hàng hóa trong các trường hợp
- Cháy, nổ
- Tàu bị mắc cạn, đắm, lật úp
- Tàu bị đâm, va hoặc mất tích
- Dỡ hàng tại nơi trú nạn
- Hy sinh vì tổn thất chung
- Động đất, núi lửa, sét đánh
- Nước cuốn hàng
- Hàng hóa bị ướt
- Tổn thất toàn bộ của bất kì bao hàng- kiện hàng nào
- Rủi ro do thiệt hại cố ý hoặc phá hoại ko phải do người được bảo hiểm gây nên
2. Rủi ro miễn thường bảo hiểm
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do hành động do cố ý của người đc bảo hiểm
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì ko đấy đủ hoặc ko thích hợp
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bản chất đối tượng bảo hiểm
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ do một rủi ro đc bảo
hiểm gây nên.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng ko trả đc nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ
tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu
- Thiệt hai cố ý hoặc phá hoại cố ý đối tượng bảo hiểm bằng hành động sai trái của bất kì
người nào
- Tổn thất về mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tàu hoặc xà lan ko đủ khả năng đi biển
Điều 6: Về thời hạn BH
1. Vận chuyển

- BH bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời khỏi kho hàng hay nơi chứa hàng tại địa điểm có
tên ghi trong đơn BH để bắt đầu vận chuyển và kết thúc hiệu lực tại thời điểm giao hàng vào
kho người nhận hay nơi chứa hàng cuối cùng tại nơi đến có tên ghi trong đơn vận chuyển
2. Thay đổi hành trình
Nếu hành trình thay đổi, bên B phải thông báo ngay cho bên A với chi phí bảo hiểm và những
điều kiện đc thỏa thuận được giữ nguyên thì bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Điều 7: Thanh toán
- Bên B phải hoàn thành phí BH với bên A trước ngày 29/4/2017 bằng chuyển khoản
- Nếu có tổn thất xảy ra bên A sẽ thực hiện nghĩa vụ giám định và bảo hiểm theo thỏa thuận
trong vòng 30 ngày.
- BH bằng tiền, đơn vị USD
Hà Nội, Ngày 19/4/2017
Chữ kí bên A
Giám đốc Công ty BH Bảo Việt
Chữ kí bên B
Giám đốc Công ty TNHH ABC


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4. THANH TOÁN QUỐC TẾ
Phương tiện thanh toán quốc tế
Thương phiếu là công cụ thanh toán quốc tế thông dụng, được hiểu là chứng chỉ có giá chứng
thực nghĩa vụ chi trả vô điều kiện một số tiền nhất định của người này đối với người khác vào thời
điểm nhất định. Thương phiếu bao gồm hối phiếu (bill of exchange) và kỳ phiếu (promissory note).
Hối phiếu là 1 lệnh trả tiền vô điều kiện do 1 người ký phát cho 1 người khác, yêu cầu người
này, khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến 1 ngày cụ thể nhất định, hoặc đến 1 ngày cụ thể có thể xác định
trong tương lai phải trả 1 số tiền nhất định cho 1 người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho
1 người khác hoặc cho người cầm phiếu.
Đặc điểm của hối phiếu

Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng, tức là nguyên

nhân sinh ra hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả
tiền. Hiệu lực của hối phiếu cũng không bị nguyên nhân viết hối phiếu ràng buộc. Một khi hối phiếu
nằm trong tay người thứ ba thì hối phiếu trở thành một trái vụ độc lập, chứ không phải là trái vụ phát
sinh từ hợp đồng. Như vậy, nghĩa vụ trả tiền theo hối phiếu là 1 nghĩ vụ trừu tượng.

Tính bắt buộc phải trả tiền: Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng n0ooji dung ghi
trên hối phiếu. Ngưởi trả tiền không thể viện những lí do riêng của mình đối với người phát phiếu,
người ký hậu mà từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập không đúng với luật chi phối nó.

Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của
nó. Sở dĩ có đặc điểm này là bởi hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, hối phiếu
có 1 giá trị tiền tệ nhất định, có 1 thười hạn nhất định, thường là ngắn hạn và được người trả tiền
chấp nhận. Như vậy, nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền mà hối phiếu có tính lưu thông.
- Kỳ phiếu:
Khác với hối phiếu, kỳ phiếu do người thụ trái (con nợ) viết ra để cam kết đến thời hạn nhất định sẽ
trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác ghi
trong kỳ phiếu đó. Điều 3 Mục 3 định nghĩa: “Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành
lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian
nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”. Với tính thụ động như vậy, trong thanh toán quốc
tế kỳ phiếu ít được sử dụng hơn hối phiếu.
Đặc điểm của kỳ phiếu:
- Thời hạn của kỳ phiếu được ghi rõ trên kỳ phiếu;
- Kỳ phiếu có thể do một hoặc nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hoặc nhiều người
hưởng lợi;
- Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc của công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo
khả năng thanh toán của kỳ phiếu.
- Kỳ phiếu chỉ có một bản chính do người thụ trái phát ra để chuyển cho người hưởng lợi.
Nội dung của kỳ phiếu:



Những nội dung sau là những nội dung bắt buộc của kỳ phiếu mà nếu thiếu một trong những nội
dung này thì kỳ phiếu không có giá trị thanh toán.
- Phải ghi rõ là “Kỳ phiếu” trên mặt trước của tờ kỳ phiếu
- Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền nhất định
- Thời hạn thanh toán
- Địa điểm thanh toán
- Tên và địa chỉ người thụ hưởng
- Địa điểm và ngày ký phát
- Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát
- Séc: là 1 tờ mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài
khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người
cầm séc 1 số tiền nhất định, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Séc có giá trị thanh toán như
tiền tệ, do vậy, séc phải đáp ứng những quy định về nội dung và hình thức do luật định Công ước
Giownevơ về séc năm 1931. Tại Việt Nam, theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005, séc là giấy tờ
có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích 1 số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để thanh toán cho người hưởng thụ
Đặc điểm của séc:
Khi lập séc người phát hành séc phải có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng, số tiền trên séc không
được vượt quá số dư trên tài khoản ngân hàng
Có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn có hiệu lực của nó
chưa hết
Các loại séc:
Séc ghi tên: là loại ghi rõ tên người hưởng lợi. Chỉ có người trên tờ séc mới đc hưởng, ko thể
chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu
Séc vô danh: không ghi rõ tên người hưởng, chỉ ghi “trả cho ng cầm séc”. Có thể chuyển nhượng
bằng hình thức trao tay or qua thủ tục ký hậu
Séc theo lệnh: chỉ trả theo lệnh của người hưởng ghi trên tờ séc. Có thể chuyển nhượng bằng ký
hậu như ở hối phiếu
Séc gạch chéo: ở mặt trước có 2 gạch chéo song song. Không thể dùng để rút tiền mặt, thường dùng

để chuyển khoản
Séc chuyển khoản: người ký phát séc lệnh cho ngân hàng trích tài khoản của mình chuyển trả sang
tài khoản của người hưởng lợi ở ngân hàng khác. Không thể chuyển nhượng và ko thể lĩnh tiền mặt
được
Séc du lịch: do ngân hàng phát hành và có thể được trả tiền ở bất cứ chi nhánh hay đại lý nào của
ngân hàng đó. Nhưng trên séc phải có chữ ký của người hưởng và khi lĩnh tiền người hưởng phải ký
tại chỗ cho ngân hàng kiểm tra, nếu đúng mới được lĩnh tiền
Séc xác nhận: được ngân hàng xác nhận việc trả tiền, nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc,
chống phát hành séc khống
Phương thức thanh toán quốc tế
1. Thanh toán thông thường:
a. Trả trước:Là phương thức thanh toán, theo đó, bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu một phần
hoặc toàn bộ số tiền hàng sau khi kí hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng
của bên nhập khẩu nhưng trước khi giao hàng. Thực chất trả tiền trc là vc người mua cấp tín dụng
cho người bán.


b. Trả tiền ngay: bao gồm nhiều cách trả tiền khi toàn bộ hàng hóa được thanh toán trog khoảng
tgian từ lúc cbi xong hàng để bốc lên tàu cho đến lúc hàng đến tay người mua, bao gồm:
- Trả tiền khi nhận dc điện báo của ng XK là hàng hóa đã sẵn sang bốc lên tàu để chở đi
- Trả tiền khi nhận dc điện báo của thuyền trưởng là hàng đã bốc xong lên tàu tại cảng đi
- Trả tiền khi nhận dc bộ chứng từ hàng hóa đã gửi
- Sau khi nhận dc bộ chứng từ vài ngày thì trả tiền (5-7 ngày)
- Trả tiền ngay sau khi nhận hàng hóa tại cảng đến
c. Trả tiền sau: là phương thức thanh toán mà theo đó, người XK chỉ thu đc tiền của ng NK sau khi
giao hàng một tgian nhất định. Thực chất là ng XK cấp tín dụng cho ng NK. tgian trả tiền sau phụ
thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bên và thường còn do luật quản lý ngoại hối của các nc quy định.
- Thanh toán trong thương mại quốc tế:
a. Phương thức chuyển tiền (remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ở đây, người mua (người

NK) thông qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán (người XK). Loại này ít được dung trong thanh
toán quốc tế vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức này không
đảm bảo quyền lợi của người bán. Chỉ trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng,… người
ta mới dùng.
Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức này gồm: trả tiền bằng điện
(telegraphic) và trả tiền bằng thư (mail transfer). Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải qua ngân
hang làm trung gian trả tiền. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hang. Nếu trả
tiền bằng điện còn phải trả thêm điện phí nữa.
b. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (open account)
Được thực hiện bằng cách người XK mở 1 tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người
NK nợ về tiền mua hang hoá hoặc các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Người nhập
khẩu định kỳ (hàng tháng, quý hoặc nửa năm 1 lần) thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản
của người XK.
Phương thức này thực chất là 1 hình thức tín dụng thương nghiệp. Thanh toán ghi sổ được áp
dụng rộng rãi trong thanh toán nội địa nhưng ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi không có sự
đảm bảo đầy đủ cho người XK kịp thời thu tiền hàng. Phương thức này đòi hỏi sự tin cậy rất cao
của người XK đối với người NK, chủ yếu áp dụng trong việc thanh toán:
+ Giữa các chi nhánh ở các nước khác nhay của cùng 1 công ty
+ Giữa các công ty có quan hệ mua bán lâu đời và thường xuyên, đặc biệt trong việc mua bán
những lượng hàng không lớn lắm
+ Tiền hoa hồng và tiền hàng gửi bán
c. Nhờ thu: Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó ng ười bán hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của
mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Trên thực tế, có hai
loại nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhờ thu phiếu trơn là khi ng bán nhờ ngân
hàng thu hộ tiền của hối phiếu ở ng mua mà k kèm theo dkien j cả. Nhờ thu kèm chứng từ là TH ng
bán chuyển cho NH hối phiếu cùng vs bộ chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở ng mua vs ddkien là
ng mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì NH mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhận
hàng.
d. Thư tín dụng: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân h àng –

ngân hàng mở thư tín dụng – theo yêu cầu của khách hàng – người yêu cầu mở thư tín dụng – sẽ trả
một số tiền nhất định cho một người khác – người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng – hoặc chấp


nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi ng ười này xuất trình cho ngân
hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Đường đi của thư tín dụng chứng từ

 Trình tự thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
-Người mua và người bán ký một hợp đồng mua bán hàng hóa
-Người mua, căn cứ vào hợp đồng, làm đơn xin mở một thư tín dụng (Letter of Credit-Thư tín dụng)
tại một ngân hàng nhất định mà 2 bên trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu
cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những điều kiện quy định trong thư tín dụng.
-Ngân hàng mở thư tín dụng, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, mở thư tín dụng và thông qua
ngân hàng ở nước ngoài thông báo cho người bán biết về thư tín dụng đó rồi gửi bản chính của thư
tín dụng cho người bán.
-Người bán kiểm tra kỹ nội dung cuar thư tín dụng,nếu chấp thuận thì giao hàng hóa cho người mua
theo thư tín dụng, nếu không chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong
thư tín dụng thì người bán điện cho người mua hoặc cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng
đề nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sửa đổi trở thành một bộ phận
cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và hủy bỏ nội dung cũ.
-Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến ngân hàng trong
thời hạn xuất trình chứng từ.
-Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng
ngày trả tiền cho người bán. Nếu ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến


hành trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng.Ngân hàng này
sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho ngân hàng thông báo

-Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển giao toàn bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để người mua
đi nhận hàng, đồng thời thu hồi lại ở người mua số tiền đã trả cho người bán.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5. Giải quyết tranh chấp
TOÀ ÁN
Thủ tục
_ Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có:
– Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: Ổn định trật tự
trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo
Giấy triệu tập, Giấy báo của Tòa án; Phổ biển nội quy phiên tòa và Yêu cầu mọi người đứng dậy khi
hội đồng xét xử vào phòng xử án.
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa: gồm các công việc sau:
+ Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;
+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;
+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;
– Thủ tục hỏi tại phiên tòa:
+ Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án;
+ Nghe đương sự trình bày về vụ án;
+ Tiến hành hỏi tại phiên tòa;
+ Công bố các tài liệu của vụ án
– Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương
sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.
– Nghị án và tuyên án:
+ Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.
+ Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.
_Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và
tái thẩm.
Ưu điểm
Nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tôn trọng quyền thỏa thuận hay ý
chí của các bên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp

bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra
phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Nhờ đó, việc giải
quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn
trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh.
Nhược điểm
Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Hơn nữa, nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án không phù hợp với tính chất của hoạt động
kinh doanh và tâm lý của giới doanh nghiệp. (có thể làm sút giảm uy tín của các bên trên thương
trường; lộ các bí mật kinh doanh…), ngoài ra, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các
bên có quyền kháng cáo khiếu nại nên thời gian kéo dài.


Trình tự
Bước 1: Thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp
trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau
đây:
+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền à báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án.
Bước 2: Hòa giải vụ án dân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án,
trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và
Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp hòa giải thành thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà
không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc

một thẩm phán được chánh án tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự, Tòa án phải gửi Quyết định đó cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định
này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được Tòa án ban hành. Đương sự không có quyền kháng cáo,
Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này.
Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải
không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại Điều 179 bộ luật tố tụng dân sự, đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình được
quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự thường phức tạp. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị
xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được
quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất
nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là
02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách
quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02
tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân
sự và 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 29 và Điều 31
Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa,
trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa
điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong
trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 199 đến Điều
207 Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;


Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm
chứng; Người giám định và Người phiên dịch.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự, Viện kiểm sát phải cử kiểm sát

viên tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại.
Trong một số trường hợp được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì có thể hoãn phiên tòa, nhưng
thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đơn kháng cáo
LÀM ĐƠN KHÁNG CÁO
c) Đơn kháng cáo: (Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự)
- Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
+ Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
+ Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật;
+ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
- Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.
- Nếu đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án
cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc
thẩm.
- Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo
của mình là có căn cứ và hợp pháp.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thứ 6, ngày 12 tháng 05 năm 2017
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Toà án nhân dân (1) tỉnh Vĩnh Phúc
Người kháng cáo: (2) Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện
Địa chỉ: (3) Có trụ sở tại số 20 đường Quang Minh, xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc, Việt Nam
Là: (4) Người đại diện theo uỷ quyền của Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc
đại diện theo giấy uỷ quyền ngày 05 tháng 05 năm 2017
Kháng cáo: (5) Kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2017/DS-ST (Đây là viết tắt của Dân

sự - Sơ thẩm nha) ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Lý do của việc kháng cáo: (6) …………(Theo đề bài)……………………………………
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: (7) …………………
…………………………….…(Theo đề bài)……………………………………….
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (8)
1. Bản sao Giấy xác nhận nợ
2. Bản sao Giấy đòi nợ


3 Biên lai, giấy biên nhận,……….
(Ở phần 8, đây chỉ là ví dụ và xem xét tuỳ theo trường hợp)
NGƯỜI KHÁNG CÁO (9)
Tổng giám đốc
Hướng dẫn sử dụng mẫu trên:
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án
nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện
Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví
dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được
gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền
cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người
kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ
chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ
quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác
kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy
quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại
diện).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã
C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví
dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về
tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú
tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện
theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ
quyền ngày…tháng…năm…).
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST
ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ
sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví
dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng
cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức
kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp
doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đơn khởi kiện
Nội dung đơn khởi kiện phải đảm bảo đủ nội dung tại Điều 189 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định
về hình thức, nội dung đơn khởi kiện như sau:


- Về hình thức đơn khởi kiện
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ
đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên,
địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác

làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi
họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại
diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ,
người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên
hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố
tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự
mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện
phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng
dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu
theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Về nội dung đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ
quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của
người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử
(nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ
chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc
hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của
người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử
(nếu có)

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì
ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án
giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);


i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người
khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ
tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh
quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp
bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
VÍ DỤ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2017
ĐƠN KHỞI KIỆN
Về việc Tranh chấp quyền sử dụng đất
Kính gửi: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
Người khởi kiện:
Bà: Phạm Thị Ngọc Thúy
Ngày tháng năm sinh: 31/10/1988
CMND số 011297462 cấp ngày 21/11/2004 nơi cấp TP.HN
Chỗ ở hiện tại: tổ 4 Bằng B Hoàng Liệt Hoàng Mai Hà Nội
SĐT liên hệ: 0183638640
Người bị kiện:
Bà: Trương Thị Lan
CMND số 19731038 cấp ngày 1/3/2000 nơi cấp TPHN

Chỗ ở hiện tại: tổ 5 Bằng B Hoàng Liệt Hoàng Mai Hà Nội
NỘI DUNG KHỞI KIỆN
Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn:
Yêu cầu tòa án giải quyết buộc bà Trương Thị Lan trả lại 210m2 đất vườn tại tổ 5 Bằng B Hoàng Liệt
Hoàng Mai Hà Nội.
Tôi xin trình bày nội dung vụ việc như sau:
Tôi có 1 thửa đất nguồn gốc do thừa kế là thửa số 32, tờ 2 bản đồ số 15 diện tích 210m2- đất vườn tại
tổ 5 Bằng B Hoàng Liệt Hoàng Mai Hà Nội. Tôi có trồng nhãn, chuối, đu đủ trên thửa đất trên. Bà
Trương Thị Lan đã thu hoạch nhãn, chuối, đu đủ trên thửa đất của tôi. Tháng 10/2016, tôi có đòi lại
đất và tài sản trên đất nhưng bà Lan không trả lại và khẳng định đó là đất và cây cối của bà. Việc đã
được hòa giải tại ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai nhưng không thành.
Họ và tên người làm chứng:
1. Nguyễn Văn A:
Địa chỉ: tổ 5 Bằng B Hoàng Liệt Hoàng Mai HN.
2. Trần Lan Anh
Địa chỉ: tổ 5 Bằng B Hoàng Liệt Hoàng Mai HN.
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
1. Biên bản hòa giải tại ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai
2. CMND, hộ khẩu
Người khởi kiện


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TRỌNG TÀI
Trình tự (2 cách)
a, Đơn kiện và thụ lí đơn kiện
Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài
(trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp
giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.
Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 LTTTM 2010.
Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người

được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên. Cùng theo đưn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận
trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay
không. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm hại.
b, Tự bảo vệ của bị đơn
Theo Điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự
bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng
tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được
đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bị đơn phải gửi đồng thời hai bản tự bảo
vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kềm theo các thông tin về người được chọn làm trọng tài viên.
c, Thành lập hội đồng trọng tài.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn
một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội
đồng trọng tài. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch
trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho
bị đơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng
tài viên. Và hai trọng tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều
khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉ
định trọng tài viên cho các bị đơn. Căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án được quy định tại khoản 2
điều 7 LTTTM 2010.
d, Chuẩn bị giải quyết vụ việc
Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập trành chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải
quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
e, Hòa giải
Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố
tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng
việc tự hòa giải của các bên.
f, Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài

Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. trong trường hợp các bên
không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh
chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày trước
nhày mở phiên họp.


Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị
đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên
đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do
chính đáng.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết
định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất
giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và
hình thức theo quy định của luật này.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thủ tục trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành
theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Thủ tục giải quyết
tranh chấp tại trọng tài thương mại được thực hiện như sau:
Bước1: Đơn kiện và thụ lý đơn kiện[1].
Nguyên đơn nộp cho trọng tài các tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao thỏa thuận trọng tài;
- Bản sao các chứng từ, tài liệu;
- Tạm ứng phí trọng tài.
Sau khi nộp đủ các giấy tờ trên, trung tâm trọng tài sẽ thụ lý và gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện
của nguyên đơn, tên Trọng tài viên do nguyên đơn chọn và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm
trọng tài.
Bước 2: Tự bảo vệ của bị đơn[2]
Sau thời gian 30 ngày kể từ khi nhận được bản sao đơn kiện, Bị đơn gửi cho Trung tâm trọng tài
các giấy tờ sau:

- Bản tự bảo vệ kèm theo các chứng cứ;
- Chọn trọng tài viên trong danh sách của trung tâm trọng tài.
Lưu ý: Bị đơn có thể phản bác toàn bộ hoặc một phần nội dung đơn kiện của nguyên đơn hoặc bị
đơn có thể gửi đơn kiện lại.
Bước 3. Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài.
Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định,
Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên trọng Trung tâm trọng tài cho bị đơn.
Lưu ý: Các trọng tài viên đại diện các bên phải chọn trọng tài viên thứ 03 có tên trọng danh sách làm
Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu không chọn được thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định 01
trọng tài viên theo quy định của pháp luật.
Bước 4. Chuẩn bị giải quyết.
Các trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thu thập chứng cứ của vụ việc. Hội đồng
trọng tài có quyền gặp gỡ các bên để nghe trình bày ý kiến.
Bước 5. Hòa giải.
Nếu Hội đồng trọng tài hòa giải thành thì ra quyết định công nhận hòa giải thành (Biên bản hòa
giải thành được các bên và trọng tài viên ký).
Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng trọng tài là chung thẩm và được thi hành.
Bước 6. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.


×