Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.73 KB, 37 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1. Nguyễn Quốc Anh
2. Cao Thị Thanh Hảo
3. Vũ Thị Giang
4. Nguyễn Thị Thu
5. Đào Xuân Phong
6. Nguyễn Bá Hiếu

1


Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG,BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I.Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo..............................2
1.1.Các khái niệm và các chỉ tiêu đo........................................................................2
1.1.1.Tăng trưởng kinh tế................................................................................................2
1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng..................................................................2
1.1.2.1. Hàm sản xuất...........................................................................................2
1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế............................................3
1.1.3.Phát triển kinh tế và phát triển bền vững...............................................................3
1.1.4.Khái luận về Nghèo đói..........................................................................................5
1.1.4.1. Khái niệm nghèo đói................................................................................5
1.1.4.1.1. Nghèo khổ vật chất............................................................................5
1.1.4.1.2. Nghèo khổ đa chiều...........................................................................5
1.1.4.2. Cách thức và các chỉ tiêu đo lường..........................................................6
1.1.4.3 .Nguyên nhân nghèo đói............................................................................7
1.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo........................8
II-ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VIỆT NAM 2001-2010.......................................10


2.1.Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và ổn định...............................................10
2.2.Quy mô tăng trưởng GDP/người......................................................................11
2.3.Tăng trưởng nhanh ở các khu vực và các ngành của nền kinh tế..................13
2.4.Mơ hình tăng trưởng Việt Nam theo các yếu tố đầu vào................................15
2.5.Đánh giá chung..................................................................................................16
III- ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010...............16
3.1.Các chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2010........................16
3.2.Kết quả đạt được...............................................................................................17
3.3.Những hạn chế còn tồn tại................................................................................22
IV – MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO....................................................................................................................... 25
2


4.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo............................................25
4.1.1 Xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế đến nghèo đói ở Việt Nam giai đoạn
2001-2010..................................................................................................................... 25
4.1.2 Mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến đói nghèo ở Việt Nam giai đoạn
2001-2010..................................................................................................................... 26
4.2.Tác động của nghèo đói đến tăng trưởng kinh tế............................................27
V – MỘT SỐ GIẢI PHÁP..........................................................................................28
VI -KẾT LUẬN...........................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................31

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP

GNI
TFP
UNDP
HC
HRC
PGR
IRG
HPI
MPI
IR
USD
IMF
CTMTQG –GN
CT135 –II
XĐGN
PPP
VHLSS
LĐ –TB&XH
WB
GSO
UNDP
GEP
ICOR

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng thu nhập quốc dân
Năng suất các yếu tố tổng hợp
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Mức nghèo khổ
Tỷ lệ nghèo khổ

Tỷ lệ khoảng cách nghèo
Tỷ số khoảng cách thu nhập
Chỉ sổ ngèo khổ con người
Chỉ số nghèo tổng hợp
Tỷ số thu nhập
Đô la Mỹ
Quỹ tiền tệ quốc tế
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Chương trình 135 giai đoạn II
Xóa đói giảm nghèo
Sức mua tương đương
Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam.
Lao động thương binh và xã hội
Ngân hàng Thế giới
Tổng cục Thống kê
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Hệ số co giãn của nghèo đối với tăng trưởng kinh tế
Hệ số gia tăng vốn- sản lượng

4


DANH MỤC BẢNG,BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1:

Tốc độ tăng trưởng GDP theo khu vực kinh tế

Bảng 2.2:

Cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2010


Bảng 2.3:

Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP (2001 - 2010)

Bảng 3.1:

Tỷ lệ nghèo thời kỳ 1993 – 2010.

Bảng 3.2:
Bảng 3.3:

Chỉ số khoảng cách nghèo thời kỳ 1993 – 2010
Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc thiểu số

Biểu đồ 2.1:

Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2010

Biểu đồ 2.2:

Tổng sản phẩm quốc nội thời kỳ 2001-2010

Biểu đồ 2.3:

GDP bình quân đầu người thời kỳ 2001-2010

Biểu đồ 2.4:

Đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng của Việt Nam


Biểu đồ 3.1:

Tỷ lệ nghèo lương thực,thực phẩm

Biểu đồ 3.2:

Cơ cấu việc làm ở thành thị.

Biểu đồ 3.3:

Cơ cấu việc làm ở nông thôn

Biểu đồ 3.4:

Tỷ lệ hộ vay tín dụng trong năm 2008

Biểu đồ 4.1:

Mối quan hệ giữa GDP bình quân và HCR

Biểu đồ 4. 2:

GEP giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam

Biểu đồ 4.3:

IR% giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam

5



LỜI MỞ ĐẦU
Vào những năm thập niên 70 của thế kỷ 20, trào lưu tăng trưởng nhanh xuất
hiện và nhanh chóng lan rộng trên thế giới. Tăng trưởng nhanh gây ra nhiều hiệu ứng
xấu đến xã hội, tương lai của con người như làm suy giảm môi trường một cách
nghiêm trọng, gây ra hiện tượng phân hóa giàu nghèo... Và vấn đề “phát triển bền
vững” được đặt ra. Biểu hiện của sự phát triển là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu của nền kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần
cho sự phát triển nhưng tiến bộ xã hội mới là mục tiêu cuối cùng của phát triển.
Từ sau Đổi mới đến nay, nước ta đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng
kinh tế, đăc biệt la giai đoạn 2001-2010. Trong giai đoạn này, mức thu nhập bình quân
đầu người của chúng ta đã tăng lên xấp xỉ 3 lần. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa
đủ lực để tạo nên những bước đột phá về mặt xã hội cho con người. Dù tăng trưởng
cao nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo, thuộc nhóm những nước có thu nhập bình
quân đầu người thấp trên thế giới. Vì vậy, vấn đề xóa đói giảm nghèo được ưu tiên
hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế nhất
thiết phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo vì đó cũng là một mục tiêu
để có tiến bộ xã hội, đồng thời cũng là động lực để tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời
sống của người dân.
Như vậy, giữa tăng trưởng và giảm nghèo có mối quan hệ vừa đa dạng vừa
phức tạp. Hiểu được mối quan hệ này, chúng ta có thể tìm ra được phương hướng, giải
pháp để thực hiện thành cơng cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, hoàn thành một trong
những mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế. Chính vì lý do này, nhóm chúng tôi
đã nghiên cứu đề tài:” Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo ở
Việt Nam giai đoạn 2001-2010”.

1



I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO
1.1.Các khái niệm và các chỉ tiêu đo
1.1.1.Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ.Quy
mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít ,cịn tốc độ tăng trưởng được sử
dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các
thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị .Thu
nhập bằng giá trị được phản ánh qua các chỉ tiêu GDP,GNI… và được tính cho tồn
nền kinh tế hoạc tính bình qn đầu người.
1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng.
1.1.2.1. Hàm sản xuất.
Theo quan điểm hiện đại,mối quan hệ giữa tăng trưởng mà cụ thể là mức thu
nhập của nền kinh tế (sản lượng đầu ra ) với các nhân tố kinh tế trực tiếp tác động đến
tăng trưởng (các yếu tố đầu vào) được mô tả dưới dạng hàm sản xuất tổng quát:
Y = F (K,L,TFP)
Trong đó Y là giá trị đầu ra của nền kinh tế và K,L,TFP là các giá trị của những biến
số đầu vào tác động đến tăng trưởng kinh tế với:
- Vốn (K) : Là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế,nó
là tồn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy,thiết
bị ,máy móc,nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong
sản xuất.
- Lao động (L): Là một yếu tố đầu vào của sản xuất.Lao động được bao gồm hai nội
dung chính :Thứ nhất là yếu tố vật chất đầu vào ,được xác định bằng só lượng dân số
nguồn lao động của mỗi quốc gia (tính bằng đầu người hay thời gian lao động).Thứ hai
là yếu tố vốn nhân lực,đó là lao động có kỹ năng sản xuất,lao động có thể vận hành
được máy móc thiết bị phức tạp,những lao động có sáng kiến hay phương pháp mới
trong hoạt động kinh tế .
- Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP):là hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ

công nghệ ,kết quả nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào khoa học kinh tế.
Vốn (K) và Lao động (L) được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được
mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng
2


trưởng theo chiều rộng. TFP được coi là những yếu tố phi vật chất tác động đến tăng
trưởng, được coi là tăng trưởng theo chiều sâu.
1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
(1) Nhân tố kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc
chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế,tức là tổng cầu,cịn giá trị
các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung là các yếu tố nguồn lực trực
tiếp.
-Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung.
Theo hàm sản xuất hiện đại thì có 3 yếu tố tổng cung tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế là : K, L, và TFP.
-Các yếu tố tác động đến tổng cầu: Yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh
tế chính là khả năng chi tiêu ,sức mua và năng lực thanh toán,tức là tổng cầu (AD) của
nền kinh tế. Có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm:
 Chi cho tiêu dung cá nhân (C): Bao gồm các khoản chi cố định,chi thường
xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh.
 Chi tiêu của chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ.
 Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp và các đơn vị kinh tế ,bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu
động.
 Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX =X – M): Là khoảng chi phí rịng
phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế.
(2) Nhân tố phi kinh tế.

Có nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển, như: thể
chế chính trị - xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc tơn giáo trong xã hội, các đặc điểm tự
nhiên khí hậu, địa vị các thành viên trong cộng đồng và khả năng tham gia của họ vào
quản lý phát triển nhà nước. Các ảnh hưởng của các nhân tố phi kinh tế là gián tiếp và
khơng thể lượng hóa cụ thể được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế.
Chúng không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng
vào nhau, tạp nên tính chất đồng thuận hay khơng đồng thuận trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà người ta khơng thể phân biệt và
đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến kinh tế
1.3.1.Phát triển kinh tế và phát triển bền vững
3


Phát triển kinh tế là q trình tăng tiến,tồn diện và về mọi mặt của nền kinh
tế,chính trị,xã hội của một quốc gia.Phát triển được xem như quá trình biến đổi cả về
lượng và về chất của nền kinh tế ,nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hồn
thiện cả hai lĩnh vực của nền kinh tế là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Nội dung
của phát triển được khái quát theo ba tiêu thức:
 Một là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập
bình quân trên đầu người.Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về lượng của
nền kinh tế.
 Hai là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là sự biến đổi về
chất của nền kinh tế của một quốc gia
 Ba là sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng kinh tế hay chuyển
dịch kinh tế,mà là việc xóa bỏ nghèo đói,suy dinh dưỡng,sự tăng lên của tuổi thọ bình
quân,khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế,nước sách,trình độ dân trí giáo dục của
quần chúng nhân dân. Như vậy mục tiêu cuối cùng của sự phát triển chính là sự phát
triển vì con người.
Tiếp theo của sự phát triển kinh tế là phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà
không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai, Hội nghị
Rio de Janeriro, 1992.
Phát triển bền vững nhằm đảm bảo sự bình đẳng và cân đối lợi ích của các nhóm
người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ và thực hiện điều này đồng thời trên cả
3 lĩnh vực quan trọng có mối liên hệ qua lại với nhau – kinh tế, xã hội và môi trường

4


1.1.4.Khái luận về Nghèo đói
1.1.4.1. Khái niệm nghèo đói
1.1.4.1.1. Nghèo khổ vật chất
Theo hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á Thái Bình Dương ,tổ chức tại
Băng Cốc - Thái Lan (9/1993) , nghèo đói là tình trạng một bộ phân dân không được
hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người,mà những nhu cầu này đã được
xã hội thừa nhận tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập
qn
của
đất
nước.
Qua khái niệm trên có thể thấy nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện ,đó
là thu nhập hạn chế,hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập,thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở
mức độ tối thiểu,đặc biệt là những lúc khó khăn,dễ bị tổn thương trước những đột biến
bất lợi ,ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả
năng giải quyết,ít được tham gia vào q trình ra quyết định ,có cảm giác bị xỉ
nhục,khơng được người khác tơn trọng…Nghèo khổ vật chất biểu thị một mức thu
nhập (chi tiêu ) tối thiểu cần thiết để đảm bảo những “nhu cầu vật chất cơ bản “ như
lương thực,quần áo,nhà ở để cho mỗi người có thể “tiếp tục tồn tại”.
1.1.4.1.2. Nghèo khổ đa chiều

Trong báo cáo phát triển con người năm 1997,UNDP đã đề cập đến khái niệm
nghèo khổ dựa trên cơ sở quan điểm về phát triển con người, gọi là nghèo khổ tổng
hợp hay nghèo khổ con người.Khác với quan niệm nghèo khổ vật chất,nghèo khổ tổng
hợp đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo một cuộc sống cơ
bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”.
5


Theo đó,nghèo khổ được tính đến điều kiện khó khăn trong phát triển con người ,ví dụ
như cuộc đời ngắn ngủi (tuổi thọ),thiếu giáo dục cơ bản và thiếu sự tiếp cận đến các
nguồn lực tư nhân và của xã hội. Khái niệm trên cho thấy,xóa nghèo cũng là một khía
cạnh của phát triển con người – một khái niệm được định nghĩa là “quá trình tăng thêm
sự lựa chọn của con người”.
1.1.4.2. Cách thức và các chỉ tiêu đo lường.
Để đo lường nghèo khổ vật chất,điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn
nghèo (ngưỡng nghèo). Chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc
tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế.Nó chính mà mức chi tiêu tối thiểu theo
mặt bằng chung của quốc tế,quốc gia. Chuẩn nghèo quốc tế ,được sử dụng để xác định
tình trạng nghèo đói ở phạm vi quốc tế ,chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở xác định tình
trạng nghèo của cả nước. Chuẩn nghèo quốc gia cũng được xem như là “mức sàn “để
xác định chuẩn nghèo cho các địa phương khác nhau.
Chỉ tiêu đo lường sự nghèo đói:
 Thước đo về nghèo khổ vật chất:
 Mức nghèo khổ (HC) là những cá nhân hoặc hộ gia đình (i) có mức thu nhập
(Yi) dưới mức chi tiêu tối thiểu (C) và tỷ lệ nghèo khổ (HCR):
HCR = HC/n trong đó n là tổng số dân.
 Tỷ số khoảng cách nghèo (PGR):
PGR =

/n × m


Trong đó, m là thu nhập trung bình của tồn xã hội và i chỉ tính đối với những người
có Yi Tỷ số khoảng cách thu nhập (IGR):
IGR=

/C×HC

Trong đó HC là số đầu người (hoặc hộ nghèo), i chỉ tính đối với những người có
Yi Thước đo nghèo khổ tổng hợp .
 Chỉ số nghèo khổ con người (HPI) gồm 3 khía cạnh chính là tuổi thọ,giáo dục
và chất lượng cuộc sống:
HPI = (P13 + P23 + P33 ) /3
6


Trong đó : (P1) là tỷ lệ dân số khơng kỳ vọng sống quá 40 tuổi .
(P2 ) tỷ lệ người lớn không biết chữ.
(P3 ) bao gồm tỷ lệ suy dinh dưỡng ( P3.1 ),tỷ lệ không tiếp cận dịch vụ y tế (P3.2), tỷ lệ
các hộ không được sử dụng nước sạch (P3.3) với P3 = (P3.1 + P3.2 + P3.3) /3
 Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (MPI) :
MPI = H × A
Trong đó:
- H là tỷ lệ nghèo toàn diện: H = q/n với q là số người thuộc diện nghèo toàn diện và
n là tổng dân số
- A là mức độ nghèo : A =
Trong đó: c là tổng số những mặt thiếu thốn có trọng số mà người nghèo đang có,d là
tổng số các chỉ số thành phần được xem xét


1.1.4.3 .Nguyên nhân nghèo đói.
o Hiện tượng bế quan tỏa cảng. Chính là hiện tượng đóng cửa nền kinh tế và xã
hội với thế giới bên ngồi, an phận sống trong “vịng luẩn quẩn cua sự nghèo
đói”, đây là điểm mấu chốt của sự nghèo đói ở các nước nghèo, vùng nghèo và
cả người nghè

7


o

Mức sống thấp
Năng suất thấp

Tích lũy thấp
Tiêu dùng thấp

Trình độ kỹ
thuật thấp

o Độ rủi ro trong cuộc sống rất cao. Người nghèo thường có cuộc sống bất ổn và
rất dễ bị tổn thương. Sự rủi ro trong cuộc sống người nghèo có thể đó là do
thiên tai lũ lụt, dịch bệnh , tai nạn, ốm đau….tất cả đều làm cho họ đã nghèo lại
càng nghèo hơn, hoặc dẫn đến sự tái nghèo trong thời gian ngắn.
o Người nghèo thiếu những điều kiện để thoát nghèo. Tỷ lệ người nghèo tập trung
nhiều ở nông thôn, gắn liền với hoạt động sản xuất, chăn ni gia súc. Nhưng
chính họ lại là những người khơng có đất đai, hoặc có nhưng có ít…… tức là họ
khơng có tài sản, rồi thiếu nguồn vốn kinh doanh, cơ sở hạ tầng kém phát triển
kèm theo khơng có thị trường là ngun nhân trực tiếp dẫn đến nghèo.
o Sự hỗ trợ của nhà nướcvà các tổ chức quốc tế hạn chế và nhiều bất cập: Nguồn

hỗ trợ cho người nghèo được cung cấp dưới nhiều hình thức linh hoạt như :quỹ
hỗ trợ phát triển,ngân hàng người nghèo,chương trình xóa đói giảm nghèo,…
Tuy nhiên,các nguồn vốn đầu tư cịn hạn hẹp,số người tiếp cận dịch vụ khơng
nhiều,lượng tiền được vay ít.Ngồi ra cịn tồn tại sự hạn chế của thị trường tín
dụng đối với người nghèo như khơng có tài sản thế chấp,các điều kiện vay khắt
khe ….
o Sự tham gia không đầy đủ của người nghèo đến hoạt động hoạch định phát
triển, kể cả hoạch định những vấn đề liên quan đến chính sách nghèo.
1.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo vừa phức tạp vừa đa dạng,hiểu
được mối quan hệ này và những yếu tố xác định mối quan hệ đó sẽ là mấu chốt trong
xây dựng chiến lược giảm nghèo thành công. Qua các nghiên cứu thực tế phân tích
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nghèo giữa các quốc gia qua các thời kì
8


đã chỉ ra rằng: trung bình,cứ tăng một điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người thì tỷ lệ nghèo có thể giảm được tới hai phần trăm. Tuy nhiên bất
bình đẳng lại khơng diễn ra theo một xu hướng nhất định,ở một số quốc gia có tốc độ
giảm nghèo hạn chế trong khi có thành tích tăng trưởng kinh tế khả quan,người lại một
số quốc gia có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng trưởng kinh tế là tương đối thấp.
Ngược lại,giảm nghèo cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế ,điều này được thể
hiện thơng qua một số khía cạnh sau:
-

Giảm nghèo đóng vai trị như một bộ phận của cán cân điều tiết tác động đến tăng
trưởng. Về phía người nghèo,do thu nhập và mức sống thấp nên chế độ dinh
dưỡng ,tình trạng sức khỏe và giáo dục kém. Điều này làm giảm cơ hội tham gia
hoạt động kinh tế và năng suất lao động của họ,và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh
hưởng đến quá trình tăng trưởng.

- Giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà
phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ,chủ động vươn lên tự thoát nghèo. Giảm
nghèo không đơn thuần chỉ là sự trợ giúp một chiều từ phía tăng trưởng kinh tế đối
với những đối tượng khó khăn,mà cịn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng
tương đối đồng đều cho phát triển ,tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo
đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Do đó,giảm nghèo khơng những là một
mục tiêu của tăng trưởng ,cả trên góc độ xã hội và kinh tế,đồng thời cũng là một
điều kiện tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo là hai phạm trù khác nhau, nhưng có mỗi
quan hệ tác động qua lại với nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia. Do vậy,khi xây dựng định hướng phát triển cho mỗi thời kỳ cụ thể đều cần
có sự kết hợp đúng đắn giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Mục tiêu của
tăng trưởng kinh tế cần thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với công tác giảm nghèo.
Sự kết hợp ngay từ đầu giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt vấn đề giảm nghèo là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững.
Một số tiêu chí đánh giá tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo cụ thể :
- Động thái thay đổi tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân và tỷ lệ nghèo: Việc
so sánh giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người ) với tốc độ giảm nghèo (sự thay đổi trong tỷ lệ hộ nghèo )sẽ cho phép có nhận
xét mang tính chung nhất về tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo như thế nào.
- Hệ số co giãn của giảm nghèo với tăng trưởng: thước đo tốt nhất để thấy được mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo chặt chẽ thế nào là tính độ co giãn
của giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ số thu nhập (IR): Chỉ số này đo sự tương quan giữa mức thu nhập bình quân
chung và mức thu nhập bình quân của người nghèo.
9


II-ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VIỆT NAM 2001-2010
2.1.Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và ổn định.

Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình nước ta đạt 7,25%,
thấp hơn so với mức 7,57% giai đoạn 1991-2000. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 đạt
7,51% và giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 6,8%. Năm 2005 đạt mức tăng trưởng cao
nhất 8,44%. Ba năm cuối, do ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
tốc độ tăng trưởng nước ta giảm xuống, thấp nhất là năm 2009 với mức 5,32%.
Biểu đồ 2.1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000 - 2010

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và báo
cáo KH 2009, 2010 của Bộ KH &ĐT
Nhìn chung, nước ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và nếu tính từ năm 1990
đến nay, theo thống kê của Ngân hàng phát triển châu Á, tốc độ tăng trưởng của Việt
Nam nằm trong danh sách các nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Đây là yếu tố cơ
bản để đảm bảo Việt Nam vượt được ngưỡng nước đang có thu nhập thấp.
Quy mơ GDP tăng lên nhanh chóng, năm 2009 đã gấp 4 lần so với năm 1990. GDP
năm 2010 gấp 3 lần năm 2001. Theo số liệu từ tổng cục thống kê 10 năm gần đây,
tổng sản phẩm quốc nội GDP trong giai đoạn này tăng từ khoảng 32.7 tỷ USD năm
2001 lên đến khoảng 106.4 tỷ USD năm 2010.

Biểu đồ 2.1.2: Tổng sản phẩm quốc nội thời kỳ 2001-2010

10


120
100
80
60
91.1
40
20

0

32.7

2001

35.1

2002

39.6

2003

45.4

2004

53

2005

60.9

2006

97.2

106.4


71

2007

2008

2009

2010

Tỷ USD

Nguồn:Bộ
KH & ĐT
2.2.Quy mô tăng trưởng GDP/người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao, trong khi tốc
độ tăng dân số được kìm hãm đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người
tăng dần theo các năm. Năm 1990,GDP/người của nước ta chỉ khoảng trên 100 USD,
thì đến năm 2007, GDP/người ước tính đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. Năm 2008, con
số này đã đạt đến khoảng 1.047 USD, đến năm 2010 đã đạt 1168 USD/người. Với mức
thu nhập này, Việt Nam đã thốt khỏi nhóm nước có thu nhập bình quân thấp dưới
1000 USD trên thế giới. (Nguồn: IMF Country Report No 06/52, February 2006, IMF
Country Report No.10/281,September 2010, Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình
hình kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011).

11


Biểu đồ 2.2.1: GDP bình quân đầu người thời kỳ 2001-2010


1170
1028.3 1064
835.9
725.1
639.1
402.1 412.9 440

491.9

552.9

1200
1000
800
600
400
200
0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GDP bình quân đầu người (USD)

Nguồn: Bộ KH&ĐT
Tuy thu nhập bình quân đầu người nước ta tăng nhưng vẫn còn rất thấp so với
các nước khác trong khu vực Đông Nam Á (Singapore 37.597,3 USD, Brunei 35.623
USD, Malaysia 8.209,4 USD, Thái Lan 4.042,8 USD, Indonesia 2.246,5 USD,
Philippines 1.847,4 USD).GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7/11
nước trong khu vực Đông Nam Á, và đứng thứ 36/50 nước và vùng lãnh thổ của châu
Á.


12


2.3.Tăng trưởng nhanh ở các khu vực và các ngành của nền kinh tế.
- Xét theo khu vực kinh tế:
Theo dõi bảng số liệu sau:
Bảng 2.3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo khu vực kinh tế
(Đơn vị:%)

Ngành

2006

2007

2008

2009

2010

Toàn nền kinh tế

8,17

8,5

6,23

5,32


6,7

KV kinh tế nhà nước

6,17

6,82

4,11

4,66

4,5

KV tư nhân

8,44

9,39

7,22

4,83

7,62

KV đầu tư nước ngoài

8,33


12,81

8,31

8,96

10,76

Nguồn: Số liệu của Tổng cục
Thống kê
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là
khu vực có mức tăng trưởng nhanh nhất và tiếp sau là khu vực kinh tế tư nhân. Bắt đầu
từ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mức tăng trưởng của các khu
vực giảm nhưng sau đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế
tư nhân đã nhanh chóng phục hồi được mức tăng trưởng. Cịn khu vực kinh tế nhà
nước khơng những có mức tăng trưởng thấp mà cịn đang có xu hướng giảm sút.
-Xét theo các ngành kinh tế:
Theo dõi bảng số liệu sau đây:

13


Bảng 2.3.2: Cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2010
(Đơn vị:%)

m

200
1


200
2

200
3

200
4

200
5

200
6

200
7

200
8

200
9

201
0

NN


23,2 23,0 22,5 21,8 20,9 20,4 20,3 22,1 20,6 20,
4
3
4
1
7
4
6
3

CN

38,1 38,4 39,4 40,2 41,0 41,5 41,4 39,7 40,2 41,
3
9
7
1
2
4
8
3
4
1

DV

38,6 38,4 38,9 37,9 38,0 38,0 38,1 38,1 39,1 38,
3
8
9

8
1
6
8
7
6
Nguồn: Bộ KH& ĐT (số tay KH hàng năm)

Bảng số liệu trên cho thấy:
Cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta thời kỳ 2001-2010 đang có sự chuyển dịch tích
cực: tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm tương đối nhanh, từ 23,24% năm
2001 xuống cịn 20,3% năm 2010; tỷ trọng ngành cơng nghiệp tăng từ 38,13% năm
2001 lên 41,1% năm 2010, tỷ trọng ngành dịch vụ ổn định ở con số 38%. Đây là xu
hướng chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiềm lực của nền kinh tế, nhất là tiềm lực công nghiệp và
kết cấu hạ tầng.
Bảng 2.3.3: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP (2001 - 2010)
(Đơn vị: %)
Ngành

2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

Tổng GDP

6,89

7,08

7,34

7,79

8,43

8,23

8,48

6,31

5,32


6,7

Nông nghiệp

2,98

4,17

3,62

4,36

4,0

3,69

3,4

4,68

1,83

2,6

Công nghiệp

10,39

9,48


10,4

10,2

10,6

10,4

10,6

5,98

5,52

7,6

6,1

6,54

6,45

7,26

8,48

8,29

8,68


7,37

6,63

7,5

Dịch vụ

Nguồn: Bộ KH& ĐT

14


Từ bảng trên, nhận thấy: ngành cơng nghiệp ln đóng góp vào tăng trưởng nhiều nhất
và tiếp đến là của ngành dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp có xu hướng giảm
qua các năm.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng theo ngành ở nước ta đang có sự thay đổi tích cực,
làm cho cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế phù hợp: tỷ trọng khu vực
công nghiệp tăng lên, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống, ngành dịch vụ gia
tăng cả theo GDP và lao động.
2.4.Mơ hình tăng trưởng Việt Nam theo các yếu tố đầu vào.
Mơ hình tăng trưởng xét theo góc độ đầu vào nhằm giúp làm rõ nguồn gốc của
tăng trưởng kinh tế, gồm việc huy động các yếu tố sản xuất là vốn (K), lao động (L),
năng suất (TFP).
Biểu đồ 2.4.1: Đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng
trưởng của Việt Nam

Nguồn: M. Poter, 2008
Biểu đồ trên cho thấy: đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam thời gian
qua chủ yếu dựa vào K và L và trong sự đóng góp của yếu tố này có xu hướng ngày

càng tăng lên. Thời kỳ 1990-2000, 56% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng
góp của yếu tố vật chất, và đến thời kỳ 2001-2010, con số này đã lên đến 73%. Trong
các yếu tố vật chất thì đóng góp chính lại là vốn chứ khơng phải lao động. Đóng góp
của yếu tố lao động vào tăng trưởng không nhiều: trong khi phần lớn các nước trong
khu vực có quy mơ dân số tương đồng với Việt Nam, tỷ lệ đóng góp của yếu tố này
khoảng từ 20% trở lên, thậm chí 40% thì ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 20% và có xu hướng
giảm xuống. Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng có tỷ lệ thấp và có xu hướng
giảm sút nhanh chóng. Thời kỳ 1990 - 2000 44% tăng trưởng GDP là do yếu tố TFP;
đến giai đoạn 2001-2010 phần đóng góp của TFP giảm xuống chỉ cịn 26%, có năm
đóng góp của yếu tố này cịn có giá trị âm. So với các nước trong khu vực , như Hàn
Quốc với tỷ lệ đóng góp TFP là 32,2%; Đài Loan 35%; Indonesia 28%; Thái Lan 36%
15



×