Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại từ thực tiễn huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.02 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHẾ THỊ HƢƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG

Phản biện 1: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI

Phản biện 2: TS. BÙI ĐỨC HÙNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ 30’ ngày 16 tháng 11 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ gần đây, ngành kinh tế thực phẩm có những
bước tiến mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của nền sản xuất nông
nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế trang trại. Việc hình thành các
trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất,
chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy
sự phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp. Những năm qua, nhiều hộ
nông dân trên cả nước đã phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong việc phát
triển kinh tế hộ gia đình, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn. Mô hình xây dựng kinh tế trang trại được nhiều người lựa
chọn bởi tính phù hợp, nâng cao được năng suất và tính cạnh tranh của
sản phẩm nông sản, không những giúp người nông dân nâng cao thu
nhập mà còn giải quyết được lao động tại địa phương, góp phần xây
dựng nông thôn mới.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát
triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích
làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư,
xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan
trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá
trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao
động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến
trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà
nước đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mô hình
kinh tế trang trại phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền. Hiện
nay, ở nước ta đã hình thành nhiều mô hình trang trại như trang trại

1


trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi
trồng thuỷ sản, trang trại tổng hợp...
Việc hình thành nhiều mô hình trang trại đã góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang
hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông… để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đồng thời, việc hình
thành nhiều mô hình trang trại cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả mô
hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh
cao gắn với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hoá nông sản
có giá trị kinh tế lớn.
Để các loại hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển, Nhà
nước cũng đã ban hành nhiều chính sách để các trang trại phát triển có
hiệu quả, như chính sách về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, về
khoa học, công nghệ và môi trường, thị trường…Việc ban hành những
chính sách này đã làm cho các mô hình kinh tế trang trại ở nước ta tăng
nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhiều trang trại
đã sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản xuất
cho nông dân trong vùng, tạo nguồn cung ổn định cho các cơ sở chế biến,
tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.
Huyện Mộ Đức là một trong các huyện có điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, trong
quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc
phục đó là: kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình, các
trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa
dạng, đã gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện
tích đất để phát triển kinh tế trang trại, các hộ làm kinh tế trang trại
không tập trung nên một số nơi có cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo… làm

cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, việc trang bị và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá
2


trình sản xuất chưa nhiều và hạn chế việc tìm hiểu thị trường đầu ra cho
sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản
phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ….
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với mong muốn góp một
phần nhỏ bé của mình vào việc triển khai và thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi, tôi đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế
trang trại từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt
nghiệp lớp cao học chuyên ngành Chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Trần Tú Khánh với đề tài
“Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa
bàn tỉnh Nghệ An” năm 2015. Luận án nghiên cứu chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển của tác giả Trần Đình Trân
với đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi” năm 2011.
Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh
Quảng Ngãi qua đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và những tiềm năng
phát triển của kinh tế trang trại của tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời đề xuất
những giải pháp để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian tới.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển của tác giả Lê Quốc Thái
với đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Gia
Lai” năm 2013.
- Đề tài “Kinh tế trang trại - khu vực Nam Bộ - thực trạng và

giải pháp” do TS. Trương Thị Minh Sâm chủ biên năm 2002. Trong đề
tài này, tác giả đã đề cập đến đặc điểm thực trạng về quy mô hoạt động
của kinh tế trang trại.
3


- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với kỷ yếu
Hội thảo “Kinh tế trang trại sau 01 năm thực hiện Nghị quyết
03 2000 NQ-CP” đã đánh giá các chủ trương chính sách và các mặt
phát triển của kinh tế trang trại sau hơn 01 năm thực hiện Nghị quyết
của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại.
- Tác giả Nguyễn Đình Hương với công trình nghiên cứu:
“Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời k công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” đây là công trình nghiên cứu cấp
nhà nước, qua đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về đất đai, về
vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học- công
nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghệ chế biến
và tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với kinh tế trang trại.
Nhìn chung, các tác giả đều tập trung phân tích thực trạng và
giải pháp phát triển kinh tế trang trại, chính sách phát triển kinh tế trang
trại …chưa có công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại cụ thể để từ đó đưa ra giải pháp cơ bản nhằm đổi mới,
hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trong
trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về
thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại, từ đó đánh giá thực
trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đẩy

mạnh việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở địa
phương và nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực
hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
4


3.2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh
tế trang trại ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, chỉ rõ ưu điểm, bất cập,
hạn chế và nguyên nhân của các bất cập, hạn chế.
3.2.3. Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện, đẩy mạnh
thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở địa phương và nước
ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi.
4.2.2. Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành kinh tế
học và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận về
chu trình chính sách từ khâu hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh
giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích và tổng

hợp, thống kê và so sánh được sử dụng để thu thập, phân tích và khai
thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao
gồm các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung
ương và địa phương; các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo,
thống kê của chính quyền, ban, ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại của nước ta, tỉnh Quảng Ngãi nói chung và thực tế tại
5


huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Đồng thời, thu thập, tìm
hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách kinh tế liên quan
đến vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả, kết luận, kiến nghị, đề xuất của luận văn góp phần
bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công
nói chung, thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện Mộ
Đức và nước ta nói riêng. Đề xuất các phương hướng và giải pháp để
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết luận, các giải pháp do tác giả luận văn kiến nghị có thể
sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị góp phần hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại tại
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, trong cả nước nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát
triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế

trang trại ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy
mạnh việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi và trên cả nước.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế
trang trại
1.1.1 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
Quan điểm của Mác đã khẳng định: Điểm cơ bản của trang trại
gia đình là sản xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự
cấp tự túc, nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở làm
nòng cốt.
Theo Lênin đã phân biệt kinh tế trang trại “Người chủ trang trại
bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì
dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”.
Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh
thổ ở Châu Á: như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác
trong khu vực. Họ quan niệm: “Trang trại là loại hình sản xuất nông –
lâm – ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản
xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều
nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với
nền kinh tế cạnh tranh”.
- Ở Việt Nam có nhiều khái niệm về kinh tế trang trại, theo TS.
Trương Thị Minh Sâm, "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản

xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên
cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao
hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật .... nhằm tạo ra khối lượng hàng
hóa nông sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế
7


thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ".
Theo Nghị quyết số 03 2000 NQ-CP ngày 02/02/2000 của
Chính phủ về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức
sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia
đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn sản xuất
với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.
1.1.2 Chính sách phát triển kinh tế trang trại
Từ cách tiếp cận về trang trại, kinh tế trang trại, có thể hiểu về
chính sách phát triển kinh tế trang trại như sau:
“Chính sách phát triển kinh tế trang trại là tập hợp các quyết
định của Nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ thực hiện để
giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động
tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong các lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và
tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là toàn bộ quá
trình huy động, bố trí sắp xếp các nguồn lực để đưa chính sách phát
triển kinh tế trang trại vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục
chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt được mục tiêu của chính sách phát
triển kinh tế trang trại.
1.1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách

phát triển kinh tế trang trại
Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là một
khâu cấu thành chu trình chính sách phát triển kinh tế trang trại, là toàn
bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách phát triển kinh tế
trang trại thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
nhất định. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại là
8


trung tâm kết nối các khâu trong chu trình chính sách phát triển kinh tế
trang trại thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách phát triển
kinh tế trang trại đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện
đúng chính sách phát triển kinh tế trang trại còn quan trọng hơn. Có
chính sách phát triển kinh tế trang trại đúng nhưng tổ chức thực hiện
thực hiện không tốt sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không
có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban
hành chính sách phát triển kinh tế trang trại. Nếu chính sách không
được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng của
Nhân dân đối với Nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị
và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho Nhà nước trong công tác
quản lý. Qua thực hiện mới biết được chính sách phát triển kinh tế trang
trại có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Quá trình thực
hiện sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phát
triển kinh tế trang trại cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của
cuộc sống. Đồng thời, việc phân tích, đánh giá chính sách phát triển
kinh tế trang trại chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi được thực
hiện. Thực tiễn là chân lý, kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh
tế trang trại là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách
quan chất lượng và hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế trang trại.
Việc đưa chính sách phát triển kinh tế trang trại vào thực tiễn cuộc sống

là một quá trình phức tạp đầy biến động, chịu sự tác động của nhiều yếu
tố giúp các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại có kinh nghiệm để đề ra được các giải pháp hữu hiệu
trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
Trong thời gian qua, có một số chính sách phát triển kinh tế
trang trại tổ chức thực hiện chưa kịp thời, chưa đồng bộ nên ảnh hưởng
không tốt đến sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và các địa
phương nói riêng. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại hiện
9


nay là yêu cầu tất yếu khách quan để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng.
1.1.4. Nội dung các bước thực hiện chính sách phát triển kinh
tế trang trại
1.1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát
triển kinh tế trang trại
1.1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại
1.1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển kinh
tế trang trại
1.1.4.4. Duy trì chính sách phát triển kinh tế trang trại
1.1.4.5. Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế trang trại
1.1.4.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách phát
triển kinh tế trang trại
1.1.4.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính
sách phát triển kinh tế trang trại
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách
phát triển kinh tế trang trại
1.1.6. Những yêu cầu của việc thực hiện chính sách phát triển

kinh tế trang trại
1.1.7. Các hình thức và phương pháp triển khai thực hiện
chính sách phát triển kinh tế trang trại
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại
1.2.1 Các quan điểm, mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà
nước v phát triển kinh tế trang trại ở iệt Nam
1. .1.1. uan điểm phát triển kinh tế trang trại

iệt am

Đảng ta đã xác định quan điểm phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam là:
10


- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu
quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển
nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm
giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây
dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang
trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng
bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông
nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông
thôn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại.
Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn
định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử
dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới,
hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi
bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối
với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và
thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao
đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản
xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng
hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng
tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự
chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi
hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất 11


kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường
quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông
nghiệp, nông thôn phát triển.
- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học - công nghệ, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các
trang trại phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát
triển lành mạnh, có hiệu quả.
1. .1. .

c tiêu phát triển kinh tế trang trại


iệt am

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất
là hàng nông, lâm, thuỷ sản qua chế biến; tăng kim ngạch xuất khẩu;
giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong
cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Bằng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập của dân cư nông thôn; xóa hộ đói, giảm tỷ lệ nghèo; phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thuỷ
lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ
trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt.
- Bảo vệ môi trường sinh thái. Ngăn chặn nạn phá rừng; có
chính sách để huy động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực
khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ và trồng rừng.
- Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt, chú trọng thâm
canh và đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản phục vụ xuất khẩu; phấn
đấu để sớm đứng vào hàng ngũ những quốc gia có sản lượng thuỷ, hải
sản lớn của thế giới.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, bảo đảm ổn định chính trị - xã
hội và đoàn kết nông thôn.
12


1. .1.3.

hính sách về phát triển kinh tế trang trại c a

iệt


Nam
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Hàng loạt các văn bản đã
được ban hành và triển khai thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
tế trang trại phát triển. Đảng và Nhà nước đã khẳng định trang trại phát
triển là nguồn lực mới của đất nước đi vào CNH, HĐH.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các
thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác
và cạnh tranh theo pháp luật.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh
nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển
bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp
pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật
bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN MỘ ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Điều kiện tự nhiên và hành chính, kinh tế - xã hội của
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Mộ Đức là huyện đồng bằng nằm ven biển ở phía nam tỉnh
Quảng Ngãi. Phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa và Thành phố Quảng Ngãi,
phía Nam giáp huyện Đức Phổ, phía Tây giáp huyện Nghĩa Hành, phía
13


Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 213,81 km2. Dân

số của huyện là 135.267 người, mật độ dân số 632,6 người km2. Toàn
huyện có 12 xã và 01 thị trấn, có 69 thôn và tổ dân phố.
Mộ Đức cách Thành phố Quảng Ngãi khoảng 10km, huyện Mộ
Đức là dải đồng bằng ven biển, có núi cao ở phía tây như núi Lớn, núi
Giàng, có các đồi sót ở rải rác trong huyện như núi Long Phụng, núi
Điệp, núi Vom, núi Văn Bân, núi Ông Đọ, núi Thụ, núi Long Hồi. Chạy
dọc ở phía bắc có sông Vệ, từ sông Vệ có có chi lưu là sông Thoa chảy
theo hướng Đông Nam, qua vùng trung tâm huyện. Từ Tây sang Đông,
Mộ Đức có 4 kiểu địa hình, lần lượt là: vùng cao, vùng trung bình, vùng
thấp, doi cát ven biển. Bờ biển Mộ Đức dài 32km, nhưng là bãi ngang,
chỉ có cửa Lở mở lấp hằng năm. Đồng bằng Mộ Đức khá màu mỡ,
thích hợp với cây lúa nước và nhiều giống cây trồng khác, tuy nhiên
một số vùng hay bị úng ngập, nhất là dọc phía đông Quốc lộ 1. Đất gò
đồi ở Mộ Đức có nhiều đá ong, có đất cao lanh, ở Tú Sơn, Thạch Trụ có
suối khoáng nóng. Khí hậu ở ở huyện Mộ Đức nhìn chung là ôn hòa, dễ
chịu, nhưng thường chịu thiệt hại do bão tố, lũ lụt về mùa mưa.
Với điều kiện tự nhiên của huyện cho thấy việc phát triển kinh
tế trang trại gặp nhiều thuận lợi. Hệ thống giao thông thuận lợi có tuyến
đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1 chạy dọc theo chiều dài của huyện,
Quốc lộ 24 nối liền các tỉnh miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên; các
tuyến đường tỉnh, huyện, xã, thôn nối liền với các huyện lân cận…đảm
bảo giao thông thông suốt, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp là điều
kiện thuận lợi để giao thương với bên ngoài.
Với địa hình thuận lợi nên huyện đã phân ra các vùng kinh tế để
tập trung đầu tư phát triển như về phía Đông tập trung phát triển hạ tầng
nghề cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ biển, vùng chuyên canh lúa có
năng suất cao, vùng sản xuất rau an toàn ở các vùng ven sông; ổn định
vùng nguyên liệu mía, m , trồng cỏ để phát triển chăn nuôi; phía Tây
14



triển khai đồng bộ Đề án phát triển vùng kinh tế phía Tây, phát triển
mạnh kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế đa canh, nông - lâm kết
hợp, kinh tế vườn rừng.
Về kinh tế - xã hội của huyện liên tục tăng trưởng qua các năm,
kinh tế nông nghiệp có hướng chuyển biến khá tốt, cùng với thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện đã có sự ảnh hưởng tích cực đến
sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Huyện đã đầu tư hệ thống
hạ tầng, trong đó chú trọng đến hạ tầng thủy lợi và hạ tầng giao thông
giúp cho trang trại chủ động việc tưới tiêu, vận chuyển hàng hóa, nông
sản tiêu thụ ra thị trường. Là huyện có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp nên nguồn lao động cung ứng cho các chủ
trang trại luôn đáp ứng đủ nhu cầu cũng là điều kiện thuận lợi để các
chủ trang trại đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.
Huyện Mộ Đức có bờ biển dài thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
nhưng đây cũng là yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang
trại vì thường xuyên bị ảnh hưởng gió, bão vào mùa mưa. Với địa hình
nhỏ hẹp chạy dọc theo vùng duyên hải miền trung, diện tích đất sản
xuất nhỏ, dân số đông, tỷ lệ diện tích đất bình quân đầu người thấp đã
ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành các trang trại có quy mô lớn. Để
đảm bảo giải quyết vấn đề trên, huyện chủ trương thực hiện công tác
dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, khuyến khích người dân đăng ký
thủ tục cấp đất đối với diện tích khai hoang…
Tuy nhiên, Mộ Đức là huyện đồng bằng không được hưởng
chính sách ưu đãi của các huyện miền núi như: Chương trình 135, 30a
của Chính phủ nên nguồn lực đầu tư của huyện còn nhiều hạn hẹp. Lao
động trong độ tuổi đông nhưng phần lớn chưa qua đào tạo. Thực hiện
chính sách tích tụ ruộng đất sẽ làm cho một số lao động nông thôn mất
việc làm trong bối cảnh huyện chưa chủ động triển khai kịp thời các

15


chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng rất
lớn đến tiến độ và sự mạnh dạn đầu tư khuyến khích kinh tế trang trại
phát triển.
Hưởng ứng chính sách phát triển kinh tế trang trại, huyện Mộ
Đức đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại. Toàn
huyện có 211 hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển kinh tế theo hướng
gia trại và trang trại, trong đó có 25 trang trại được cấp giấy chứng nhận
gồm: 16 trang trại chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo,
gà, dê…; 01 trang trại nuôi trồng thủy sản; 6 trang trại tổng hợp vừa
chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng cây nguyên liệu và 02 trang trại lâm
nghiệp.
Quy mô đầu tư bình quân của một trang trại trên 1 tỷ đồng, cá
biệt có 01 trang trại đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Bình quân mỗi trang trại
chăn nuôi và trang trại nuôi thủy sản sử dụng đất hơn 2ha, trang trại
tổng hợp sử dụng hơn 4ha và trang trại lâm nghiệp sử dụng trên 36ha.
2.2. Các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế trang trại
của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức
2.2.1. Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại
của tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2. Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại
của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách
2.3.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truy n thực hiện chính sách
2.3.3. Thực trạng phân công, phối hợp của các cơ quan chức

năng trong việc thực hiện chính sách
2.3.4. Thực trạng duy trì và đi u chỉnh chính sách
16


2.3.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính
sách
2.3.7. Thực trạng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực
hiện chính sách
2.4. Kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang
trại tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1. Kết quả thực hiện chính sách đất đai
2.4.2 Kết quả thực hiện chính sách đầu tư, tín dụng
2.4.3. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo và s

dụng

ngu n nhân lực
2.4.4. Kết quả thực hiện chính sách khoa học và công nghệ
2.4.5. Kết quả thực hiện chính sách thuế
2.4.6. Kết quả thực hiện chính sách thị trường
2.5. Đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
2.5.1. Ưu điểm
Huyện Mộ Đức có đủ các dạng địa hình miền núi, đồng bằng và
ven biển thuận lợi cho việc phát triển các loại hình kinh tế trang trại
nông, lâm, ngư nghiệp khác nhau. Trong những năm gần đây, kinh tế
của huyện tăng trưởng liên tục, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch
theo hướng tích cực. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp phát triển, nhiều
mô hình kinh tế trang trại, gia trại đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu

quả.
Việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
được các cấp, các ngành trong huyện quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, triển
khai thực hiện. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện đã có chủ trương
và Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động trong việc triển khai thực thi
chính sách phát triển kinh tế trang trại cho phù hợp với điều kiện của
huyện. Các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện đã hoạt động có hiệu
17


quả, đem lại lợi nhuận cho gia đình, giải quyết việc làm tại địa phương,
sử dụng hiệu quả diện tích đất hoang hóa, cải tạo vườn tạp để trồng trọt,
chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế -xã hội.
Thông qua phát triển kinh tế trang trại làm chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tích tụ
ruộng đất phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên
canh, sản xuất hàng hóa, tạo thu nhập ổn định cho các chủ trang trại góp
phần hoàn thành mục tiêu Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện nhà.
2.5.2 Hạn chế
Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện
Mộ Đức trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy
nhiên, vẫn còn một số hạn chế sau:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến yêu cầu nội dung của chính
sách phát triển kinh tế trang trại có lúc chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời
tới những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan, nhất là đối tượng
thực hiện, thụ hưởng, dẫn đến hiểu không đầy đủ nên thực hiện chưa
đồng bộ, dẫn đến gây phiền hà cho đối tượng thụ hưởng.
- Sự phân công nhiệm vụ giữa các tổ chức thực hiện chính sách
phát triển kinh tế trang trại chưa thực sự khoa học, vẫn có sự chồng

chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và trách nhiệm chung và quyền hạn
riêng. Cơ chế phối hợp giữa các cấp và giữa các cơ quan liên quan chưa
chặt chẽ, đặc biệt trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cấp
chính quyền, giữa các cơ quan liên quan chưa kịp thời.
- Một số cán bộ, công chức còn hạn chế năng lực, trình độ, quan
liêu trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
- Một số tổ chức liên quan đưa ra những thủ tục, quy định rườm
rà khó có thể thực hiện được gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
sách phát triển kinh tế trang trại. Liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản
18


phẩm chưa đảm bảo, nguồn vốn vay còn hạn chế.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa sát thực tế làm cho việc đánh
giá kết quả thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại trở nên
khó khăn, thiếu các thông tin đáng tin cậy về quá trình thực hiện và
những nội dung, biện pháp cần bổ sung, hoàn thiện.
2.4.3. Nguyên nhân
- Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại ban hành thiếu
tính đồng bộ có yếu tố mâu thuẫn nhau như: thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường. Nếu xử lý tốt về
môi trường thì ảnh hưởng phát triển kinh tế -xã hội và ngược lại. Do đó
khi xây dựng chính sách phải hài hoà hai mục tiêu này.
- Việc ban hành chính sách phát triển kinh tế trang trại ít chú ý
đến nguồn lực thực hiện chính sách nên trong quá trình thực hiện nguồn
tài chính không đủ để bố trí không đầy đủ, kịp thời cho các chương
trình, đề án phát triển kinh tế trang trại.
- Chính sách về đất đai còn nhiều bất cập: công tác dồn điền đổi
thửa còn chậm, công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng trang đến
trại vì sau khi quy hoạch sử dụng đất được công bố có trang trại hình

thành trước đó nhưng nằm “ngoài quy hoạch” nên không được áp dụng
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng
trọt có những hạn chế nhất định.
- Việc phối hợp, kết nối chặt chẽ giữa các tổ chức liên quan
trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại chưa đồng bộ.
- Cán bộ, công chức, viên chức hoạch định và tổ chức thực hiện
chính sách chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề
nghiệp. Việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến phát triển
kinh tế trang trại chưa kịp thời.
19


Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY
MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI Ở HUYỆN MỘ ĐỨC VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Phát triển mạnh kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế đa
canh, nông - lâm kết hợp, kinh tế vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc, tận
dụng các hồ chứa nước để phát triển nuôi thủy sản nước ngọt.
- Đến năm 2020 kinh tế trang trại là hình thức kinh tế chủ yếu
để khai thác tốt nhất lợi thế trong nông nghiệp, phấn đấu số lượng trang
trại tăng bình quân hàng năm 30%, doanh thu bình quân hàng năm tăng
từ 1,2-1,3, mở rộng quy hoạch vùng kinh tế phía Tây huyện.
- Tiếp tục thực hiện Đề án về tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện gắn
với thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng bằng các loại giống có

năng suất, chất lượng cao. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia
đình, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu
hàng nông nghiệp. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông
nghiệp, phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung.
- Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, thực hiện “dồn điền đổi
thửa”, thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, khuyến khích tích tụ
tập trung đất đai hợp lý tạo điều kiện để các hộ dân phát triển kinh tế
trang trại.
- Ứng dựng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng
năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng, vật nuôi.
- Đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình vay vốn phát triển sản
xuất theo chủ trương chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
20


3.2. Phƣớng hƣớng hoàn thiện thực hiện chính sách phát
triển kinh tế trang trại trong thời gian tới
- Lựa chọn mô hình phát triển kinh tế trang trại phù hợp với
từng vùng, miền. Về đất đai tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng trang trại
tập trung với quy mô phù hợp gắn với bảo vệ môi trường.
- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các chủ trang trại, hộ gia đình
nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư vào sản xuất
cũng như vay vốn để sản xuất. Khuyến khích các hộ dân chuyển
nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, chuyển
đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp.
- Tích cực huy động các nguồn lực của địa phương, doanh
nghiệp, chủ trang trại để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thiết yếu ở
vùng quy hoạch như: hệ thống giao thong, thủy lợi, điện, nước… từng

bước chuyển trang trại đang nằm trong khu dân cư vào vùng quy hoạch
kinh tế trang trại. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận
nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là đối với vốn tín dụng ưu đãi với thủ
tục vay đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên và có thể tín chấp bằng công
trình đầu tư trong trang trại.
- Về khoa học kỹ thuật cần chú trọng đầu tư cho công tác
khuyến nông, khuyến ngư; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến cho chủ trang trại như: đưa các giống cây, con có phẩm
chất tốt, chất lượng cao, năng suất khá vào sản xuất; áp dụng công nghệ
mới trong chế biến, bảo quản nông sản… Hướng dẫn các chủ trang trại
thực hiện quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi đạt các tiêu chuẩn của
Việt Nam và quốc tế như: VietGAP, HACCP, GMP…
- Có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ chủ trang trại về kỹ
21


năng quản trị kinh doanh nhằm tìm hướng phát triển phù hợp trong cơ
chế thị trường; đào tạo nghề phù hợp cho lao động làm việc ở trang trại,
nhất là những lao động kỹ thuật của trang trại. Khuyến khích và đẩy
mạnh mối liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản bằng
việc cung cấp thông tin thị trường, tư vấn định hướng cho các trang trại
sản xuất những sản phẩm thị trường cần và tăng cường quảng bá, giới
thiệu sản phẩm của các trang trại.
- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đặc thù về khuyến
khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, gia trại; trong đó tập trung ưu
tiên hỗ trợ giao đất ổn định lâu dài cho các trang trại đạt tiêu chí mới,
hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ chế biến và xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
phát triển kinh tế trang trại

3.3.1. Đổi mới nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3.2. Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung, nhiệm vụ các bước
trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3. .1. âng cao chất lượng xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3. . . Đổi mới phương pháp phổ biến, tuyên truyền thực hiện
chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3. .3. Phân công hợp lý, phối hợp chặt chẽ thực hiện chính sách
phát triển kinh tế trang trại
3.3. .4. h động đề xuất các giải pháp về duy trì chính sách phát
triển kinh tế trang trại
3.3.2.5. Lựa chọn các giải pháp điều chỉnh kịp thời chính sách
phát triển kinh tế trang trại
3.3. .6. Tăng cường đôn đốc, theo dõi kiểm tra việc thực hiện
22


chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3. .7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính
sách phát triển kinh tế trang trại
3.3.3. Thực hiện đúng các yêu cầu trong tổ chức thực hiện
chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3.4. Đ cao trách nhiệm các chủ thế tham gia thực hiện
chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3.5. Lựa chọn các phương pháp hợp lý trong tổ chức thực
hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.3.6. Đào tạo, b i dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện chính
sách phát triển kinh tế trang trại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức

3.3.7 Tăng cường kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật để tổ chức
thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế trang trại
3.4. Một số kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực
hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện Mộ Đức và
tỉnh Quảng Ngãi
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế
hoạch thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại cho các đối
tượng liên quan phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
về phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Cụ thể hóa các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển
kinh tế trang trại cho phù hợp với địa phương. Tăng cường công tác
quản lý nhà nước về phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.
- Phát hiện và biểu dương những gương điển hình, tiên tiến, có
kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại ở địa phương.
23


×