Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỰ ÁN: CẦU KÊNH RANH – CẦU CÁI MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.91 KB, 92 trang )

ĐỀ CƯƠNG
GIÁM SÁT
ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
DỰ ÁN: CẦU KÊNH RANH – CẦU CÁI MÔN
Địa điểm: Thị trấn Tân Hưng , Tỉnh Long An

CHƯƠNG I : CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG
I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:
-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua và ban hành theo luật số 16/2003/QH11 và có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2004;
Luật Dân sự được Quốc hội thông qua và ban hành theo luật số 33/2005/QH11 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý Dự án đầu tư xây
dựng;
Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Bộ xây dựng: Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Quy chế tạm thời Hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành Giao
thông vận tải số 3173/QĐ-BGTVT ngày 11 tháng 10 năm 2013;
Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010của Chính phủ về Quy định về quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 05 năm 2011của Bộ giao thông vận tải : Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của
Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ xây dựng về việc: Ban hành Quy
định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Hồ sơ thiết kế Bản vẽ Thi công công trình Đường QL62-Tân Hưng (cặp kênh 79) giai đoạn 2
gói thầu số 10: cầu Kênh Ranh- cầu Cái Môn do Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải
Phía Nam lập tháng 12/2013 và được Sở giao thong vận tải Long An phê duyệt theo quyết định

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

1



số :1347/QĐ-SGTVT, 1348/QĐ-SGTVT.
-

-

Hợp đồng Tư vấn Giám sát thi công xây dựng số 108/2014/HĐGS ký ngày 14 tháng 04 năm
2014 giữa Ban QLDA Công trình Giao thông Long An và Công ty TNHH Thế Giới Kỹ Thuật
về việc Giám sát thi công công trình :Đường QL62- Tân Hưng (cặp Kênh 79), gói thầu Tư vấn
giám sát : Thi công xây dựng phần cầu và đường dẫn vào cầu (cầu Kênh Ranh- cầu Cái Môn),
địa điểm : Huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng-tinhrLong An.
Các Quy trình: Quy phạm kỹ thuật trong công tác xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước
Việt Nam; Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); Tiêu chuẩn ngành (TCN); Tiêu chuẩn AASHTO
và các văn bản liên quan khác.
II.

CÁC QUI ĐỊNH CHUNG :

1. Qui định chung :
-

-

-

-

-

-


Đề cương này qui định thống nhất nội dung, phương pháp đánh giá kiểm tra chất lượng công
trình trong thi công đối với từng hạng mục công trình đã hoàn thành để nghiệm thu bàn giao
đưa vào khai thác.
Qui định này áp dụng cho tất cả các phần việc, các hạng mục công trình: bao gồm nền mặt
đường, phần cầu và các hạng mục công tác khác liên quan đến công trình. Đối với những hạng
mục công trình không phát sinh và không thực hiện thì qui định này chỉ có giá trị tham khảo và
trình bày của Nhà thầu.
Trước khi thi công hạng mục công trình yêu cầu Nhà thầu phải tập trung máy móc thiết bị và
nhân lực cần thiết. TVGS kiểm tra nếu đáp ứng được mới cho triển khai thi công.
Các tài liệu về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng công trình là các văn bản pháp lý không
thể thiếu trong hồ sơ hoàn công là căn cứ để tiến hành nghiệm thu chất lượng và thanh quyết
toán công trình.
Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải làm đúng thủ tục trong đó nêu rõ đối tượng và thời
gian kiểm tra phần việc đã thực hiện, nội dung, khối lượng đã kiểm tra, kết quả kiểm tra và kết
luận. Không chấp nhận các loại văn bản kiểm tra chỉ nêu chung chung khái quát, không có số
liệu để minh chứng làm căn cứ cho việc kết luận.
Căn cứ để tiến hành việc kiểm tra, đánh giá chất lượng:
+ Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt;
+ Các tiêu chuẩn qui trình qui phạm kỹ thuật thi công của nhà nước và các ngành;
+ Các văn bản được xác lập trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền duyệt;
+ Các văn bản pháp qui của nhà nước và các ngành về chế độ quản lí chất lượng, về nghiệm
thu và bàn giao công trình.

-

-

Nhà thầu phải có phòng thí nghiệm và các thiết bị chủ yếu để tự kiểm tra trong quá trình thi
công. Nhà thầu có thể đi thuê các đơn vị có tư cách pháp nhân để thực hiện các công tác thí

nghiệm mà nhà thầu không thể thực hiện được và phải thông qua Trưởng TVGS. TVGS sẽ gửi
thông báo đề nghị Chủ đầu tư chấp thuận đơn vị thí nghiệm. Mọi thí nghiệm khác của Nhà
thầu chỉ là số liệu tham khảo không có giá trị dùng để nghiệm thu thanh toán. Tư vấn giám sát
chỉ kiểm tra kết quả và kết luận trên cơ sở thí nghiệm của Phòng thí nghiệm có tư cách pháp
nhân được Trưởng TVGS chấp thuận.
Chỉ được phép thi công chuyển giai đoạn cho các phần việc tiếp theo, hoặc tiến hành nghiệm

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

2


thu bàn giao công trình khi chất lượng thi công của các phần việc hoặc hạng mục công trình đã
được kiểm tra đầy đủ, đúng thủ tục và chất lượng được đánh giá là đạt yêu cầu. (Những khiếm
khuyết về mặt chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật nhất thiết
phải sửa chữa hoặc làm lại, và sau đó cũng phải được TVGS kiểm tra đánh giá lại, khi đạt yêu
cầu mới được chuyển giai đoạn thi công).
-

-

-

Khi báo cáo đánh giá chất lượng, tổ chức TVGS sẽ báo cáo đầy đủ đúng thứ tự các hạng mục
công tác kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, các sai số đạt được so với yêu cầu, đối chiếu với qui
trình, qui phạm và đồ án thiết kế bản vẽ thi công được duyệt để kết luận.
Khi chuyển giai đoạn các hạng mục thuộc công trình, Trưởng tư vấn giám sát ký cho phép
chuyển giai đoạn. Trưởng TVGS sau khi hoàn chỉnh báo cáo đánh giá chất lượng báo cho Ban
QLDA để tiến hành phúc tra trước khi cho phép chuyển giai đoạn..
Công tác nghiệm thu trong quá trình thi công tuân thủ theo các qui định hiện hành về quản lý

chất lượng công trình xây dựng.

2. Trình tự và thành phần tham gia nghiệm thu:
-

-

-

-

-

-

Trước khi nghiệm thu bất kỳ công việc xây dựng nào, nhà thầu phải đệ trình thư yêu cầu
nghiệm thu trước 24 giờ và các tài liệu hồ sơ chứng minh công việc xây dựng, hạng mục đã
hoàn thành sẵn sàng cho công tác nghiệm thu.
a.) Nghiệm thu công việc xây dựng:
Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:
+ Người giám sát thi công xây dựng công trình của bên A (Theo quyết định phân công
nhiệm vụ);
+ Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Bên B thi công xây dựng công trình
(Theo quyết định phân công nhiệm vụ, người có năng lực theo HSDT).
b.) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Bên A (Theo quyết định phân công
nhiệm vụ);
Người phụ trách thi công xây dựng của bên B (Theo quyết định phân công nhiệm vụ, người có
năng lực theo HSDT).
c.) Nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo qui

định:
Phía Bên A:
+ Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của bên A.
+ Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của bên B giám sát thi công xây dựng công trình.
Phía Bên B thi công xây dựng công trình
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Người phụ trách thi công trực tiếp.

-

Phía bên B thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của Bên A xây dựng
công trình:
+ Người đại diện theo pháp luật theo quy định;
+ Chủ nhiệm thiết kế.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

3


III. CÔNG TÁC KIỂM TRA – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:
1. Yêu cầu của công tác TVGS chất lượng thi công xây dựng:
-

-

-


Phòng tránh, ngăn ngừa, khống chế, quản lí rủi ro, không để xảy ra ảnh hưởng xấu đến chất
lượng xây dựng công trình;
Phải thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giám sát, kiểm tra phù hợp yêu cầu về
nội dung công việc và tiến độ của nhà thầu thi công; phải đảm bảo yêu cầu vừa giám sát, kiểm
tra chặt chẽ vừa phối hợp và hướng dẫn các nhà thầu thi công thực hiện các biện phát phòng
tránh hoặc giải quyết, xử lý tốt các vấn đề trong quá trình thi công, đảm bảo tiêu chuẩn, quy
chuẩn và yêu cầu chất lượng theo qui định;
Kiểm soát chặt chẽ và tư vấn cho chủ đầu tư trong việc kiểm định chất lượng khi có nghi ngờ
hoặc đối với công trình sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới, kết cấu mới.

2. Kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế và công tác chuẩn bị thi công của nhà thầu:
-

-

-

-

-

-

-

Kiểm tra, rà soát lại các bản vẽ thiết kế của hồ sơ mời thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, các điều
khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại hoặc điều chỉnh
cần thiết (nếu có) trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các quy định.
Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu, các quy trình,
quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được áp dụng cho dự án, thực hiện thẩm

tra, rà soát, ký xác nhận thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu lập (bao gồm cả tổng mặt bằng
công trường của nhà thầu, tiến độ thi công tổng thể, chi tiết...) và trình chủ đầu tư phê duyệt
(trừ các trường hợp việc thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư giao cho đơn vị tư
vấn khác thực hiện).
Căn cứ các hồ sơ thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt, các quyết định điều
chỉnh để thẩm tra các đề xuất khảo sát bổ sung của nhà thầu, thẩm tra, rà soát và có ý kiến
trình chủ đầu tư xem xét quyết định; thực hiện kiểm tra, theo dõi công tác đo đạc, khảo sát bổ
sung của nhà thầu; thẩm tra, soát xét và ký phê duyệt hoặc trình chủ đầu tư phê duyệt các bản
vẽ thiết kế thi công, biện pháp thi công và dự toán của những nội dung điều chỉnh, bổ sung đã
được chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp thuận, đảm bảo phù hợp với nội dung và điều kiện
quy định trong hồ sơ hợp đồng.
Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây
dựng.
Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công
trường; xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị (giấy chứng nhận của nhà sản xuất,
kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận)
của nhà thầu chính, nhà thầu phụ theo hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu; kiểm tra
công tác chuẩn bị tập kết vật liệu (kho, bãi chứa) và tổ chức công trường thi công (nhà ở, nhà
làm việc và các điều kiện sinh hoạt khác).
Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công: hệ thống tổ chức các bộ phận
kiểm soát chất lượng (từ khâu lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, kiểm soát chất lượng thi công
tại công trường, nghiệm thu nội bộ); phương pháp, quy trình kiểm soát chất lượng, các quy
định cụ thể đối với từng bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng.
Kiểm tra và xác nhận báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản về chất lượng phòng thí nghiệm hiện
trường của nhà thầu thi công theo quy định trong hồ sơ hợp đồng, bao gồm cả chứng chỉ kiểm
định còn hiệu lực đối với các thiết bị thí nghiệm; kiểm tra chứng chỉ về năng lực chuyên môn
của các cán bộ, kỹ sư, thí nghiệm viên.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn


4


-

Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của Nhà thầu: Nhà thầu phải:
+ Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, qui mô công trình, trong
đó qui định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong
việc quản lý chất lượng công trình;
+ Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư….
+ Lập Biện pháp tổ chức thi công, Tiến độ thi công tổng thể và chi tiết để trình TVGS, CĐT
xem xét xác nhận trước khi thi công ít nhất 30 ngày;
+ Lập và ghi nhật ký thi công công trình theo qui định;
+ Thực hiện và kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trường;
+ Thực hiện nghiệm thu nội bộ và lập biên bản nghiệm thu nội bộ trước khi mời TVGS và
CĐT kiểm tra nghiệm thu;
+ Lập bản vẽ hoàn công bộ phận , hạng mục công trình và toàn bộ công trình khi hoàn
thành;
+ Báo cáo TVGS, CĐT về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi
trường thi công xây dựng định kỳ (tuần, quí, tháng, năm) và khi có yêu cầu của TVGS,
CĐT;
+ Chuẩn bị các tài liệu để làm căn cứ nghiệm thu theo qui định;
+ Lập kế hoạch thi công theo tuần trên cơ sở tiến độ thi công được duyệt đệ trình cho
TVGS, CĐT trước khi thực hiện ít nhất 48 giờ, phải lập Phiếu yêu cầu kiểm tra, nghiệm
thu và gửi cho CĐT, TVGS trước khi thực hiện ít nhất là 24 giờ.

-

Kiểm tra giám sát chất lượng và khối lượng của các vật tư, vật liệu đưa vào công trình:

+ Vật tư, vật liệu đưa vào công trình phải có: Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất,
có kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
+ Thường xuyên kiểm tra lấy mẫu tại các mỏ, các nguồn cung cấp vật liệu, cấu kiện theo
qui định. Lấy mẫu để thí nghiệm kiểm tra định kỳ các vật liệu, vật tư trên công trường
theo yêu cầu trong các qui trình qui phạm.
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư đưa vào công trình thì trực
tiếp thực hiện kiểm tra.
+ Không được cho lấy vật liệu, vật tư và cấu kiện về công trường xây dựng khi chưa có xác
nhận kiểm tra và sự chấp thuận của TVGS hoặc CĐT bằng văn bản.

-

Khi cần phải thay đổi về nhân lực, thiết bị, vật liệu khác với hồ sơ dự thầu đã được phê duyệt,
Nhà thầu phải gửi thư đề xuất cho CĐT và chỉ được thay đổi khi CĐT chấp thuận bằng văn
bản.

3. Kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công xây dựng:
-

Giám sát, chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị, sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) cần
thiết cung cấp cho dự án, công trình tại nguồn cung cấp và tại công trường theo yêu cầu của
chỉ dẫn kỹ thuật. lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị, sản
phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến công trường, đồng thời yêu cầu chuyển
ngay ra khỏi công trường.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

5



-

-

-

-

-

-

-

Giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm, chế tạo và bảo dưỡng, bảo quản mẫu, lưu giữ các mẫu đối
chứng của nhà thầu; giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu
(nếu cần thiết) và xác nhận vào phiếu thí nghiệm.
Kiểm tra phương pháp, trình tự thi công của nhà thầu thi công đối với từng hạng mục công
trình, công trình (bao gồm cả các hạng mục, công trình phụ trợ: đà giáo, ván khuôn...) đảm bảo
tuân thủ biện pháp thi công do cấp có thẩm quyền đã phê duyệt theo quy định.
Khi có thư yêu cầu từ nhà thầu thi công phải kịp thời sắp xếp kiểm tra, nghiệm thu chất lượng
thi công của từng công việc, hạng mục công trình, công trình theo đúng quy định trong hợp
đồng, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định hiện hành, không được chậm trễ hoặc tự ý kéo dài thời gian
xử lý mà không báo cáo chủ đầu tư.
Khi phát hiện nhà thầu có vi phạm, sai phạm (sai sót thi công, khuyết tật, hư hỏng nhỏ, cục bộ)
trong quá trình thi công về chất lượng, an toàn... phải yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công và
khắc phục ngay hoặc thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Sau khi tạm dừng thi
công, phải thông báo ngay cho chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư xem xét quyết định.
Khi phát hiện hoặc xảy ra các sự cố hư hỏng các bộ phận công trình, phải tạm đình chỉ thi công
và lập biên bản hoặc hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành và báo cáo ngay với chủ đầu tư. Tùy

theo mức độ sự cố, thẩm tra giải pháp khắc phục theo đề xuất của nhà thầu thi công hoặc phối
hợp với nhà thầu để đề xuất giải pháp khắc phục hậu quả, trình chủ đầu tư xem xét, giải quyết
theo quy định.
Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng, các hạng mục công việc, bộ phận công trình; yêu cầu tổ
chức và tham gia các bước nghiệm thu theo quy định hiện hành.
Xác nhận bằng biên bản hoặc văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu về chất lượng
theo quy định trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt.

4. Quản lý tiến độ & an toàn lao động:
-

-

-

-

Căn cứ theo bảng tiến độ thi công tổng thể, rà soát tiến độ chi tiết do Nhà thầu lập trình Chủ
đầu tư phê duyệt. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện của nhà thầu trong quá trình thi công
đối với từng hạng mục công việc, hạng mục công trình và công trình đảm bảo phù hợp với tiến
độ đã quy định. Trường hợp tiến độ thi công thực tế của một hoặc một số hạng mục công việc,
công trình bị chậm so với tiến độ chi tiết, cần yêu cầu nhà thầu điều chỉnh tiến độ thi công cho
phù hợp với thực tế thi công và các điều kiện khác tại công trường, nhưng không làm ảnh
hưởng đến tiến độ tổng thể của gói thầu, dự án, báo cáo chủ đầu tư xem xét chấp thuận; đồng
thời kiểm tra đôn đốc đảm bảo tiến độ yêu cầu khi điều chỉnh.
Phối hợp với nhà thầu thi công để đề xuất hoặc kiểm soát đề xuất của nhà thầu thi công về các
giải pháp rút ngắn tiến độ thi công trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến chất lượng
và đảm bảo giá thành hợp lý.
Trường hợp tổng tiến độ của thi công gói thầu, dự án bị kéo dài so với quy định của hợp đồng,
thì tư vấn giám sát phải đánh giá, xác định các nguyên nhân, trong đó cần phân định rõ các yếu

tố thuộc trách nhiệm của nhà thầu thi công và các yếu tố khách quan khác, báo cáo chủ đầu tư
bằng văn bản để chủ đầu tư xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của hợp đồng và trình
cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng hoặc dự án theo
quy định.
Thường xuyên kiểm tra năng lực của nhà thầu về nhân lực, thiết bị thi công so với hợp đồng
xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu và thực tế thi công tối thiểu 01 lần một tháng; yêu cầu
nhà thầu bổ sung hoặc báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư các yêu cầu bổ sung, thay thế nhà thầu,

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

6


nhà thầu phụ để đảm bảo tiến độ khi thấy cần thiết.
Xác nhận việc kéo dài hoặc rút ngắn tiến độ của nhà thầu thi công làm cơ sở để chủ đầu tư, cơ
quan có thẩm quyền xem xét việc thưởng, phạt hoặc các hình thức xử lý theo quy định của hợp
đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Lập các báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quí, năm) và các
báo cáo đột xuất về tiến độ, chất lượng, khối lượng, thanh toán và các vấn đề vướng mắc cho
CĐT.

-

5. Quản lý khối lượng và giá thành xây dựng:
Kiểm tra xác nhận, nghiệm thu về: khối lượng đạt chất lượng, đơn giá đúng quy định do nhà
thầu thi công lập và trình, giá trị vật tư trên công trường hoặc giá trị bán thành phẩm (nếu có);
đối chiếu với hồ sơ hợp đồng, bản vẽ thi công được duyệt và thực tế thi công để đưa vào chứng
chỉ thanh toán hàng tháng hoặc từng kỳ, theo yêu cầu của hồ sơ hợp đồng.

-


Căn cứ tình hình thực tế thi công và hồ sơ thiết kế được duyệt, điều kiện hợp đồng, xem xét đề
xuất của nhà thầu xây lắp, đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời chủ đầu tư về: khối lượng phát
sinh có trong hợp đồng gốc, khối lượng phát sinh mới ngoài hợp đồng gốc, do các thay đổi về
phạm vi công việc và thiết kế được duyệt. Sau khi có sự thống nhất của chủ đầu tư bằng văn
bản, rà soát, kiểm tra hồ sơ thiết kế, tính toán khối lượng, đơn giá do điều chỉnh hoặc bổ sung
do nhà thầu thực hiện, lập báo cáo và đề xuất với chủ đầu tư xem xét chấp thuận.

-

Theo dõi, kiểm tra các nội dung điều chỉnh giá, trượt giá, biến động giá; thực hiện yêu cầu của
chủ đầu tư trong việc lập, thẩm tra dự toán bổ sung và điều chỉnh dự toán; hướng dẫn và kiểm
tra nhà thầu lập hồ sơ trượt giá, điều chỉnh biến động giá theo quy định của hợp đồng hoặc
theo quy định của pháp luật hiện hành.

-

Cùng tham gia với chủ đầu tư thương thảo phụ lục điều chỉnh, bổ sung hợp đồng. Đề xuất với
chủ đầu tư phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có).

-

6. Yêu cầu đối với phòng thí nghiệm hiện trường:
Phòng thí nghiệm phục vụ phải được công nhận hợp chuẩn theo quy định tại “Quy chế công
nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng" ban hành kèm theo quyết định số
14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và mục 5
Quyết định 3225/CGĐ của Bộ GTVT về việc “ Hướng dẫn thực hiện điều lệ quản lý chất
lượng công trình xây dựng đối với công trình xây dựng giao thông “ , Nhà thầu phải cung cấp
đủ dụng cụ thí nghiệm theo yêu cầu thực hiện hợp đồng; thông tư số 55/2011/TT-BGTVT
ngày 17 tháng 11 năm 2011sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định công nhận và quản lý
hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông” ban hành kèm theo quyết

định số 14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải.

-

Phòng thí nghiệm phải có đủ cán bộ chuyên môn và nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ để làm
các thí nghiệm đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng các quy định kỹ thuật.

-

Ngoài ra tuỳ tình hình thực tế , TVGS có thể yêu cầu Nhà thầu cung cấp thêm các thiết bị thí
nghiệm cần thiết khác hoặc có thể làm một số thí nghiệm trong phòng tại các phòng thí
nghiệm hợp chuẩn khác nhưng phải đảm bảo được yêu cầu không làm chậm tiến độ công trình.

-

7. Các biểu mẫu:
Các biểu mẫu chính phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thi công sẽ được lập
khi trình phê duyệt Đề cương TVGS.

-

-

Các biểu mẫu chứng chỉ về chất lượng vật liệu, hỗn hợp, các phiếu thí nghiệm, các lý lịch
thiết bị v.v… phải thực hiện theo các qui định hiện hành phù hợp với đặc thù của từng công

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

7



việc.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

8


CHƯƠNG II : GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐƯỜNG
I. NỀN ĐƯỜNG:
1.1.1.1.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ KHÔI PHỤC CỌC:

1.1.1. Yêu cầu thi công:
-

Trước khi thi công đào cần phải:
+ Khôi phục các cọc chủ yếu để xác định tuyến đường thiết kếvà đóng thêm các cọc phụ để
tính toán khối lượng chính xác hơn;
+ Kiểm tra cao độ các mốc cao đạc và bổ sung thêm lưới khống chế mặt bằng cách nhau
khoảng 0,5km dọc tuyến …với độ chính xác ứng với yêu cầu đo vẽ địa hình tỷ lệ 1/1000
đối với đường cấp III trở xuống;
+ Cắm các cọc chi tiết tùy theo bán kính cong: 100khoảng cách cọc là 20m;
+ Để cố định tim đường cần phải có cọc tạivị trí H và cọc đỉnh đường cong.

-


Dọn dẹp mặt bằng: dọn dẹp cây cỏ, các chướng ngại vật trong phạm vi thi công.

1.1.2. Kiểm tra, nghiệm thu:
-

Công tác kiểm tra, nghiệm thu công việc dọn dẹp mặt bằng và khôi phục cọc, cao độ hiện trạng
được xác định dựa theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt và được xác nhận theo các biên bản
hiện trường.

1.1.1.2.

DI DỜI CÁC CHƯỚNG NGẠI VẬT TRONG CÔNG TRƯỜNG:

1.2.1. Yêu cầu thi công:
-

Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

-

Di dời, đào bỏ các gốc cây to; các vật chướng ngại khác ra khỏi phạm vi thi công.

1.2.2. Kiểm tra, nghiệm thu:
-

Công tác kiểm tra, nghiệm thu công việc phá dỡ và di chuyển các công trình và các chướng
ngại vật hiện có được xác định dựa theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt và được xác nhận
theo các biên bản hiện trường.

1.1.1.3.


ĐÀO THÔNG THƯỜNG:

1.3.1. Yêu cầu thi công:
-

-

-

Khi đào chú ý biện pháp thoát nước mặt và thoát nước ngầm. Độ dốc các lớp đào phải từ 2%4% (dốc ngang và dốc dọc) về các mương tạm để thoát nước.
Khi mặt nền tự nhiên có độ dốc ngang dưới 20% phải đào bỏ lớp hữu rồi lu nền đất tự nhiên
trên cùng đạt tối thiểu K=90% và phải phù hợp với độ chặt yêu cầu .
Khi nền tự nhiên có độ dốc ngang từ 20-50% thì phải đánh cấp và đào bỏ lớp hữu cơ trước khi
đắp. Bề rộng đánh cấp lớn hơn 2m, chiều cao đánh cấp bằng bội số của bề dày lớp đầm nén tùy
theo loại lu và có độ dốcvào phía sườn tối thiểu 2%.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

9


-

-

Khi nền tự nhiên có độ dốc ngang 50% thì phải có công trình chống đỡ…
Nền tự nhiên có hố, ao trũng phải vét sạch đáy và đắp, lu lèn theo qui định về độ chặt
trên.Công tác đắp từ thấp đến cao và phải hút hết nước khi thi côngqua vùng ao hồ, ruộng lúa.


1.3.2. Kiểm tra, nghiệm thu:
-

-

Trên tất cả các mặt cắt, dung sai kích thước hình học, cao độ sau khi đào không được chênh
lệch quá +10 ÷ -20 cm so với bản vẽ thi công được duyệt.
Bề mặt đã được hoàn thiện của phạm vi khuôn đào phải bằng phẳng, đủ độ dốc ngang và dốc
dọc để đảm bảo thoát nước tự do.

1.1.1.4.

ĐÀO HỐ MÓNG CÔNG TRÌNH:

1.1. Yêu cầu thi công:
-

Tuân thủ tiêu chuẩn 22TCN 266-2000: cầu và cống –Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

-

Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

1.2. Kiểm tra, nghiệm thu:
-

-

-


-

Đo đạc cao độ mặt đất tự nhiên trước khi đào.
Sau khi hoàn thành việc đào đất, Nhà thầu phải thông báo cho Tư vấn để nghiệm thu hố đào
bao gồm cao độ và đặc tính địa chất đáy móng. Toàn bộ các công tác tiếp theo chỉ được tiến
hành sau khi hố móng đào đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Đối với hố móng đào trong đá thì đáy hố móng cần phải được làm sạch, các vết nứt nẻ của đá
phải được phun vữa lấp lại.
Đối với hố móng đào trong đất, việc đào tới cao độ cuối cùng chỉ được thực hiện khi mọi công
tác đã sẵn sàng để ngay sau đó có thể đổ lớp bê tông lót. Khi địa chất đáy móng tại cao độ cuối
cùng vẫn chưa đạt yêu cầu, theo hướng dẫn của Tư vấn, Nhà thầu tiến hành đào bỏ tiếp. Phần
đào sâu hơn này sẽ được đắp trả lại tới cao độ đáy móng bằng vật liệu đắp dạng hạt, như được
qui định trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần mục “Vật liệu san lấp dạng hạt” hoặc mục “Vật liệu thoát
nước” và đầm chặt từng lớp dầy theo kết quả thi công đầm thửtại hiện trường.

1.1.1.5.
-

-

YÊU CẦU CHUNG CỦA NỀN ĐƯỜNG:

Khu vực tác dụng của nền đường là phần nền đường trong phạm vi chiều sâu bằng 80 cm đến
100 cm kể từ đáy kết cấu áo đường trở xuống. Đây là phạm vi nền đường cần có sức chịu tải
cao để cùng với kết cấu áo đường chịu tác động của tải trọng bánh xe truyền xuống. Đường có
nhiều xe nặng chạy thì phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng lấy trị số lớn.
Trong phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng thường được phân chia thành 02 phần:
+ Phần 30 cm trên cùng trực tiếp với đáy kết cấu áo đường (lớp nền trên cùng hoặc lớp nền
thượng);
+ Phần còn lại của chiều sâu khu vực tác dụng (50 cm đến 70 cm) phía dưới.


-

Nếu kết cấu nền áo đường có bố trí thêm lớp đáy móng thì lớp này cũng thuộc khu vực tác
dụng của nền đường và thay thế cho lớp 30 cm nền đường trên cùng.

1.1. Yêu cầu vật liệu:
-

Không được sử dụng trực tiếp các loại đất dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của nền đường:

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

10


+ Đất bùn, đất than bùn;
+ Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10,0%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác thải
sinh hoạt;
+ Đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%;
+ Đất sét có độ trương nở cao vượt quá 3,0%;
+ Đất sét nhóm A-7-6 có chỉ số nhóm từ 20 trở lên;
-

-

Không được dùng đất bụi nhóm A-4 và A-5 để xây dựng các bộ phận nền đường dưới mức
nước ngập hoặc mức nước ngầm và không nên dùng chúng trong phạm vi khu vực tác dụng
của nền đường.
Vật liệu đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất như qui định tại Bảng 1.

Bảng 1: Quy định về sức chịu tải (CBR) nhỏ nhất
Sức chịu tải (CBR%) tối thiểu
Phạm vi nền đường tính từ đáy áo đường
trở xuống

Nền cho đường các cấp khác không sử dụng
mặt đường cấp cao A1

Nền đắp
- 30 cm trên cùng

5

- Từ 30 cm đến 80 cm

3

- Từ 80 cm đến 150 cm

3

- Từ 150cm trở xuống

2

Chú thích: Trị số CBR được xác định theo 22 TCN 332-06 tương ứng với độ chặt đầm nén yêu cầu tại Bảng
2 –Tiêu chuẩn 22 TCN 332-06
-

Nếu khó kiếm được đất đắp bao phù hợp phải đề xuất giải pháp thay thế khác để đáp ứng các

yêu cầu đã được qui định nói trên. Giải pháp thay thế phải được trình duyệt theo qui định về
quản lý dự án.

1.2. Yêu cầu thi công:
-

-

-

-

Bề dầy rải mỗi lớp trước khi lu lèn tùy thuộc tổ hợp công cụ đầm nén được xác định thông qua
đoạn thi công thử nghiệm.
Trước khi đầm nén, đất đã rải phải có độ ẩm tốt nhất W 0 tương ứng với kết quả đầm nén tiêu
chuẩn. Sai số chấp nhận về độ ẩm là ± 2% so với W 0. Nếu đất có độ ẩm vượt quá độ ẩm tốt
nhất 2% phải hong khô và nhỏ hơn 2% nên tưới thêm nước vào xới đều; trường hợp đắp bằng
cát không được tưới sũng nước để nước thấm xuống cả các lớp phía dưới đã thi công. Không
được trộn đất khô với đất quá ẩm để đắp.
Phải đầm nén đồng đều suốt bề rộng nền đường từng lượt trên mỗi đoạn thi công theo trình tự
từ chỗ thấp đến chỗ cao (từ hai bên vào giữa trục tim nền đường ở đoạn đường thẳng và từ
phía bụng lên phía lưng ở các đoạn đường cong).
Các vệt lu liên tiếp phải đè lên nhau từ 15 cm đến 20 cm, vệt đầm liên tiếp phải đè lên nhau ít

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

11


nhất 1/3 bề rộng vệt đầm.

-

Trong quá trình đắp phải chú trọng các biện pháp thoát nước như:
+ Phải luôn ưu tiên thi công trước các công trình thoát nước và xử lý nước ngầm có trong
hồ sơ thiết kế như rãnh đỉnh, công trình dịch chuyển mương thoát nước, hào cắt hoặc thu
thoát nước ngầm, công trình rãnh chắn nước không cho thấm vào đáy nền đắp trên sườn
dốc...
+ Khi cần thiết phải làm thêm các công trình thoát nước tạm để thoát nước hiện trường thi
công, không để nước đọng lại hoặc thấm vào mặt bằng thi công và gây xói lở mái ta luy
thi công.
+ Trong quá trình thi công, mặt mỗi lớp đào hoặc lớp đắp đều phải tạo dốc 2% đến 4% (dốc
ngang hoặc dốc dọc) về các mương tạm để thoát ra ngoài phạm vi hiện trường thi công.
Nhất thiết không để nước mưa đọng thành vũng trên mặt các lớp đào, lớp đắp đang thi
công.

-

Đắp lớp có chỉ số CBR thấp ở dưới, CBR cao ở trên.

1.3. Kiểm tra, nghiệm thu:
-

-

Mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ ít nhất là hai vị trí trên 1000
m2, nếu không đủ 1000 m2 cũng phải kiểm tra hai vị trí; khi cần có thể tăng thêm mật độ kiểm
tra và chú trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần mặt ta luy.
Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu qui định ở Bảng 2 tùy theo vị trí lớp đầm
nén. Nếu chưa đạt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt.
Bảng 2: Độ chặt đầm nén yêu cầu đối với nền đường (phương pháp đầm nén tiêu chuẩn

theo 22 TCN 333-06)
Loại và bộ phận nền đường

Nền
đắp

Khi áo đường dày trên 60cm
Khi áo đường dày dưới 60cm
Cho đến hết thân nền
Bên dưới
đắp (trường hợp vật
chiều sâu nói
liệu mới đắp).
trên
Đất nền tự nhiên (*)

Phạm vi độ sâu
tính từ đáy áo
đường trở xuống
(cm)
30
50

Độ chặt K của nền
đường từ cấp I đến
cấp IV
≥ 0,98
≥ 0,98
≥ 0,95


Cho đến 80

(*) Trường hợp này là trường hợp nền đắp thấp khu vực tác dụng có một phần nằm vào
phạm vi đất nền thiên nhiên;
-

-

Khi kiểm tra bằng phương pháp rót cát hoặc túi nước phải đào hố thử nghiệm đến đáy lớp đất
đầm nén. Khi dùng phương pháp dao vòng, phải lấy mẫu vào dao vòng ở độ sâu chính giữa lớp
đầm nén. Nếu dùng thiết bị đo độ chặt bằng các phương pháp vật lý, phải thao tác và đặt đầu
đo đúng theo văn bản chỉ dẫn kèm theo thiết bị của nhà sản xuất.
Trong quá trình đắp nền, nếu quan sát bằng mắt thấy có nghi ngại về loại vật liệu đắp, có thể
lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu qui định và kiên quyết loại bỏ các vật liệu đắp không phù hợp với
các yêu cầu qui định.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

12


Bảng 2: Dung sai cho phép về các yếu tố hình học của nền đường sau khi thi công so với
thiết kế
Yếu tố
1.Bề rộng nền đắp

Đường cấp IV,V,VI
Không được nhỏ hơn thiết kế

50 m dài đo 1 vị trí


± 0.5%

50 m dài đo 1 MC ngang
bằng máy thủy bình

Không được dốc hơn thiết kế +15%

Cứ 20 m đo 01 vị trí bằng
máy đo đạc

2.Độ dốc ngang & độ
dốc siêu cao
3.Độ lệch dốc taluy (%)

Cách kiểm tra

4.Vị trí trục tim tuyến
(mm)
5.Cao độ trên mặt cắt dọc
(mm)

100
+10 đến -20
(+10;-30) (**)

6.Độ bằng phẳng mặt
mái taluy đo bằng khe hở
lớn nhất dưới thước 3m
(mm)


Cứ 50m đo 01 điểm và
các TĐ, TC của đường
cong
Tại tim tuyến. Cứ 50 m
đo 1 vị trí
- Không áp dụng cho mái
taluy đá.

-Mái taluy nền đắp(mm)

50

-Mái taluy nền đào(mm)

80

-Trên cùng 1 mc ngang,
đặt thước 3m rà liên tiếp
trên mặt mái taluy để
phát hiện khe hở lớn nhất
-Cứ 20m kiểm tra 01
MCN

(*) Áp dụng cho nền đào, đắp đá nhưng không được trên 1 đoạn đường dài liên tục quá 30m;
(**) Áp dụng cho nền đào, đắp đá.
TD, TC: cọc tiếp đầu, tiếp cuối trong đường cong.
-

Mặt mỗi lớp đất nền đường và mặt trên cùng của nền đường sau thi công (cả với nền đào và

nền đắp) phải đạt được độ bằng phẳng ở mức 70% số khe hở đo được dưới thước 3m không
vượt quá 15mm, phần còn lại không vượt quá 20mm.
Chú thích:

-

-

Cho phép có 5% khe hở vượt quá trị số khe hở lớn nhất nhưng trí số khe hở lớn nhất không
được vượt quá 1.4 lần trị số qui định tương ứng với độ bằng phẳng yêu cầu;
Phương pháp đo và mật độ bằng phẳng tuân thủ TCVN 8864-2011.

1.1.1.6.
-

-

XÂY DỰNG NỀN ĐẮP:( TCVN4447-2012)

Ngoài việc phải tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, việc khai
thác vật liệu đắp phải kết hợp tốt với quy hoạch đất đai địa phương và quy hoạch thoát nước
nền đường (lấy đất đào ở công trình thủy lợi, công trình thoát nước để đắp); hạn chế tối đa việc
chiếm dụng ruộng đất; tận dụng đất cằn cỗi, phong hóa; không lấy đất dưới mực nước ngầm;
đào lấy đất không được ảnh hưởng đến độ ổn định của ta luy và ổn định của cả nền đường.
Không được lấy đất thùng đấu ở hai bên đường cao tốc và ở hai bên phạm vi đầu cầu.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

13



-

Trước khi lấy vật liệu đắp phải kiểm tra các đặc trưng của vật liệu theo qui định xem có phù
hợp với các yêu cầu không.

1.1. Yêu cầu về vật liệu đắp nền:
1.1.1. Vật liệu đất đắp nền đường K95 :
-

-

-

Vật liệu đắp nền phải thỏa mãn các yêu cầu chung về vật liệu đắp nền như trên.
Nếu vật liệu đắp nền có lẫn sỏi cuội thì kích cỡ hạt lớn nhất của các hạt sỏi cuội, đá lẫn trong
đất áp dụng cho trường hợp đắp đất lẫn đá là 100 mm khi đắp trong phạm vi khu vực tác dụng
của nền đường và là 150 mm khi đắp phạm vi dưới khu vực tác dụng. Khi đắp trong phạm vi
dưới khu vực tác dụng bằng đá loại cứng vừa và cứng (cường độ chịu nén trên 20 MPa) thì cỡ
hạt lớn nhất còn có thể cho phép bằng 2/3 bề dày đầm nén lớp đất lẫn đá lúc thi công. Nếu là
đá loại mềm hoặc có nguồn gốc từ đá phong hóa mạnh (cường độ chịu nén từ 20 MPa trở
xuống) thì kích cỡ hạt lớn nhất có thể bằng với bề dày đầm nén nhưng trị số sức chịu tải CBR
của chúng vẫn phải đạt yêu cầu qui định tại Bảng 1.
Một số các chỉ tiêu cơ bản của lớp đất đắp K>=0.95 (do thiết kế quy định):
+ Giới hạn chảy

≤ 50

+ Chỉ số dẻo


≤ 25

+ CBR (ngâm 4 ngày) ≥ Tối thiểu 4% (3% đối với mặt đường cấp cao A2)
1.1.2. Vật liệu đất đắp nền K98:
-

Vật liệu đắp nền phải thỏa mãn các yêu cầu chung về vật liệu đắp nền như trên.

-

Một số các chỉ tiêu cơ bản của lớp đất đắp K>=0.98 (do thiết kế quy định):
+ Giới hạn chảy

≤ 50

+ Chỉ số dẻo

≤ 20

+ CBR (ngâm 4 ngày) ≥ Tối thiểu 6% (5% đối với mặt đường cấp cao A2)
+ Kích cỡ hạt lớn nhất 100% lọt sàng 90mm.
1.1.3. Vật liệu dùng cho lớp đất bao:
-

Là đất có chứa nhiều hơn 25% thành phần hạt sét (nhỏ hơn 0.002 mm). Vật liệu này có thể là
hạt sỏi mịn hoặc á sét, chỉ tiêu cơ lý theo yêu cầu sau:
+ Giới hạn chảy: LL ≤ 50% theo TCVN 4197-95;
+ Dung trọng khụ lớn nhất: γcmax ≥ 1.5 T/m3;
1.1.4. Vật liệu đắp bằng cát:


-

Cát được sử dụng làm vật liệu đắp nền đường phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Cát có hàm lượng hạt > 0,25 mm chiếm > 50% trọng lượng.
+ Hàm lượng hạt sét và hữu cơ ≤ 5%.
+ CBR ≥ 3 tùy theo vị trí của lớp đắp.
+ Khối lượng thể tích xốp lớn hơn 1200 kg/m3.

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

14


+ Lượng hạt nhỏ hơn 0.14mm không lớn hơn 10% khối lượng cát.
-

Đối với cát đen, ngoài chỉ tiêu trên thì hàm lượng SiO2 không nên nhỏ hơn 50%.

1.2. Yêu cầu thi công:
-

-

-

-

-

-


-

-

-

Tuân thủ theo yêu cầu thi công chung của nền đường, ngoài ra cần chú ý các điều sau.
Đắp lớp có tính thấm thấp ở dưới, lớp thoát nước tốt ở trên với mặt sau lu lèn có độ dốc ngang
2-4%.
Lu lèn: lu từ ngoài vào trong tim đường, từ thấp đến cao.
Giữa 2 đoạn thi công theo chiều dọc trục đường phải rải đất tạo ra mặt dốc nghiêng 300 và
tăng cường đầm nén ở chỗ tiếp giáp 2 đoạn. Các bậc cấp phải đầm nén kỹ trước khi đắp trực
tiếp lên đó.
Độ ẩm vật liệu phải gần độẩm tốt nhất, sai số ± 2%.
Khi đắp taluy thì phải đắp rộng ra 2 bên 15-20cm để đảm bảo độ đầm chặt cho vùng taluy.
Hoàn thiện mái taluy bằng đầm lăn 3-4 lượt và vệt đầm chồng lên nhau 20cm.
Cứ 20 m dài phải kiểm tra chất lượng hoàn thiện hình dạng mái ta luy tại một mặt cắt ngang.
Nếu độ dốc và độ bằng phẳng mái ta luy chưa đạt yêu cầu thì phải sửa chữa cho đạt trước khi
tiến hành các giải pháp gia cố.
Việc thi công các kết cấu gia cố phòng hộ bề mặt ta luy nên được thực hiện càng sớm càng tốt
và phải thực hiện đúng hồ sơ thiết kế về cấu tạo và về các yêu cầu kiểm tra chất lượng trong
quá trình thi công.
Thi công nền đắp bằng cát:
+ Phải rải và đầm nén từng lớp đất đắp bao dọc hai bên đồng thời với rải và đầm nén lớp
cát thân nền đường bên trong từ dưới đáy nền đắp lên dần.
+ Phải rải và đầm nén riêng lớp đất đắp bao đỉnh nền.
+ Trong quá trình thi công đắp phải có biện pháp hạn chế nước mưa thấm nhập, tích tụ
trong phần thân nền đắp bằng cát và phải bố trí rãnh xương cá tạm thời hoặc tầng đệm
thoát nước bằng vải địa kỹ thuật hoặc các bấc thấm ngang ở dưới đáy nền đắp để thoát

nước tích tụ trong cát ra ngoài.

1.3. Kiểm tra, nghiệm thu:
-

Công tác kiểm tra chất lượng đất đắp phải tiến hành ở 2 vị trí:
6.3.1. Mỏ vật liệu:

-

Trước khi khai thác vật liệu, phải lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại một số tính chất cơ lý và
các thông số chủ yếu khác của vật liệu để đối chiếu với yêu cầu thiết kế:
+ Đối với các đoạn nền đào dự kiến lấy đất chuyển sang nền đắp và tất cả các mỏ đất phải
lấy mẫu đất kiểm tra chỉ tiêu độ ẩm tự nhiên, giới hạn chảy, chỉ số dẻo, độ chặt tiêu
chuẩn, sức chịu tải và độ trương nở khi thí nghiệm xác định chỉ tiêu CBR. Mật độ lấy
mẫu thí nghiệm là hai vị trí cho mỗi loại đất của mỗi đoạn. Nếu mỗi đoạn nền đào hoặc
mỗi mỏ đất có nhiều lớp đất khác loại, khác nguồn gốc thì phải lấy mẫu kiểm tra với từng
loại đó.
+ Đối với đất ở đáy nền đắp và ở trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường đào sau

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

15


khi đào đến cao độ thiết kế cũng phải tiến hành lấy mẫu đất để thí nghiệm các chỉ tiêu cơ
lý như trên. Mật độ lấy mẫu là 02 vị trí cho 01 km hoặc 02 vị trí cho 01 đoạn nền đào có
đất khác loại.
6.3.2. Ở công trình:
-


-

-

-

Độ chặt của vật liệu thi công không được nhỏ hơn độ chặt theo yêu cầu thiết kế.
Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra độ chặt của các lớp vật
liệu đã được đầm nén. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy ở vị trí nào đó mà độ chặt thực tế không
đạt thì Nhà thầu phải tiến hành sửa chữa để đảm bảo độ chặt yêu cầu.
Việc kiểm tra độ chặt phải được tiến hành trên toàn bộ chiều sâu của lớp đất đắp, tại các vị trí
mà Kỹ sư TVGS yêu cầu. Khoảng cách giữa các điểm kiểm tra độ chặt không được vượt quá
200 m. Đối với đất đắp bao quanh các kết cấu hoặc mang cống, phải tiến hành kiểm tra độ chặt
cho từng lớp đất đắp.
Đối với nền đắp, phải kiểm tra chất lượng đầm nén mẫu kiểm tra tại hiện trường cần tính theo
diện tích (m2). Khi kiểm tra lại đất đã đắp thì tính theo khối lượng (m 3) và phải theo ( Theo
TCVN 4447-2012).Ngoài ra cần kiểm tra thành phần hạt đối với vật liệu rời: 1000 đến 2000
m3/ mẫu.
Bảng 3: Số lượng mẫu đất lấy để kiểm tra tương ứng với khối lượng thể tích đất đắp
Loại đất

Khối lượng đất đắp tương ứng với 1 nhóm 3 mẫu
kiểm tra, m³

1. Đất sét, đất pha cát, đất cát pha và
cát không lẫn cuội, sỏi, đá

Từ 100 đến 200


2. Cuội, sỏi hoặc đất cát lẫn cuội sỏi

Từ 200 đến 400

Chú Thích: Đối với các hạng mục hoặc công trình có lượng đào hoặc đắp nhỏ hơn 200
m³ thì cần xác định số lượng mẫu đất kiểm tra ở mỗi lớp đầm theo lưới ô vuông trên cơ
sở thoả thuận giữa nhà thầu với Chủ đầu tư

-

Khối lượng thể tích khô chỉ được phép sai lệch thấp hơn 0.03T/ m3 so với yêu cầu của thiết kế.
Số mẫu không đạt yêu cầu so với tổng số mẫu lấy thí ngiệm không được lớn hơn tập trung vào
một vùng.
6.3.3. Sai số cho phép

-

Sai số cho phép của cao độ nền đắp đã được hoàn thiện: xem Bảng 2.

-

Bề mặt nền phải bằng phẳng, đảm bảo độ dốc thiết kế và điều kiện thoát nước tốt..

1.1.1.7.

ĐÀO BỎ VẬT LIỆU KHÔNG THÍCH HỢP:

1.1. Mô tả vật liệu không thích hợp:
-


Không được sử dụng trực tiếp các loại đất dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của nền đường:
+ Đất bùn, đất than bùn;
+ Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10,0%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác thải
sinh hoạt;
+ Đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%;

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

16


+ Đất sét có độ trương nở cao vượt quá 3,0%;
+ Đất sét nhóm A-7-6 có chỉ số nhóm từ 20 trở lên;
+ Các vật liệu có đặc tính hoá học và vật lý độc hại;
Không được dùng đất bụi nhóm A-4 và A-5 để xây dựng các bộ phận nền đường dưới mức
nước ngập hoặc mức nước ngầm và không nên dùng chúng trong phạm vi khu vực tác dụng
của nền đường.

-

1.2. Yêu cầu thi công:
Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

-

1.3. Kiểm tra, nghiệm thu:
Công tác kiểm tra, nghiệm thu công việc đào bỏ vật liệu không thích hợp xác định dựa theo hồ
sơ bản vẽ thi công được duyệt và được xác nhận theo các biên bản hiện trường.

-


1.1.1.8.
1.1.

VẬT LIỆU SAN LẤP DẠNG HẠT :
Yêu cầu về vật liệu:

Vật liệu dùng để đắp có thể là cấp phối trộn giữa đá nghiền, sỏi, cát tự nhiên được chọn lọc,
không lẫn sét cục và các thành phần không thích hợp. Vật liệu ở trạng thái tự nhiên hoặc hỗn
hợp được sản xuất phải phù hợp với yêu cầu được qui định ở mục 1.6.1.4 (Đắp nền đường
bằng cát).

-

1.2.

Yêu cầu thi công:

Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

-

1.3.

Kiểm tra, nghiệm thu:

Vật liệu san lấp nền phải được tiến hành thành từng lớp dày 30 cm tùy thuộc vào thiết bị và
công tác làm thử và được đầm chặt tới K> 95% độ chặt khô lớn nhất tuân thủ các yêu cầu của
TCVN 8859- 2011.


-

Công tác kiểm tra, nghiệm thu công việc san lấp vật liệu dạng hạt xác định dựa theo hồ sơ bản
vẽ thi công được duyệt và được xác nhận theo các biên bản hiện trường.

-

Sai số vị trí so với tim tuyến thiết kế: Đối với đường ô tô ± 0,2 m;

-

I. XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU:
2.1.1.1.
2.1.1.

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT : ( TCVN 9844-2013)

Yêu cầu về vật liệu:
-

TT

Vải địa kỹ thuật loại không dệt đáp ứng các chỉ tiêu trong bảng sau:
Các chỉ tiêu

1

Cường độ chịu kéo dọc khi đứt

2


Độ giãn dài khi đứt

3

Cường độ chịu kéo giật

4
5

Yêu cầu

Phương pháp thí nghiệm

> 12 kN/m

ASTM D - 4595

≤ 75%

ASTM D - 4632

> 0,75 kN

ASTM D - 4533

Đường kính lỗ lọc

O95<100µm


ASTM D - 4751

Hệ số thấm

≥ 10-4 m/s

ASTM D - 4491

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

17


2.1.2.

Yêu cầu thi công:
-

2.1.3.

Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

Kiểm tra, nghiệm thu:
-

Công tác kiểm tra, nghiệm thu dựa theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt và được xác nhận
theo các biên bản hiện trường.

2.1.1.2.
2.2.1.


Yêu cầu vật liệu :
-

2.2.2.

CỌC ĐẤT XI MĂNG:( TCVN 9403-2012)

Tất cả các vật liệu và sản phẩm dùng chế tạo trụ phải tuân theo các tiêu chuẩn liên quan hiện
hành, và các quy định môi trường.

-

Vật liệu và sản phẩm phải đúng yêu cầu thiết kế.

-

Nguồn cung cấp vật liệu phải rõ xuất xứ, khi thay đổi phải được thông báo chấp thuận.

Yêu cầu thi công:
-

Trước khi thi công trộn sâu, cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:
+ Mục tiêu và phạm vi của công tác trộn sâu;
+ Mô tả đất nền theo tiêu chuẩn khảo sát;
+ Hình dáng của trụ;
+ Phương pháp trộn sâu;
+ Thiết bị trộn: hình dáng/ kích thước/cấu trúc của cần xoay, vị trí lỗ xuất xi măng, hình
dáng và chiều dài của đầu trộn;
+ Hành trình làm việc (khoan xuống và rút lên, trộn và trình tự thi công);

+ Các thông số: chủng loại và thành phần xi măng, hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/xi măng,
phụ gia.;
+ Phòng ngừa lún và đẩy trồi;
+ Tổ chức hiện trường;
+ Máy móc và thiết bị;
+ Quản lý đất thải;
+ Quy trình quản lý chất lượng;
+ Quy trình xử lý khi có sự cố dừng thi công;
+ Khả năng sửa đổi các thông số trộn trong khi thi công;
+ Các phương pháp thí nghiệm kiểm chứng;
+ Hồ sơ thi công (nhật ký, bản vẽ, biểu ghi chép);
+ Đánh giá nguy cơ tác động đến môi trường và an toàn.

-

Các trị số kiểm soát thi công gồm:
+ Tốc độ khoan xuống và rút lên;
+ Tốc độ quay của đầu khoan;

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

18


+ Áp lực khí nén (trộn khô);
+ Tốc độ phun vữa(trộn ướt);
+ Lượng vật liệu sử dụng .
-

Khi sử dụng xử lý nền :

+ Chuyển dịch đứng và ngang của nền xử lý được quan trắc theo các phương pháp thích
ứng. Trong một vài ứng dụng cần quan trắc áp lực nước lỗ rỗng. Sai lệch so với giới hạn
quy định trong thiết kế phải được báo cáo kịp thời.

-

Các thông số sau đây cần được ghi chép trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu từng
trụ:

Trộn khô

Trộn ướt

Số hiệu trụ, thời gian thi công

Số hiệu trụ, thời gian thi công

Áp lực khí nén

Áp lực bơm (khí nén nếu có)

Hình dạng đầu trộn

Hình dạng đầu trộn

Biểu đồ thời gian/độ sâu

Biểu đồ thời gian/độ sâu

(vận tốc xuyên xuống, rút lên)


(vận tốc xuyên xuống, rút lên)

Tốc độ quay (r/min),

Tốc độ quay (r/min),

khi xuyên xuống và rút lên

khi xuyên xuống và rút lên

Chủng loại xi măng và thành phần

Chủng loại vữa xi măng và thành phần
Tỷ lệ nước/ximăng

-

2.2.3.

Khối lượng xi măng theo mét chiều sâu

Khối lượng vữa xi măng theo mét chiều sâu

(khi xuyên xuống và rút lên)

(khi xuyên xuống và rút lên)

Sai số thi công


Sai số thi công

(phương đứng,đường kính, vị trí)

(phương đứng,đường kính, vị trí)

Cao độ đáy và đỉnh

Cao độ đáy và đỉnh

Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm so sánh, cần thực hiện thi công thử tại hiện trường đại
diện nhằm xác nhận các yêu cầu thiết kế và tạo lập các trị số kiểm soát tới hạn cho thiết bị, vật
liệu, quy trình kỹ thuật cùng chủng loại khi thi công đại trà.

Kiểm tra, nghiệm thu:
-

-

Thí nghiệm kiểm chứng đặc trưng cường độ, biến dạng, độ đồng nhất của trụ, và tính thấm của
trụ khi cần thiết.
Quy mô và phương pháp tiến hành thí nghiệm được quy định trước khi thi công cho từng

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

19


trường hợp cụ thể.
-


-

Thí nghiệm kiểm tra chất lượng được phân bố đều theo thời gian thi công và thiết bị thi công.
Số lượng kiểm tra phải đủ để xác lập trị số trung bình đáng tin cậy các tính chất của trụ trong
mỗi tầng đất đại diện theo chiều dài trụ, phụ thuộc vào quy mô xử lý và mục đích dùng trụ.
Hồ sơ nghiệm thu:
+ Biên bản nghiệm thu trụ, theo 2.2.2;
+ Hoàn công trụ, gồm cả những sửa đổi đã được duyệt;
+ Kết quả thí nghiệm hiện trường;
+ Chứng chỉ chi tiết các loại vật liệu và kết quả kiểm tra;
+ Mô tả chi tiết điều kiện đất nền.

II. CẤP PHỐI ĐÁ DĂM: (TCVN 8859-2011)
3.1.1.1.
Yêu cầu vật liệu:
-

Vật liệu cấp phối đưa vào thi công phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn sau:

TCVN 8859-2011

Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô- Vật liệu, thi công và
nghiệm thu.

22TCN346-06

Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát.

22TCN333-06


Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.

22TCN332-06

Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí
nghiệm.

AASHTO T104

Phương pháp thí nghiệm về độ bền của cốt liệu sử dụng natri sunfat và magiê
sunfat.

3.1.1.
-

-

Thành phần hạt (Thí nghiệm theo TCVN 7572-1đến 20-2006):

Cấp phối dùng cho lớp móng sẽ bao gồm các hạt cứng, bền và được nghiền từ đá, than xỉ hoặc
nghiền vật liệu tự nhiên phù hợp. Vật liệu phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong các bảng ở dưới
đây. Cấp phối với Dmax = 37,5 mm thì thích hợp cho lớp móng dưới. Cấp phối với D max = 25
mm thì thích hợp cho lớp móng trên.
Bảng phân loại cấp phối:

Kích cỡ lỗ sàng vuông
(mm)

Tỷ lệ % lọt qua sàng

Dmax=37,5mm

Dmax=25mm

50

100

-

37,5

95 - 100

100

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

Ghi chú

20


25

-

79 - 90

19


58 - 78

67 - 83

9,5

39 - 59

49 - 64

4,75

24 - 39

34 - 54

2,36

15 - 30

25 - 40

0,425

7-19

12-24

0,075


2-12

2-12

Ghi chú:
+ Cấp phối loại Dmax=37,5mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;
+ Cấp phối loại Dmax=25mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;
3.1.2.

3.1.3.

Chỉ tiêu LA (Thí nghiệm theo AASHTO T96/TCVN 7572-12:2006):
Loại

Loại tầng mặt

Móng trên

Móng dưới

Loại I

Cấp cao A2

35

Không dùng

Loại II


Cấp cao A2

35

40

Chỉ tiêu Atterberg:
Loại cấp phối

Giới hạn chảy ( WL)

Chỉ số dẻo Ip (Wn)

Loại I

 25

6

Loại II

35

6

AASHTO T89-02(*)

AASHTO T90-02(*)


hoặc TCVN 4197-2012

hoặc TCVN 4197-2012

Tiêu chuẩn TN

3.1.4.

Đương lượng cát - chỉ tiêu ES:
Loại I

ES > 35

Loại II

ES > 30

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

21


3.1.5.

Chỉ tiêu CBR (Thí nghiệm theo AASHTO T193 hoặc TCVN 8821-2011):

Loại I

CBR ≥ 100 với K = 0,98, ngâm nước 4 ngày đêm


Loại II

CBR ≥ 80 với K = 0,98, ngâm nước 4 ngày đêm

Hàm lượng hạt dẹt (Thí nghiệm theo TCVN 7572-13:2006(**)):

3.1.6.

Loại I

≤ 15 % (Theo 22TCN334-05)

Loại II

≤15 % (Theo 22TCN334-05)

3.1.7.

Độ đầm chặt (Thí nghiệm theo 22TCN 333-06 pp. II-D/ ASSHTO T180 :


Loại I
Loại II8 %

≥ 98%

Ghi chú:
(*)

-


(**)

-

-

-

Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt
lọt qua sàng 0,425mm.
Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều
dài;
Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75mm và
chiếm trên 5% khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả
đã xác định cho từng cỡ hạt.

3.1.8. Lấy mẫu
-

Việc lấy mẫu CPĐD tại bãi chứa hoặc tại hiện trường để phục vụ công tác kiểm tra thành phần
cấp phối hạt. Qui trình lấy mẫu như sau:
+ San gạt lớp bề mặt, tiến hành dùng xẻn để lấy mẫu ở độ sâu tối thiểu 0,2m so với bề mặt
ban đầu;
+ Tiến hành lấy đồng thời ở 4 vị trí khác nhau, sau đó trộn lại thành 1 mẻ đá có khối lượng
yêu cầu và đem đóng vào thùng hoặc túi bảo quản đem về phòng thí nghiệm.

Cỡ hạt lớn nhất danh định, mm


Khối lượng lấy mẫu vật liệu, kg

Loại cấp phối có Dmax=37.5

≥200

Loại cấp phối có Dmax=25

≥150

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

22


3.1.1.2.
-

Tuân thủ theo Chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

3.1.1.3.
3.2.1.
-

Yêu cầu thi công:

Kiểm tra, nghiệm thu:
Kiểm tra thực hiện công tác trước khi thi công đại trà:

Quy định về nội dung và khối lượng kiểm tra:

+ Kiểm tra nguồn cung cấp vật liệu cho công trình: cứ 3000 m3 lấy một mẫu phải thỏa mãn
tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu.
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu tập kết tại công trình để đưa vào sử dụng: cứ 1000m 3 lấy một
mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc có sự bất thường về chất lượng vật liệu. Mẫu vật liệu
phải thoả mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu.
+ Kiểm tra trong quá trình thi công:
+ Độ ẩm, sự phân tầng của vật liệu CPĐD (quan sát bằng mắt và kiểm tra thành phần hạt).
Cứ 200 m3 vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí nghiệm
thành phần hạt, độ ẩm. Nếu TVGS nghi ngờ mẫu vật liệu không đạt chất lượng thì phải
lấy mẫu kiểm tra theo yêu cầu của TVGS.
+ Trước khi thi công phải tiến hành lấy mẫu cấp phối đá dăm tại mỏ vật liệu để thí nghiệm
kiểm tra chất lượng so với các yêu cầu ở 3.1 và thí nghiệm để xác định dung trọng khô
lớn nhất γ cmax và độ ẩm tốt nhất Wo (theo tiêu chuẩn đầm nén cải tiến AASHTO T180).

3.2.2. Thi công thí điểm:
-

Yêu cầu đối với công tác thi công thí điểm:
+ Khi có sự thay đổi thiết bị thi công chính như: lu nặng, máy san, máy rải;
+ Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp vật liệu hoặc loại vật liệu CPĐD.

-

Công tác thi công thí điểm là cơ sở để đề ra biện pháp tổ chức thi công đại trà nhằm bảo đảm
được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và kinh tế. Do vậy, việc thi công thí điểm phải đưa ra
được các thông số công nghệ tối ưu sau:
+ Sơ đồ tập kết vật liệu, sơ đồ vận hành của máy san hoặc máy rải;
+ Hệ số lu lèn, chiều dày tối ưu của lớp thi công;
+ Sơ đồ lu lèn của mỗi loại lu với thứ tự và hành trình lu, vận tốc và số lần lu qua một
điểm;

+ Các công tác phụ trợ như bù phụ, xử lý phân tầng và các bước kiểm tra, giám sát chất
lượng và tiến độ thi công.

-

-

Toàn bộ công tác thi công thí điểm từ khi lập đề cương cho đến khi xác lập được dây chuyền
công nghệ áp dụng cho thi công đại trà, phải được sự kiểm tra và chấp thuận của Tư vấn giám
sát.
Lập biện pháp tổ chức thi công thí điểm:
+ Tuân thủ theo quy định tại điều 7 trong TCVN 8859-2011 khi xác định sơ bộ chiều dày
của mỗi lớp vật liệu CPĐD sau khi rải hoặc san (ban đầu có thể tạm lấy hệ số lu lèn là

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

23


1,30). Lập sơ đồ vận hành của phương tiện tập kết, san rải vật liệu. Cần xác định sơ bộ cự
ly giữa các đống vật liệu khi thi công bằng máy san;
+ Lựa chọn và huy động các chủng loại lu thích hợp;
+ Lập sơ đồ lu cho mỗi loại lu, trong đó nêu rõ trình tự lu lèn, số lượt và tốc độ lu qua một
điểm, sự phối hợp các loại lu...;
+ Xác lập sơ bộ các công việc phụ trợ, các bước và thời điểm tiến hành các công tác kiểm
tra, giám sát cần thực hiện nhằm bảo đảm sự hoạt động nhịp nhàng của dây truyền thi
công và bảo đảm chất lượng công trình.
-

Tiến hành thi công thí điểm theo BPTC thử :

+ Rải CPDD và lu lèn tham khảo: Lu sơ bộ bằng lu bánh sắt 6-8 tấn, 3-4 lượt/ điểm. Dùng
lu rung 14T (Khi rung đạt 25T) lu 8-10 lượt/điểm. Tiếp theo dùng lu bánh lốp (Lu rung
trên ở trạng thái tĩnh) lu 20-25 lượt/ điểm. Lu phẳng lại bằng lu bánh sắt 8-10T.
+ Kết quả thí nghiệm xác định độ chặt, độ ẩm thi công (ở giai đoạn cuối của quá trình lu
lèn) ứng với số lượt đi qua của mỗi loại lu tại vị trí thí nghiệm;
+ Cao độ sau hoàn thiện công tác lu lèn lớp móng CPĐD;
+ Thời gian bắt đầu, kết thúc, điều kiện thời tiết khi thí điểm.

-

Từ các số liệu đã thu nhận, tiến hành tính toán và hiệu chính lại các thông số như:
+

Hệ số rải (hệ số lu lèn) Krải được xác định dựa vào các số liệu cao độ trên cùng một mặt
cắt tại các điểm tương ứng như sau:

K r¶i =

C§ r¶i - C§ mb
C§ lu -C§ mb

+ Trong đó: CĐmb- cao độ mặt bằng thi công;
CĐ rải - cao độ bề mặt lớp CPĐD sau khi rải;
CĐ lu - cao độ bề mặt lớp CPĐD sau khi lu lèn xong (đã đạt độ chặt yêu cầu).
+ Tương quan giữa số lần lu lèn (hoặc công lu) và độ chặt đạt được;
+ Số lượng phương tiện vận chuyển tham gia vào dây truyền, cự ly giữa các đống vật liệu
(nếu rải bằng máy san).
-

Tiến hành hiệu chỉnh sơ đồ thi công thí điểm để áp dụng cho thi công đại trà.


3.2.3. Kiểm tra trong quá trình thi công:
-

Trong quá trình thi công kiểm tra theo bảng sau:
TT
1

Chỉ tiêu kiểm tra
Thành phần hạt

2

Tỷ lệ hạt dẹt

3

Độ ẩm

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

Phương pháp
kiểm ra
TCVN 7572 –
2006
22TCN 757213:2006

Yêu cầu
So sánh với các chỉ
tiêu ở mục 2.1


Khối lượng
kiểm tra
200m3 hoặc 1
ca thi công

Wo ±2%

24


4

5
6
7
8
9

Độ chặt

Rót cát

800m2/1 lần
kiểm tra

≥ KTK

Kích thước hình học và độ bằng phẳng
± 5%

Kết hợp với
≤ ± 10mm (móng
Sai số bề dầy kết cấu
việc đào hố
dưới)
kiểm tra độ chặt
≤ ± 5mm (móng trên)
- 5cm (Móng trên &
Sai số bề rộng
Thước thép
dưới)
Máy thuỷ bình
± 0.5% (Móng dưới)
Sai số độ dốc ngang
+ thước thép
± 0.3% (Móng dưới)
- 10mm (móng dưới)
Sai số cao độ
Máy thuỷ bình
- 5mm (móng trên)
Độ bằng phẳng, khe hở lớn
≤ 10mm (móng dưới)
Thước 3m
nhất dưới thước
≤ 5mm (móng trên)

Cứ 40-50m với
đoạn tuyến
thẳng, 20-25m
với đoạn tuyến

cong bằng hoặc
cong đứng đo 01
trắc ngang
100m dài /1 vị
trí

3.2.4. Kiểm tra nghiệm thu:
Kiểm tra nghiệm thu theo bảng sau:

-

TT
1

2
3

Phương pháp
kiểm ra

Yêu cầu

Rót cát 22TCN
346-2006

≥ KTK

Máy thuỷ bình +
thước thép


Như trên

Chỉ tiêu kiểm tra
Độ chặt
Cao độ (Tim,mép
móng); chiều rộng
và độ dốc ngang
Độ bằng phẳng, khe
hở lớn nhất dưới
thước

Thước 3m

≤ 10mm (móng
dưới)
≤ 5mm (móng trên)

Khối lượng
kiểm tra
7000m2 hoặc 1km
(2 làn xe) /2 điểm; lấy 3
điểm ngẫu nhiên khi rải
bằng máy san
250m/ 1 vị trí trên
đường thẳng; 100m/ 1
vị trí trên đường cong
500m dài /1 vị trí

Đối với các yếu tố hình học và độ bằng phẳng trong giai đoạn nghiệm thu chất lượng: mật độ
kiểm tra bằng 20% khối lượng bảng trong giai đoạn thi công.

III. THI CÔNG CÁC LỚP MẶT:
4.1.1.1.
4.1.1.
-

-

-

-

Yêu cầu về vật liệu:

Nhựa đặc 60/70 pha với 1 lượng thích ứng dầu hoả tinh chế theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là
35/100 đến 40/100 (theo thể tích) tưới ở nhiệt độ 60°C;
Phải tưới trước độ 4h - 6h để nhựa lỏng đông đặc, hoặc nhũ tương phân tích xong mới được thi
công láng nhựa.
Nhựa không được lẫn nước không được phân ly trước khi dùng và phải phù hợp với mọi yêu
cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Lượng tiêu chuẩn sử dụng cho công trình theo hồ sơ
thiết kế được duyệt quy định.

4.1.2.
-

LỚP NHỰA DÍNH BÁM:( TCVN 7493-2005)

Đệ trình

Nhà thầu phải trình TVGS những mục sau đây. Các mục này sẽ được đệ trình trước khi Nhà
thầu bắt đầu công tác này.

5 lít mẫu nhựa đường mà Nhà thầu đề xuất để sử dụng trong các công trình cùng với giấy

TVGS cầu Kênh Ranh và cầu Cái Môn

25


×