Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.36 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ
TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
DƯƠNG HỒNG XUYẾN

MSSV: B1309237

Cán bộ hướng dẫn
ThS LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, tháng 8 - 2016


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ
TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
DƯƠNG HỒNG XUYẾN

MSSV: B1309237

Cán bộ hướng dẫn
ThS LÊ VĂN DŨ
Cần Thơ, tháng 8 - 2016


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài Luận Văn Tốt Nghiệp này, trước tiên tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,
Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và
tạo điều kiện giúp tôi học tập, nghiên cứu và rèn luyện tốt trong suốt 4 năm Đại học
vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Dũ đã tận tình hướng dẫn để
tôi có thể hoàn thành tốt đề tài Luận văn này.
Kế đến, tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú và anh

chị ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân huyện Phụng Hiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình khảo sát thực tế và thu thập số liệu cần thiết để hoàn thành đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú nông dân sống trong và ngoài Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt việc thu
thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành bài luận.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
động viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, những lúc khó
khăn trên giảng đường đại học để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót,
mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài này có thể hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến tất cả mọi người trong
suốt thời gian qua và lời chúc sức khỏe đến với tất cả mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 27 , tháng 11
Sinh viên thực hiện

Dương Hồng Xuyến

, năm 2016


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

MỤC LỤC


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
DANH SÁCH BẢNG


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
DANH SÁCH HÌNH


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV .......................................................................................................Bảo vệ thực vật
CP........................................................................................................................... Chi phí
DT..................................................................................................................... Doanh thu
ĐBSCL....................................................................................Đồng bằng sông Cửu Long
LN...................................................................................................................... Lợi nhuận
KBT................................................................................................................ Khu bảo tồn
Max............................................................................................................Giá trị lớn nhất
Min............................................................................................................ Giá trị nhỏ nhất
NTTS..................................................................................................Nuôi trồng thủy sản
QĐ....................................................................................................................Quyết định
TCP................................................................................................................ Tổng chi phí
TN....................................................................................................................... Thu nhập
TSCĐ.........................................................................................................Tài sản cố định
TTNN............................................................................................Trung tâm nông nghiệp

UBND.....................................................................................................Ủy ban nhân dân


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. Nghề trồng lúa nước ra đời rất
sớm, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thời kỳ lại có những bước tiến mới
để nâng cao năng suất, chất lượng của cây lúa. Nhằm đảm bảo sản lượng lúa cho nhu
cầu tiêu thụ và thu nhập nông hộ, người nông dân ngày càng sử dụng nhiều phân bón,
nông dược, sử dụng giống mới có năng suất cao và nhất là việc áp dụng rộng rãi các
biện pháp thâm canh, tăng vụ. Điển hình là mô hình canh tác lúa 3 vụ.
Mô hình canh tác lúa 3 vụ được đưa vào sản xuất ở ĐBSCL từ đầu những năm 80 của
thế kỷ XX và diện tích lúa 3 vụ ngày càng tăng nhanh, tập trung nhiều ở những vùng
đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Một số vùng trước đây bị ngập lũ nay được
nông dân và địa phương làm bao đê để tăng vụ. Thực hiện mô hình trồng lúa 3 vụ đã
góp phần tăng sản lượng lúa hằng năm lên 16 tấn/ha, đồng thời tạo công ăn việc làm
cho người nông dân trong mùa lũ, mang lại thu nhập cho họ. Sản xuất lúa 3 vụ góp
phần đảm bào an ninh lương thực, giúp Việt Nam giữ được ngôi vị nhất, nhì trong xuất
khẩu gạo, mang lại nguồn thu không nhỏ cho quốc gia. Tuy nhiên trồng lúa 3 vụ/năm
là kiểu canh tác còn khá “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới, hiện nay còn quá ít những
bài học, những đánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xã
hội (Nguyễn Bảo Vệ, 2009).
Hậu Giang là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp với diện tích
đất nông nghiệp chiếm hơn 139.068 ha, là một trong những trung tâm lúa gạo của Tây
Nam Bộ với một nền sản xuất nông nghiệp khá lâu đời. Ngoài ra, hệ sinh thái tự nhiên
ở nơi đây cũng vô cùng phong phú, đa dạng và còn tương đối nguyên vẹn như khu bảo

tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vườn tràm Vị Thủy, khu di tích Tầm Vu… Vì vậy
sự ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là mô hình sản xuất lúa 3 vụ đến việc
bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên mà cụ thể là hệ sinh thái tự nhiên ở Trung tâm nông
nghiệp Mùa Xuân thuộc khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng đã và đang trở thành một vấn
đề cấp thiết cần có sự quan tâm, đánh giá đúng mức.
Vì vậy, đề tài: “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế xã hội mô hình canh tác
lúa 3 vụ tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân” được thực hiện nhằm đánh giá hiện
trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sinh kế 3 vụ cũng như những tác động của mô
hình này đối với môi trường từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức,
kĩ thuật canh tác và chất lượng cuộc sống của người dân đảm bảo sự phát triển một
nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát hiện trạng canh tác, hiệu quả kinh tế, xã hội và thu thập thông tin về các tác
động đến môi trường của mô hình sản xuất lúa 3 vụ ở khu vực bên trong và bên ngoài
TTNN Mùa Xuân đồng thời đề xuất giải pháp canh lúa bền vững hơn trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:


Luận Văn Tốt Nghiệp
-

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Khảo sát hiện trạng canh tác và thu thập thông tin về những tác động đến
môi trường thông qua các hoạt động canh tác của mô hình sản xuất lúa 3 vụ
ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.
Khảo sát hiệu quả kinh tế xã hội trong canh tác lúa 3 vụ ở trong và ngoài
TTNN Mùa Xuân.

Đề xuất giải pháp canh tác lúa bền vững nhằm quản lí, bảo vệ và phát triển
hệ sinh thái tự nhiên ở TTNN Mùa Xuân.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực hiện 3 nội dung chính sau:
-

Kĩ thuật canh tác lúa 3 vụ của người dân ở vùng trong và ngoài TTNN Mùa
Xuân.
Tác động của các hoạt động sản xuất lúa 3 vụ đến môi trường và hệ sinh
thái tự nhiên thông qua các loại phân bón, thuốc BVTV được người dân
vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân sử dụng trong quá trình canh tác.
Lợi ích kinh tế của nông hộ sản xuất lúa 3 vụ vùng trong và ngoài TTNN
Mùa Xuân.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình sinh kế lúa 3 vụ và nông hộ canh tác lúa 3 vụ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện khảo sát thực địa và phỏng vấn 2 nhóm nông hộ có canh tác lúa 3 vụ, 1
nhóm ở bên trong và 1 nhóm ở khu vực lân cận bên ngoài TTNN Mùa Xuân để so
sánh các yếu tố về kĩ thuật canh tác, lợi ích kinh tế và tác động đến môi trường giữa 2
nhóm nông hộ này.


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Hình 2.1 Bảng đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ khoảng
30km về phía Nam, cách thành phố Vị Thanh 38km, có diện tích 483,66 km 2, dân số
193.704 người (năm 2012). Địa hình chạy theo sông, kênh rạch và các đường quốc lộ
chính như: tỉnh lộ 927, tỉnh lộ 928, quốc lộ 61.
Huyện tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau:
-

Phía Bắc: giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Phía Đông: giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Phía Nam: giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.


Luận Văn Tốt Nghiệp
-

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Phía Tây: giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Huyện có 15 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và
12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thanh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân
Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
Với vị thế nằm gần sông Hậu và nhiều tuyến kênh, lộ chạy qua đồng thời quy mô đất
đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của
huyện đạt 3.177.249 triệu đồng chiếm 27,77% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn

tỉnh. Huyện cũng có truyền thống lâu đời với các loại cây ăn quả, mía đường. Nơi đây
đang quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô địa
phương như chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, cơ khí. Ngoài ra Phụng Hiệp
cũng có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch vườn kết hợp du lịch sinh thái ….
2.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng
từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện đã tạo thành các khu
vực có địa hình cao thấp khác nhau.
2.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những
đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8 0C), tháng 4 nóng nhất (trung
bình 28,30C) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 0C). Nắng
nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận
lợi để cây trồng sinh trưởng - phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản
phẩm cao.
- Lượng mưa bình quân đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa
chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.
2.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp
-

Những năm qua ngành nông nghiệp ở huyện Phụng Hiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng và sinh thái của vùng. Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3
vụ) sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng
thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức
sống của người dân, xóa hộ đói giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng

nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng
được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780-960 đồng/kg. Gần trung tâm
huyện là công ty mía đường - Cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp, đó là
điều kiện thuận lợi để tiêu thụ lượng mía sản xuất ra trên địa bàn huyện.
Bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận
dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào nuôi thủy sản ở


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức
bán công nghiệp chủ yếu trong vèo, ao, lồng…ven các tuyến kênh rạch. Mỗi khi mùa
nước lũ về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả người dân chuyển sang nuôi cá
trong ruộng. Năm 2014 toàn huyện thả nuôi 4021,05 ha diện tích mặt nước các loại cá
với sản lượng 30.657,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân
Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây
Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị
thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
2.2. Sơ lược về Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân được thành lập theo Quyết định số 997/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang là đơn vị trực thuộc
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang. Trung tâm nông nghiệp
Mùa Xuân là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên, được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động trong 3 năm đầu (từ 7/2011 – 7/2014).
2.2.1 Vị trí địa lí
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha. Vị trí địa lý và ranh giới hành
chính của Trung tâm được xác định như sau:

-

Phía Bắc và phía Đông giáp phường Hiệp Thành - thị xã Ngã Bảy, cách quốc lộ
1A khoảng 1 km.
- Phía Nam và phía Đông giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng - huyện Phụng Hiệp.
 Địa hình: Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân có địa hình tương đối bằng phẳng
và bị chia cắt bởi các lung bào tự nhiên, địa hình thấp, trũng. Một số khoảnh
thường bị ngập nước quanh năm, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Cao trình
của khu vực này biến đổi từ 0,3m đến 0,8m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ
Tây sang Đông.
 Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng
Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao, ổn định, các chế độ quang năng, vũ lượng, gió,
bốc hơi, ẩm độ không khí... phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô.
 Thủy văn: Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản lộ và
Sóc Trăng). Thủy triều trong ngày lên xuống 2 lần. Chế độ nước phụ thuộc
hoàn toàn theo mùa mưa và mùa khô.
 Tài nguyên đất: bao gồm 3 loại đất chính:
• Đất phèn hoạt động nông: Diện tích khoảng 49,33 ha, chiếm 34,38% diện
tích tự nhiên (tập trung ở khu vực rừng trồng).
• Đất phèn hoạt động sâu: Diện tích là 718,91 ha, chiếm 50,10% diện tích tự
nhiên (tập trung ở khu vực sản xuất nông nghiệp và NTTS chủ yếu của
trung tâm).
• Đất phi nông nghiệp: Diện tích là 222,65 ha, chiếm 15,52% diện tích tự


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường


nhiên (phân bố rải rác xung quanh khu vực).
2.2.2 Quy mô diện tích và các phân khu chức năng
Tổng diện tích đất tự nhiên giao cho trung tâm quản lý, sử dụng là 1.434,89 ha, gồm 2
đơn vị trực thuộc: Đội nuôi trồng thủy sản và tiểu khu với 40 khoảnh, trong đó:
-

Đất có rừng 431,2 ha
Đất sản xuất nông nghiệp: 578,93 ha.

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Hậu Giang và Quyết định 290/QĐ-KBT ngày 25/7/2011 của Khu bảo tồn thiên
nhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được xác định như sau:
-

Trồng rừng và khai thác rừng trồng theo quy định của pháp luật; giao khoán
bảo vệ rừng; ổn định môi trường sinh thái rừng.
Liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái, sản xuất nông lâm nghiệp,
thủy sản và chăn nuôi; được liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinh
doanh,… hoạt động theo cơ chế là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập.
Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của
pháp luật; được bảo đảm tín chấp cho nông dân vay vốn tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất.
Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sản
xuất kinh doanh.
Hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngân
hàng, chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, hoạch toán kế toán theo quy

định của pháp luật.
Được vay vốn tại các ngân hàng (tổ chức tín dụng) để phát triển sản xuất
kinh doanh.

2.3 Sản xuất lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cơ cấu lúa 3 vụ ở ĐBSCL gồm: Vụ 1 (vụ Đông Xuân), vụ 2 (vụ Hè Thu) và vụ 3 (Vụ
Thu Đông). “Trước đây, ĐBSCL chỉ trồng một vụ lúa mùa trong mùa mưa (từ tháng 6
đến tháng 12, tháng giêng), không bón phân hay phun thuốc, năng suất lúa rất thấp, chỉ
vào khoảng 2- 3 tấn/ha/năm. Kiểu canh tác này rất thân thiện với môi trường, bền
vững và tồn tại hàng trăm năm. Khoảng 40 năm trở lại đây, trước áp lực gia tăng dân
số, cuộc “Cách Mạng Xanh” đã cho ra đời những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao,
không quang cảm, cùng với hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng và phân thuốc đã
cho phép ĐBSCL chuyển sang trồng 2 vụ lúa trong mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 7
năm sau) đạt năng suất lên đến 10-12 tấn/ha/năm, góp phần đảm bảo an ninh lương
thực trong nước và đáp ứng nhu cầu về lương thực của một số quốc gia thế giới. Khi
chuyển sang trồng 2 vụ với giống lúa ngắn ngày năng suất cao này, mặc dù có sử dụng
nhiều phân và thuốc BVTV, nhưng mùa nắng vẫn có thời gian cày ải đất, còn trong
mùa nước nổi thì lúa được cắt vụ (từ tháng 8 đến tháng 11), đất được nghỉ, nước nổi tự


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

do tràn lên đồng ruộng đã khắc phục phần nào những yếu tố bất lợi do kiểu canh tác
này gây ra” (Nguyễn Bảo Vệ, 2009).
Mô hình canh tác lúa 3 vụ/năm là mô hình phát triển rất nhanh về diện tích trong
những năm gần đây, đặc biệt là trên nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu (Võ
Thị Gương và ctv, 2009). Diện tích canh tác lúa 3 vụ tại ĐBSCL hiện nay là rất lớn.
Với diện tích khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa năm 2014 diện tích gieo trồng lúa của

vùng là 4.246,8 nghìn ha trong đó diện tích lúa vụ 3 hơn 800 nghìn ha, riêng ở tỉnh
Hậu Giang đã chiếm hơn 50.000 ha (Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2014).
Việc khai thác lúa 3 vụ hầu hết được các nhà khoa học nhận định còn nhiều hạn chế,
nhất là áp lực sâu bệnh. Theo lý giải, do thời gian lúa không có trên đồng càng ngắn
(khoảng 1 tháng) sẽ là điều kiện để cho sâu bệnh phát triển càng nhiều, do thức ăn lúc
nào cũng có, làm bùng phát sâu bệnh quanh năm và thành dịch dẫn đến việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật để chữa trị cũng nhiều hơn.
Đê bao khép kín phục vụ cho sản xuất lúa 3 vụ làm hạn chế đất không nhận được phù
sa, không rửa được độc chất trong ruộng, mất nguồn thủy sản thiên nhiên... mà nhiều ý
kiến cho rằng là “bỏ đi cái lộc trời cho”. Theo thống kê, mùa nước nổi mang phù sa về
cho ĐBSCL khoảng 250 triệu tấn/năm, đây là lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa
hấp thu, từ đó việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nhân tạo cho cây lúa sẽ ít hơn giá
thành sản xuất lúa cũng sẽ giảm.
Chính việc đất không ngập nước mùa lũ sẽ tồn tại nhiều độc chất. Để kịp mùa vụ, rơm
tươi được vùi vào đất trong điều kiện ngập nước yếm khí, sinh ra acid hữu cơ gây ngộ
độc cho ruộng lúa. Qua khảo sát, hiện tượng này xảy ra quanh năm, ngay cả vụ Đông
Xuân, rất tai hại cho mùa sản xuất chính ở ĐBSCL. Theo nghiên cứu, đất canh tác cần
phải có thời gian “nghỉ” để phục hồi dinh dưỡng và rửa đi độc chất vào mùa nước nổi.
Khi làm lúa 3 vụ, đất tiếp xúc với quá nhiều hóa chất nông nghiệp, làm nghèo dinh
dưỡng, sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa, năng suất lúa giảm khoảng 50- 40kg/ha mỗi
năm theo phương thức canh tác liên tục. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc
tế, mỗi năm năng suất sẽ giảm 1,6-2,0% và nếu sản xuất liên tục trong 24 năm thì sản
lượng giảm từ 38-58%. “Cần phải tính toán chỉ sản xuất 2 vụ, thậm chí 1 vụ (thay vì 3
vụ/năm như hiện nay). Xin đừng ngó lơ vấn đề khí thải do nông nghiệp thải ra. Phải
thuyết phục chính nông dân và chính quyền địa phương nhận ra vấn đề. Làm lúa ít đi,
đồng thời tăng cường sinh kế bằng các giải pháp khác để tăng thu nhập thêm cho nông
dân” (Võ Tòng Xuân, 2014).
“Thực hiện trồng lúa 3 vụ góp phần tăng sản lượng lúa hàng năm lên 16 tấn/ha, đồng
thời tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Tuy nhiên, trồng lúa 3 vụ/năm là kiểu

canh tác còn “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới. Hiện nay, còn quá ít những bài học
đánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xã hội... Vì thế cần
có những nghiên cứu đồng bộ, dài hạn đúng mức” (Nguyễn Bảo Vệ, 2013).


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
3.2. Phương tiện nghiên cứu
-

Sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại có ứng dụng ODK collect (bao gồm
các thiết bị có khả năng định vị GPS) để khảo sát thực địa, phỏng vấn nông
hộ.
Sử dụng máy tính xách tay và các phần mềm hỗ trợ (Microsoft Word,
Microsoft Excel, SPSS) để thu thập, phân tích số liệu và viết báo cáo.
Dùng xe máy để di chuyển, khảo sát thực địa.

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu có sẵn từ các nguồn sách vở, báo chí, tạp chí khoa học và từ các cán
bộ quản lí của TTNN Mùa Xuân về kĩ thuật canh tác lúa 3 vụ, danh mục các loại phân
bón, thuốc BVTV, các loại giống lúa.
3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa

Tổ chức điều tra phỏng vấn 35 nông hộ canh tác lúa 3 vụ trong trung tâm và 70 nông
hộ canh tác lúa 3 vụ khu vực lân cận bên ngoài trung tâm (được chọn ngẫu nhiên) bằng
bảng mẫu phỏng vấn về lúa 3 vụ nhằm tìm hiểu các thông tin về kĩ thuật canh tác, hiệu
quả kinh tế và các tác động đến môi trường trong quá trình canh tác.
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Tổng hợp số liệu từ bảng phỏng vấn, phân tích và xử lí các số liệu đó bằng các chương
trình thống kê, vẽ biểu đồ trong Excel, chương trình hồi qui, tương quan trong SPSS
và phương pháp phân tích lợi ích kinh tế.


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về kết quả phỏng vấn
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế xã hội mô hình canh tác lúa 3 vụ tại
Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân” huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tiến hành
phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân sống trong và ngoài Trung tâm nông nghiệp Mùa
Xuân. Tổng số phiếu phỏng vấn là 105 phiếu (35 phiếu ở trong và 70 phiếu ở ngoài).
Đặc điểm của các hộ dân tham gia trả lời phỏng vấn được mô tả cụ thể như sau:

Hình 4.1 Vị trí các nông hộ được phỏng vấn

4.1.1 Đặc điểm về độ tuổi và giới tính
Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ độ của người được phỏng vấn ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Kết quả hình 4.2 cho thấy độ tuổi người được phỏng vấn trong TTNN Mùa Xuân
phần lớn thuộc độ tuổi 30-50 chiếm 60% với 21 người, người có độ tuổi trên 50 có 13
người chiếm 37%. Ở độ tuổi dưới 30 ở cả vùng trong và ngoài trung tâm có tỉ lệ bằng

nhau và bằng 3%. Vùng ngoài trung tâm có tỉ lệ giữa 2 nhóm tuổi 30-50 và trên 50 khá
lớn, nhóm 30-50 chiếm 50% với 35 người và nhóm tuổi từ 50 trở lên có 33 người


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

chiếm 47%. Nhìn chung phần lớn người dân được phỏng vấn ở độ tuổi trung niên trở
lên và có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất.
Hình 4.3 Biểu đồ tỉ lệ giới tính của người được phỏng vấn trong và ngoài TTNN Mùa
Xuân

Qua hình 4.3 cho thấy phần lớn người đáp là nam. Trong TTNN Mùa Xuân có 22
người đáp là nam chiếm 63% và có 13 người đáp là nữ chiếm 37%. Vùng ngoài TTNN
Mùa Xuân số người đáp là nam có tỉ lệ cao hơn hẳn với 65 người đáp là nam chiếm
87% và chỉ có 10 người đáp là nữ chiếm 13% trong tổng số 70 người đáp.
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn
Hình 4.4 Biểu đồ tỉ lệ về trình độ học vấn của người dân được phỏng vấn trong và ngoài
TTNN Mùa Xuân

Phần lớn người đáp có trình độ từ tiểu học đến trung học cơ sở. Trong TTNN Mùa
Xuân, trình độ tiểu học có tỉ lệ cao nhất với 19 người chiếm 54% kế đến là trung học
cơ sở có 11 người chiếm 31%, có 4 người mù chữ chiếm 12%, chiếm tỉ lệ thấp nhất là
trình độ trung học phổ thông chỉ có 1 người chiếm 3% và không có ai tham gia trả lời
phỏng vấn có trình độ cao đẳng, đại học. Khu vực ngoài TTNN Mùa Xuân, phần lớn
người đáp thuộc trình độ trung học cơ sở với 39 người chiếm 56%, tiếp theo là trình độ
tiểu học với 19 người chiếm 27%, trình độ trung học phổ thông với 8 người chiếm
11%, tỉ lệ người mù chữ và người có trình độ cao đẳng, đại học là bằng nhau và bằng 2
người chiếm 3%. Qua đây cho thấy phần lớn người dân được hỏi có trình độ học vấn

còn khá thấp. Vùng ngoài trung tâm nhìn chung có trình độ học vấn cao hơn so với
vùng trong TTNN Mùa Xuân (Hình 4.4).
4.1.3 Thông tin về nguồn thu nhập của gia đình


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.1 Thông tin nguồn thu nhập của các hộ được phỏng vấn trong và ngoài TTNN
Mùa Xuân
Vùng trong

Vùng ngoài

Nguồn thu nhập
Thứ I

Thứ II

Thứ III

Thứ I

Thứ II

Thứ III

Trồng lúa


18

12

3

49

20

0

Công nhân viên chức

2

0

0

6

8

0

Trồng trọt, cây ăn trái

0


6

0

0

17

8

Trồng trọt, hoa màu

0

0

0

0

7

1

Chăn nuôi gia súc

1

12


19

0

9

41

Chăn nuôi gia cầm

0

1

11

0

0

0

Nuôi cá

0

0

0


0

0

0

Bắt cá tự nhiên

0

0

0

0

0

0

Buôn bán nhỏ

0

0

1

0


2

0

Làm thuê

14

4

1

15

6

15

Tổng cộng

35

35

35

70

69


65

Thứ I, thứ II, thứ III: giá trị đóng góp từ cao đến thấp của nguồn thu nhập trong tổng thu nhập

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, 18 hộ có nguồn thu nhập thứ I từ việc trồng lúa chiếm
51%, 14 hộ có nguồn thu nhập thứ I từ làm thuê chiếm 40%, 2 hộ dân có nguồn thu
nhập thứ I là công nhân viên chức chiếm 6% và có 1 hộ dân có nguồn thu nhập thứ I từ
chăn nuôi gia súc chiếm 3%. Các nguồn thu nhập phụ (Thứ II, thứ III) chủ yếu là chăn
nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt cây ăn trái. Vùng ngoài trung tâm, 49 hộ có nguồn thu
nhập thứ I từ trồng lúa chiếm 70%, 15 hộ có thu nhập thứ I từ làm thuê chiếm 21% và
có 6 hộ có nguồn thu nhập thứ I là công nhân, viên chức, ngoài ra có 1 hộ không có
nguồn thu nhập thứ II và 5 hộ không có nguồn thu nhập thứ III. Các nguồn thu nhập
phụ (Thứ II, thứ III) của chủ yếu là chăn nuôi gia súc, trồng trọt cây ăn trái, làm
thuê….(Bảng 4.1)
4.1.4 Thông tin về diện tích đất canh tác


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.2 Diện tích đất canh tác lúa của các hộ dân
Vùng trong

Diện tích

Vùng ngoài

Số hộ


Tỉ lệ (%)

Số hộ

Tỉ lệ (%)

<= 5 công

7

20

14

20

Từ >5 đến 10 công

16

46

21

30

Từ >10 đến 20 công

9


26

26

37

> 20 công

3

8

9

13

Tổng cộng

35

100

70

100

Từ bảng 4.2 cho thấy đa số hộ dân trong TTNN Mùa Xuân có diện tích đất canh tác từ
>5-10 công với 16 hộ chiếm 46%, số hộ có diện tích đất từ >10-20 công chiếm 26%
với 9 hộ, hộ có diện tích đất >20 công có tỉ lệ thấp nhất với 3 hộ chiếm 8%, hộ có diện
tích đất <=5 công có 7 hộ chiếm 20%. Ngoài trung tâm, chiếm tỉ lệ cao nhất là từ >1020 công với 26 hộ chiếm 37%, tiếp đến là diện tích từ >5-10 công với 21 hộ chiếm

30%, diện tích đất từ >20 công có tỉ lệ thấp nhất với 14 hộ chiếm 20% còn lại là hộ có
diện tích đất <=5 công với 14 hộ chiếm 20%.
Bảng 4.3 So sánh diện tích đất canh tác giữ các hộ dân được phỏng vấn vùng trong và
ngoài TTNN Mùa Xuân
Trung bình diện tích
đất (công 1296m2)

Diện tích đất nhỏ nhất và
lớn nhất (công 1296m2)

Vùng

N

Diện tích

Vùng trong

35

10.059a ± 7.030,548

0.5 _ 30

đất canh tác

Vùng ngoài

70


11.120a ± 6.470,409

2 _ 30

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt trung bình diện tích đất canh tác giữa
vùng trong và vùng ngoài TTNN Mùa Xuân khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>
0.05) (Phụ lục 4).
Vùng trong TTNN Mùa Xuân, diện tích đất lớn nhất là 30 công, diện tích đất nhỏ nhất
là 0.5 công, diện tích đất trung bình là 10.059±7.030,548 công. Vùng ngoài TTNN
Mùa Xuân, diện tích đất lớn nhất là 30 công, diện tích đất nhỏ nhất là 2 công, diện tích
đất trung bình là 11.120±6.470,409 công.
4.1.5 Kết quả khảo sát về giống lúa được sử dụng trong vụ Hè Thu 2016


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hình 4.5 Biểu đồ giống lúa được sử dụng ở trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, sử dụng phổ biến 4 giống là OM5451, IR50404,
OM6373 và OM6976, loại giống OM5451 được sử dụng phổ biến nhất chiếm 54% với
19 hộ, chiếm tỉ lệ thấp nhất là OM6976 với 9% có 3 hộ sử dụng. Ngoài trung tâm, sử
dụng 5 loại giống là OM5451, PC10, OM6373, RVT và IR50404. Loại giống OM5451
được sử dụng nhiều nhất với 27 hộ sử dụng chiếm 38%, giống được sử dụng ít nhất là
OM6976 chỉ chiếm 9% với 6 hộ sử dụng (Hình 4.5).
Như vậy ở cả vùng trong và vùng ngoài đều sử dụng phổ biến nhất là OM5451 và sử
dụng ít nhất là OM6976. Giống OM5451 được dùng phổ biến do có nhiều ưu điểm

như: thời gian sinh trưởng ngắn (88-93 ngày), trổ tập trung tương đối cứng cây, khả
năng đẻ nhánh khá, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ lép thấp, trọng lượng hạt cao, hạt gạo dài,
trong ít bạc bụng, cơm mềm, có khả năng thích nghi rộng chống chịu rầy nâu, bệnh
đạo ôn, vàn lùn lùn xoắc lá khá, tiềm năng năng suất của giống lúa này khá cao và ổn
định đạt từ 5 đến 8 tấn/ha. Giống lúa OM6976 cũng có nhiều ưu điểm như thời gian
sinh trưởng ngắn, bông to, hạt gạo dài, trong, mềm cơm chịu phèn kháng nhẹ với rầy
nâu, vàng lùn lùn xoắn lá nhưng có 1 nhược điểm là mẫn cảm cao với thời tiết và dễ
mắc bệnh nhất là điều kiện thời tiết bất thường của vụ Hè Thu nên được người dân hạn
chế sử dụng (Bảng 4.4)


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.4 Đặc điểm các loại giống lúa người dân sử dụng
Giống lúa

Thời gian (ngày)

Phẩm chất gạo

Đặt tính giống

IR50404

85-90

Gạo dài, trong ít bạc Thấp cây, đẻ nhánh khá,
bụng, hơi khô cơm

thích nghi rộng, thích
hợp cả 3 vụ, nhiễm bệnh
lúa von

OM5451

90-95

Hạt gạo dài, trong, Chịu phèn khá, thích hợp
ngon cơm
cả 3 vụ, lá đồng lớn,
cứng cây

OM6373

90-95

Gạo dài, đẹp, trong, Nhảy chồi khá mạnh,
ít bạc bụng, mềm dạng hình gọn, cứng cây,
cơm
trổ tập trung, nhiều bông,
hạt đóng dày, tỉ lệ hạt
chắc cao

OM6976

90-95

Hạt gạo dài, ít bạc Bông to, chịu phèn nhẹ,
bụng, mềm cơm

chống chịu bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá

RVT

95-100

Hạt gạo thon, dài, Tính thích nghi rộng
trong bóng
khắp mọi vùng sinh thái
cả nước, chịu được cả đất
nhiễm phèn mặn

PC10

100-105

Hạt gạo màu trắng Cứng cây, chịu phèn và
đục,cơm hơi cứng
mặn khá, khả năng đẻ
nhánh mạnh, tỉ lệ hạt gạo
chắc cao

Qua bảng 4.5, phần lớn người dân được phỏng vấn đều sử dụng giống mua từ các
trung tâm sản xuất giống lúa. Trong TTNN Mùa Xuân, 23 hộ chọn mua giống từ các
trung tâm sản xuất giống chiếm gần 66%, 9 hộ chọn mua giống từ các hộ lân cận
chiếm 26% chỉ có 3 hộ chọn cách tự để giống chiếm 8%. Ngoài TTNN Mùa Xuân, 62
hộ chọn mua giống ở cơ sở sản xuất giống chiếm 89%, 5 hộ mua giống từ các hộ lân
cận chiếm 7% và 3 hộ tự để giống chiếm 4%.



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.5 Nơi mua giống của các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân
Vùng trong

Vùng ngoài

Nơi mua giống
Số hộ

Tỉ lệ (%)

Số hộ

Tỉ lệ (%)

Mua từ hộ khác

9

26

5

7

Mua ở trại giống


23

66

62

89

Tự để giống

3

8

3

4

Tổng

35

100

70

100

4.1.6 Kết quả khảo sát về các yếu tố kĩ thuật

 Chuẩn bị đất
Hình 4.6 Hình thức chuẩn bị đất của các hộ dân vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Qua khảo sát, 100% hộ dân tham gia trả lời phỏng vấn đều chuẩn bị đất trước khi gieo
sạ. Các hình thức chuẩn bị đất phổ biến là xới, trục, cày, bừa và trạc, phả mặt ruộng.
Tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và điều kiện kinh tế gia đình, thời tiết, địa hình,
đặc điểm, độ phì của đất mà các hộ có thể áp dụng kết hợp nhiều hình thức khác nhau
để chuẩn bị đất (Hình 4.6).
 Mật độ giống gieo sạ trên 1 công


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.6 So sánh mật độ giống gieo sạ trung bình trên 1 công của các hộ dân được
phỏng vấn trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.
Vùng

N

Mật độ trung bình
(kg/công 1296m2)

Mật độ thấp nhất và cao
nhất (kg/công 1296m2)

Diện tích

Vùng trong


35

26.89a ± 3.359

20 _ 30

đất canh tác

Vùng ngoài

70

22.14b ± 5.704

8 _ 30

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05

Kết quả thống kê (T-Test) cho thấy sự khác biệt về mật độ gieo sạ trung bình trên công
giữa vùng trong và ngoài TTNN Mùa Xuân khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
(Phụ lục 5).
Vùng trong TTNN Mùa Xuân, mật độ gieo sạ thấp nhất là 20kg, mật độ gieo sạ cao
nhất là 30kg và mật độ gieo sạ trung bình là 26.89±3.359kg. Vùng ngoài TTNN Mùa
Xuân, mật độ gieo sạ thấp nhất là 8kg, mật độ gieo sạ cao nhất là 30kg và mật độ gieo
sạ trung bình là 22.14±5.704kg thấp hơn so với mật độ gieo sạ trung bình vùng trong
TTNN Mùa Xuân (26.89±3.359kg) (Bảng 4.6)
 Khoa học, kĩ thuật
Bảng 4.7 Số người được phỏng vấn tham gia tập huấn KHKT và áp dụng các biện pháp
KHKT vào quá trình canh tác lúa 3 vụ

Tham gia tập huấn KHKT

Áp dụng KHKT



Không



Không

Vùng
trong

Số hộ

27

8

26

9

Tỷ lệ (%)

77

23


74

26

Vùng
ngoài

Số hộ

58

12

55

15

Tỷ lệ (%)

83

17

79

21

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, 27 hộ tham gia tập huấn KHKT chiếm 77%, 8 hộ
không tham gia tập huấn KHKT chiếm 8% (Trong 27 hộ tham gia tập huấn KHKT có

26 hộ áp dụng KHKT chiếm 74%, 9 hộ không áp dụng KHKT chiếm 26% và trong 27
hộ dân được tập huấn KHKT có 2 hộ tham gia tập huấn nhưng không áp dụng KHKT,
1 hộ không tham gia tập huấn KHKT nhưng áp dụng KHKT vào sản xuất). Vùng
ngoài TTNN Mùa Xuân, 58 hộ tham gia tập huấn KHKT chiếm 83%, 12 hộ không
tham gia tập huấn KHKT chiếm 17% (Trong 58 hộ tham gia tập huấn có 2 hộ không
áp dụng KHKT vào sản xuất) (Bảng 4.7).


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.8 Các hình thức KHKT được các hộ dân áp dụng vùng trong và ngoài TTNN
Mùa Xuân
Vùng trong

Vùng ngoài

Mô hình SXNN
Số hộ

hình cánh
đồng mẫu lớn

Số hộ

0

21


24

29

0

0

24

48

Chương trình IPM

0

1

Hợp tác xã

0

19

26

55

Chương trình
giảm 3 tăng


3

Mô hình GAP
Giống mới

Tổng hộ tham gia

Vùng trong TTNN Mùa Xuân, áp dụng 2 biện pháp chủ yếu là chương trình 3 giảm 3
tăng và sử dụng giống lúa mới. Vùng ngoài TTNN Mùa Xuân, áp dụng nhiều biện
pháp: mô hình cánh đồng mẫu lớn, chương trình 3 giảm 3 tăng, sử dụng giống mới,
chương trình IPM và tham gia hợp tác xã. So với vùng trong, vùng ngoài có sự tiến bộ
hơn trong việc áp dụng và phối hợp áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất lúa
(Bảng 4.8).
4.1.7 Kết quả khảo sát về các yếu tố môi trường
Qua khảo sát, 3 yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa bao gồm: thời
tiết, môi trường đất và môi trường nước. Cụ thể, vùng trong TTNN Mùa Xuân có 9 hộ
gặp khó khăn về thời tiết (chiếm 26%),có 8 hộ gặp khó khăn về môi trường nước
(chiếm 23%) và 17 hộ khó khăn về đất sản xuất (chiếm 49%). Vùng ngoài, 13 hộ gặp
khó khăn về thời tiết (chiếm 19%), 19 hộ gặp khó khăn về môi trường nước (chiếm
27%) và 56 hộ khó khăn về môi trường nước (chiếm 80%).


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 4.9 Những khó khăn về thời tiết đối với nông hộ trong quá trình sản xuất lúa ở
trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.
Khó khăn về thời tiết


Vùng
trong

Vùng
ngoài

Không

Khó khăn về nước


Không

Khó khăn về đất
trồng


Không

Số hộ

9

26

8

27


24

11

Tỷ lệ
(%)

26

74

23

77

69

31

Số hộ

14

56

19

51

64


6

Tỷ lệ
(%)

20

80

27

73

91

9

Những khó khăn cụ thể được khảo sát và thống kê như sau:
 Về thời tiết
Khu vực trong trung tâm khó khăn về thời tiết nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài và
có 9 hộ gặp khó khăn. Ngoài trung tâm có 14 hộ gặp khó khăn về vấn đề thời tiết với
các nguyên nhân như: do nắng nóng có 6 hộ gặp khó khăn, do mưa kéo dài có 7
hộ, do gió mạnh và nắng nóng có 1 hộ.
 Về môi trường nước
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện những khó khăn về môi trường nước trong quá trình
canh tác lúa của các nông hộ trong và ngoài TTNN Mùa Xuân

Có 4 vấn đề khó khăn về nguồn nước ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa của các hộ
dân trong và ngoài TTNN Mùa Xuân là lũ lụt, ngập úng kéo dài, thiếu nước, nước bị ô

nhiễm, khác (nước nhiễm mặn). Trong TTNN bị ảnh hưởng về vấn đề nước có 8 hộ, 5
hộ bị thiếu nước tưới, 2 hộ gặp khó khăn về vấn đề xâm nhập mặn, 1 hộ gặp khó khăn
do nước bị ô nhiễm. Đối với vùng ngoài, khó khăn về ô nhiễm nước có 19 hộ, cụ thể
do thiếu nước tưới có 8 hộ, do nước bị ô nhiễm có 5 hộ, do xâm nhập mặn có 4 hộ, do
lũ lụt, ngập úng kéo dài có 2 hộ.(Bảng 4.9; Hình 4.7)
 Về môi trường đất
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện những khó khăn về môi trường đất trong quá trình canh tác
lúa của các nông hộ trong và ngoài TTNN Mùa Xuân.

Qua khảo sát phần lớn khó khăn về môi trường đất gặp phải nguyên nhân là do đất bị
bạc màu và nhiễm phèn. Vùng trong TTNN, có 24 hộ gặp khó về vấn đề đất trồng, 17
hộ gặp khó khăn do đất bị bạc màu, 4 hộ gặp khó khăn do đất bị nhiễm phèn và bạc
màu, 3 hộ gặp khó khăn do đất bị bạc màu và vấn đề khác (nhiễm mặn). Vùng ngoài


×