Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con tại trại chăn nuôi Ba Vì Hà Nội thuộc Công ty Marphavet. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.04 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NGUYỄN VĂN HỢI

Chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG LỢN NÁI
NUÔI CON TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BA VÌ - HÀ NỘI
THUỘC CÔNG TY MARPHAVET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------o0o--------------

NGUYỄN VĂN HỢI

Chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG LỢN NÁI
NUÔI CON TẠI TRẠI CHĂN NUÔI BA VÌ - HÀ NỘI
THUỘC CÔNG TY MARPHAVET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: K45 - CNTY - N03
: Chăn nuôi Thú y
: 2013 - 2017
: PGS.TS. TỪ TRUNG KIÊN

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo và bạn bè. Đến nay em đã hoàn
thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS.Từ
Trung Kiên người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian
thực tập, giúp em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên tại Tổng Công Ty Maphavet đã giúp đỡ em hoàn thành tốt thời
gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn bác Phùng Văn Hiển – chủ trang trại chăn
nuôi lợn, xã Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã cho phép, tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại trại.
Qua đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn
bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Văn Hợi

năm 2017



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lịch sát trùng tại trại lợn nái........................................................... 43
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2015 và năm 2016 .................... 54
Bảng 4.2. Kêt quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 55
Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại......................................... 56
Bảng 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái ...................... 57
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi và điều trị bệnh cho đàn lợn con tại trại.............. 58
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện phẫu thuật trên đàn lợn con ............................... 59
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn .......... 60


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

Nxb

: Nhà xuất bản

PED

: Dịch tiêu chảy cấp ở lợn


STT

: Số thứ tự

TT

: Thể trọng

VAC : Vườn - Ao - Chuồng


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................. iii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ............................................ 2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu ................................................................................................................................ 2
1.2.3. Yêu cầu ................................................................................................................................. 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập................................................................................ 3
2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện khí hậu ............................................................................................................... 3

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................................... 4
2.1.4. Cơ sở vật chất của trại .................................................................................................... 4
2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của trại ..................................................................................... 5
2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ........................................................ 6
2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi ................................................ 6
2.2.2. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở..................................................... 10
2.2.4. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ .............................................................. 19
2.2.5. Một số bệnh thường gặp ở lợn con .......................................................................... 24
2.2.6. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con ................................................................................................................................... 28
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 37


v

2.3.1. Các nghiên cứu trong nước......................................................................................... 37
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 38
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 41
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 41
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................. 41
3.3. Nội dung thực hiện ..................................................................................... 41
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện........................................ 41
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................... 41
3.4.2. Phương pháp thực hiện................................................................................................. 41
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 54
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại ............................................. 54
4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại ........................................ 55
4.2.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại .............................. 55
4.2.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin.................. 56
4.3. Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại ............. 57

4.3.1 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái ......................................... 57
4.3.2. Kết quả theo dõi và điều trị bệnh cho đàn lợn con............................................ 58
4.3.3 Kết quả thực hiện biện pháp phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại ................. 59
4.4. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn .................. 60
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 62
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 62
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nên kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ, chất lượng và nhu cầu cuộc sống tăng lên không ngừng, kéo theo nhu cầu
về số lượng và chất lượng thịt cũng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó,
nghành chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ, sản phẩm của nghành không
ngừng phục vụ nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu.
Trước đây năng suất chăn nuôi còn thấp là do người chăn nuôi chỉ quen
với tập quán chăn nuôi lợn nội và tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp
để nuôi. Hiện nay, năng sất chăn nuôi lợn tăng lên gấp nhiều lần là do người
chăn nuôi đã biết nuôi lợn ngoại theo theo phương thức công nghiệp. Để nuôi
lợn ngoại đạt hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh các yếu tố về thức ăn, chuông
trại, kỹ thuật chăn nuôi... Thì yếu tố đầu tiên cần đảm bảo là có đàn giống tốt.
Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng suất sinh sản của đàn lợn nái. Theo tính
toán của các nhà kinh tế, năng suất của lợn nái được tính bằng số lợn con sinh
ra, số lợn con còn sống sót đến lúc cai sữa, thời gian tái sản xuất của lợn nái
nhất là do không thụ thai.

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần phải có quy trình chăn nuôi phù
hợp với từng giống vật nuôi, từng thời điểm và từng giai đoạn cụ thể khác
nhau. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa chăn
nuôi thú y cùng giảng viên hướng dẫn và cơ sở thực tập, chúng tôi thực hiện
chuyên đề: “ Thực hiện quy trình chăn sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi
con tại trại chăn nuôi Ba Vì-Hà Nội- thuộc công ty Marphavet“


2

1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Thực hiện được quy trình phòng, trị bệnh và nuôi dưỡng, chăm sóc
đàn lợn nái nuôi con tại cơ sở.
- Rèn luyện tay nghề nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế.
- Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi.
1.2.2. Mục tiêu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở.
- Xác định được quy trình phòng, trị bệnh và nuôi dưỡng, chăm sóc
đàn lợn nái nuôi con tại trại.
1.2.3. Yêu cầu
- Nắm vững quy trình phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi con.
- Nắm vững quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con.
- Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở.
- Chăm chỉ, học hỏi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.


3

Phần 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại lợn ông Phùng Văn Hiển được xây dựng năm 2004, là trại tư được
xây với quy mô hơn 300 nái. Trại được xây dựng tại xã Tây Đằng, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
Xã tây đằng là một thị trấn thuộc huyện Ba Vì, với diện tích tự nhiên
12,1km. Thị trấn Tây Đằng nằm ở trung tâm huyện Ba Vì, phía đông giáp xã
Chu Minh, phía nam giáp xã Thụy An, phía tây giáp xã Vật Lại, phía bắc giáp
xã Phú Châu. Thị trấn Tây Đằng được phân chia thành 03 vùng: Vùng đồi gò,
vùng đồng bằng và vùng bãi. Có đường Quốc lộ 32A, tỉnh lộ 90 và sông
Hồng chạy qua.. Điều kiện địa lý của xã rất thuận lợi cho giao thông, vận
chuyển thức ăn cũng như việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa của trại.
2.1.2 Điều kiện khí hậu
Huyện Ba Vì nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn ông Phùng Văn Hiển
cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng, nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ
rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông lạnh,
khô (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm khoảng
23,40C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên
tới 420C. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,60C;. Nhiệt độ thấp
tuyệt đối có thể xuống 0,20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C. Lượng mưa
trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều
vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô vào
tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×