Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đánh giá cách thức xử lí đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội luôn được các nhà triết
học, xã hội học, luật học nghiên cứu, là một hình thái đặc biệt của quan hệ con
người, nó không chỉ phản ánh các giá trị của một chế độ xã hội nhất định mà còn
là kết quả chung thể hiện sự tiến bộ, văn mình của quốc gia đó. Hôn nhân là cơ
sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ
hài hòa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội. Xuất phát từ vị trí, vai trò
quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
dành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề hôn nhân và gia đình mà trong đó kết
hôn trái pháp luật là một nội dung quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em
xin chọn đề bài “Đánh giá cách thức xử lí đối với trường hợp kết hôn trái pháp
luật theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” làm bài tập học kì của mình.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I.

Lí luận chung
1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết
hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy
định tại Điều 8 của Luật này”.
Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật
quy định, không vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn thì hôn nhân mới
được coi là hợp pháp. Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn thì mới đảm
1



bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó. Và chỉ có những cuộc
hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lí, giữa các bên mới
phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của nó. Nếu các bên nam
nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn nhân sẽ là trái pháp luật.
2. Các trường hợp cụ thể
Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản
chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm bảo vệ.
Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là buộc
các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng. Điều đó thể
hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm trong
việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của
những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội.
2.1.

Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn

Độ tuổi là một trong số những điều kiện kết hôn được quy định tại Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 với nội dung như sau: "Nam từ đủ
hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên". Theo đó, vi phạm về độ
tuổi kết hôn là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đạt
đến độ tuổi quy định, trường hợp kết hôn vi phạm về độ tuổi còn được gọi là tảo
hôn. Ngày nay, xã hội đã có những bước phát triển lớn, cách nhìn nhận của con
người về hôn nhân, gia đình đã đúng đắn hơn rất nhiều, hiện tượng vi phạm điều
kiện kết hôn về độ tuổi phần lớn chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu
số. Đường lối xử lý cũng hết sức mềm dẻo, căn cứ vào tình trạng thực tế của
cuộc hôn nhân mà có trường hợp xử hủy kết hôn trái pháp luật, có trường hợp
không hủy kết hôn.
2.2.

Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện


Kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai
chủ thể nam nữ được pháp luật Hôn nhân và gia đình ghi nhận và quy định
2


những điều kiện riêng. Một trong số những điều kiện đó là sự tự nguyện của các
bên nam nữ khi kết hôn, theo đó "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết
định”. Kết hôn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến
trong xã hội phong kiến, nhất là đối với những gia đình có địa vị thấp kém trong
xã hội. Ngày nay, hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc miền núi điển
hình như tục "cướp vợ" của người H’Mông
2.3.

Kết hôn với những người đang có vợ hoặc có chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng hoặc đã có vợ là
kết hôn trái pháp luật. Đây chính là bản chất tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa
pháp luật về Hôn nhân và gia đình của nước ta - một nước xã hội chủ nghĩa so
với nhà nước phong kiến hoặc tư sản.
2.4.

Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự là những người mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác mà họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Vì
vậy họ không có khả năng thực hiện một cách đúng đắn ý chí của mình trong
vấn đề kết hôn, không thể nhận thức và thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm
chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống gia đình. Nếu họ kết hôn sẽ ảnh hưởng

đến cuộc sống, quyền lợi, sức khỏe của vợ, chồng, con cái họ. Vì thế đây chính
là việc kết hôn trái pháp luật
2.5.

Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có
họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc

Tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã chỉ rõ
những trường hợp cấm kết hôn bao gồm: "Giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
3


của chồng". Xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan
hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự
phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình. Xét về yếu tố phong tục, tập
quán và những quy định về chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa theo xã hội
Việt Nam, thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau
còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với đạo
đức và truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam
2.6.

Kết hôn giữa những người cùng giới tính

Một trong những chức năng không thể thiếu được của gia đình đó chính là
chức năng sinh sản. Mà chức năng này chỉ có thể được thực hiện bởi hai chủ thể
khác nhau về giới tính. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
đã dựa trên căn cứ thực hiện chức năng của gia đình và không thừa nhận kết hôn

đồng giới.
3. Nguyên tắc xử lí đối với việc kết hôn trái pháp luật
Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không
tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Vì vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị
Tòa án nhân dân xử hủy. Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các
điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và
gia đình 2014 là trái pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án cần xem xét, đánh giá thực
chất mối quan hệ tình cảm giữa họ để từ đó có quyết định xử lí đúng đăn, bảo
đảm thấu tình đạt lí
4. Mục đích, ý nghĩa của việc xử lí kết hôn trái pháp luật
Bảo vệ quyền và lợi ích chính đánh cho các chủ thể trong quan hệ hôn
nhân và gia đình. Đặc biệt hướng tới bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình xử lí kết hôn trái pháp luật, cần phải dung hòa được lợi
ích của nhà nước và các chủ thể.
4


Chính bởi những phân tích trên có thể thấy rằng hành vi kết hôn trái pháp
luật ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ xã hội cũng như những quyền và lợi
ích cơ bản của công dân. Do đó việc xử lí kết hôn trái pháp luật là hết sức cần
thiết, mang lại những ý nghĩa to lớn. Một mặt bảo vệ được pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân song cũng lại rất mềm
dẻo, linh hoạt phù hợp với thực tế cuộc sống.
II.

Cách thức xử lí đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật

1. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Trong việc hủy việc kết hôn trái pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2014 quy định các cá nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức có quyền yêu
cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức
quy định yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn trái
pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN và GĐ 2014.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết
hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản
1 Điều 8 của Luật HN và GĐ 2014 : Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng
mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước
về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật
thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2
Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật rất rộng. Bởi, việc kết hôn trái pháp luật không chỉ vi phạm đến
5


quyền và lợi ích hợp pháp của chính những người kết hôn mà còn ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác như vợ, chồng, con,.. của họ nên
những chủ thể này được quy định chặt chẽ và có giới hạn chủ thể nhất định.
2. Xử lí việc kết hôn trái pháp luật
2.1.

Đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật vi phạm độ tuổi kết hôn

Vi phạm về độ tuổi kết hôn là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai

bên nam, nữ chưa đạt đến độ tuổi quy định (Điểm a khoản 1 điều
8 Luật HNGĐ 2014), trường hợp kết hôn vi phạm về độ tuổi còn được gọi là tảo
hôn.
 Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên
hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn
trái pháp luật.
 Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên
tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua không
có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định hủy việc kết hôn
trái pháp luật.
 Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên
đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ chung sống bình thường, hạnh
phúc, đã có con chung, tài sản chung, thì không quyết định hủy việc kết hôn
trái pháp luật. Nếu mơi phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải quyết
việc ly hôn thì tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
2.2.

Đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự
nguyện

Vi phạm về sự tự nguyện chính là hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết
hôn, cản trở kết hôn. Các hành vi này đêu trái với nguyên tắc tự nguyện kết hôn.
Vì vậy, TA xử hủy việc kết hôn.Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà quyết định
như sau:
6


 Nếu sau khi bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc,
không có tình cảm vợ chồng thì tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp
luật.

 Nếu sau khi bị cưỡng ép lừa dối mà bên bị cưỡng ép, bị lừa dối đã biết
nhưng thồng cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định hủy
việc kết hôn. Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải
quyết việc ly hôn, thì tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
2.3.

Người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống với người
khác như vợ, chồng

Một trong những nguyên tắc của hôn nhân đó là hôn nhân một vợ - một
chồng. Do đó, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc
người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng hoặc đã có
vợ là kết hôn trái pháp luật. Trường hợp này, Tòa án cần xử hủy việc kết hôn trái
pháp luật hoặc ra quyết định chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật
đó. Trừ các ngoại lệ sau:
 Đối với cán bộ, bộ đội miền Nam, đã có vợ (có chồng) ở miền Nam tập kết
ra Bắc năm 1954 lấy vợ hoặc chồng khác ở miền Bắc thì theo hướng dẫn tại
Thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 của TANDTC, thì không nhất thiết phải
xử hủy việc kết hôn sau của họ mà tùy từng trường hợp, TA các cấp giải
quyết khi có yêu cầu của các đương sự.
 Người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng đã trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài mà kết hôn với người khác, nếu khi có yêu cầu hủy
việc kết hôn sau họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước thì
không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau.
Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu TA giải quyết việc ly hôn
thì Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

7



2.4.

Đối với trường hợp kết hôn vi phạm điểm c khoản 1 điều 8 và
điểm a, điểm d khoản 2 điều 5Luật HNGĐ năm 2014

Đây là trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn; lợi dụng
kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch
nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác
mà không phải mục đích xây dựng gia đình (kết hôn giả tạo); kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ
vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đối với các trường hợp này, khi có yêu cầu Tòa án cần xử hủy việc kết hôn mà
không có ngoại lệ nào.
2.5.

Đăng ký kêt hôn không đúng thẩm quyền

Điều 13 Luật HNGĐ 2014: trong trường hợp việc đăng kí kết hôn không
đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi,
hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu
cầu hai bên thực hiện lại việc đăng kí kết hon tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng kí
kết hôn trước.
3. Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn
3.1.

Quan hệ nhân thân


Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp
luật là vợ chồng. Do đó, giữa họ chưa từng phát sinh quan hệ vợ chồng. Việc họ
chung sống như vợ chồng là trái pháp luật. Vì vậy theo quy định tại khoản 1
điều 12 Luật HNGĐ 2014 thì: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên
kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”. Kể từ ngày quyết định hủy

8


việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hai người phải chấm
dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó.
3.2.

Về việc chia tài sản

Khoản 3 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Quan hệ tài sản và hợp
đồng giữa các bên được giả quyết theo quy định tại Điều 16 Luật này”. Theo
đó, việc chia tài sản khi Tòa án hủy việc kết hôn được xử lý như giải quyết quan
hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng kí kết hôn.
Theo quy định tài điều 16 Luật HNGĐ 2014 thì:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận
giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy
định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì
đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Do hai người kết hôn trái pháp luật, nên giữa họ không phát sinh quan hệ
vợ chồng. Vì vậy, tài sản họ tạo ra trong thời gian chung sống không phải tài sản

thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái
pháp luật, tài sản chung (nếu có) được chia theo thỏa thuận của các bên, nếu
không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định chia trên cơ sở công sức đóng góp
của mỗi bên trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, tài sản riêng của
ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, người có tài sản riêng
phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình. Nếu họ không
chứng minh được thì tài sản đó được xác định là tài sản chung.
Khi chia tài sản chung cần ưu tiên bảo vệ quyền lơi chính đáng của phụ nữ và trẻ
em. Công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung
9


được coi như lao động có thu nhập. Đây là quy định nhằm hướng tới bảo vệ
quyền lợi của người phụ nữ.
3.3.

Quan hệ giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không
phụ thuộc và hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp, còn tồn tại
hay chấm dứt. Vì vậy, hai người kết hôn trái pháp luật tuy không phải là vợ
chồng nhưng vẫn là cha mẹ của con chung. Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái
pháp luật thì “quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định
về quyền, nghĩa vụ của cha, me, con khi ly hôn” (Khoản 2 Điều 12).
Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết
như khi vợ chồng ly hôn là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Tòa
án phải căn cứ vào điều kiên thực tế của các bên và căn cứ vào các quy định
pháp luật để giải quyết cho hợp tình hợp lý.
III. Đánh giá cách thức xử lí đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật
theo Luật hôn nhân và gia đình 2014

1. Các ưu điểm, sự tiến bộ của pháp luật về cách thức xử lí đối với
trường hợp kết hôn trái pháp luật
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện
dựa trên những quy định cũ, cụ thể là có những điểm tiến bộ sau:
Các quy định của pháp luật về việc xử lý đối với trường hợp kết hôn trái
pháp luật rất đa dạng, bao gồm các cách xử lý khác nhau, tùy thuộc vào tính
chất, mức độ của từng vụ việc như: công nhân việc kết hôn, hủy việc kết hôn,
xử lý hành chính, xử lý hình xự… giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
linh hoạt trong cách xử lý sao cho hợp lý với quan hệ cụ thể.
Đường lối xử lí tương đối mềm dẻo, nhìn từ nhiều góc độ đưa đến cho
người dân những kiến thức về hôn nhân, giảm kết hôn trái pháp luật, đảm bảo sự
10


duy trì và phát triển gia đình một cách lành mạnh, giữ trật tự kỉ cương của xã
hội.
Về chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật đa dạng, bao quát
đã đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể trong các trường hợp kết hôn trái
pháp luật cũng như những người được coi là thân thích của những người kết hôn
trái pháp luật. Bên cạnh đó còn đảm bảo việc xét xử đối với các trường hợp kết
hôn trái pháp luật vẫn được tiến hành khi các cá nhân không có yêu cầu vì nhiều
lí do khác nhau như: bị cưỡng ép, uy hiếp không dám yêu cầu,...
Xử lý đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết
hôn: Ngày nay, xã hội đã có những bước phát triển lớn, cách nhìn nhận của con
người về hôn nhân, gia đình đã đúng đắn hơn rất nhiều, hiện tượng vi phạm điều
kiện kết hôn về độ tuổi chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu số.
Đường lối xử lý cũng hết sức mềm dẻo, căn cứ vào tình trạng thực tế của cuộc
hôn nhân mà có trường hợp xử hủy kết hôn trái pháp luật, có trường hợp không
hủy kết hôn.
Về hôn nhân đồng giới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định

cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt. Luật Hôn
nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng giới tính
vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp
xảy ra. Đây là sự nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà
nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.
2. Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, yêu cầu về hủy kết hôn trái pháp luật chỉ được Tòa án thụ lí giải
quyết khi có yêu cầu. Trên thực tế, các đương sự chủ động yêu cầu Tòa án hủy
việc kết hôn trái pháp luật của mình là rất ít, chủ yếu là do trong quá trình giải
quyết ly hôn Tòa án phát hiện ra. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như
11


trình độ học vấn, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, tâm lí lo sợ, sức ép từ gia
đình, cộng đồng. Đối với các cơ quan, tổ chức, các quy định của pháp luật
không cụ thể, thiếu sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật và không phù hợp
với sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ
chức đó nên việc thực hiện quyền yêu cầu của các cơ quan tổ chức còn thụ động.
Thứ hai, việc phát hiện các trường hợp kết hôn trái pháp luật còn chậm.
Vì vậy, nhiều trường hợp khi có yêu cầu thì hành vi vi phạm đã chấm dứt, cuộc
sống các bên ổn định, hành vi vi phạm trước kia không còn ảnh hưởng xấu tới
đòi sống của các bên, tới lợi ích của gia đình và tới xã hội. Vì vậy, Tòa án không
cần thiết phải quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.
Thứ ba, quyết định của Tòa án thường khó thi hành do chưa có cơ chế bảo
đảm thi hành án. Thực tế, Tòa ấn quyết định hai bên chấm dứt quan hệ chung
sống nhưng họ vẫn tiếp tục chung sống thì cũng không có biện pháp buộc họ
phải thi hành quyết định này.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn còn nhiều hạn

chế về trình độ và năng lực. Đây là nguyên nhân rất quan trọng của việc kết hôn
trái pháp luật. Bởi điều kiện xác định kết hôn trái pháp luật người kết hôn vi
phạm điều kiện kết hôn nhưng vẫn được đăng kí kết hôn. Vì vậy việc đăng kí kết
hôn được hay không là do khâu xác minh, kiểm tra của cán bộ thực hiện thủ tục
đăng kí kết hôn.

3. Phương hướng hoàn thiện các quy định trên
Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, có thể hoàn thiện cách
thức xử lí đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật như sau:
Một là, thể chế hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế
12


bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống
và hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Hai là, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lí kết hôn trái pháp
luật trên cơ sở tôn trọng và có cơ chế pháp lí đầy đủ để bảo đảm thực hiện tốt
hơn quyền con người trong lĩnh vực kết hôn; bình đằng giới; bảo vệ phụ nữ, trẻ
em; quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình,
Nhà nước và xã hội.
Ba là, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các
văn bản pháp luật liện quan. Bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật
trên thực tế và bảo đảm các quyết định của Tòa án được thi hành. Có như vậy,
việc điều chỉnh của pháp luật mới đạt hiệu quả và việc áp dụng pháp luật mới
thuận lợi và có tính khả thi.
Bốn là, bảo đảm sự phù hợp với xu thể hội nhập thế giới, cần có sự tiếp
thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, đảm
bảo giá trị truyền thống và những nét đặc thù của pháp luật Việt Nam, đồng thời
đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta với

thông lệ quốc tế. Tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại, bảo đảm giá trị
truyền thống của pháp luật Việt Nam và sự phù hợp với thông lệ quốc tế là một
nhiệm vụ đặt ra cho các nhà lập pháp trong giia đoạn hiện nay.
Năm là, cần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ có chức
năng thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn để thủ tục này được chặt chẽ, có như vậy
mới hạn chế dược mức thấp nhất việc vi phạm điều kiện kết hôn.

KẾT LUẬN
Theo quan điêm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hôn nhân là cơ sở của gia
đình, còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi
ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, gia
13


đình có yên ấm hòa thuận thì xã hội mới lành mạnh. Chính vì thế, việc bình ổn
và bảo vệ các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng là vô
cùng quan trọng và cần thiết. Luật hôn nhân và gia đình 2014 là căn cứ bảo đảm
nguyên tắc thực hiện nghiêm túc, đồng thòi xây dựng khung pháp lí giải quyết
các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã góp
phần quan trọng xây dựng chế độ hôn nhân xã hội chủ nghĩa. Vì thế, đòi hỏi mỗi
công dân phải tự ý thức, hành xử theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc
hôn nhân một vợ, một chồng, đó là điều kiện tiên quyết để xây dựng một gia
đình hạnh phúc, một xã hội bền vững.

14



×