Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hiệu lực của ly hôn đối với con theo luật hôn nhân gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.96 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THỊ HẠNH

HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI CON THEO
LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỖ THỊ HẠNH

HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI CON THEO
LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số
: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS TRẦN THỊ HUỆ

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Đỗ Thị Hạnh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI
VỚI CON ........................................................................................................................5
1.1. Khái niệm, đối tƣợng, nội dung, đặc điểm hiệu lực của ly hôn đối với con ......5
1.1.1.Khái niệm hiệu lực của ly hôn đối với con............................................................. 5
1.1.2. Đối tượng là con được pháp luật bảo vệ sau khi vợ chồng ly hôn ......................12
1.1.3. Nội dung hiệu lực của ly hôn đối với con ........................................................... 14
1.1.4.Đặc điểm hiệu lực của ly hôn đối với con ............................................................ 16
1.2. Căn cứ phát sinh hiệu lực của ly hôn đối với con ..............................................18
1.2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................18
1.2.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................19
1.2.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................21
1.3. Ý nghĩa của việc quy định hiệu lực của ly hôn đối với con trong luật HN&GĐ

.......................................................................................................................................23
1.3.1. Ý nghĩa về pháp lý ............................................................................................... 23
1.3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội .......................................................................................... 24
1.4. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển các quy định về hiệu lực của ly hôn đối
với con trong Hệ thống pháp luật Việt Nam ............................................................. 25
1.4.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân .........................................................................25
1.4.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản ...............................................................................29
1.5. Hiệu lực của ly hôn theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới ..................30
1.5.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân .........................................................................30
1.5.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản ...............................................................................33
1.6. Kết luận chƣơng 1.................................................................................................35
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI CON THEO
LUẬT HN&GĐ VIỆT NAM NĂM 2014 ...................................................................37
2.1. Hiệu lực của ly hôn về nhân thân đối với con ...................................................37
2.1.1. Nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch,
chỗ ở của con .................................................................................................................37
2.1.2. Nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con.....................39


2.1.3. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con .........................................................................42
2.1.4. Nghĩa vụ và quyền đại diện cho con ...................................................................43
2.1.5. Nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con ......................................................45
2.2. Hiệu lực của ly hôn về tài sản đối với con .......................................................... 48
2.2.1. Nghĩa vụ và quyền cấp dưỡng của cha mẹ đối với con .......................................48
2.2.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc quản lý, định đoạt tài sản riêng của
con .................................................................................................................................57
2.2.3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra ....................................................... 59
2.3. Nghĩa vụ của cha mẹ trong một số trƣờng hợp khác ........................................61
2.3.1. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi .......................................61
2.3.2. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc chồng

(trường hợp sau khi cha mẹ ly hôn và kết hôn với người khác) ....................................63
2.4. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên ..................................65
2.5. Kết luận chƣơng 2.................................................................................................69
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HN&GĐ VỀ BẢO VỆ
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN ....................................................................71
3.1 Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng những quy định về quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ đối với con khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014........................... 71
3.2. Một số hạn chế, bất cập khi thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 và kiến nghị ............81
3.2.1. Một số hạn chế, bất cập khi thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 .....................................81
3.2.2. Kiến nghị .............................................................................................................92
3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối
với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014. ..................................................95
3.4. Kết luận chƣơng 3.................................................................................................99
KẾT LUẬN ................................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................102


DANH MỤC VIẾT TẮT

1. BLDS

: Bộ luật Dân sự

2. BLHS

: Bộ luật hình sự


3. BVCS&GDTE : Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
4. HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều,
đặc biệt là ở giới trẻ. Khi ly hôn, ngoài vợ chồng là những người trực tiếp liên quan
thì con chung là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định ly hôn này.
Thực tiễn cho thấy con chung là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp
nhất khi giải quyết ly hôn. Theo đó, các bên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn khi
chọn bên trực tiếp nuôi con. Bên cạnh đó, khi ly hôn việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ khác của cha mẹ đối với con cũng sẽ gặp phải những bất cập nhất định.
Nếu như quan hệ vợ chồng là quan hệ dựa trên cơ sở hôn nhân thì quan hệ
giữa cha mẹ và con lại dựa trên quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà ở đó chứa
đầy tình cảm yêu thương gắn bó cùng với ý thức và trách nhiệm. Vợ chồng có thể ly
hôn bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhưng không ai có quyền
chối bỏ trách nhiệm đối với con của mình, ngay cả khi hôn nhân không còn tồn tại.
Đối với con, việc ly hôn của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn. Theo đó, để đảm
bảo quyền lợi cho con, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định
khá đầy đủ và chi tiết trong Luật HN&GĐ và một số văn bản pháp luật hiện hành
khác có liên quan. Luật HN&GĐ năm 2014 bổ sung thêm các quy định về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và
con; đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan.Đối với trẻ em, gia đình
là cái nôi quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách. Khi gia đình rạn nứt,
việc tiếp tục duy trì một môi trường gia đình để nuôi dưỡng và giáo dục con để
chúng không bị những ảnh hưởng xấu là điều không dễ dàng. Chính vì thế, việc
hoàn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn

là rất quan trọng. Trong khi đó, với điều kiện xã hội hiện nay, khi mà trong xã hội
có nhiều sự thay đổi do tác động của nhiều yếu tố; lối sống và nhân cách cá nhân
chịu những áp lực, thách thức bởi nhiều loại thang bậc giá trị; sự đề cao giá trị vật
chất; sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con diễn ra ngày càng
phổ biến…thì khi ly hôn sẽ có những hậu quả pháp lý nào xảy ra đối với con? Các

1


nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo phán quyết của Tòa án cũng như
quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam có thực sự được thực thi một cách triệt để?
Nội dung cụ thể của những quy định này như thế nào? Có những vướng mắc bất cập
gì trong thực tiễn thực hiện? Phương hướng hoàn thiện nó ra sao? Đi tìm câu trả lời
cho những vấn đề đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Hiệu lực của ly hôn đối với
con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014” là đề tài luận văn thạc sĩ
của mình. Việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn,
bởi lẽ không những nó trang bị cho mỗi chúng ta những hiểu biết chung nhất về
hiệu lực của ly hôn đối với con theo Luật HN&GĐ Việt Nam; mà qua đó còn góp
phần xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này, tạo ra hành
lang pháp lý vững chắc để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu lực của ly hôn đối với con; những điểm
mới theo Luật HN&GĐ năm 2014 về những quy định quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con khi ly hôn. Trình bày và phân tích những thực tiễn áp dụng pháp
luật HN&GĐ về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn trong
hoạt động xét xử của Tòa án hiện nay đồng thời đưa ra những bất cập trong quá
trình thực hiện. Trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến nhằm khắc phục những bất cập
trên.
2.2.Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu lực của ly hôn đối với con, theo đó phân
tích quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con nói chung và quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con khi ly hôn nói riêng.
- Phân tích thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con khi cha mẹ ly hôn trong hoạt động xét xử của Tòa án tại Việt Nam.
- Phân tích quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn
của một số nước trên thế giới.

2


- Kiến nghị và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt
Nam về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong Luật HN&GĐ
năm 2014.
3. Tính mới và đóng góp của đề tài
Dưới góc độ pháp lý, các nghiên cứu về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối
với con tương đối phong phú. Tuy nhiên, kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu
lực, với những thay đổi đáng kể trong việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con khi ly hôn, vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá mới nào về vấn đề
này.
Chính vì thế, đề tài sẽ là một nghiên cứu mới, là cái nhìn tổng quan trên cơ
sở đánh giá Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
về vấn đề hiệu lực của ly hôn đối với con. Theo đó, luận văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo mang tính mới, kịp thời cho các cá nhân, cơ quan trong việc tìm
hiểu, nghiên cứu xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến HN&GĐ. Vì vậy
việc nghiên cứu các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành về vấn đề này là cần
thiết.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu lực của ly hôn đối với con theo Luật HN&GĐ

năm 2014.
Phạm vi nghiên cứu: Quyền của cha mẹ đối với con khi ly hôn, nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con khi ly hôn, thực tiễn áp dụng pháp luật HN&GĐ về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn trong hoạt động xét xử của
Tòa án. Quy định về vấn đề này của một số nước trên thế giới. Thực trạng áp dụng
ở Việt Nam và một số đề xuất hoàn thiện các quy định này.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước; những lý luận về pháp luật

3


HN&GĐ, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích tổng hợp, so sánh, logic học và xã hội học…để làm rõ nội dung các vấn đề
nghiên cứu của đề tài nhằm đảm bảo tính khoa học.
6. Tổng quan tài liệu
- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn của
Luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ và trong Luật HN&GĐ năm 2014.
- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn theo
pháp luật một số nước trên thế giới.
- Các tài liệu về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con nói chung và khi ly
hôn nói riêng của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Một số học thuyết pháp lý về hôn nhân.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu lực của ly hôn đối với con
Chương 2: Nội dung hiệu lực của ly hôn đối với con theo Luật HN&GĐ Việt
Nam năm 2014
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật HN&GĐ về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn trong hoạt động xét xử của Tòa án.

4


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HIỆU LỰC CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI CON
1.1.

Khái niệm, đối tƣợng, nội dung, đặc điểm hiệu lực của ly hôn đối với con

1.1.1. Khái niệm hiệu lực của ly hôn đối với con
- Khái niệm ly hôn: Hôn nhân được thiết lập trên cơ sở tự do, tự nguyện.
Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, vì những nguyên nhân nhất định những mâu
thuẫn giữa vợ chồng trở nên sâu sắc kéo dài không thể giải quyết được thì vấn đề ly
hôn được đặt ra.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, ly hôn là một mặt của quan hệ
hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất thường của nhưng là một mặt không thể thiếu được
của quan hệ hôn nhân khi quan hệ hôn nhân không tiếp tục tồn tại được.
Bản chất của ly hôn “Chỉ là việc xác nhận một sự kiện: Cuộc hôn nhân này
là một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” [39,
tr.119] và “Tự do ly hôn tuyệt đối không có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ
gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ,
những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh” [39,

tr.335]. Nam nữ tự do kết hôn và tự do ly hôn là nội dung quan trọng của nguyên
tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã được ghi nhận tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013
và đã được cụ thể hóa tại mục 1 chương IV từ Điều 51 đến Điều 64 của Luật
HN&GĐ năm 2014. Tuy nhiên tự do ly hôn không phải là ly hôn một cách tùy tiện
mà phải dựa vào những căn cứ luật pháp.
Đứng trên quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Khoản 14 Điều
3Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ
chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Việc ly hôn của hai vợ chồng có thể do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng
yêu cầu Tòa án giải quyết. Để ra quyết định hoặc bản án ly hôn theo yêu cầu của vợ,
chồng,Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 56: “…Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu
có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng

5


quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”.
Trước đây, hệ thống văn bản pháp luật HN&GĐ quy định do ly hôn làm
chấm dứt quan hệ vợ chồng, màquan hệ vợ chồng này là quan hệ nhân thân gắn liền
với người vợ, người chồng nên hôn nhân tan vỡ thì quyền yêu cầu Tòa án cho ly
hôn chỉ dành cho chính người vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân đó. Tuy nhiên
Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 đã mở rộng đối tượng được thực hiện quyền yêu
cầu ly hôn ngoài vợ chồng bao gồm: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là
nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.
Như vậy, ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan vợ chồng khihôn
nhân đã thực sự tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, doTòa án

quyết định khi có yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
- Khái niệm hiệu lực của ly hôn:
Hiệu lực của ly hôn là một vấn đề mà pháp luật quy định cần phải giải quyết
khi có sự kiện pháp lý xảy ra về vấn đề ly hôn. Trong phán quyết của Tòa án thể
hiện trong bản án hoặc quyết định có những nội dung về quyền cũng như nghĩa vụ
bắt buộc các bên vợ, chồng (cha, mẹ của con) và những người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan (nếu có) phải thực hiện.Khi phán quyết ly hôn này có hiệu lực pháp
luật thì những nội dung trong bản án, quyết định sẽ có tính chất ràng buộc giữa các
bên, bắt buộc các bên thực hiện.
Trong hầu hết các quyển Từ điển Tiếng Việt và Từ điển chuyên ngành Luật
ở Việt Nam hiện nay đều không có mục từ “hiệu lực của ly hôn” mà chỉ có các từ
khác gần với nó như “hiệu lực của các văn bản pháp luật” hay “hiệu lực pháp luật
của di chúc”. Theo các Từ điển này này thì hiệu lực pháp luật nói chung “là tính
bắt buộc thi hành của văn bản…”, “là giá trị pháp lý của văn bản…, hoặc (giá trị)
áp dụng của văn bản đó,… thể hiện phạm vi tác động hoặc hoặc phạm vi điều chỉnh

6


của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng”.Khái niệm “hiệu
lực của ly hôn” cũng không được tìm thấy trong một số từ điển của nước ngoài
bằng tiếng Anh. Tuy vậy, trong quyển Từ điển Bách khoa pháp luật Hoa Kỳ có đưa
ra định nghĩa về “hiệu lực” (valid): “Hiệu lực là sự ràng buộc; sự cưỡng chế pháp
lý….”[45, tr.203]
Như vậy, trên phương diện giải thích thuật ngữ có thể thấy ở khái niệm “hiệu
lực” có một dấu hiệu đặc trưng cơ bản đó là giá trị ràng buộc các bên phải thi hành
nghiêm túc. Đồng thời, như đã phân tích ở trên đối với khái niệm “ly hôn” - đó
làmột sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan vợ chồng do Tòa án quyết định bằng một
phán quyết. Theo đó, chúng ta thấy khái niệm “hiệu lực của ly hôn” có hai dấu hiệu
thể hiện bản chất của nó, đó là: (i) giá trị pháp lý của phán quyết ly hôn của Tòa án

thông qua bản án hoặc quyết định giống như pháp luật; và (ii) hiệu lực ràng buộc
mang tính cưỡng chế nhằm buộc các bên phải tôn trọng quyền và thực thi đầy đủ
nghĩa vụ được thể hiện trong phán quyết đó. Giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc
các bên phải tôn trọng và thực hiện đúng là hai mặt không thể thiếu đối với hiệu lực
của ly hôn. Trên cơ sở nhận thức bản chất của “hiệu lực của ly hôn”, tác giả xin đưa
ra khái niệm “hiệu lực của ly hôn” như sau:
Hiệu lực của ly hôn là giá trị pháp lý bản án hoặc quyết định cho ly hôn của
Tòa án làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên (bao gồm vợ, chồng và
những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan), và giá trị pháp lý ràng buộc các bên
phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó.
Việc nhận thức đúng khái niệm “hiệu lực của ly hôn” là cơ sở để tiếp cận
các vấn đề khác có liên quan đến việc nghiên cứu quá trình tạo lập, xác nhận giá trị
pháp lý và thực thi phán quyết của Tòa án. Khái niệm này cũng thể hiện rõ các yếu
tố quan trọng mang tính bản chất hiệu lực của ly hôn, đó là căn cứ làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên; đồng thời tạo ra sự
ràng buộc pháp lý nhằm bắt buộc và bên tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ đó.

7


Thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án
hoặc quyết định chấp thuận ly hôn của Tòa án. Bản án hoặc quyết định chấp thuận
ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng
như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia. Tình trạng và các quyền đó
phải được tôn trọng không chỉ bởi vợ và chồng trước đây mà cả bởi người thứ ba.
Việc Tòa án nhân dân xét xử cho ly hôn do một bên yêu cầu hoặc công nhận
thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ chồng về nhân
thân, tài sản và con. Đối với hệ quả nhân thân, quan hệ vợ chồng chấm dứt khi bản
án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.Vợ và chồng có quyền kết hôn với

người khác. Đối với hệ quả tài sản, khi ly hôn, các quan hệ tài sản của vợ chồng
cũng chấm dứt. Khối tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được chia
theo yêu cầu của vợ, chồng. Nếu chưa tiến hành phân chia thì khối tài sản ấy thuộc
sở hữu chung theo phần của vợ và chồng và chịu sự chi phối của các quy định thuộc
luật chung về sở hữu chung theo phần: việc quản lý tài sản chung được thực hiện
theo nguyên tắc thỏa thuận; chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu chia tài sản chung
mà không cần viện dẫn lý do như trước đây, khi chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân...Đối với hệ quả về con, việc ly hôn của vợ chồng không làm
ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con mà vẫn tiếp tục được duy
trì.
- Khái niệm hiệu lực của ly hôn đối với con:
Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con được hình thành dựa trên sự kiện sinh
đẻ hoặc sự kiện nuôi con nuôi được nhà nước công nhận làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ giữa
cha mẹ và con không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không hợp
pháp còn tồn tại hay chấm dứt của cha mẹ. Trong mọi trường hợp quyền và nghĩa
vụ không thay đổi vì yếu tố hôn nhân nhưng phương thức thực hiện có thể khác
nhau sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể giữa cha mẹ và con.
Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con có thể được xem xét từ hai góc độ:

8


Dưới góc độ quyền con người: Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là
quyền tự nhiên của con người, thể hiện tình cảm trong mối quan hệ huyết thống và
mối quan hệ nuôi dưỡng giữa thế hệ cha mẹ và thế hệ con, là tất cả những việc mà
cha mẹ và con có thể làm được cho nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển, thỏa
mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của hai bên đối với nhau trong đời sống.
Dưới góc độ pháp lý: Khi vợ chồng ly hôn, quan hệ hôn nhân chấm dứt, tuy
nhiên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con vẫn không

thay đổi. Vì vậy, trên phương diện pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối
với nhau sẽ chấm dứt nhưng các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con vẫn tồn
tại. Để bảo đảm lợi ích cho con là người dưới thành niên và người thành niên bị tàn
tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi sống mình, pháp luật quy định cha mẹ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối
với con sau ly hôn.
Như vậy “hiệu lực của ly hôn đối với con” là giá trị pháp lý bản án hoặc
quyết định cho ly hôn của Tòa án làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên phải tôn trọng và phải thi hành
nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là hệ thống các
biện pháp, cơ chế, cách thức được pháp luật quy định nhằm đảm bảo thực hiện các
quyền và lợi ích hợp pháp của con trên thực tế, đảm bảo cho các quyền cơ bản của
con không bị xâm phạm, hạn chế hoặc bị ảnh hưởng xấu do việc ly hôn của cha mẹ
gây ra, cũng như đảm bảo việc xử lý nghiêm khắc, kịp thời mọi hành vi xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của con.
- Khái niệm con đẻ, con nuôi:
Theo từ điển Luật học, xác định con chung là “con sinh ra trong thời kì hôn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng
ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong
trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Tòa án căn cứ ra
quyết định xác định là con của hai người thì cũng là con chung của vợ chồng. Con

9


sinh ra mà cha mẹ không có đăng ký kết hôn, không sống chung với nhau như vợ
chồng, trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và thường được gọi là con
ngoài giá thú. Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung của vợ
chồng…”

Đối với con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ và con đẻ được xác định dựa vào hai
yếu tố: sinh học và xã hội học. Về yếu tố sinh học là sự thành thai và sinh sản. Về
yếu tố xã hội học dựa trên danh xưng, thái độ và dư luận. Con của một người mang
họ của người đó. Thông thường, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân mang họ cha. Con
sinh ra từ quan hệ chung sống như vợ chồng cũng thường mang họ cha, trừ trường
hợp những người chung sống như vợ chồng chấp nhận phong tục của cộng đồng
dân tộc ít người mà họ có xuất xứ, theo đó, con sinh ra phải mang họ mẹ. Con của
một người phụ nữ độc thân thường mang họ của chính người phụ nữ đó. Ngoài
danh xưng ra, các đương sự phải cư xử với nhau như cha-con, mẹ-con. Việc cha, mẹ
cư xử với tư cách đó trong quan hệ với con thể thiện một cách chung nhất qua việc
cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục, gây dựng tương lai của con. Việc con cư xử
với tư cách đó trong quan hệ với cha mẹ thể hiện một cách chung nhất qua việc con
tỏ ra kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng, tuân theo lời khuyên của cha mẹ. Cuối
cùng, quan hệ cha mẹ-con chỉ có giá trị nếu quan hệ đó được thừa nhận bởi gia đình
và xã hội, bởi bất kỳ người thứ ba nào cũng như bởi quyền lực công cộng: ông bà
gọi cha mẹ đến để góp ý về cách giáo dục con; nhà trường gọi cha mẹ đến để họp
bàn về việc học của con; Tòa án gọi cha mẹ đến để tham gia vào vụ án hủy hoại tài
sản của người khác mà con chưa thành niên là thủ phạm…Trong tất cả những
trường hợp đó, người thứ ba cũng như quyền lực công cộng thừa nhận quan hệ cha
mẹ-con chỉ trên cơ sở ghi nhận sự hội tụ của những yếu tố xã hội đặc trưng của
quan hệ ấy.[25]
Còn khái niệm con nuôi được xuất phát từ sự kiện nhận nuôi con nuôi. Nuôi
con nuôi là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa
người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ
các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con

10


nuôi và đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Giữa

người nhận nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ
và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình
thật sự. Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các dấu hiệu sau: Một là, giữa
người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đã
thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con.
Hai là, người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng…Ba là, các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với nhau trong
tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người
xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích, không trái pháp luật
và đạo đức xã hội.
Khi được công nhận là quan hệ nuôi con nuôi thực tế thì giữa người nhận
nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của quan hệ cha mẹ và
con.
Bên cạnh trường hợp con nuôi và con đẻ, Luật HN&GĐ năm 2014 có quy
định mới về việc xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ. Hiện nay,
tình trạng vợ chồng hiếm muộn hoặc không muốn trực tiếp sinh con ngày càng
nhiều dẫn đến nhu cầu mang thai hộ, đẻ thuê cũng trở nên phổ biến. Luật HN&GĐ
năm 2000 chưa có một quy định nào về vấn đề mang thai hộ tuy nhiên Nghị định số
12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học đã nghiêm cấm hành vi
mang thai hộ này. Theo quan niệm của người Việt, con đẻ phải do người mẹ trực
tiếp mang thai và sinh ra. Dù mang thai hộ thì giữa người mẹ và đứa trẻ được sinh
ra có sự gắn kết tự nhiên, không dễ dàng giao con cho người nhờ mang thai hộ. Tuy
nhiên, nếu nhìn nhận theo khía cạnh khác, việc mang thai hộ không trái đạo đức,
đạo lý khingười vợ không thể mang thai, người chồng không có quan hệ tình dục
trực tiếp với người mang thai hộ, và đứa trẻ được hình thành từ trứng của người vợ,

11



tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp này, dù người vợ không trực tiếp
mang thai thì đứa trẻ vẫn là máu mủ của họ. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014
đã có quy định công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và việc xác định
cha mẹ cho con trong trường hợp này tại Điều 94: “Con sinh ra trong trường hợp
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể
từ thời điểm con được sinh ra”. Có thể nói đây là quy định mới hoàn toàn phù hợp
với khoa học cũng như thỏa thuận của các bên trong việc nhờ mang thai hộ vì mu ̣c
đić h nhân đa ̣o. Khi đó, quan hê ̣ cha me ̣ và con của người mang thai hô ̣ sẽ chấ m dứt .
Việc công nhân trường hợp mang thai hộ là một điểm mới của Luật HN&GĐ
năm 2014, đồng thời thay đổi khái niệm về con đẻ. Theo quan niệm truyền thống,
con đẻ phải là con được sinh ra từ sự kết hợp của cha và mẹ, do người mẹ sinh trực
tiếp sinh ra từ bào thai. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ không thể trực tiếp
mang thai thì có thể nhờ người mang thai hộ. Đứa trẻ do người mang thai hộ được
xác định là con đẻ của vợ - chồng nhờ mang thai hộ khi sự thụ tinh là kết quả của sự
phối hợp giữa các yếu tố vật chất của vợ - chồng đó, người mang thai hộ chỉ đóng
vai trò là người hỗ trợ cần thiết cho sự ra đời của đứa trẻ đó. Nếu vợ hoặc chồng
không cung cấp được yếu tố vật chất của chính mình cho việc thụ tinh, thì lai lịch
của người cung cấp yếu tố bổ khuyết không được công bố cho vợ và chồng biết,
cũng như bản thân người cung cấp yếu tố bổ khuyết không biết lai lịch của vợ và
chồng muốn có con bằng con đường thụ tinh nhân tạo. Con được sinh ra coi như có
cha và mẹ ruột là người chồng và người vợ đó.
1.1.2. Đối tƣợng là con đƣợc pháp luật bảo vệ sau khi vợ chồng ly hôn
Theo quy định của pháp luật HN&GĐ thì đối tượng con mà cha mẹ có nghĩa
vụ nuôi dưỡng và được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi cha mẹ ly hôn bao gồm: phải
là con chung chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Con chưa thành niên: Người chưa thành niên là những người chưa hoàn
toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ở Việt

Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định trong BLDSnăm 2005 và một số

12


văn bản quy phạm pháp luật khác. Căn cứ vào Hiến pháp năm 2013 (Điều 27) và
BLDS năm 2005 (Điều 18) thì người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Người
chưa thành niên là những đối tượng còn phải sống phụ thuộc vào gia đình, dễ bị ảnh
hưởng mạnh từ môi trường xung quanh. Độ tuổi này đang có sự non nớt về thể chất
và nhận thức nên luôn cần được xã hội và pháp luật quan tâm chăm sóc nhiều hơn
so với người thành niên, đồng thời cần nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục đầy đủ từ cha mẹ. Người chưa thành niên có cha mẹ ly hôn cóquyền được
hưởng những quyền mà mọi trẻ em được hưởng như học tập, vuichơi, sự quan tâm,
chăm sóc…Người chưathành niên chưa có đủ năng lực hành vi dân sự nên cần có
người đại diện đểthực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia vào các quan hệ
pháp luật khác.
- Con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không cókhả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là những người đã thành
niên nhưng họ lại bị khiếm khuyết vềthể chất hoặc nhận thức nên không có khả
năng lao động. Những người này không thể tự chăm sóc mình nên pháp luật vẫn
quy địnhcha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con và đây là nghĩa vụ bắt
buộc.Quy định này thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tính nhân đạo của pháp luật
bởivì, nếu chỉ dựa vào sự tự nguyện, trách nhiệm của cha mẹ thì quyền lợi
củanhững người con sau ly hôn không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Việc quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con đã thành niên bị tàn
tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong hệ thống
pháp luật HN&GĐ nhằm nâng cao trách nhiệm của những người làm cha mẹ. Trước
đây, Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 quy định người tàn tật làngười "…bị khiếm
khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểuhiện dưới những dạng tật
khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiếncho lao động, sinh hoạt, học tập

gặp nhiều khó khăn". Hiện nay khái niệmngười tàn tật được thay bằng khái niệm
người khuyết tật theo Luật Ngườikhuyết tật năm 2009, theo đó, "người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết mộthoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạngtật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn".

13


Nhưng không phảimọi người con đã thành niên bị tàn tật cha mẹ đều phải có nghĩa
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mà chỉ những người không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôimình. Còn những người đã đủ 18 tuổi, bị tàn tật nhưng
vẫn lao độngđược thì họ có trách nhiệm với bản thân mình, có khả năng nuôi sông
bản thân. Vì vậy đối với trường hợp con đã thành niên, bị tàn tật nhưng vẫn có khả
năng lao lộng, pháp luật không quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
của cha mẹ. Việc cha mẹ tự nguyện hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóccon thành niên bị tàn
tật và có khả năng lao động xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ
mà không phải từ nghĩa vụ luật định.
Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS là người do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được hành vi
của mình và có quyết định của Toà án tuyên bố ngườiđó mất năng lực hành vi dân
sự. Vì vậy, BLDS năm 2005 cũng quy định: "Giao dịchdân sự của người mất năng
lực hành vì dân sự phải do người đại diện theopháp luật xác lập, thực hiện". Người
mất năng lực hành vi dân sự không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình.Vì vậy họkhông có khả năng lao động tạo ra của cải nuôi sống bản thân và
không tự thực hiện các giao dịch dân sự để phục vụ cuộc sống hàng ngày của mình.
Dođó họ cần có người trông nom, chăm sóc và đại diện trước pháp luật để bảo
vệquyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
1.1.3. Nội dung hiệu lực của ly hôn đối với con
Theo Khoản 1Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014, sau khi ly hôn, vợ, chồng
vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên

hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình. Các nghĩa vụ đồng thời cũng là quyền
của cha mẹ đối với con đã có từ khi con sinh ra và không thể bị ảnh hưởng bởi việc
ly hôn của cha, mẹ. Thực ra, tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đều
được duy trì sau khi ly hôn: các quyền và nghĩa vụ ấy được xác lập trên cơ sở quan
hệ cha mẹ-con chứ không phải quan hệ hôn nhân của cha và mẹ. Bởi vậy, điều buộc
các đương sự về việc tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với

14


con, chứ không phải nhằm mục đích giới hạn nội dung của các quyền và nghĩa vụ
ấy sau khi cha và mẹ ly hôn.Do những quyền và nghĩa vụ này khôngđơn thuần phát
sinh từ quan hệ ruột thịt, quan hệ nuôi dưỡng mà là nghĩa vụ pháp định, vì vậy ràng
buộc người cha, người mẹ có sự tự giác trong các nghĩa vụ đối với con. Nếu người
cha, người mẹ không thực hiện đúng các nghĩa vụ đó thì pháp luật sẽ có những chế
tài, biện pháp buộc người cha, người mẹ đó phải thực hiện nghĩa vụ pháp định.
Các nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con:
- Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng: Khi ly hôn, người cha, người mẹ
đều có cơ hội ngang nhau trong việc được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Theo
đó, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa của mỗi bên
sau khi ly hôn đối với con, nếu không thỏa thuận được thì mới cần đến sự can thiệp
từ Tòa án. Ngoài ra vợ chồng còn bình đẳng trong quyền thăm nom con sau khi ly
hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở
người đó thực hiện quyền thăm nom con của mình và bình đẳng trong quyền yêu
cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Sau khi ly hôn, nếu phát hiện
người cha (hoặc người mẹ) đang trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về
mọi mặt của con thì người kia có quyền yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi
người trực tiếp nuôi con.

- Nguyên tắc tôn trọng quyền của cha, mẹ. Theo đó, quyền cha, mẹ là quyền
tuyệt đối.
Về quyền và nghĩa vụ nhân thân: Theo Luật định, vợ và chồng (với tư cách
là cha, mẹ của con) đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc thương yêu,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Sau khi ly hôn, con chưa thành niên hoặc đã
thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình sẽ do bên nào trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục phải căn cứ vào điều kiện thực tế của vợ chồng và phải bảo đảm vì lợi ích
mọi mặt của con. Tòa án cần xem xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều
kiện kinh tế, thời gian của vợ, chồng…để lựa chọn người đảm bảo tốt quyền trông

15


nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Cũng có trường hợp cả cha, mẹ không ai
có đủ tư cách và điều kiện để trực tiếp nuôi con thì có thể giao con cho một người
khác nuôi dưỡng. Người đó có thể là ông, bà, cô, dì, chú, bác…hoặc anh, chị đã
thành niên có đủ điều kiện đảm bảo cuộc sống của đứa trẻ, tất nhiên việc quyết định
giao đứa trẻ cho ai nuôi phải xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi về mọi mặt
cho đứa trẻ đó, ngoài ra, không vì thế mà nghĩa vụ của cha mẹ đối với con có thể
mất đi.
Về quan hệ tài sản: Sau khi vợ chồng ly hôn, quan hệ tài sản thể hiện qua
nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong một số
trường hợp pháp luật quy định.
Như vậy hiệu lực của ly hôn đối với con là việc giải quyết mối quan hệ vợ
chồng (với tư cách là cha, mẹ của con) trong vấn đề thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn. Trong quan hệ này quy định những việc cha
mẹ được phép làm trong giới hạn quyền làm cha, làm mẹ của mình như: quyền
được quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
hay quyền thăm nom…đồng thời họ cũng phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định như

nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, nghĩa vụ cấp dưỡng
nuôi con…Trong số các quyền và nghĩa vụ đó có những nội dung vừa là quyền
cũng vừa là nghĩa vụ, nó thể hiện được quan hệ qua lại, tương hỗ của hai yếu tố này,
đồng thời cũng phần nào phản ánh được tính chất riêng biệt và đặc thù của quan hệ
pháp luật HN&GĐ - mặc dù là quan hệ pháp luật điều chỉnh nhưng vẫn mang trong
đó yếu tố đạo đứcvà truyền thống dân tộc.
1.1.4. Đặc điểm hiệu lực của ly hôn đối với con
Thứ nhất, hiệu lực của ly hôn đối với con xuất phát từ quan hệ pháp luật
giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện pháp lý nhất định: Sự kiện sinh đẻ và sự kiện
nhận nuôi con nuôi. Chính vì vậy, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con sẽ không
bị chấm dứt khi cha mẹ ly hôn. Việc vợ chồng ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ
chồng, quan hệ tài sản chứ không làm chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ - con. Sự kiện

16


ly hôn chỉ làm thay đổi phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con.
Thứ hai, hiệu lực của ly hôn đối với con bao gồm các quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con được pháp luật quy định mang tính chất bắt buộc cha mẹ phải
thực hiện sau ly hôn. Để bảo vệ quyền lợi cho con chưa thành niên và con đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con nhằm ràng buộc ý thức trách nhiệm của người làm cha, mẹ, đặc biệt là
khi họ đã ly hôn.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ nhân thân trong Luật HN&GĐ không xuất phát
từ tài sản, còn quyền, nghĩa vụ tài sản không mang tính chất đền bù ngang giá và
gắn liền với nhân thân củavợ và chồng, không được chuyển giao. Quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ với con không thể thỏa thuận thay đổi được, nó gắn liền với quan hệ
giữa cha mẹ và con trong một thời gian dài, thậm chí đến suốt cả cuộc đời. Quyền

và nghĩa vụ này phần lớn được thực hiện một cách tự giác, thể hiện tình cảm thiêng
liêng giữa cha mẹ và con. Điều này phù hợp quy luật tự nhiên và chuẩn mực đạo
đức, xã hội.
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình, cha mẹ không được phân biệt đối xửgiữa
những người con bình thường và những người con tàn tật, mất năng lựchành vi dân
sự. Người trực tiếp nuôi con không được dành sự quan tâm, yêuthương của mình
cho một người con và bỏ bê người con khácmà phải dựavào nhu cầu chăm sóc, nhu
cầu tình cảm của mỗi đứa con để chúng khôngcảm thấy bị thiệt thòi. Còn người
không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng cho conở mức độ nào là căn cứ vào nhu cầu
chữa bệnh, học tập...của con, để có mứccấp dưỡng cho phù hợp, đảm bảo được
quyền và lợi ích của con.
Thứ tư, khi cha mẹ ly hôn, con chỉ được một bên cha hoặc mẹ trựctiếp nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục.Khi Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn là lúc mà
tình trạng mâuthuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được. Ly hôn làm chấm dứt đời sống chung của vợ chồng. Khi

17


chamẹ không sống cùng nhau nữa, con chung của họ chỉ được một bên cha, mẹ
làngười trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Việc giáo dục con giao cho aitrực
tiếp nuôi dưỡng, giáo dục được đặt ra và là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với
con.
Thứ năm, việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục củangười
không trực tiếp nuôi dưỡng con là không thường xuyên, không liên tục.Việc cha mẹ
ly hôn sẽ dẫn đến hệ quả là con chỉ được sống với mộtbên vợ hoặc chồng là người
trực tiếp nuôi con. Mặc dù pháp luật quy định những nghĩavụcủa cha mẹ đối với
con nhưng việc thực hiện các nghĩa vụ đó đến đâu hoàntoàn phụ thuộc vào cha mẹ.
Mặc dù pháp luật đề ra những chế tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacon
trong trường hợp cha mẹ vi phạm nhưngtrên thực tế số vụ việc xửlý đối với trường

hợp cha mẹ vi phạm quyền của con còn quáít. Các cơ quan chức năng cũng chưa
giám sát, can thiệp kịp thời để bảo vệ cho những người con sau khi cha mẹ họ ly
hôn.Bởi thể, việcthựchiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn chủ
yếu phụ thuộc vào sự tự nguyện, tự giác của cha mẹ.
1.2.Căn cứ phát sinh hiệu lực của ly hôn đối với con
1.2.1. Cơsởlý luận
Quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con xuất phát từ những cơ sở
lý luận sau:
- Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là quyền tự nhiên của con người,
gắn liền với quyền được duy trì, tái tạo nòi giống, thực hiện chức năng giáo dục, xã
hội hóa của mỗi cá nhân. Nó gắn liền với mối quan hệ tình cảm huyết thống tự
nhiên giữa cha mẹ và con do đó việc quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
giữa cha mẹ và con khi nhà nước ra đời là một điều tất yếu khách quan.
- Quan hệ giữa cha mẹ và con là quan hệ đặc biệt quan trọng trong mọi chế
độ xã hội. Cha mẹ là người có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con. Vì vậy, việc điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con bằng pháp
luật không những đảm bảo các quyền của cả cha mẹ và con mà còn vì sự phát triển
của thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước.

18


Việc quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con phải phù hợp đạo đức
xã hội, phải đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình
cũng như trong xã hội, phù hợp với lợi ích của nhà nước trong việc bảo vệ và xây
dựng gia đình.
- Những truyền thống đạo đức tốt đẹp về quan hệ giữa cha mẹ và con cần
được gìn giữ và phát huy và đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật như việc: con
có nghĩa vụ yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ; cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương,
chăm sóc giáo dục con.[27]

1.2.2 Cơ sở pháp lý
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn có nội dung
xuất phát từ quyền con người hay cụ thể hơn là quyền cơ bản của trẻ em được cộng
đồng quốc tế ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và của từng quốc gia.
Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo vệ “quyền trẻ em”
làTuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc liên thông qua năm 1924. Trải
qua quá trình phát triển của lịch sử quốc tế, năm 1989, bằng sự vận động tích cực
của một số quốc gia, Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước về quyền trẻ em
(CRC). Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một văn bản quốc tế đề cập toàn diện
về quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tính pháp lý cao,
làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm sóc và bảo vệ các quyền trẻ em trên thực
tế.[35]CRC đề cập đến việc bảo vệ quyền của trẻ em vànhững nhóm trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt (gồm: trẻ em tàn tật, lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hưởng của xung đột vũ
trang...). Điều 1 Công ước quy định: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn".
Như vậy theo quy định của Công ước, trẻ em là người chưa thành niên. Công ước
đã đưa ra những nguyên tắc bảo vệ trẻ em như "đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ
khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử" (Điều 22) hay "trong mọi hoạt động đối với trẻ
em, dù của cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay của tư nhân, Tòa án, nhà
chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhấtcủa trẻ em phải
là mối quan tâm hàng đầu“. Tại Khoản 1 Điều 7 Công ước, bên cạnh việc công

19


×