Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chiến lược cấp công ty của Tổng công ty rau quả, nông sản việt nam (Vegetexco Vietnam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.52 KB, 11 trang )

Mở bài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam
theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu rau quả có những bước
tiến đáng kể trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước. Vì vậy ngành
rau quả đóng góp một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế
nước ta. Là một doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong ngành rau quả,
tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vegetexco
Vietnam ) là tổng công ty nhà nước thuộc trực Bộ NN&PTNT, được thành lập lại
từ năm 2003 trên cơ sở sáp nhập 2 Tổng công ty lớn là Tổng công ty rau quả Việt
Nam và tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến. Tổng công
ty hoạt động trong phạm vi toàn quốc và toàn cầu, có quan hệ thương mại với 58
nước và khu vực. Công ty cũng có thể coi là mô hình thu nhỏ toàn cảnh bức tranh
xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Từ đó với mong muốn được đóng góp một phần
nhỏ bé vào công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
rau quả Việt Nam trong thời gian tới. Vậy nên nhóm sẽ đi tìm hiểu trong bài thảo
luận “chiến lược cấp công ty của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
(Vegetexco VietNam).


I.

Giới thiệu về công ty Vegetexco
1. Giới thiệu chung
Tên đầy đủ Doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN – CÔNG
TY CỔ PHẦN
Tên tiếng anh: Vietnam National Vegetable, Fruit And Agricultutal Product
Corporation Joint Stock Company
Tên viết tắt DN: Vegetexco Việt Nam
Trụ sở: Số 2 – Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội
Ngày tháng năm thành lập: Tổng công ty Rau quả, nông sản được
thànhlập lại từ năm 2003 trên cơ sở sáp nhập 2 tổng công ty lớn là Tổng


công ty Rau quả Việt Nam (thành lập năm 1954) và Tổng công ty Xuất,
nhậpkhẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lập năm 1954).
Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tel: 84-4-5744592/ 8524503/8523469
Fax: 84-4-8523926
Email:
Website:www.vegetexcovn.com.vn
Tổng công ty Rau quả, nông sản-Công ty cổ phần (Vegetexco Vietnam JSC.) là
một doanh nghiệp lớn của Việt Nam chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh
xuất nhập khẩu rau quả, nông sản. Các sản phẩm rau quả, nông sản chế biến mang
thương hiệu Vegetexco Vietnam đã và đang giành được uy tín với khách hàng ở
trong và ngoài nước. Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con, có 6 công ty con, 20 công ty liên kết, 5 công ty liên doanh và văn phòng đại
diện ở CHLB Nga, 22 nhà máy chế biến rau, quả, nông sản. Đến nay, các mặt
hàng của Tổng công ty đã có mặt tại 58 quốc gia trong đó những sản phẩm như
dứa, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, gia vị…được khách hàng ưa chuộng tại nhiều thị
trường như EU, Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Với các cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T (T&T Group JSC.),
Tổng Công ty CP bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội (BSH) và Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Thủ công mỹ nghệ (Artexport Hanoi) cùng một số cổ đông có uy tín khác
trong nước, Vegetexco Vietnam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển
quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ


tiên tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho Tổng công ty, tạo
tiền đề để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất,
chế biến và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ tương ứng.
Vì mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược hoạt động của Tổng công ty hướng tới
sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ và chất lượng cao, an toàn, hướng tới

người sử dụng.
2. Lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa
rau, quả, nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loại tinh dầu, các loại
giống rau, hoa, quả nhiệt đới; kinh doanh phân bón, hóa chất, vật tư, bao bì chuyên
ngành rau quả, nông, lâm sản và chế biến thực phẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ
khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng tiêu dung…
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành
về sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản
- Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm
sản
- Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán
- Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác: giao nhận, kho cảng, vận tải và đại lý vận
tải; kinh doanh bất động sản, xây lắp công nghiệp và dân dụng; khách sạn, văn
phòng cho thuê.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiếp nhận và thực
hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển để phát triển kinh doanh của Tổng công ty.
- Tổng công ty luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp Xuất khẩu
nông sản hàng đầu Việt Nam.
3. Lịch sử phát triển
- Năm 1988-2003: Tiền thân của Tổng công ty Rau quả, nông sản ngày nay là
Tổng công ty Rau quả Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
63NNTCCB/QĐ ngày 11/2/1988 với vai trò là đầu mối tổ chức nghiên cứu, tham
gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp giống
rau quả trên phạm vi toàn quốc, xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau
quả có năng suất và chất lượng cao.


- Năm 2003-2005: Tổng công ty Rau quả, nông sản (Vegetexco Vietnam) được

thành lập theo Quyết định số 66/2003/QĐ/BNN-TCCB do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ký và ban hàng ngày 11/6/2003 trên cơ sở sáp nhập
hai Tổng công ty 90 là Tổng công ty Rau quả Việt Nam (Vegetexco Vietnam) và
Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (Vinafimex).
- Năm 2005-2010: Năm 2005 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của
Vegetexco Vietnam khi được Chính phủ chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô
hình công ty Mẹ-công ty Con theo Quyết định số 2352/QĐ-BNN/ĐMDN của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 09/9/2005. Với trên 500 nhân viên, 3
công ty phụ thuộc, 26 công ty liên kết, 05 công ty liên doanh, 02 chi nhánh văn
phòng đại diện nước ngoài, Vegetexco Vietnam luôn giữ vai trò nòng cốt, đi đầu
trong việc đẩy mạnh sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả, nông sản và nhập khẩu
vật tư, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Năm 2010-2016: Tổng công ty Rau quả, nông sản chuyển đổi mô hình doanh
nghiệp sang Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 1563/QĐ-BNNĐMDN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 10/6/2010. Sự chuyển
đổi quan trọng này thúc đẩy Vegetexco Vietnam phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo
trong ngành hàng rau quả, nông sản thực phẩm chế biến, mở rộng đầu tư, góp vốn
với mục tiêu xây dựng, phát triển Tổng công ty thành tập đoàn.
- Năm 2016 đến nay: Tổng công ty Rau quả, nông sản hoàn tất quá trình cổ phần
hóa và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần kể từ ngày
01/1/2016. Với các cổ đông chiến lược là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T (T&T
Group JSC.), Tổng Công ty CP bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội (BSH) và Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ (Artexport Hanoi) cùng một số cổ đông có
uy tín khác trong nước, Vegetexco Vietnam có nhiều điều kiện thuận lợi để trở
thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ
rau hoa quả, nông sản an toàn, chất lượng cao, phát triển bền vững; thể hiện được
vai trò của doanh nghiệp lớn trong định hướng phát triển hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh rau quả, nông sản, phát triển dịch vụ giống cây trồng, hoa tươi,
các lĩnh vực phụ trợ khác như kinh doanh kho bãi và dịch vụ
4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
* Tầm nhìn: Chúng tôi phấn đấu để xây dựng và phát triển Vegetexco Vietnam

thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất, chế biến và cung ứng các sản
phẩm nông nghiệp và dịch vụ tương ứng. Chúng tôi hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững thông qua việc cung cấp hàng hóa chất lượng cao và dịch vụ chuyên
nghiệp cho khách hàng trên toàn thế giới.


* Sứ mệnh:Vegetexco Vietnam tin rằng trách nhiệm hàng đầu của mình là đảm
bảo sự an toàn và thuận tiện của người sử dụng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng,
giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực, áp
dụng khoa học công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và
khả năng cung ứng dịch vụ, xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn bó hợp tác lâu
dài với các đối tác, chia sẻ quan hệ bình đẳng, các bên cùng có lợi
* Giá trị cốt lõi:
- Hướng tới chất lượng: Luôn hướng tới chất lượng trong từng sản phẩm và dịch
vụ
- Chuyên nghiệp hiệu quả: Đội ngũ chuyên nghiệp với khả năng thực hiện thành
thạo các nghiệp vụ cung ứng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và người sử
dụng.
- Hợp tác thành công: Đề cao tinh thần tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp vì mục
tiêu phát triển chung. Luôn coi trọng và giữ chữ tín trong quan hệ với các đối tác
trên cơ sở cùng có lợi.
- Phát triển bền vững: Ưu tiên và đánh giá cao mọi nỗ lực, đóng góp vì mục
tiêuphát triển bền vững. Tổ chức xây dựng, tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên
liệu rau quả, nông sản; đầu tư năng lực sản xuất và năng lực giám sát chất lượng
hàng hóa của các nhà máy chế biến, tăng cường năng lực tài chính, đổi mới công
nghệ, đổi mới phương thức quản lý; tăng qui mô doanh số, thị phần thương mại,
dịch vụ; tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn; đảm bảo việc làm và thu nhập cho người
lao động trong đơn vị.



5. Sơ đồ tổ chức


II.

Phân tích các chiến lược cường độ mà vegetexco vietnam đã triển khai trong
giai đoạn vừa qua?
1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Công ty tập trung phát triển sản phẩm rau quả truyền thống là rau quả tươi, rau quả
đông lạnh, rau quả đóng hộp và rau quả sấy muối, trong đó nhóm hàng rau quả
đóng hộp luôn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất (30-40% tổng kim ngạch xuất
khẩu). Tổng công ty cũng quan tâm đến chiến lược đa dạng hóa mặt hàng, nâng
cao chất lượng, cải tiến bao bì, nhãn mác… nhằm thâm nhập sâu hơn vào các thị
trường xuất khẩu. Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty là mong muốn
thâm nhập càng sâu hơn vào các thị trường xuất khẩu hiện tại. Thị trường chủ chốt
trước đây là Liên Xô nhưng hiện nay công ty được mở rộng hơn rất nhiều với cơ
cấu như sau: Hoa Kì khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu, Anh 10% , Đức 10%,
Thụy Sĩ 9% , còn lại là các thị trường khác. Các hình thức phát triển thâm nhập thị
trường của công ty : Một là tổng công ty thực hiện xuất khẩu theo 2 phương thức:
xuất khẩu trược tiếp từ tổng công ty đến người tiêu dùng(chủ yếu tại thị trường
Nga, nơi công ty có văn phòng đại diện tại Matxcova) và xuất khẩu gián tiếp qua
trung gian nhập khẩu. Xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 6%, còn lại là xuất
khẩu qua trung gian. Hàng hóa xuất khẩu mang nhãn hiệu vegetexco và nhãn hiệu
của trung gian nhập khẩu. Hai là công ty cũng chú trọng thay đổi nhãn mác cải tiến
bao bì để thâm nhập sâu hơn vào thị trường có sẵn. Tuy nhiên chiến lược thâm
nhập thị trường của công ty chưa có nhiều sự đột phát, chất lượng sản phẩm còn
chưa đồng đều, nguồn gốc xuất xứ chưa rõ ràng; việc nắm bắt thông tin về thị
trường còn yếu, chưa triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến.

Các thị trường xuất khẩu của công ty

- Khu vực châu Á: Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái
Lan… trong đó thị trường Trung Quốc hiện nay là thị trường tiêu thu rau quả lớn
nhất của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc phát triển nhanh cả về tốc độ tăng dân
số cũng như thu nhập dân cư và có nhu cầu đa dạng đối với các sản phẩm nhiều
phẩm cấp khác nhau. Đây là một thị trường dễ xâm nhập, các yêu cầu về quy cách,
hình thức, chất lượng hàng hóa không cao như các thị trường khác. Sản phẩm xuất
sang Trung Quốc chủ yếu là rau quả tươi, long nhãn, vải thiều..


- Khu vực Đông Âu: Đây là thị trường tiềm năng đối với rau củ quả Việt Nam nói
chung và công ty nói riêng. Trong khu vực này, Nga được coi là thị trường truyền
thống, được tổng công ty ưu tiên tập trung nguồn lực để phát triển. Nga là thị
trường có nhu cầu cao về các sản phẩm rau quả nhiệt đới; bên cạnh đó đời sống
của người dân Nga đang dần được cải thiện nên nhu cầu nhập khẩu có xu hướng
tăng cao trong những năm tới. Ngna là người bạn lâu năm của các doanh nghiệp
Việt Nam. Đây là thị trường tương đói dễ tính và áp lực thuế không đè nặng lên các
doanh nghiệp Việt Nam nên tạo điều kiện cho việc xuất khảu của các doanh nghiệp
dễ dàng hơn.
- Khu vực Châu Mỹ, chủ yếu là Hoa Kỳ. Đây là thị trường xuât skhẩu rau quả lớn
nhất của công ty nhưng thị phần còn hạn chế do rào cản thuế và phi thuế của Hoa
Kỳ.
2. Chiến lược phát triển thi trường
Về chiến lược phát triển thị trường XK, dự án xác định mục tiêu là khôi phục và
giữ vững các thị trường truyền thống như Nga và Đông Âu, thâm nhập nhanh vào
thị trường Châu Ấ àm trọng tâm là vùng Đông Bắc Á ( Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản), đồng thời mở rộng sang các thị trường mới có tiềm năng như
Trung Đông, EU, Bắc Mỹ. Một trong những quan điểm mang tính định hướng cho
hoạt đông kinh doang của Tổng công ty là “Phát triển sản xuất, xuất khẩu theo
hướng phát triển thị trường, nghĩa là sản xuất và xuất khẩu dựa trên các phương
thức mở rộng thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu và các sản phẩm và các sản

phẩm sản xuất ra với mục đích là đáp ứng cho nhiều thị trường khác nhau”. Công
ty cố gắng phát triển thị trường để có thể linh hoạt hơn và có tính chủ động hơn
trong hoạt đông xuất khẩu. Tùy và mỗi khu vực thị trường khác nhau công ty sẽ
đưa ra định hướng phát triển dựa trên những thông tin thu thập được từ việc chú
trọng xúc tiến thương mại. Để đạt được mục tiêu về thị trường XK, Tổng công ty
đã phát triển nghiên cứu đổi mới, cải tiến mẫu mã, bao bì, chỉ đạo các đơn vị thành
viên ứng dụng tiêu chuẩn ISO9000 và HACCP vào sản xuất, chế biến rau quả, tích
cực đài tạo và nâng cao tay nghê cho cán bộ quản lý và công nhân chế biến.
Tổng công ty rất chú trọng đến phát triển chiến lược xúc tiến thương mại và đã
thành lập đơn vị chuyên trách về xúc tiến thương mại là phòng Xúc tiến thương
mại. Phòng thường xuyên đưa ra các bản tin thị trường cung cấp các thông tin cập
nhật về thị trường rau quả phục vụ cho công tác quản lý các thông tin cập nhật về
thị trường rau quả phục vụ cho công tác quản lý của Ban lãnh đạo, các phòng kinh
doanh và đơn vị thành viên để kịp thời ban hành các chính sách XK cho phù hợp.


Phòng cũng chịu trách nhiệm về thực hiện các hoạt động xúc tiến với thị trường
XK chủ yếu qua hình thức viết thư chào hàng qua email, khai thác thông tin, tìm
kiếm khách hàng qua Internet. Tuy nhiên, hoạt động này còn ở mức độ nhỏ lẻ do
kinh phí cho xúc tiền còn hạn chế và chưa có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ giỏi để nghiên cứu thị trường một các triệt để và hiệu quả hơn

3. Chiến lược phát triển sản phẩm
Các sản phẩm chủ yếu là rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả đóng hộp, rau
quả sấy muối. Hiện tại, dứa hộp, chuối, vải và râu vụ đông chủ yếu xuất khẩu sang
Nga, dứa được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản,… nhóm rau quả đặc sản
như vải, nhãn, xoài xuất khẩu sang Trung Quốc, dưa chuột xuất sang Châu Âu.
Đông thời, công ty cũng quan tâm đến chiến lược đa dạng hóa các mặt hàng, nâng
cao chất lượng, cải tiến bao bì, nhãn, nhãn mác…. Trong nững năm gần đây công
ty đã phát triển được một số mặt hàng mới như chôm chôm đóng hộp, vải hộp và

dứa đông lạnh. Trong giai đoạn 2005-2010 tổng công ty hoạch định dự án phát
triển xuất khẩu rau quả, trong đó xác định những sản phẩm xuất khẩu chủ lực và
các loại ra quả chế biến (đóng hộp, đông lạnh sấy muối), trong đó đặc biệt chú
trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm làm từ dứa. Trong thời kì cạnh tranh gay
go với các đối thủ cạnh tranh đáng gớm như Thái Lan với su hướng mang lại sản
phẩm có chất lượng cao mà giá thành lại rẻ hơn là một chướng ngại lớn đối với
vegetexco. Vì vậy công ty càng chú trọng đầu tư hơn vào dây chuyền sản xuất và
nguyên vật liệu để có được sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, nâng cao vị thế
của vegetexco
Công ty liên tục đổi mới, nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến, bảo
quản. Hiện nay đã có 24 nhà máy với thiết bị hệ thống hiện đại nâng cồn suất
215.000 tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng nâng cao chất
lượng sản phẩm theo ISO9000, GMP, SSOP, HACCP. Đồng thời công ty còn chú
trọng phát triển vùng nguyên liệu để tăng nhanh công suất chế biến của các nhà
máy.
Tuy đã có sự đầu tư trong các chiến lược phát triển công ty nhưng Vegetexco vẫn
gặp phải 1 số khó khăn như các thiết bị bảo quản chưa được đầu tư kỹ lưỡng, vấn


đề kinh phí còn hạn hẹp dẫn đến nhiều mặt hàng đông lạnh chưa thể phát triển như
mong đợi. Ngoài ra, tổng công ty còn chưa tổ chức các hoạt động nghiên cứu nhu
cầu, thu thập thông tin chưa có hệ thống và chính xác, phân đoạn và nghiên cứu
đoạn thị trường XK chưa được chú trọng và thực hiện không đồng đều.

Kết luận


Xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới đang mở rộng ra vô số
cơ hội đồng thời cũng đặt ra muôn vàn thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành rau quả nói riêng. Là một ngành

sản xuất truyền thống, có nhiều lợi thế so sánh với các nước trong khu vực , song
trong thời gian qua sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam còn có nhiều hạn chế
chưa thực sự tương ứng với tiềm năng sẵn có của đất nước. Chính vì lý do này,
việc xây dựng chiến lược xuất khẩu trong điều kiện mới qua đó xác định hướng đi
đúng đắn và tổ chức các nguồn lực nhằm phát huy cao nhất mọi lợi thế, tạo một
bước đột phá trong xuất khẩu đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với toàn bộ
các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả ở Việt Nam.



×