Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

soan bai lop 7 on tap va kiem tra phan tieng viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.35 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

I. KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH
1. Các kiểu câu ở đoạn văn Lão Hạc:
(1) (3): Phủ định
(2) Trần thuật
2. Đặt câu nghi vấn dựa vào nội dung câu (2):
Cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không?
3. Đặt câu cảm thán
(1) Niềm vui ngày giải phóng miền Nam 1975 sao mà như trong mơ!
(2) Cậu Vàng đi rồi. Tôi buồn quá ông giáo ơi!
(3) Ồ hay! Nỗi buồn sao cứ vương vấn thế này!
4. a) Tìm các loại câu
(1)

:

Trần thuật

(2)

:

Nghi vấn

(3)

:

Cảm thán


(4)

:

Cầu khiến

(5)

:

Nghi vấn

(6)

:

Cảm thán

(7)

:

Nghi vấn

b) Câu (5) là nghi vấn dùng để hỏi, ông giáo băn khoăn không hiểu sao lão Hạc nhịn đói
trong lúc lại có tiền
c) Câu (7) là câu nghi vấn không dùng để hỏi. Nó khẳng định rằng nếu “ăn mãi hết” thì
khi chết không có tiền để ma chay. Lão Hạc biết rằng, mình còn sống thì sẽ ăn vào món
tiền này. Lão không có khả năng kiếm thêm mà chỉ làm hao hụt tiền bạc mà lão đã tích lũy
bao lâu nay.

II. HÀNH ĐỘNG NÓI
1. Theo thứ tự 7 câu thì hành động nói sẽ là
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 1: Trình bày (nêu ý kiến)
Câu 2: Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên
Câu 3: Trình bày (dự đoán)
Câu 4: Điều khiển (cầu khiến)
Câu 5: Bộc lộ cảm xúc Câu 6: Bộc lộ cảm xúc Câu 7: Bộc lộ cảm xúc
2. Bảng tổng kết: Tham khảo phần 1.4 và II. 1
3. Viết hai đoạn văn
a) Tuổi trẻ vốn rất bồng bột và hiếu thắng. (1) Vì thế nhiều lúc đã có những hành vi thiếu
chính chắn mà không hay (2). Nhiều thanh niên vừa được cha mẹ mua cho chiếc xe mới đã
đưa ngay ra tiệm xoáy nòng và tháo hết phanh thắng để đi đua (3). Thật là quái gở hết chỗ
nói! (4) Thử hỏi nếu đâm vào người đi đường, vào cột điện do không điều khiển được tốc
độ thì liệu hậu quả sẽ như thế nào? (5)
b) Con rất hổ thẹn về kết quả học tập cuối học kì một (1). Thật buồn hết sức khi về nhà con
gặp thái độ lặng lẽ của ba mẹ! (2) Nếu không có những lần trốn học để say mê với trò chơi
điện tử thì con đâu đến nỗi!
(3) Ba mẹ ơi! Con xin ba mẹ hãy tha thứ cho những lỗi lầm của con! (4)
Một lần ngã là một lần bớt dại (5). Con sẽ đứng dậy ba mẹ ạ! (6) Mọi người có tin con
không? (7) Nhất định cuối năm con phải khẳng định mình để cho ba mẹ nở mặt nở mày
không phải xấu hổ với đứa con lười biếng này nữa! (8) Con hứa ngay ngày mai sẽ không
bao giờ la cà và say mê với những trò chơi vô bổ trong các quán chơi game, con hứa không
mê mải với những lần chọi dế quên giờ lên lớp học... (9) Con hứa sẽ ngoan hơn, học chăm
hơn và cải thiện kết quả đáng buồn của học kì một! (10) Hãy tin ở con! (11)
III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

1. - Việc sắp xếp một chuỗi các danh từ:
“Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt” là nhằm muốn nói cái quan
trọng thiết yếu nhất rồi giảm dần đến cái cuối cùng để đủ bộ đồ sắt cho Thánh Gióng ra
trận.
- Chuỗi hành động: “Kinh ngạc, mừng rỡ, vội vàng, tâu vua” là một diễn tiến tăng cấp và
nối với nhau thúc đẩy nhau theo quan hệ nhân quả.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Các bộ phận in đậm ở đầu câu của a) và b) đều có tác dụng liên kết chặt chẽ thành văn
bản.
- Ở a) “ý vua” là nối tiếp câu trên “cố ý làm vừa ý vua cha”
- Ở b) phần in đậm: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào” nó ứng
đối với lời chứng minh “mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”
3. Nhờ việc đặt từ man mác trước “khúc nhạc đồng quê” mà câu a) có tính nhạc rõ hơn. Nó
không chỉ tạo được sự luân phiên bằng trắc trầm bổng man (b) mác (T) khúc (T) nhạc (b)
mà nó còn kết vần liền “man” và “mác” sau đó là vần cách “mác khúc nhạc”

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×