Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bàn về tổ chức và vai trò kiểm toán nhà nước tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.13 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán ra đời từ rất lâu trên thế giới ,đến nay kiểm toán phát
triển mạnh đặc biệt là ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ bằng sự xuất hiện nhiều loại
hình kiểm toán ,nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu vào đời sống
xã hội . Đất nước ta với cơ chế hành chính, bao cấp kéo dài nhiều năm đã để lại
hậu quả là:Nguồn ngân sách sử dụng lãng phí, ranh giới giữa lãi và lỗ đối với
các tổ chức sử dụng nguồn ngân sách .Không có hoạt động kiểm toán mà nếu có
thì nó chỉ được coi theo một nghĩa đơn giản là kiểm tra kế toán . Kiểm toán Nhà
nước là một hình thức của hoạt động kiểm toán, là việc kiểm toán do cơ quan
quản lí chức năng của Nhà nước tiến hành nhằm xem xét việc chấp hành các
chính sách chế độ nguyên tắc quản lí kinh tế của Nhà nước ở các đơn vị sử dụng
vốn nhà nước và kinh phí do nhà nước cấp, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả
trong các hoạt động của đơn vị. Có thể khẳng định cơ quan kiểm toán Nhà nước
là một cơ quan công quyền, thực hiện chức năng kiểm tra tài chính công cao
nhất của nhà nước ta. Chính vì vậy mà việc nâng cao bộ máy tổ chức củng như
hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình xây dựng một nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân". Nay nền
kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế mới, cơ chế thị trường
với nhiều thành phần tham gia,đồng thời phải nhanh chóng hoà nhập với nền
kinh tế giới . Do đó KTNN hình thành ở nước ta là sản phẩm tất yếu của công
cuộc đổi mới,đồng thời cũng thể hiện sự gia tăng đáng kể của công tác kiểm
tra,kiểm soát trên bình diện vĩ mô của Nhà Nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Sau hơn mười lăm năm thành lập, kiểm toán nhà nước đã từng bước lớn
mạnh tạo ra những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên ngoài những thành tựu ấy cũng
có không ít những bất cập chưa có hướng giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt
để về tổ chức củng như hoạt động kiểm toán. Xuất phát từ tính cấp thiết vấn đề
trên nên em đã chọn đề tài: “Bàn về tổ chức và vai trò kiểm toán nhà nước tại
Việt Nam ”.
1
Phần I : Cơ sở lý luận về kiểm toán nhà nước
1.1. Khái quát chung về kiểm toán


1.1.1. Khái niệm :
Kiểm toán là xác minh bày tỏ và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần
được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và
kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương
cứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
Theo quan điểm của các chuyên gia Mỹ :
“Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập
hợp và đánh giá rõ rang về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực
thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa
thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”
Cũng tương tự như vậy là quan điểm trong giáo dục và đào tạo kiểm toán ở
cộng hòa Pháp :
“ kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ
chức do một người độc lập, đủ đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến
hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài
chính thực tế , không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu
chính thức của luật định “
1.1.2. Chức năng :
Kiểm toán có hai chức năng là xác minh và bày tỏ ý kiến :
1.1.2.1. Chức năng xác minh :
Nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu , tính pháp lý của việc thực
hiện các nghiệp vụ hay lập các bản khai tài chính.
Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sụ ra đời, tồn tại và phát triển
của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và
được thể hiện khác nhau thùy đối tượng cụ thể :
+ Đối với bản khai tài chính : việc thực hiện chức năng xác minh thường
do các kiểm toán viên bên ngoài tiến hành và hướng tới hai mục tiêu kiểm toán
thông tin : xác minh độ tin cậy, tính trung thực của các con số . Kiểm toán quy
tắc : xác định tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính.
2

+ Đối với các thông tin khác đã được lượng hóa : việc thực hiện chức
năng xác minh sẽ được do hệ thống kiểm soát nội bộ tiến hành , kết quả cuối
cùng sẽ được dùng để điều chỉnh trực tiếp các hoạt động đó , các thông tin đó để
có các bản khai tài chính tin cậy
Theo thông lệ quốc tế : chức năng xác minh được cụ thể hóa thành các mục
tiêu trong quá trình tiến hành kiểm toán, 6 mục tiêu trong kiểm toán “ bản khai
tài chính “ :
1 . Xác minh tình hiệu lực : mục tiêu này nhằm hướng tới yêu cầu các
con số , các khoản mục được ghi trên bản khai tài chính là có thật
2 . Xác minh tính trọn vẹn : mục tiêu này đề cập đến tính đầy đủ trong
việc phản ánh các khoản mục và số dư trên báo cáo tài chính.
3 . Xác minh tính phân loiaj và trình bày ; mục tiêu này hướng tới các
số tiền được ghi phải phân loại đúng đắn theo các khoản mục trên bản khai tài
chính và thuyết minh rõ rang.
4 . xác minh tính định giá : các khoản mục trên bản khai tài chính phải
được ghi theo đúng giá trị.
5 . Xác minh tính chính xác máy móc : các phép tính phải được thực
hiên chính xác. Các chi tiết trong số dư tài khoản phải thống nhất với số phụ liên
quan và số cái tổng hợp.
6 . Xác minh quyền và nghĩa vụ : mục tiêu này đề cập tới mọi tài sản
phản ánh trên bảng cân đối kế toán đều thuộc quyền sở hửu và quyền sửu dụng
lâu dài của doanh nghiệp và mọi khoản nợ phải trả đều là nghĩa vụ thanh toán
của đơn vị.
1.1.2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến :
Có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả
pháp lý , tư vấn qua xác minh.nếu kết luận thông tin có quá trình phát triển lâu
dài từ chổ chỉ có từ “ xác nhận “ đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn
mực chung thì kết luận về pháp lý hoặc tư vấn củng có quá trình phát triển lâu
dài.
3

Cách thức thực hiện chức năng bày tỏ ý kiến về trách nhiệm và tư vấn củng
rất khác biệt giữa các khách thể kiểm toán và giữa các nước có cơ sở kinh tế và
pháp lý khác nhau.
Ở khu vực công cộng ( bao gồm cả các xí nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp
và các cá nhân hưởng thụ ngân sách nhà nước ) đều đặt dưới sự kiểm soát của
kiểm toán nhà nước. Chức năng xác minh và kết luận về chất lượng thông tin
của kiểm toán được thực hiện thương tự nhau. Tuy nhiên, chức năng “ bày tỏ ý
kiến về pháp lý và tư vấn kiểm toán lại rất khác nhau.
ở mức độ cao là sự phán quyết như các quan tòa. Có thể thấy các tòa thẩm kế
cộng hòa Pháp và các khu vực Châu Âu- Thái Bình Dương chức năng “ bày tỏ ý
kiến” lại được thực hiện bằng phương thức tư vấn
Ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách nhà nước, chức năng
bày tỏ ý kiến này được thức hiên thông qua phương thức tư vấn , chủ yếu đươc
biểu hiện dưới hình thức lời khuyên hoặc các đề án.
1.2. Khái quát chung về Kiểm toán Nhà nước ( KTNN)
1.2.1. Khái niệm
Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm tra, kiểm soát tài chính từ phía Nhà
nước đối với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, công trình xây
dựng cơ bản của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên
doanh thuộc sở hữu Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các chương trình dự án
quốc gia.
1.2.2. Chủ thể kiểm toán
Các kiểm toán viên Nhà nước không bắt buộc phải có bằng CPA, kiểm
toán viên công chức và được phân ngạch theo ngạch của công chức Nhà nước

1.2.3. Mô hình tổ chức bộ máy
Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thông tập hợp các những viên chức nhà
nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công.
4
Trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước có thể độc lập

với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc một phía hành
pháp hoặc lập pháp
+ KTNN độc lập với bộ máy nhà nước : Mô hình này được ứng dụng ở
hầu hết các nước có nền kiểm toán phát triển, có nhà nước pháp quyền được xây
dựng có nề nếp… ( ví dụ như Kiểm toán nhà nước CHLB Đức, tòa thẩm kế của
Cộng hòa Pháp). Nhờ đó kiểm toán phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc
thực hiện chức năng của mình.
+ KTNN trực thuộc cơ quan hành pháp : Mô hình này không hoàn toàn
giống nhau ở các nước . chẳng hạn như ở Trung Quốc kiểm toán nhà nước được
tổ chức thành cơ quan hành chính như một bộ song có quyền kiểm toán các bộ
khác của chính phủ kể cả bộ Tài Chính. Nó giúp chính phủ điều hành nhanh
nhạy quá trính thực hiện ngân sách và các hoạt động khác.
+ KTNN trực thuộc cơ quan lập pháp : Mô hình này được áp dụng ở các
nước như Mỹ , Nga , Thủy Điển. Anh… với mô hình này kiểm toán nhà nước
trợ giúp đắc lực cho nhà nước không chỉ ở kiểm tra thực hiện mà cả trong soạn
thảo và xây dựng các sắc luật cụ thể
Ngoài ra ở một số nước trên thế giới kiểm toán nhà nước được xây dựng theo
mô hình trực thuộc người đứng đầu nhà nươc ( tổng thống ) như ở Hàn Quốc…
1.2.4. Chức năng chủ yếu
Qua trao đổi và học hỏi kinh nghiệm các nước có hoạt động kiểm toán nhà
nước phát triển cho thấy hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước
thường hướng vào :
* kiểm toán tài chính
* Kiểm toán tuân thủ
* Kiểm toán hoạt động
Một trong nhưng hoạt động thường thấy ở tất cả các cơ quan kiểm toán nhà
nước trên thế giới là việc kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn và hợp pháp của
các số liệu , thông tin được thể hiện trong báo cáo tài chính hàng năm của các tổ
chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có cổ
phần nhà nước. Trên cơ sở kết quả của hoạt động kiểm toán, kiểm toán đã ra các

5
ý kiến, kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán, các cơ quan có thẩm quyền trên cơ
sở đó có những biện pháp thích hợp để cải tạo tình hình. Trong xu thế hiện nay
việc kiểm tra của các cơ quan kiểm toán nhà nước ngày càng được mở rộng mà
thể hiện là không chỉ chú trọng đến kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ
mà bên cạnh đó kiểm toán nhà nước thông qua kiểm toán hoạt động đánh giá
tính hiệu lực, hiểu quả kinh tế xã hội, các mặt hoạt động của chủ thể kinh tế
cũng đang là trọng điểm của hoạt động kiểm toán nhà nước .
* Chức năng của cơ quan kiểm toán nhà nước :
Kiểm toán nhà nước phải báo cáo và tư vấn cho quốc hội trong những quyết
định của quốc hội, không những ở chừng mực Quốc Hội là cơ quan giám sát cơ
quan hành pháp mà cả trong việc thực hiện những nhiêm vụ của mình. Với tư
cách là cơ quan ban hành luật ngân sách và các đạo luật chuyên môn có hiệu lực
tài chính
Kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng phòng ngừa và răn đe đối với bộ
máy hành chính nhà nước, chống lại việc sử dụng phung phí và lạm dụng các
phương tiện tài chính của nhà nước.
Kiểm toán nhà nước cần phải thông báo cho công luận về việc sử dụng các
phương tiện tài chính nhà nước của chính phủ và quốc hội.
1.2.5. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1.2.5.1 . nhiệm vụ :
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội,
Chính phủ trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ
kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu.
6
4. Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định

dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết
định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà
nước.
5. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan
khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán
ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều
chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công
trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà
nước.
6. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu
trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân
sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính.
7. Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu
trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
8. Báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm
toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội
đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân
nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 58,
Điều 59 của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
10. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước
có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của
tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
7
11. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin
về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
13. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng,

phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước.
14. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
15. Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; sử
dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 6
của Luật này.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2.5.2. Quyền hạn:
1. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung
cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề
nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề
nghị cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của
Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai
phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục
yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến
nghị.
8
3. Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến
nghị của Kiểm toán Nhà nước.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được
kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai
phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề
nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước.
5. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp
luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
6. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá
nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc

cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán
viên nhà nước.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán
cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm
toán Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận
kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ
chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp.
1.2.6. Đặc trưng của kiểm toán nhà nước
9
+ Khách thể của kiểm toán Nhà nước : các ban Quốc hội, ngành toà án, các
doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cá nhân hoạt
động bằng vốn và kinh phí của Nhà nước.
+ Loại hình chủ yếu của KTNN: Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ.
+ Kiểm toán nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước nên tiến hành kiểm toán
theo kế hoạch và mang tính bắt buộc đối với khách thể của mình.
+ báo cáo kiểm toán của KTN có giá trị pháp lý rất cao.
1.2.7. Quá trình hình thành và phát triển kiểm toán nhà nước của một số nước
trên thế giới
Ở thời kì trung đại , kiểm toán nhà nước đã xuất hiện để đối soát tài sản của
vua chúa.
+ Ở Cộng Hòa Pháp cơ quan kiểm toán quốc gia là Tòa thẩm kế do Napoleon
đệ nhất thành lập từ năm 1807 song mãi đến 1976 mới được đạo luật sữa đổi
ngày 22/6/1976 giao việc đối chiếu các bản khai tài chính và việc quản lý các xí
nghiệp công cộng . Đến 1982 các cơ quan kiểm toán địa phương được thành lập
để kiểm toán ngân sách địa phương, các tổ chức nhà nước , các xí nghiệp sử
dụng vốn nhà nước và giám sát việc quản lý của các chính quyền địa phương.
+ Ở Mỹ , văn phòng Tổng kế toán được thành lập theo luật ngân sách và kế

toán năm 1921 và là một cơ quan không có phe phái trong hệ thống lập pháp của
nhà nước liên bang và thực hiện chức năng kiểm toán cho quốc hội
+ Ở Canada, Văn phòng tổng kế toán được thành lập từ năm 1878 tách biệt
khỏi chính phủ với trách nhiệm lúc đó là kiểm tra các nghiệp vụ đã phát sinh và
cải tiến hay bãi bỏ việc phát hành tín phiếu của chính phủ. Năm 1977 luật qui
định cho tổng kế toán được thông qua . Theo đó phạm vi và trách nhiệm của
tổng kế toán được mở rộng không chỉ được đánh giá tính trung thực , hợp lý của
báo cáo tài chính chính phủ mà còn được phép báo cáo về việc điều hành của
chính phủ
+ Ở Asutralia , cơ quan kiểm toán quốc gia là tổ chưc độc lập với quốc hội và
chính phủ. Với các ban, bộ của chính phủ , cơ quan kiểm toán quốc gia là cơ
quan ngoại kiểm , không có bất kì sự tác động nào của các ban , bộ của chính
phủ đối với việc tổ chức và thức hiện các công việc kiểm toán.
10
11
Phần 2: Thực trạng của kiểm toán nhà nước tại Việt Nam
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán tại Việt Nam
Tại Việt Nam , trong những năm áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
việc xét duyệt các báo cáo quyết toán do các vụ tài chính của sở chủ quản tiến
hành; việc thanh tra về thực hiện chính sách và xét , giải quyết khiếu nại, tố cáo..
do cơ quan thanh tra thực hiện. Từ ngày 11/7/1994, Kiểm toán nhà nước được
chính thức thành lập theo nghị định 70/CP với chức năng “ xác nhận tính đúng
đắn , hợp pháp của tài liệu , số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan
nhà nước , các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp “ ( trích
điều 1 của nghị định 70/CP ). Củng theo nghị định này, “ kiểm toán nhà nước có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm . Qua kiểm toán cung cấp
kết quả cho chính phủ và góp ý kiến với đơn vị được kiểm toán củng cố nền nếp
tài chính kế toán và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vị phạm… “
Ngày 14/6/2005 quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông

qua luật kiểm toán nhà nước, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006 . Luật kiểm toán
nhà nước qui định lại địa vị pháp lý của cơ quan kiểm toán nhà nước là cơ quan
chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do quốc hội thành lập, hoạt
đông độc lập chỉ tuân theo pháp luật ( điều 13 luật kiểm toán nhà nước ) . Luật
kiểm toán nhà nước củng mở rộng nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước so
với nghị định 70/CP.
Sau gần 15 năm thành lập, kiểm toán nhà nước đã vừa ổn định bộ máy tổ
chức, xây dựng các văn bản pháp qui, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ kiểm
toán và thực hiện những cuộc kiểm toán có qui mô lớn góp phần chấn chỉnh
công tác quản lý tài chính kế toán và thu nộp cho ngân quỉ hàng vạn tỉ đồng .
Qua quá trình hoạt động, vị trí của kiểm toán nhà nước ngày càng được củng cố
và tăng cường.
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước tại Việt Nam

2.2.1. Hình thức tổ chức
12

×