Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Vo bai tap co ky thuat 1 chuong1234

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.88 KB, 45 trang )

BÀI TẬP

CƠ KỸ THUẬT 1

Sinh viên:
Mã số SV:
Lớp ho ̣c phầ n: 49A


Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ TĨNH HỌC

DẠNG 1: Tìm véc tơ tổng hoặc các véc tơ thành phần sử dụng quy tắc hình
bình hành (hoặc quy tắc tam giác)
1.1. Xác định độ lớn của hợp lực tác dụng lên mắt của đinh vít và hướng của nó được đo
theo chiều kim đồng hồ từ trục x.

Hình. B1.1

1.2. Xác định độ lớn của hợp lực và hướng của nó được đo theo chiều ngược kim đồng hồ
từ chiều dương của trục x.

Hình. B1.2


1.3. Một tấm chịu tác dụng của hai lực tại A và B như hình vẽ. Nếu   600 , xác định độ
lớn của hợp lực của hai lực này và hướng của nó được đo theo chiều kim đồng hồ từ trục
nằm ngang.

Hình. B1.3



1.4. Nếu hợp lực tác dụng dọc chiều dương của trục u và có độ lớn bằng 5kN, xác định độ
lớn của FB và hướng của nó  .

Hình. B1.4


DẠNG 2: Phân tích véc tơ theo các thành phần vuông góc và cộng các
véctơ sử dụng các thành phần vuông góc
1.5. Cho véc tơ F như hình vẽ có độ lớn 240N.
Hãy phân tích véc tơ F thành ba thành phần vuông góc theo các phương x, y, z và biểu
diễn chúng trên hình vẽ.

Hình. B1.5

1.6. Biết độ lớn của lực Q là 100N.
Hãy phân tích véc tơ Q thành ba thành phần vuông góc theo các phương x, y, z và biểu
diễn chúng trên hình vẽ.

Hình. B1.6


1.7.

Cho cơ hệ như hình bên. Các dây xích được sử dụng để chống cột điện. Biểu diễn

mỗi lực theo các véctơ đơn vị chỉ phương i, j, k. Bỏ qua đường kính của cột.

Hình. B1.7



1.8.

Hãy tính góc  z giữa véc tơ lực F và trục z. Và hãy xác định các thành phần vuông

góc của F. Biết F = 240N.

Hình. B1.8


1.9.

Hãy xác định tổng của hai véc tơ lực trên hình vẽ

Hình. B1.9


1.10. Độ lớn của ba lực là F1 = 1.6kN, F2 = 1.2, F3 = 1.0kN. Hãy tìm tổng của ba véc tơ
đã cho.

Hình. B1.10


Chương 2

CÁC PHÉP TOÁN CƠ BẢN VỚI HỆ LỰC

DẠNG 1: Tìm hợp lực của hệ lực đồng quy hoặc tìm các véc tơ lực thành
phần của hệ lực đồng quy khi biết hợp lực của chúng
2.1. Độ lớn của ba lực tác dụng lên vòng khuyên là T1= 550N, T2 = 200N, và T3 =

750N. Hãy thay thế ba lực trên bằng một lực R tương đương. Thể hiện véc tơ kết quả trên
hình vẽ.

Hình. B2. 1

2.2. Hãy xác định độ lớn của lực P và góc θ để ba lực như trên hình vẽ tương đương với
một véc tơ lực R =85i +20j kN.
ĐS: 109.6(kN), θ = 29.90.

Hình. B2. 2


2.3.

Lực R là hợp lực của các lực P1, P2, P3 tác dụng lên tấm chữ nhật. Hãy xác định độ

lớn P1, P2 nếu R = 40kN và P3 = 20kN.
ĐS: P1 = 62.3(kN), P2 = 44.6(kN).

Hình. B2.3

2.4. Một người tác dụng một lực P có độ lớn 250N lên tay cầm của xe đẩy. Biết rằng
hợp lực của các lực P, Q (phản lực tác dụng lên bánh xe) và W (trọng lượng của xe đẩy)
là R = 50i (N), hãy xác định trọng lượng W.

Hình. B2.4


2.5.


Độ lớn của ba lực tác dụng lên tấm chữ nhật là T1= 100kN, T2 = 80kN, và T3 =

50kN. Hãy thay thế các lực này bằng một lực R tương
đương. Và tìm tọa độ của giao điểm của đường thẳng
chứa R và tấm chữ nhật.
ĐS: R = -24.2i – 24.5j + 205.1k (kN),
x = 0.708(m),
y = 0.716(m)

Hình. B2.5 và B2.6


2.6.

Hãy xác định độ lớn của ba lực T1 ,T2 ,T3 tác dụng lên tấm để chúng tương đương

với một lực R  210k  kN  .


2.7.

Thay thế ba lực căng của dây cáp tác dụng lên cột cờ bằng một lực tương đương.

Cho T1 = 1000N, T2 =2000N, và T3 =1750N.

Hình. B2.7


DẠNG 2: Tìm momen của lực đối với một điểm
2.8 Các dây xích được sử dụng để chống cột điện như hình vẽ. Hãy tính momen của mỗi

lực đối với điểm gốc tọa độ. Bỏ qua đường kính của cột.

Hình. B2.8


2.9 Cho hệ lực tác dụng vào máy khoan như trên hình vẽ. Hãy xác định momen của mỗi
lực đối với điểm O. Biểu diễn kết quả theo các véctơ đơn vị i, j, k.

Hình. B2.9


2.10

Cho lực F = 80N tác động lên điểm C của một ống nước như trên hình. B2.10. Hãy

xác định momen của lực lấy đối với điểm A và điểm B. Biểu diễn kết quả theo các véctơ
đơn vị i, j, k.

Hình. B2.10


2.11

Determine the moments of Q about points O and C.The magnitude of Q is 100N.

Hình. B2.11

2.12

Một cái chìa vặn đai ốc được dùng để vặn chặt một đai ốc trên bánh xe. Hãy xác


định momen của một lực 600N đối với điểm O.

Hình. B2.12


2.13 Hãy xác định độ lớn và dấu của momen của lực 800N đối với điểm A và B.

B
Hình. B2.13

2.14 Find the magnitude and sense of the moment of the 300-N force about points A and
B.

Hình. B2.14


2.15 Biết rằng hai lực P và Q tương đương với một lực duy nhất R đi qua điểm A, hãy
xác định độ lớn P. (Gợi ý: Tổng momen của P và Q đổi với điểm A bằng 0.)

Hình. B2.15

2.16 Hợp lực của các lực trên hình B2.16 có đường tác dụng đi qua A. Hãy xác định
khoảng cách x. (Gợi ý: Tổng momen của các lực đổi với điểm A bằng 0.)

Hình. B2.16


DẠNG 3: Momen của lực đối với một trục
2.17. Hãy xác định momen của lực 400N đối

với các trục sau
a) AB
b) CD
c) BF
d) DH
e) BD.

Hình B2.17

2.18. Tổng momen của ba lực như hình vẽ bằng không đối với các trục a-a và b-b. Hãy
xác định các khoảng cách x0, y0.

Hình B2.18


2.19. The trap door is held open by the rope AB. If the tension in the rope is T = 40N,
determine its moment about the y-axis.

Hình B2.19

2.20. Tổng momen của lực P và lực 20N đối với trục GB bằng không. Hãy xác định độ
lớn của lực P.

Hình B2.20


2.21. Cho lực F tác dụng như hình bên. Hãy xác định momen của lưc F đối với trục y.
Giải bằng cách áp dụng phương pháp vecto và phương pháp hình học.

Hình B2.21



2.22. Momen của lực F đối với trục BC bằng 150N.m. Hãy xác định độ lớn của lực F.

Hình B2.22

2.23 Tính momen của lực P với trục AD sử dụng điểm A là tâm lấy momen , điểm D là
tâm lấy momen .

Hình B2.23


2.24 Lực F  12i -8j  6k được đặt vào bàn kẹp của một cơ cấu như hình vẽ. Xác định
momen của lực đối với trục a và đối với trục z.

Hình B2. 24


2.25 Momen của lực F với trục x là 1080N.m, xác định momen của lực F với trục AB.

Hình B2.25

2.26 Xác định momen của 4 lực tác dụng lên puli đối với trục AB ( điểm A và B là tâm
của các Puli).

Hình B2.26


×