Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.1 KB, 10 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU.
Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển như hiện nay, Việt Nam đang từng
bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây sẽ là một bước
ngoặt quan trọng cho sự phát triển của nước nhà. Còn là một điều kiện rất thuận
lợi cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh và sản xuất, đồng thời có cơ hội tiếp
xúc và học tập những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cùng mô hình tổ chức sản
xuất và phương pháp sản xuất mới, hiện đại trên thế giới. Để có được những
thành công và phát triển lâu dài thì khâu sản xuất hiện đang là một vấn đề nóng
bỏng đang được nhiều cấp lãnh đạo quan tâm nhất. Bởi vì khâu sản xuất nó
mang tính quyết đinh đến sự phát triển và cạnh tranh cũng như sự tồn tại của
doanh nghiệp. Nói cách khác sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì doanh
nghiệp sẽ đứng vững và phát triển trên thị trường, còn hiệu quả thấp thì doanh
nghiệp sẽ bị thất bại và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Vậy cần phải có những biện
pháp sản xuất như thế nào để phù hợp với một doanh nghiệp:
" Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp trong
doanh nghiệp "
Một phương pháp sản xuất khoa học, hợp lý sẽ tạo ra nền móng vững chắc cho
hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thực tế đã chứng minh rằng: với cùng điều kiện
doanh nghiệp nào có bộ máy sản xuất tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn thì kết
quả thu được sẽ cao hơn. Điều đó lại khẳng định lại một lần nữa về tầm quan
trọng của khâu sản xuất trong một doanh nghiệp. Do trình độ và thời gian có hạn
cho nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong nhận được
ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, để bài viết sau của em đạt được kết quả cao
hơn.
1
B. NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT.
1. Loại hình sản xuất là gì ?
Loại hình sản xuất là những công đoạn làm việc, những phương pháp làm việc
khác nhau của một doanh nghiệp. Loại hình sản xuất là quá trình làm việc được


áp dụng trực tiếp vào các doanh nghiệp, làm sao cho quá trình này phù hợp và
thích ứng khâu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đó.
2. Một số loại hình sản xuất trong doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì khâu sản xuất hiên đang còn gặp
nhiêu khó khăn, chính vì thế cẩn phải có đội ngũ cán bộ thực sự có tài để gánh
vác trọng trách của doanh nghiệp mình, họ cần phải biết tìm ra cho mình những
loại hình sản xuất nào để cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình.
Trên thực tế thì có rất nhiều loại hình sản xuất:
2.1 Loại hình sản xuất thủ công :
Đây là một loại hình sản xuất rất phổ biến ở nước ta. Đó là loại hình sản xuất đỏi
hỏi người lao động cần phải khéo léo và có con mắt thẩm mỹ đến sản phẩm của
mình. Loại hình này thường được các nghệ nhân tạo ra với giá trị thẩm mỹ cao
và đầu tư nhiều thời gian vào sản phẩm. Nhưng đây lại là một trong những mặt
hàng mang tính truyền thống. Bởi vì người sản xuất ra sản phẩm đó rất ít, họ
phải trải qua một quá trình học tập và nghiên cứu sáng tạo để sản phẩm được
hoàn thiện. Bù lại sản phẩm mang tính xuất khẩu cao.Loại hình sản xuất thủ
công của các doanh nghiệp hiện đang dần có được sự giúp đỡ của các máy móc
và công nghệ hện đại.
2.2 Loại hình sản xuất dựa trên máy móc:
2
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá như hiện nay, loại hình sản xuất dựa
trên máy móc là một hình thức sản xuất phù hợp vì tốc độ sản xuất của loại hình
này mang lại một hiểu quả đột phá trong nhân loại. Trong các doanh nghiệp thì
nguồn nhân công là không thể thiếu, nhưng các thiết bị máy móc cũng rất quan
trọng. Nếu một doanh nghiệp có sự đầu tư đúng đắn và biết cách xây dựng hệ
thống máy móc một cách quy củ thì hiệu quả sản xuất sẽ rất cao. Máy móc sẽ
ngày dần thay thế con người để tạo ra những sản phẩm mà có lẽ con người
không thể làm được. Để doanh nghiệp bền vững và phát triển thì cần phải nâng
cấp và không ngừng cải tiến hệ thống máy móc. Việc sản xuất sẽ gây ảnh hưởng
và làm hao mòn đến máy móc. Bởi vậy cần phải chú trong và có những phương

pháp cụ thể vào việc điều hành hệ thống sản xuất, để làm sao tiết kiệm được tối
đa thời gian máy chạy.
II/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH
NGHIỆP.
1. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền.
Sản xuất hàng hoá theo dây chuyền là sản xuất liên tục với một tốc độ định
trước .Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ
công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm
nào đó trong quá trình sản xuất .
Mục tiêu hàng đầu của quản lý nguồn nhân lực là giúp công ty lựa chọn số
người phù hợp vào đúng vị trí và đúng thời điểm nhằm hoàn thành các mục tiêu
của công ty.
-Cần phải tuyển dụng công nhân có sức khoẻ có trình độ tay nghề cao đủ
để có thể đứng máy
- Tăng cường tinh thần tập thể. Tạo điều kiện để công nhân có thể trao đổi ý
kiến với nhau, trao đổi ý kiến với giám đốc làm cho công nhân không cảm thấy
cô độc và thấy rằng họ có trách nhiệm với công ty
3
- Khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân công nhân viên
-Mở lớp đào tạo ngắn hạn nhằm tiếp nhận kỹ thuật , công nghệ mới
-Công nhân cần phải có thời gian nghỉ ngơi thích đáng trong ca làm việc
- Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân như chế độ ăn uống , nghỉ ngơi
không gian làm việc và điều kiện sinh hoạt
-Đề bạt tăng lương, nâng bậc thợ đối với những cán bộ và công nhân giỏi
Trong quá trình sản xuất cần phải chú ý và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc
đã đề ra, quản lý chặt chẽ tới khâu sản xuất bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động.
-Bố trí ca kíp hợp lý, phân công thời gian làm việc khác nhau giữa các
mùa, giữa ban ngày và ban đêm trong một ngày
- Trong mỗi ca nên có một trưởng ca và 1 đến 2 thợ chính. Những người
này thường có trình độ tay nghề cao và có trách nhiệm bao quát toàn bộ hoạt

động của dây chuyền
-Thường xuyên tổ chức những buổi họp trong toàn công ty nhằm đánh giá
khen thưởng và rút kinh nghiệm.
-Sau mỗi lần máy tạm dừng hoạt động công nhân phải có trách nhiệm dọn
dẹp nhà xưởng , kho tàng, bảo dưỡng máy móc
-Công nhân phải làm công tác giao ban sau mỗi lần đổi ca và báo cáo tình
trạng máy móc cho ca sau
-Ngoài các điều luật về lao động do Nhà nước ban hành, cần phải có một số
điều luật khác áp dụng cho toàn thể công nhân viên trong công ty
-Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh và phòng chống hoả hoạn, cần sử
dụng nhân viên bảo vệ gác ở tất cả các cổng nhà máy để đảm bảo chỉ những
người có phận sự mới được vào
-Cũng cần những người bảo vệ đi tuần tra trong nhà máy vào những gìơ
không sản xuất nhằm chống trộm cắp và phòng cháy nổ . Một số công ty có
4
nhiều nguy cơ bị cháy đã sử dụng những người phòng cháy chuyên trách và duy
trì những thiết bị cứu hoả riêng của mình
-Trú trọng môi trường xung quanh công ty
-Ưng dụng KHKT vào việc sản xuất kinh doanh
-Rà soát kỹ lưỡng thiết kế và những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để đảm
bảo chắc chắn yêu cầu kinh tế của công việc chế tạo sản phẩm
-Xác định những phương pháp chế tạo nhằm đảm bảo chi phí sản xuất ở
mức tói thiểu
-Lựa chọn hay triển khai và mua sắm tất cả những máy móc , dụng cụ và
những thiết bị cần thiết cho việc chế tạo sản phẩm với chất lượng và tốc độ sản
xuất cần thiết
-Bố trí khu vực sản xuất và các mặt bằng phụ trợ , và lắp đặt các trang thiết
bị sản xuất
-Thiết lập hệ thống kiểm tra vật tư máy móc và nhân lực nhằm đảm bảo
chắc chắn việc sử dụng các trang thiết bị sản xuất có hiệu quả để sản xuất ra sản

phẩm một cách kinh tế
-Tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu( Không một doanh nghiệp nào
thành công nếu không có khách hàng)
- Biết nắm bắt nhu cầu và tìm cách thoả mãn nhu cầu tối đa
-Coi trọng việc sáng tạo cái mới cũng giống như việc tiêu thụ sản phẩm
hoặc dịch vụ trên thị trường
2. Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm.
Sản xuất theo nhóm là một phương pháp làm việc đoàn kết được phân công
theo từng tổ và từng bộ phận khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi mỗi một
nhóm có một chuyên môn khác nhau, một công việc khác nhau. Mỗi một nhóm
thực hiện từng khâu công việc và có quan trong như nhau trong việc hoàn thành
sản phẩm.
5

×