ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6
Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp?
Vai trò của công nghiệp:
-
Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Tạo ra khối lượng của cải vật chất rất lớn.
Trang bị tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành công
nghiệp khác, góp phần phát triển nên kinh tế, nâng cao trình độ văn minh của
toàn xã hội.
Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng
khác nhau, mở rộng danh mục tài nguyên thiên nhiên.
Thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch phát triển giữa
các vùng lãnh thổ.
Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần thông
qua sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Tạo ra nhiều sản phẩn mới → tạo việc làm, mở rộng thị trường, tăng thu
nhập…
Đặc điểm của công nghiệp
a. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn:
Tác động vào đối
tượng lao động.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Nguyên liệu
Chế biến nguyên
liệu
Tư liệu sản xuất và
vật phẩm tiêu dùng
\ Sản xuất bằng máy móc
b.
-
Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ:
Sản xuất công nghiệp ko đòi hỏi không gian rộng lớn.
Tập trung công nhân, máy móc (tư liệu sản xuất) nguyên liệu và sản phẩm.
Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều
lao động và tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và
có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Phân loại: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, chia công
nghiệp thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm A: công nghiệp nặng: sản xuất tư liệu sản xuất.
+ Nhóm B: công nghiệp nhẹ: sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Câu 2: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là:
Vị trí địa lí
- Tự nhiên: lựa chọn địa điểm
- Kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế
- Chính trị: hình thức tổ chức lãnh thổ
Tự nhiên (là điều kiện, tiền đề để phát triển công nghiệp)
Khoáng sản
Khí hậu – nước
Kinh tế - xã hội
- Dân cư – lao động
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật
- Thị trường
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật
- Đường lối chính sách.
Đất, rừng, biển
Câu 3: Thế nào là ngành dịch vụ? Hãy nêu cơ cấu, vai trò, đặc điểm và xu
hướng phát triển của ngành dịch vụ?
Khái niệm: Ngành dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
nhưng làm cho hàng hóa tăng thêm giá trị.
Cơ cấu: gồm 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, …
- Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch,…
- Dịch vụ công: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao,…
Vai trò:
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tạo nhiều việc làm.
- Khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa - lịch sử và
các thành tựu khoa học kĩ thuật.
Đặc điểm và xu hướng phát triển:
- Hiện nay phát triển nhanh.
- Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
- Có sự tách biệt rất lớn về cơ cấu lao động tham gia trong ngành dịch vụ
giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Câu 4: Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới.
- Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP,
ngược lại là các nước đang phát triển.
- Các thành phố cực lớn chính là trung tâm dịch vụ trong nên kinh tế toàn
cầu.
- Ở mỗi nước có thành phố chuyên môn hóa 1 số ngành dịch vụ.
- Các trung tâm dịch vụ thương mại hình thành ở các thành phố.
Câu 5: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự và phân bố các ngành dịch
vụ?
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Nhân tố
- Trình độ phát triển kinh tế
- Năng suất lao động
Quy mô, cơ cấu dân số
Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư
Truyền thống VH, phong tục tập quán
Mức sống và thu nhập thực tế
- Tài nguyên thiên nhiên
- Di sản văn hóa lịch sử
- Cơ sở hạ tầng du lịch
Ảnh hưởng
Đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ
Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ
Mạng lưới ngành dịch vụ
Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ
Sức mua, nhu cầu dịch vụ
Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Câu 6: Hãy nêu vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải.
Vai trò:
- Tham gia cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, giúp cho các quá trình sản
xuất diễn ra liên tục, bình thường.
- Phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân.
- Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương,
giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội những vùng xã hội.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Đặc điểm:
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là chuyên chở người và hàng hóa.
Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự
tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa…
- Chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải:
+ Khối lượng vận chuyển (người và tấn hàng hóa).
+ Khối lượng luân chuyển (người.km và tấn.km).
+ Cự li vận chuyển trung bình (km).
Câu 7: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải.
Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận
tải.
- Điều kiện tư nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các
công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi phải làm các công trình chống lở đất
gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ, hoặc phải làm các đường hầm
xuyên núi, các cầu vượt khe sâu…
- Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện
giao thông vận tải.
Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân quyết định sự phát
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
triển, phân bố, sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
Ví dụ: Trước hết, các ngành kinh tế khác đều là các khách hàng của ngành giao
thông vận tải. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc
hơn nhiều so với ở vùng mới khai thác. Các vùng tập trung công nghiệp đều
phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô tô hạng nặng. Mỗi loại hàng hoá
cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng về phương tiện vận tải. Sự phân bố các cơ
sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này sẽ quy định việc tổ chức
vận tải của từng loại phương tiện.
- Sự phân bố dân cư, đặc biệt là các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh
hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
Câu 8: Nêu tác động của các ngành kinh tế đến ngành GTVT
Khách hàng
- Yêu cầu về khối lượng vận tải
- Yêu cầu về cự li, thời gian giao nhận…
- Yêu cầu về tốc độ vận chuyển, các yêu cầu khác
Lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển
Trang bị cơ sở vật chất
-
Đường sá, cầu cống
Các phương tiện vận tải
Sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải
Câu 9: Dựa vào sơ đồ,và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của công
nghiệp tới sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành
GTVT .
Các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá tổ chức lãnh thổ công
nghiệp đã ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên liệu, sản phẩm; việc
mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm.
Điều đó đã làm:
- Tăng khối lượng vận chuyển.
- Tăng khối lượng luân chuyển.
- Tăng cự li vận chuyển
Câu 10: Mạng lưới sông ngòi dày đặc ảnh ưởng như thế nào đến ngành giao
thông vận tải?
Thuận lợi
Với hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc là điều kiện thuận lợi để nước ta
phát triển mạnh giao thông đường thủy. Thúc đẩy trao đổi hàng hóa, thúc đẩy
thương mại phát triển.
Một số sông lớn là địa điểm xây dựng cảng sông với quy mô nhỏ.
Khó khăn
Hệ thống sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ ngắn dốc nên khó khăn cho việc đi lại
và phát triển giao thông một cách toàn diện.
Ở nước ta, mực nước lên xuống theo mùa chính vì vậy cũng rất khó khăn khi mùa
nước cạn.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 11: Khái niệm về thị trường, hàng hóa, vật ngang giá.
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Hàng hóa là vật được đem ra mua bán trên thị trường. Có 2 thuộc tính: giá
trị trao đổi và giá trị sử dụng.
- Vật ngang giá là thước đo giá trị của hàng hóa. Vật ngang giá hiện tại là
tiền, vàng
Câu 12: Vai trò của ngành thương mại? Thương mại có mấy ngành lớn?
Vai trò:
- Thương mại là khâu nối liền sản xuất vs tiêu dùng thông qua việc luân
chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.
- Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng.
- Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.
Phân loại: có 2 ngành lớn:
- Nội thương: trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong 1 quốc gia.
- Ngoại thương: trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
Câu 13: Trình bày cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu.
Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu (XK) và nhập khẩu
(NK).
Nếu
Giá trị XK > giá trị NK xuất siêu
Giá trị XK < giá trị NK nhập siêu
Giá trị XK = giá trị NK cân đối
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
- Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia làm 2 nhóm: nguyên liệu chưa qua chế
biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
- Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất
(nguyên liệu, máy móc, …) và sản phẩm tiêu dùng.
- Ngoài ra còn xuất khẩu các dịch vụ thương mại.
Cơ cấu hàng xuất khẩu:
- Các nước đang phát triển:
+ Xuất: sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản, nguyên liệu và khoáng
sản.
+ Nhập: sản phẩm của CNO chế biến, máy công cụ, lương thực,
thực phẩm.
- Các nước phát triển : ngược lại.
Câu 14: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới:
- Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là xu thế quan trọng nhất.
- Câu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán trong nộ vùng và trên thế
giới đều lớn.
- Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục trong những năm qua.
- Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Nhật Bản và Tây Âu.
- Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất, nhập
khẩu → ngoại tệ mạnh.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
-------------------------------------------------DẠNG 1: BIỂU ĐỒ TRÒN
Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát (tỉ trọng) lớn nhất là cái nào,
nhì là, ba là… Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau
bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào?
- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay
không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba… của các yếu tố trong từng năm, nếu giống
nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha…)
thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ 2 hình tròn trở lên
chúng ta cần tính bán kính của hình tròn.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu LĐ phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
Năm 1999, ở nước ta:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.
- Dịch vụ đứng thứ hai với 25%.
- Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công
nghiệp và gấp 2,5 lần dịch vụ.
- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp,
dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải
qua chiến tranh kéo dài.
Ví dụ 2:Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %)
a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước
ta.
b) Nhận xét
=>> Vẽ 2 biểu đồ tròn
Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự
chuyển dịch:
+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).
+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là
nông lâm ngư nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.
- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hóa.
DẠNG 2: BIỂU ĐỒ MIỀN
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
-
Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số
liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm
như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C
(mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay
không?
- Tổng kết và giải thích.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đb S, Hồng
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng
chậm, nông nghiệp giảm nhanh.
o Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch:
- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.
- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.
- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.
o Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai,
công nghiệp đứng thứ 3.
Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và
công nghiệp đứng thứ 3.
Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua
dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho
thấy con đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nói chung và của đồng bằng
sông Hồng nói riêng.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí