Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.57 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUỐC THÁI

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TỪ THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUỐC THÁI

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TỪ THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

HÀ NỘI - 2017
HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÊN TÁC GIẢ

NGUYỄN QUỐC THÁI


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ ............................................................ 7
1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ............................. 7
1.2. Những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ......................12
Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TỪ THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM..................................................................... 32
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế ................................................................................................................... 32
2.2. Thực tiễn giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam ................................................................................................ 54
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO

KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY .............................................................................................................................. 64
3.1. Những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .................................................................................64
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế .................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống pháp luật thương mại của mỗi nước cũng như trong các điều
ước, tập quán quốc tế về thương mại, chế định hợp đồng mua bán hàng hoá có vị trí
quan trọng. Đây là công cụ pháp lý bảo đảm có hiệu quả quyền lợi của các bên, là
cơ sở cho việc giải quyết những bất đồng phát sinh khi thực hiện hợp đồng.
Để bảo đảm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã chủ động xây dựng và
ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thương mại, dân sự, kinh
tế có yếu tố nước ngoài. Nhà nước ta cũng tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế về
kinh tế, thương mại... với nhiều tổ chức quốc tế và với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các
quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân
nước ngoài vẫn còn là lĩnh vực phức tạp và mới mẻ cả về phương diện lập pháp và áp
dụng trong thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu. Nhiều quy định của pháp luật về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài vẫn chưa tạo ra cơ
sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập quan hệ mua bán hàng hoá với nước ngoài,
chưa thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập. Những bất cập này cần phải được loại bỏ để
phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với
thương nhân nước ngoài trong giai đoạn mới, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế

quốc tế.
Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước nói chung và của Việt Nam nói
riêng, chúng ta ngày càng nhận ra vai trò to lớn của pháp luật về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, đặc biệt từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt
Nam trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về
mặt lý luận các vấn đề liên quan đến việc giao kết loại hợp đồng này để trên cơ sở đó
đánh giá thực trạng và xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá mua bán hàng hoá quốc tế, đặc biệt từ thực tiễn
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề có ý

1


nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Điều này không chỉ góp phần điều chỉnh có hiệu quả
về mặt pháp lý đối với hoạt động thương mại mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam nói chung.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận
văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá là bộ phận pháp luật có vị trí quan
trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hoá chỉ thực sự được định hình với các quy định của Pháp lệnh Hợp
đồng kinh tế năm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật
Thương mại năm 1997. Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng
hoá nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nói riêng
đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân
tích, luận giải và đưa ra những kiến nghị.
Về quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hoá
với thương nhân nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là

Giáo trình Luật Thương mại, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005); Giáo trình Luật
Thương mại quốc tế của Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân (Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội, Hà Nội, 2002), cuốn sách “Làm thế nào để tránh rủi ro pháp lý khi
mua bán” (Nhà xuất bản Pháp lý Hà Nội, 2003). Những nghiên cứu trong các công
trình này đã đưa ra quan niệm và xác định tương đối rõ các tiêu chí của hợp đồng
mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.
Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng cũng được đề cập trong nhiều
công trình, trong đó nổi bật là các công trình như “Xuất khẩu và hợp đồng xuất
khẩu”, (Nhà xuất bản Trẻ năm 1999), “International Business Contract” (Nhà xuất
bản Thống kê năm 1997),

“California’s Approach to Choice of Law in the

Absence of an Effective Choice by the Parties” được xuất bản bởi Nevada
Corporate Planners (Las Vegas, Hoa Kỳ), “Preparing the contract” được xuất bản

2


bởi Trung tâm Thương mại Quốc tế (Thuỵ Sĩ)... Nhìn chung, các công trình này đều
thống nhất về cách thức lựa chọn luật áp dụng là lựa chọn hệ thống pháp luật của một
nước, một khu vực, một điều ước quốc tế, thậm chí là một nguyên tắc hoặc tập quán
quốc tế. Cách lựa chọn luật phổ biến được chỉ ra là lựa chọn pháp luật của một nước
làm luật điều chỉnh hợp đồng.
Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân
nước ngoài, nhiều nhà khoa học như PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, PGS.TS. Phạm Duy
Nghĩa... trong các Giáo trình Luật Thương mại và Giáo trình Tư pháp quốc tế nêu
trên đã nêu bật các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương
nhân nước ngoài. Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chỉ ra rằng,

pháp luật mỗi nước có những quy định khác nhau về các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng và khi giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng,
pháp luật nước ngoài áp dụng luật riêng biệt của hợp đồng.
Về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân
nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là cuốn sách
‘International Business Law’ tại Nhà xuất bản Prentice Hall (Hoa Kỳ) năm 1993 và
Giáo trình Luật Thương mại của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội năm 2002...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề này đều quan niệm quá trình giao
kết phải trải qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng. Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận một số chủ đề riêng biệt liên quan
đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, ví dụ
PGS.TS Trần Đình Hảo đề cập đến thương nhân trong thương luật Mỹ, PGS.TS
Phạm Hữu Nghị đề cập tới pháp luật xuất, nhập khẩu của Mỹ trong cuốn sách:
‘‘Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ’’ tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội
năm 2002 do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, PGS.TS Nguyễn Như Phát,
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã đề cập đến Điều kiện chung về mua bán hàng hoá
trong Giáo trình Luật Thương mại của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội và trên
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, GS.TS Lê Hồng Hạnh đề cập đến khái niệm
thương mại trong pháp luật Việt Nam trên Tạp chí Luật học, PGS.TS Dương Đăng
Huệ bàn về vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trên Tạp chí Nhà

3


nước và Pháp luật, TS. Nông Quốc Bình đề cập tới nguyên tắc trung thực trong
thương mại trên Tạp chí Luật học...
Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên
cao học luật đã tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân
nước ngoài như luận án của Lê Hoàng Oanh: “Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng
hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, các luận văn của Thái Tăng

Bang: “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá”, Vũ
Tiến Đức: “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá”... Những
công trình này đã tiếp cận ở các góc độ khác nhau như thực trạng pháp luật về thương
mại hàng hoá, nguồn luật điều chỉnh, xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá với
thương nhân nước ngoài... Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến giao kết hợp
đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài chưa được các công trình nêu
trên khai thác như quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng… đặc biệt từ thực tiễn hoạt động của Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; thực trạng và
thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, để từ đó đề xuất những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nhằm
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được
xác định cụ thể gồm:
+ Nghiên cứu để làm rõ hơn những vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở chỉ rõ những điểm tương
đồng và khác biệt giữa vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và hợp
đồng mua bán hàng hoá trong nước.

4


+ Phân tích một cách toàn diện hơn thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật
Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, từ thực tiễn Tập đoàn
công nghiệp cao su Việt Nam từ đó đưa ra những kết luận về thực trạng nội dung

điều chỉnh và những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề đó.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tư liệu về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và các quy định của pháp luật Việt Nam
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu
của luận án còn có các văn kiện của Đảng, Nhà nước liên quan đến xây dựng pháp
luật thương mại Việt Nam, các báo cáo tổng kết hoạt động thực tiễn của các cơ quan
chức năng có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế.
+ Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về giao
kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế từ thực tiễn của Tập đoàn công nghiệp cao
su Việt Nam mà không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, không nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng trong giao
dịch thương mại điện tử.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới,
luận án tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh đặc biệt là phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp này
được vận dụng trong nhiều phần khác nhau của luận án như phân tích làm rõ sự
khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, về khung pháp luật đối với
quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài
ra, luận án còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp
luật và thông lệ quốc tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với tính đặc thù của
pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam do các điều

5



kiện kinh tế, lịch sử cụ thể chi phối. Luận án cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và
thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thêm những luận cứ khoa
học về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật Việt Nam dựa trên
cơ sở chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa vấn đề giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.
Kết quả nghiên cứu của luận ăn cũng có thể là tư liệu tham khảo có giá trị
trong quá trình nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, là tư liệu cho công tác thực tiễn và giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo về pháp luật và kinh tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
thực hiện theo cơ cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế từ thực tiễn Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam hiện nay

6


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×