VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THANH TÙNG
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN
CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi. Các thông tin, số liệu, các luận điểm kế
thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực.
HỌC VIÊN
Trịnh Thanh Tùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ
TÀI SẢN TRONG THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ..................................... 7
1.1. Khái quát về hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ............ 7
1.2. Bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án về giải quyết tranh chấp hoạt
động tín dụng ngân hàng................................................................................... 14
1.3. Khái quát về pháp luật điều chỉnh việc bán đấu giá tài sản trong thi hành án
các bản án về giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng ................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN GIÁ TÀI SẢN TRONG
THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN ......................................................................................... 31
2.1. Quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án giải
quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng ........................................... 31
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án
giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên ................................................................................................................... 52
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ
TÀI SẢN TRONG THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN .................................................................................................... 64
3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản trong
thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng ...... 64
3.2. Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bán
đấu giá tài sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín
dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ..................................................... 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 73
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tài sản đóng vai trò khá quan
trọng, tài sản được xem là trung tâm cho các quan hệ xã hội, cũng như là
trung tâm của quan hệ pháp luật. Thấy được tầm quan trọng to lớn của tài sản,
đồng thời để quản lý một cách chặt chẽ, có hiệu quả tài sản thì điều kiện tiên
quyết là tài sản khi quản lý, sử dụng cần một hành lang pháp lý đầy đủ điều
tiết nó. Nhằm mục đích phát huy tính chủ động của mọi tổ chức, cá nhân
trong quá trình xử lý tài sản thì điều kiện tiên quyết là cần có những quy định
chặt chẽ trong quá trình bán đấu giá tài sản nói chung và quy trình bán đấu giá
trong thi hành án các bản án về giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng
ngân hàng nói riêng. Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản cơng khai, có
từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục được pháp
luật quy định. Tài sản đấu giá là động sản, bất động sản và các quyền tài sản
được phép giao dịch theo quy định của pháp luật. Người có tài sản bán đấu
giá là chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán tài
sản hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định
của pháp luật. Người tham gia bán đấu giá tài sản là cá nhân, tổ chức được
phép tham gia đấu giá để mua tài sản bán đấu giá theo quy định của Nghị định
về bán đấu giá tài sản. Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá
cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm và được coi là đã chấp nhận giao kết
hợp đồng mua bán tài sản.
Pháp luật về bán đấu giá tài sản là toàn bộ những quy phạm pháp luật
điều chỉnh lĩnh vực bán đấu giá tài sản bao gồm những quy định về nguyên
tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước
đối với hoạt động bán đấu giá tài sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban hành. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý Việt Nam, nội dung bán đấu giá
1
tài sản vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ
thống và tồn diện. Chẳng hạn, dưới góc độ khoa học, hàng loạt vấn đề cần
được làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất và đầy đủ như lịch sử, khái
niệm, bản chất pháp lý và các loại tài sản bán đấu giá, lịch sử phát triển của
các quy phạm về lĩnh vực này, tìm hiểu pháp luật các nước có quy định về
bán đấu giá tài sản hay việc tổng kết và đánh giá thực tiễn áp dụng những quy
định về bán đấu giá tài sản, các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng...
Bên cạnh đó, thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng
tín dụng trong thi hành án dân sự tại Tòa cũng đang trở lên phổ biến. Theo
thống kê, số lượng tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn
hiện nay cịn khá cao so với các loại tranh chấp hợp đồng khác được giải
quyết tại tòa án. Từ năm 2013 đến tháng 6/2016, tổng số thụ lý tranh chấp
hợp đồng tín dụng trên tổng số án kinh doanh, thương mại là 420/862 chiếm
48,7%, tổng số giải quyết án tranh chấp hợp đồng tín dụng trên tổng số tranh
chấp kinh doanh thương mại là 308/736 chiếm 41,8%. Trong số các tranh
chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết. Sự gia tăng
này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay.
Mặc dù hiện nay, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý cho bán đấu giá
tài sản như: Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài
sản, Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005 hướng dẫn một số quy định
của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước; Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/1/2013 Quy
2
định về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày
18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TTNHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nghị định
số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 thay thế Nghị định số 05/2005/2005/NĐCP có hiệu lực tử ngày 01/7/2010, Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14,
Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.
Để giải quyết bài toán cả lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài sản đặc
biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bán đấu
giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động
tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài Luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một số cơng trình nghiên cứu về bán đấu giá tài sản như: Tác giả Đỗ
Khắc Trung (2007), “Bán đấu giá tài sản - thực trạng và hướng hồn thiện”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2007; Tác giả Nguyễn Mạnh Cường
(2008), “So sánh đấu giá hàng hóa trong luật Thương mại với đấu giá tài sản
trong Luật Dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2008; Tác giả Đặng
Thị Bích Liễu (2012), “Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ Luật học; Bộ Tư pháp - Vụ Bổ trợ Tư pháp: Các quy định
nước ngoài về bán đấu giá tài sản, Luật về bán đấu giá tài sản của Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa, (Tài liệu dịch tham khảo) tháng 7, 2004. Tác giả Bùi
Thị Thu Hiền (2014), Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp
3
luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội; Tác giả Hồ Thị Quyên (2016), Thực tiễn giải quyết tranhh chấp hợp
đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Cao Trí (2016), Pháp luật về quản lý bán đấu giá
tài sản từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc
gia.
Từ thực tế nghiên cứu, các cơng trình khoa học đã chỉ ra rằng một số
vấn đề pháp lý về bán đấu giá tài sản ở nước ta hiện nay vẫn chưa được lý giải
một cách có hệ thống, khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bán đấu giá
tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín
dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đế bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự
- Nghiên cứu thực trạng bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án
giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên.
- Đề xuất hương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá
tài sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng
ngân hàng; phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về
hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hiện
hành về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự; đồng thời, đánh giá thực
trạng hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết
tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích pháp luật hiện hành và đánh giá thực
trạng việc bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh
chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong 03
năm (từ năm 2014 đến 2016).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa
duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh, diễn dịch và quy nạp. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử
dụng ở cả 03 chương để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, cũng như đánh giá
thực trạng và đề xuất phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
liên quan đến bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh
chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Phương
pháp thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương 2, nhằm đánh giá
đúng và đầy đủ thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài
sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng
ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cả về những kết quả đạt được, những
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong hoạt động này.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu lý luận một cách toàn diện về bán đấu giá tài sản
trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân
hàng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản
trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản trong thi hành án các
bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng; làm tài liệu
nghiên cứu cho tất cả những ai quan tâm, muốn tìm hiểu về vấn đề pháp luật
này…
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật bán đấu giá tài sản trong
thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành
các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn
áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án
giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
TRONG THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát về hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự
1.1.1.1. Khái niệm
Để tìm hiểu khái niệm về hoạt động bán đấu giá trong thi hành án dân
sự trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về bán đấu giá tài sản.
Từ trước đến nay người ta vẫn hiểu bán đấu giá tài sản là việc bán tài
sản công khai mà cóa nhiều người cùng muốn mua một tài sản,mỗi người sẽ
trả một giá theo nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của mình, người trả giá
cao nhất phù hợp với yêu cầu của người bán sẽ được mua tài sản.
Tuy nhiên, xét trên phương diện lý luận thì có khá nhiều khái niệm khái
nhau về bán đấu giá tài sản như:
Theo như Luật về bán đấu giá tài sản của Trung Quốc “bán đấu giá là
hình thức bán và mua tài sản cơng khai, theo đó các tài sản và quyền tài sản
được bán cho người trả giá cao nhất” [38].
Tại Mỹ theo như đạo luật Floriada cho “Bán đấu giá tuyệt đối" là cuộc
bán đấu giá không yêu cầu giá khởi điểm tối thiểu mà hàng hoá sẽ được bán
cho người trả giá cao nhất [38].
Tựu chung lại các khái niệm ở trên thì việc bán đấu giá sẽ thành công
khi giá được trả cho tài sản bán đấu giá là cao nhất.
Cịn ở Việt Nam thì theo Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày
17/11/2016 quy định: Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người
trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc: Tuân thủ quy định của pháp luật;
7
bảo đảm tính độc lập, trung thực, cơng khai, minh bạch, cơng bằng, khách
quan; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham
gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu
giá tài sản, đấu giá viên; Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ
trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện; trình tự và thủ
tục được quy định tại Luật này [35].
Tóm lại trong luận văn này tác giả cho rằng: Bán đấu giá tài sản trong
thi hành án dân sự là hình thức mua bán đặc biệt, công khai đối với tài sản bị
kê biên để thi hành án, theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định, người mua trả giá dựa trên khởi điểm do cơ quan thi hành án xác định,
người nào trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản đấu giá
Phương thức đấu giá có 02 phương thức gồm: Phương thức trả giá lên
và phương thức đặt giá xuống.
Phương thức trả giá lên là phương thức đấu giá, theo đó người tham gia
đấu giá trả giá từ thấp lên cao cho đến khi xác định được người trả giá cao
nhất so với giá khởi điểm.
Phương thức đặt giá xuống là phương thức đấu giá, theo đó đấu giá
viên đặt giá từ cao xuống thấp cho đến khi xác định được người chấp nhận
mức giá do đấu giá viên đưa ra.
Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
+ Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp
luật;
+ Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
8
+ Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung
quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ
quốc gia;
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp;
+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy
định của pháp luật về phá sản;
+ Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng
đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết
cấu hạ tầng giao thơng đường bộ;
+ Tài sản là quyền khai thác khống sản theo quy định của pháp luật về
khoáng sản;
+ Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp
luật về tần số vô tuyến điện;
+ Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức
mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ
xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán
thơng qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản số
01/2016/QH14.
9
Ở Việt Nam các loại tài sản không được bán đấu giá hoặc đấu giá hạn
chế thì được quy định trong các luật chuyên ngành như các loại ma túy theo
quy định của Luật Phòng chống ma túy năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm
2008; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008…
Bán đấu giá sản là một hình thức mua bán tài sản cơng khai theo trình
tự thủ tục do pháp luật quy định, giữa tổ chức bán đấu giá và những người
tham gia. Người trả giá cao nhất không thấp hơn giá khởi điểm sẽ được mua
tài sản, tổ chức bán đấu giá có nghĩa vụ làm các thủ tục chuyển giao tài sản và
quyền sở hữu tài sản cho người được mua tài sản. Qua bán đấu giá tài sản,
quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách cao nhất có thể, còn
người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp, các quyền lợi của người
mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng một cách nhanh chóng. Có
thẻ thấy pháp luật về bán đấu giá tài sản là phương tiện tạo khung pháp lý cho
tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản. Do đó, các quy định pháp luật liên
quan đến lĩnh vực bán đấu giá tài sản càng đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, minh bạch
thì hoạt động bán đấu giá tài sản càng đạt kết quả cao, công tác quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực này ngày càng được chặt chẽ.
Việc bán đấu giá trong thi hành án dân sự tương đối khác so với bán
đấu giá các tài sản thông thường. Trước khi tổ chức bán đấu giá, tài sản bán
đấu giá được chuyển giao giữa tổ chức thực hiện bán đấu giá với cơ quan thi
hành án dân sự; ở đây cơ quan thi hành án dân sự mà đại diện là chấp hành
viên kê biên tài sản, định giá tài sản tiến hành thủ tục định giá tài sản, ký hết
hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản… Sau khi kết thúc việc bán đấu giá tài
sản thì cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục bàn giao, thanh tốn chi phí bán
đấu giá, phối hợp làm thủ tục trong chuyển quyền sở hữu tài sản cho người
mua được tài sản bán đấu giá. Do đó, bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân
sự là hình thức mua đối với tài sản bị kê biên để thi hành án, theo nguyên tắc
10
và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê
biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức
bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá
trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành
viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do
đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự khơng thoả thuận được thì Chấp
hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá
tài sản. Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải
được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể
từ ngày ký hợp đồng.
1.1.1.2. Đặc điểm
a) Việc bán đấu giá trong thi hành án dân sự có sự tham gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
Trong thi hành án dân sự, việc bán đấu giá tài sản có sự tham gia của
người bị thi hành án tức là người có tài sản bị đem bán đấu giá, tổ chức làm
dịch vụ đấu giá và sự tham gia của Cơ quan thi hành án dân sự. Ở đây, Chấp
hành viên sẽ quyết định lựa chọn tổ chức làm dịch vụ đấu giá tài sản, tiến
hành ký các hợp đồng có liên quan đến đấu giá tài sản trong thi hành án. Bên
cạnh đó, một số tỉnh thành phó chưa có tổ chức bán đấu giá thì Chấp hành
viên đứng ra bán đấu giá tài sản phải thi hành án tại địa phương đó; mặt khác
cũng có trường hợp tài tổ chức làm dịch vụ đấu giá tài sản không đồng ý hợp
đồng đấu giá tài sản thì Chấp hành viên cũng tự tiến hành đấu giá tài sản phải
thi hành án dân sự. Chấp hành viên được xem là đại diện cho cơ quan thi hành
án tham gia vào hoạt động đấu giá thi hành án dân sự
b) Việc bán đấu giá trong thi hành án dân sự mang tính cưỡng chế
11
Khi tham gia bán đấu giá, người phải thi hành án thơng thường có tâm
lý khơng muốn mất đi tài sản đang sở hữu của mình, việc phải chấp hành
phán quyết của Tịa hầu hết đều khơng như mong muốn của người phải thi
hành án. Do đó, để họ chấp hành những phán quyết của Tịa án khá khó khăn,
họ sẽ có những động thái cản trở nhất định làm cho quá trình đấu giá tài sản
thi hành án diễn ra khó khăn hơn rất nhiều từ việc khơng bàn giao tài sản phải
thi hành án, đến bàn giao quyền sở hữu và sử dụng cho người mua tài sản đấu
giá. Hầu hết các bản án muốn được thực thi nghiêm túc, tài sản thi hành án
muốn được bán đấu giá đúng luật đều phải cưỡng chế người phải thi hành án
c) Phương thức và hình thức bán đấu giá trong thi hành án dân sự
Phương thức bán đấu giá trong thi hành án dân sự gồm 02 phương thức
là phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống.
Phương thức trả giá lên là phương thức đấu giá, theo đó người tham gia
đấu giá trả giá từ thấp lên cao cho đến khi xác định được người trả giá cao
nhất so với giá khởi điểm. Phương thức này được áp dụng phổ biến nhất trong
các cuộc đấu giá vì nó có lợi cho cả bên mua và bên bán do bên mua được
chủ động đề xướng giá đặt mua nên quan hệ mua bán mang tính tự nguyện rất
cao; bên bán thường được lợi về giá cả vì ln có sự trả giá cao hơn giá khởi
điểm mà mình đưa ra.
Phương thức đặt giá xuống là phương thức đấu giá, theo đó đấu giá
viên đặt giá từ cao xuống thấp cho đến khi xác định được người chấp nhận
mức giá do đấu giá viên đưa ra. Hiện nay, phương thức này vẫn được áp dụng
tuy nhiên không thực sự hấp dẫn người mua tài sản đấu giá, tính tự nguyện và
chủ động của bên mua tài sản đấu giá bị giảm đi đáng kể.
Hình thức đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự gồm: Đấu giá trực
tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu
giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; đấu giá trực tuyến
12
Bán đấu giá tài sản được tổ chức bán công khai, có nhiều người tham
gia trả giá để cho những người có nhu cầu có thể tham gia đấu giá để mua tài
sản. Pháp luật dân sự quy định đấu giá là hình thức cơng khai lựa chọn người
mua nên mọi vấn đề có liên quan đến cuộc bán đấu giá và những thông tin về
tài sản, bán đấu giá phải được công khai cho tất cả những người muốn mua
biết bằng hình thức: niêm yết, thơng báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản; công
khai về thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá; tên loại tài sản bán đấu giá;
số lượng, chất lượng, giá khởi điểm; địa điểm trưng bày, các hồ sơ tài liệu liên
quan đến tài sản; công khai họ tên người bán hàng, tên tổ chức bán đấu giá và
cá nhân, tổ chức đăng kí mua và tại phiên đấu giá, người điều hành bán đấu
giá phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất
của mỗi lần trả giá...
Thực tiễn cho thấy thì việc bán đấu giá tài sản thi hành án hầu hết thực
hiện duy nhất bằng hình thức cơng khai, trực tiếpbằng lời nói tại cuộc đấu giá,
điều này sẽ đảm bảo tính an toàn và tránh rủi ro so với Đấu giá bằng bỏ phiếu
trực tiếp tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp. Ngồi ra, hình
thức đấu giá trực tuyến hầu như chưa được áp dụng.
d) Tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự
Tài sản được đem ra bán đấu giá thường có giá trị tương đương hoặc
lớn hơn với giá trị phải thi hành theo phán quyết của Tòa án bản án, ở đây tài
sản được bán đấu giá được xác định rõ ràng, không phải là tài sản bất kỳ
thuộc sở hữu của người phải thi hành án
Bên cạnh đó tài sản đem đi bán đấu giá theo phán quyết của Tòa án
nhất thiết phải được xác định giá trị một cách rõ ràng, dễ dàng, để làm cơ sở
cho việc thi hành án một cách chuẩn xác; một khi tài sản không được xác định
rõ ràng về mặt giá trị thì khơng được sử dụng làm tài sản thi hành án
13
1.2. Bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án về giải quyết tranh
chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
1.2.1. Bản chất của bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án về giải
quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
Bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án về giải quyết tranh chấp
hoạt động tín dụng ngân hàng là hình thức mua bán đặc biệt, công khai đối
với tài sản bị kê biên để thi hành án, theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định, người mua trả giá dựa trên khởi điểm do cơ quan thi hành
án xác định, người nào trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản đấu giá ;à
kết quả tranh chấp của một bên chủ thể là các tổ chức tín dụng ngân hàng và
một bên là các tổ chức cá nhân.
- Việc thi hành các bản án về tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
liên quan đến các hợp đồng tín dụng ngân hàng giữa một bên là ngân hàng và
một bên là đối tượng vay vốn (Cá nhân, doanh nghiệp,...).
- Các hợp đồng tranh chấp này thông thường có giá trị lớn, tính chất và
nội dung của các hợp đồng này tương đối phức tạp nên đã gây ra khơng ít khó
khăn cho cơng tác thi hành án.
- Người bán tài sản trong thi hành án các bản án về giải quyết tranh
chấp hoat động tín dụng ngân hàng là các tổ chức, cá nhân vay vốn của ngân
hàng nhưng không trả được nợ gốc và (hoặc) nợ lãi bị ngân hàng khởi kiện ra
tòa và phải thực thi phán quyết của tòa bằng cách đem tài sản đảm bảo cho
khoản vay đi bán đấu giá dưới sự giám sát của cơ quan thi hành án; việc mang
tài sản đang sở hữu của mình đi bán đấu giá thường mang tính cưỡng chế bắt
buộc, khơng theo ý muốn chủ quan của người thi hành án do đó thơng thường
thì họ chây ì, khơng hợp tác, gây khó khăn cho việc xử lý tài sản đã thế chấp.
Một số biểu hiện ra bên ngoài của người phải thi hành án (đối tượng vay vốn
ngân hàng) là: Không nhận quyết định thi hành án, không cho tiến hành kê
14
biên tài sản, gây khó khăn cho việc định giá tài sản bán đấu giá, bỏ trốn cùng
với tài sản bán đấu giá... Ngoài ra, người phải thi hành án cũng lợi dụng khe
hở của pháp luật để tiến hành Làm đơn khiếu nại có tranh chấp đối với nhà
đất đã được bán đấu giá, từ đó mà tài sản khi đã đưa ra bán đấu giá tài sản vẫn
coi là bị tranh chấp; nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các văn bản
pháp luật khơng có quy định cụ thể và các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước về đất đai cũng khơng có cơ sở, căn cứ nào để xác định cụ thể trường
hợp nào thì được coi là có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó,
nhằm trì hỗn việc phải thi hành án, đối tượng vay vốn cịn cố tình thực hiện
các biện pháp khiếu nại vượt cấp, tồn tại rất nhiều trường hợp người phải thi
hành án nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến các cấp mặc dù qua nhiều lần giải
quyết đúng pháp luật bản án vẫn được giữ nguyên, đây được xem là hình thức
chống đối nhằm mục đích kéo dài thời gian thi hành án, khiến cho việc thực
thi các kết luận của Tịa án khơng hiệu quả.
- Việc đấu giá thành công tài sản đảm bảo trong thi hành án cũng thông
thường đạt tỷ lệ thấp mà nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ tâm lý của
người mua tài sản đấu giá, người mua tài sản thường có tâm lý e ngại khi mua
tài sản bán đấu giá thi hành án của các bản nói chung và các bản án tranh chấp
hoạt động tín dụng nói riêng, họ cho rằng việc tiếp tục sở hữu một tài sản phải
đem bán đấu giá sẽ gặp những điều không may mắn trong công việc, làm ăn
sau này; ngồi ra chính sự bất hợp tác của người phải thi hành án trong công
cuộc bàn giao tài sản đấu giá, cũng như chuyển nhượng giấy tờ sở hữu hợp
pháp của tài sản đấu giá sau khi đấu giá thành công cũng khiến người mua tài
sản đấu giá rất e ngại khi mua tài sản bán đấu giá; tài sản đấu giá phải giảm
giá nhiều lần cũng như đem ra bán đấu giá khá nhiều lần mới thành công
- Một số bản án được giải quyết theo hình thức tổ chức tín dụng nhận
lại tài sản bán đấu giá để trừ vào nợ gốc, nợ lãi của khoản vay; tuy nhiên thực
15
tế hầu hết các tổ chức tín dụng cịn lúng túng trong việc xử lý trừ nợ này do
một khi đã khởi kiện ra tịa thì họ tin rằng tài sản đảm bảo sẽ được đem bán
đấu giá và có bên thứ ba mua lại, do đó họ mong muốn nhận lại được giá trị
bằng tiền chứ không phải là chính tài sản đảm bảo sau khi Tịa tun án; thực
tế là tài sản đảm bảo sau khi đã giảm giá nhiều lần nhưng vẫn không bán được
nên Chấp hành viên buộc phải thuyết phục lại tổ chức tín dụng chấp nhận
nhận lại tài sản đảm bảo để trừ nợ gốc, nợ lãi cho người phải thi hành án hay
đối tượng vay vốn. Tuy nhiên, về phía Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cịn
khá bất hợp tác trong việc xử lý vấn đề này, việc thực thi giải quyết triệt để
các bản án cịn gặp khá nhiều khó khăn.
- Việc thực hiện được quy bàn giao tài sản cho người mua theo quy
định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày
18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự khá khó thực hiện: “Người mua được tài sản bán
đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời
hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu giá thành. Trong thời hạn không quá
30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì khơng q 60 ngày, kể từ ngày
người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức
việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất
khả kháng. Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu
giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao
tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại cho người mua được tài sản bán đấu
giá thì phải bồi thường” [17].
1.2.2. Đặc điểm của bán đấu giá tài sản để thi hành các bản án giải quyết
tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
Hiện nay, nợ xấu đang leo thang trong hệ thống tín dụng .Việc xử lý nợ
16
xấu trở thành tất yếu khách quan, đóng vị trí quan trọng, sống cịn cho sự an
tồn, phát triển bền vững hệ thống của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, để các tổ chức tín dụng có thể xử lý nợ xấu triệt để, điều
kiện tiên quyết là cần một hành lang phát lý đủ mạnh, đầy đủ, trở thành cơng
cụ vững chắc cho các tổ chức tín dụng tiến hành xử lý nợ xấu. Hiện nay, cơ sở
pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại đã được ngân
hàng nhà nước quy định cụ thể trong: Luật số 47//2010/QH12 ngày 16/6/2010
về Luật các tổ chức tín dụng; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước; Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/1/2013 Quy
định về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư số 09/2014/TT-NHNN ngày
18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TTNHNN ngày 21/1/2013 Quy định về Phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một trong
những cách hiệu quả để ngân hàng, các tổ chức tín dụng xử lý được nợ xấu
của mình là kiện ra tịa để tiến hành bán đấu giá tài sản đảm bảo của bên vay
vốn [24].
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó có
nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều khá rõ ràng về bán đấu giá tài
sản thi hành án như [17]:
17
- Kê biên tài sản để thi hành án: Kể từ thời điểm bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán,
chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng
khoản tiền thu được để thi hành án và khơng cịn tài sản khác hoặc tài sản
khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên,
xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp
đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp
bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển
đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài
sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản u cầu
Tịa án tun bố giao dịch đối với tài sản đó vơ hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
- Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án:
+ Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà
có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành
án theo giá đã định thì Chấp hành viên thơng báo cho các chủ sở hữu chung
đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu khơng thỏa thuận được thì Chấp
hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá.
+ Giá trị động sản được bán đấu giá là giá trị từng động sản; đối với
vật cùng loại, vật đồng bộ là tổng giá trị các động sản đó trong một lần tổ
chức bán để thi hành một việc thi hành án.
+ Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của
cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu
giá thành.Trong thời hạn khơng q 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp
thì khơng q 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ
quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài
sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng. Tổ chức bán đấu giá tài sản có
18
trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản
cho người mua được tài sản bán đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp
trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt
hại cho người mua được tài sản bán đấu giá thì phải bồi thường.
+ Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án
theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
Trong thời gian chưa giao được tài sản, cơ quan thi hành án dân sự làm
thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ
hạn 01 tháng cho đến khi giao được tài sản, phần lãi tiền gửi được cộng vào
số tiền gửi ban đầu để thi hành án; trường hợp không giao được tài sản thì
phần lãi tiền gửi thuộc về người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp
có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Trường hợp đến hạn theo hợp đồng bán đấu giá tài sản mà không giao
được tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá thì người này có quyền
u cầu hủy bỏ hợp đồng.
+ Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài
sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa
thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân
sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm
ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi
phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy
đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh tốn theo hợp đồng thì tiền thanh
toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
19
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định
của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đã tiến hành ký quy chế phối hợp với Ngân
hàng nhà nước trong công tác thi hành án dân sự.
Đối với các bản án giải quyết tranh chấp trong hoạt động tín dụng thì
tài sản đem bán đấu giá thường có giá trị rất lớn, nội dung hợp đồng giữa một
bên là Ngân hàng, tổ chức tín dụng với một bên là đối tượng vay vốn khá
phức tạp; do đó để thi hành có hiệu quả các bản án này cần xây dựng cơ chế
phối hợp hiệu quả giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan nhằm
tiếp cận ngay từ đầu quá trình xử lý cho đến khi kết thúc việc thi hành án là
điều kiện tiên quyết cần đặt ra
1.3. Khái quát về pháp luật điều chỉnh việc bán đấu giá tài sản trong thi
hành án các bản án về giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân
hàng
Pháp luật điều chỉnh về bán đấu giá trong thi hành án các bản án giải
quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng là nhóm các quy phạm pháp
luật điều chỉnh về tài sản bán đấu giá, chủ thể bán đấu giá, nguyên tắc, trình
tự, thủ tục bán đấu giá, quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài
sản. Nội dung của pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án
giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm các nhóm quy
phạm pháp luật:
- Nhóm quy phạm điều chỉnh về tài sản bán đấu giá và trình tự, thủ tục
bán đấu giá tài sản thi hành án, bao gồm các quy phạm pháp luật quy định các
loại tài sản bán đấu giá và thủ tục bán đấu giá tài sản.
- Nhóm quy phạm điều chỉnh về chủ thể bán đấu giá (người bán đấu
giá). Nhóm quy phạm pháp luật này xác định tổ chức thực hiện bán đấu giá;
20
quyền và nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá; quyền và nghĩa vụ của đấu giá
viên.
- Nhóm quy phạm điều chỉnh về quản lý nhà nước đối với bán đấu giá
tài sản. Nhóm quan hệ này gồm tổng hợp các quan hệ pháp luật xác định
quyền hạn, nhiệm vụ, nội dung quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm
quyền.
Pháp luật về bán đấu giá là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chính các quan hệ xã
hội trong hoạt động bán đấu giá. Văn bản pháp luật quan trọng đánh dấu sự
phát triển của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bán đấu giá. Nghị định
số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản là văn bản pháp luật chuyên ngành,
là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, cùng với Nghị định số 05/2005/NĐ-CP thì cịn có nhiều văn
bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản như Bộ
Luật Dân sự năm 2005; Luật Thương mại năm 2005; Luật Quản lý và sử dụng
tài sản nhà nước năm 2008; Luật kinh doanh bất động sản năm 2005; Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30
tháng 10 năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất đai; Nghị định số 84/2007/NĐCP
ngày 25 tháng 05 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai; Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày
21
31/12/2004 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.
Sau khi Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản được ban
hành, hoạt động bán đấu giá tài sản đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo cơ
sở pháp lý quan trọng đối với việc củng cố và phát triển các tổ chức bán đấu
giá tài sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần thống nhất
pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản và đáp ứng phần lớn nhu cầu
của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật về hoạt động
bán đấu giá tài sản trong thời kỳ này còn nhiều vấn đề bất cập.
Thứ nhất, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng điều
chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản. Bên cạnh một số luật, pháp lệnh cịn có
nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư liên
tịch của các Bộ, ngành... Nhiều điều khoản của các văn bản quy phạm pháp
luật về bán đấu giá tài sản không thống nhất với quy định của Nghị định số
05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, nội dung một số quy định còn chồng
chéo, mâu thuẫn về trình tự, thủ tục bán đấu giá, về tổ chức bán đấu giá, gây
khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành và áp dụng pháp
luật.
Thứ hai, do sự không đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp
luật nên trong giai đoạn này có nhiều loại tổ chức thực hiện việc bán đấu giá
tài sản và bán đấu giá theo các trình tự, thủ tục rất khác nhau, khơng chặt chẽ
dẫn đến việc khó quản lý, kiểm sốt hoạt động này và gây thất thoát tài sản,
nhất là tài sản công. Trong số các tổ chức thực hiện việc bán đấu giá tài sản
thì hoạt động của các Hội đồng bán đấu giá tài sản đang có nhiều bất cập. Các
Hội đồng này được thành lập để bán đấu giá theo vụ việc, khơng mang tính
thường xun, chun nghiệp. Khi kết thúc cuộc bán đấu giá, Hội đồng tự
22