Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 130 trang )

MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
8
1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
8
1.2. Tổng quan về giao dịch tín dụng chứng từ
8
1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm của tín dụng chứng từ
8
1.2.2. Vai trò của thư tín dụng, so sánh với các phương thức Thanh toán
quốc tế khác
14
1.2.3. Phân loại thư tín dụng
18
1.2.4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng
31
1.2.5. Các nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ
34


1.2.6. Các quan hệ pháp lý phát sinh từ giao dịch tín dụng chứng từ
36
1.3. 1.3. Khái niệm tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán
38
quốc tế
1.3.1. Định nghĩa
38
1.3.2. Nội dung tranh chấp phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ
40
1.3.3. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ
47
1.3.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ
50
1.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng
từ
53
1.4.1. Thương lượng
53
1.4.2. Hòa giải
55
1.4.3. Trọng tài thương mại
57
1.4.4. Tòa án
59
1.5. Nguồn luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng
chứng từ trong thanh toán quốc tế
61
1.5.1. Khái quát nguồn luật điều chỉnh
61
1.5.2. Điều ước quốc tế

61
1.5.3. Tập quán quốc tế
62
1.5.4. Pháp luật quốc gia
62
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIAO
DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
64
2.1. Pháp luật giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong
64
thanh toán quốc tế
2.1.1. Theo Điều ước quốc tế
64
2.1.2. Theo Tập quán thương mại quốc tế
66
2.2. Khảo cứu pháp luật Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản
70
2.3. Pháp luật Việt nam về giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng
chứng từ
78
Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIAO DỊCH
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ VIỆT NAM. CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
87
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ ở
một số nước
87
3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ ở
Việt Nam

91
3.3. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh
chấp tín dụng chứng từ tại Việt Nam
103
KẾT LUẬN
113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
115

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UCP 600 2007 ICC: uniform customs and practice for documentary credits,
2007 revision, ICC publication No. 600 ( các quy tắc thực hành thống nhất về
chứng từ)
ISBP 681 2007 ICC: international standard banking practice for examination
of documents under documentary credit subject UCP 600 2007 ICC( tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng số 681,
của ICC tuân thủ UCP 600 2007 ICC)
URR 525 1995: uniform rules for bank- to – bank reimbursements under
documentary credits, ICC publication No.525, 1995( URR 525 1995) ( quy
tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng.
Incoterm: International Commercial Terms( Điều khoản thương mại quốc tế)
eUCP 1.1 2007 ICC: Supplement to the uniform customs and practice for
documentary credits for electronic presentation( Bản phụ trương UCP 600 về
việc xuất trình chứng từ điện tử- Bản diễn giải số 1.1 năm 2007.
L/C: letter of credit ( thư tín dụng)
CLC: commercial letter of credits ( thư tín dụng thương mại)
NHPH: ngân hàng phát hành
NHTB: ngân hàng thông báo
NHCK: ngân hàng chiết khấu
NHXN: ngân hàng xác nhận

NHCĐ: ngân hàng chỉ định
NHđCĐ: ngân hàng được chỉ định
NHNN: ngân hàng nhà nước
NHNo&PTNT Việt nam: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt nam
UNCITRAL: United Nations Commission on International Trade Law ( Ủy
ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế)
UCC: Uniform commercial Code( Bộ luật Thương mại Thống nhất)
VCCI: Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam
VIAC: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam
TAND TPHN: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự
JCAA: Japan Commercial Arbitration Association (Hiệp hội trọng tài Nhật
Bản)








DANH MUC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1.3
Doanh số thanh toán quốc tế từ năm 2000 đến năm
2009

17
3.1
Loại hình tranh chấp giải quyết tại VIAC trong 17
năm từ 1993 đến 2010
98
3.2
Số vụ tranh chấp tại VIAC trong 17 năm từ 1993
đến 2010


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1.1
Vai trò của Thanh toán quốc tế đối với hoạt động
ngân hàng ( Giao dịch nhập khẩu năm 2009)
16
1.2
Vai trò của Thanh toán quốc tế đối với hoạt động
ngân hàng ( Giao dịch xuất khẩu năm 2009)
16
1.4.
Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín
dụng(L/C có giá trị tại NHPH
31
1.5
Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín
dụng(L/C có giá trị tại NHđCĐ).

32







1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế vận động và phát triển mạnh mẽ của quan hệ quốc tế
ngày nay, liên kết hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi là nhu cầu tất yếu của các quốc gia trên thế
giới. Trƣớc đây, trong bức tranh kinh tế ảm đảm của thế giới đó là sự thống trị
của các cƣờng quốc, sự nghèo nàn, lạc hậu của các nƣớc chậm phát triển vì lý
do đóng cửa nền kinh tế, không giao thƣơng với thế giới. Sự mất cân bằng về
kinh tế kéo theo sự mất cân bằng về chính trị. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế nhƣ hiện nay, với một nền kinh tế đang chuyển mình để bắt kịp với
nhịp độ của thị trƣờng thế giới, Việt nam cũng có nhiều cơ hội và thách thức
lớn đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực lớn trên nhiều phƣơng diện, nhiều lĩnh vực. Vị
thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đã đƣợc đánh giá cao. Thƣơng mại quốc
tế vừa là một bộ phận hữu cơ, vừa là kết quả, vừa có tác động hỗ trợ cho hoạt
động đối ngoại, tạo nên bƣớc chuyển biến vị thế đối ngoại của đất nƣớc.
Số liệu dƣới đây có thể nhận diện rõ hơn các điểm vƣợt trội này:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đạt trên 72 tỷ USD, tằng
26.2% so với năm trƣớc. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt xấp xỉ 7.5tỷ USD
tăng 29.4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt xấp xỉ 79.5 tỷ

USD, cao nhất từ trƣớc tới nay ( nguồn: Tổng cục Thống kê)[72].
Là một mắt xích không thể thiếu trong con tàu kinh tế đối ngoại,
hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng
không chỉ đối với các doanh nghiệp phát triển mà còn là một dịch vụ rất quan
trọng đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam. Thanh toán quốc tế ra
đời dựa trên nền tảng thƣơng mại quốc tế nhƣng thƣơng mại quốc tế có tồn tại
và phát triển tốt hay không lại còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông
suốt, kịp thời, an toàn và chính xác hay không. Một trong những điều kiện của
2

mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện và hiệu quả chính là sự
hiểu biết, tôn trọng và tuân thủ pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế, thông lệ quốc
tế và pháp luật quốc gia. Bởi lẽ thanh toán quốc tế so với thanh toán nội địa chịu
sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật, tập quán quốc tế và quốc gia.
Trong thực tiễn đời sống thƣơng mại quốc tế giữa các chủ thể của
các quốc gia khác nhau với nhiều mối quan hệ đa lĩnh vực phản ánh lợi ích đa
dạng và phong phú của các chủ thể. Chính vì vậy, về phƣơng diện lý luận, khi
thiết lập và thực hiện các quan hệ đó thì tranh chấp giữa các chủ thể là điều
không tránh khỏi. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, phƣơng thức tín dụng
chứng từ đƣợc sử dụng nhiều nhất và bản thân nó cũng bao hàm mối quan hệ
giữa các chủ thể của các quốc gia, lợi ích của các chủ thể đôi lúc cũng xảy ra
tranh chấp, những tranh chấp này sẽ ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động thanh
toán quốc tế. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật điều chỉnh, quy định về
các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong giao dịch chứng từ. Nghiên cứu
các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ là rất
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà số vụ kiện liên quan tới loại hình
tranh chấp này ngày càng gia tăng về số lƣợng và tính chất phức tạp. Các
doanh nghiệp Việt nam gặp rất nhiều thua thiệt khi tham gia thƣơng mại quốc
tế bởi nhiều lý do và điều này đã làm giảm uy tín trên thƣơng trƣờng, ảnh
hƣởng đến kinh tế của doanh nghiệp bởi chi phí theo kiện. Thực tiễn công tác

tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn- trực tiếp liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng là lý do giúp tác giả lựa chọn đề tài “ Giải
quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế” làm
đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh
toán quốc tế là một đề tài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu dƣới các góc độ
khác nhau, nhƣng điển hình phải kể đến “Cẩm nang giải quyết tranh chấp
3

trong thanh toán quốc tế bằng L/C” của PGS.TS Nguyễn Thị Quy – Đây là
một công trình khoa học nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng và mang tính nghiệp
vụ, tính thực tiễn cao. Hay là trong “Toàn tập UCP 600 – phân tích và bình
luận toàn diện tình huống tín dụng chứng từ” do Ths. Nguyễn Trọng Thùy –
Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng có đề cập đến vấn
đề tranh chấp trong giao dịch L/C và pháp luật về giải quyết tranh chấp ở một
số quốc gia.
Nghiên cứu về vấn đề này PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết có công
trình: “Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, Án lệ trọng tài và kinh
nghiệm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002”
Một số công trình, khoa học, bài viết và luận văn có liên quan, bao gồm:
- Luận văn thạc sỹ “Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại NHNo&PTNT
Việt Nam”
- Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Duy Mỹ “Giải quyết tranh chấp thương
mại ở Việt Nam”
- Bài viết của Thạc sỹ Nguyễn Huyền Cƣờng – Thẩm phán Tòa án
kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “Thực tiễn giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế - những khó khăn vướng mắc và kiến nghị”.
Với tinh thần nghiên cứu, học hỏi một cách nghiêm túc, kế thừa

những quan điểm tƣ tƣởng tiến bộ của các công trình nghiên cứu trên, luận
văn “Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán
quốc tế” bên cạnh việc phân tích về mặt lý luận giao dịch tín dụng chứng từ,
luận văn đề cập sâu về cơ chế, phƣơng thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở
nghiên cứu luật pháp một số nƣớc trên thế giới và Việt nam, các tình huống
cụ thể với mong muốn cung cấp một cách nhìn toàn diện về phƣơng thức giải
quyết tranh chấp đƣợc quy định trong pháp luật giúp các doanh nghiệp và
4

ngân hàng khi lựa chọn cho mình một phƣơng thức hiệu quả phù hợp với
thông lệ quốc tế
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là phƣơng thức giao dịch tín
dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế: vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng:
ƣu điểm, nhƣợc điểm, rủi ro khi áp dụng pháp luật Việt Nam và pháp luật
các nƣớc quy định về vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của tập quán
quốc tế, thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia về thanh toán quốc tế ( phƣơng
thức tín dụng chứng từ). Những vụ kiện thực tế về phƣơng thức tín dụng
chứng từ diễn ra trên thế giới và của các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết
hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Tuy chƣa đi sâu chi tiết phân tích về pháp luật
của nhiều quốc gia nhƣng với phạm vi nghiên cứu mở rộng ngoài lãnh thổ
quốc gia Việt nam, luận văn phần nào đã cung cấp một cái nhìn khái quát về
tình hình pháp luật điều chỉnh cũng nhƣ các tình huống phát sinh tranh chấp
của phƣơng thức giao dịch đang có tính ƣu việt hơn nhiều so với các phƣơng
thức thanh toán khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận về thƣơng mại quốc tế, tranh
chấp trong thƣơng mại quốc tế, ứng dụng thực tế các tình huống cụ thể của

nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ.
Việc nghiên cứu còn dựa vào thực tiễn xét xử của Trọng tài quốc tế
Việt nam và Tòa án nhân dân theo số liệu thống kê của các cơ quan có liên
quan Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích những quy định tƣơng ứng trong
pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng nhƣ pháp luật Việt
nam trong giai đoạn cải cách phù hợp với pháp luật quốc tế từ đó rút ra những
5

ý kiến, kiến nghị đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt nam về thƣơng mại quốc tế nói chung và giao dịch tín dụng chứng từ
nói riêng.
Những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống
cũng đƣợc áp dụng nhƣ: phân tích, thống kê, tổng hợp
5. Bố cục của Luận văn:
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
1.2. Tổng quan về giao dịch tín dụng chứng từ:
1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm của tín dụng chứng từ
1.2.2. Vai trò của thư tín dụng, so sánh với các phương thức Thanh
toán quốc tế khác
1.2.3. Phân loại thư tín dụng
1.2.4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng
1.2.5. Các nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ
1.2.6.Các quan hệ pháp lý phát sinh từ giao dịch tín dụng chứng từ
1.3. Khái niệm tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong
thanh toán quốc tế:
1.3.1.Định nghĩa
1.3.2.Nội dung tranh chấp phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ
1.3.3.Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ

- Giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng
pháp luật quốc tế và luật quốc gia
- Giải quyết tranh chấp phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, giữ
uy tín của các bên

6

1.3.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ:
- Tôn trọng sự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên
- Thời hạn giải quyết tranh chấp phải hợp lý nhằm đảm bảo tính kịp
thời và hiệu quả.
1.4. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp về giao dịch tín
dụng chứng từ:
1.4.1. Thương lượng:
a. Thủ tục
b. Ý nghĩa pháp lý và thực tiễn
1.4.2. Hòa giải:
a.Thủ tục
b. Ý nghĩa pháp lý và thực tiễn
1.4.3. Trọng tài thương mại:
a.Thủ tục
b.Ý nghĩa pháp lý và thực tiễn
1.4.4. Tòa án:
a Thủ tục
b. Ý nghĩa pháp lý và thực tiễn
1.5. Nguồn luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp về giao dịch tín
dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế:
1.5.1. Khái quát nguồn luật điều chỉnh
1.5.2. Điều ước quốc tế
1.5.3. Tập quán quốc tế

1.5.4. Pháp luật quốc gia


7

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIAO
DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
2.1. Pháp luật giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ
trong thanh toán quốc tế:
2.1.1. Theo Điều ước quốc tế
2.1.2. Theo Tập quán quốc tế
2.1.3. Theo pháp luật quốc gia
2.2. Khảo cứu pháp luật một số nƣớc về giải quyết tranh chấp trong
giao dịch tín dụng chứng từ: Trung Quốc, Mỹ, Nhật
2.3. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín
dụng chứng từ

Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIAO
DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ VIỆT NAM. CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng
từ ở một số nƣớc
3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng
từ ở Việt Nam
3.3. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải
quyết tranh chấp tín dụng chứng từ tại Việt Nam






8

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:

1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
Xét một cách tổng quan hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc hình
thành trên cơ sở hoạt động ngoại thƣơng. Thanh toán quốc tế là khâu quan
trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức
thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối
quan hệ hàng hóa, tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy
nhanh quá trình lƣu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế.
“Thanh toán” theo nghĩa về kinh tế có thể hiểu là hoạt động chi trả
tiền tệ phát sinh trong quá trình thực hiện mua bán
“Quốc tế” là các đối tƣợng tham gia có thể là cá nhân hoặc tổ chức ở
các quốc gia khác nhau.
Nhƣ vậy “thanh toán quốc tế” có thể nêu khái niệm nhƣ sau:
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và hƣởng các
quyền lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân ở các quốc gia khác nhau hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng ở các nƣớc liên quan”
Có quan điểm cho rằng, thanh toán quốc tế không chỉ dựa trên cơ sở
hoạt động kinh tế mà còn dựa trên cơ sở hoạt động phi kinh tế. Tuy nhiên tại
luận văn này chỉ đề cập đến thanh toán quốc tế trong quan hệ thƣơng mại
quốc tế, hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thƣơng, và các dịch vụ thƣơng
mại cung ứng cho nƣớc ngoài theo giá cả thị trƣờng quốc tế.
1.2. Tổng quan về giao dịch tín dụng chứng từ:
1.2.1. Định nghĩa, đặc điểm của thư tín dụng:

a.Định nghĩa:
9

“Tín dụng” bắt nguồn từ Creditum( gốc Latin) hay Credit không
đƣợc hiểu duy nhất với nghĩa tín dụng, mà đƣợc sử dụng rộng rãi hơn của từ
này, đó còn gọi là sự tín nhiệm.
Khoản 4 của UCP 600 có nêu:
“ Thƣ Tín dụng về bản chất nó là một loại giao dịch riêng biệt với
hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng khác, mà chính hợp đồng đó là cơ sở cho
việc ra đời của thƣ tín dụng”
Có thể hiểu:
“ Thƣ tín dụng là một văn bản của ngân hàng đƣợc viết ra theo yêu
cầu của nhà nhập khẩu( ngƣời xin mở thƣ tín dụng) nhằm cam kết trả tiền cho
nhà xuất khẩu( ngƣời thụ hƣởng) một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất
định với điều kiện ngƣời này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy
định trong thƣ tín dụng”
Thƣ tín dụng chính là bức thƣ do ngân hàng viết ra thể hiện sự cam
kết ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu theo những
điều khoản mua bán của hợp đồng ngoại thƣơng.
Định nghĩa giao dịch tín dụng chứng từ:
Điều 2 UCP 600 có nêu: “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận
bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết
chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình
phù hợp”
Nhƣ vậy, giao dịch tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó,
theo yêu cầu của khách hàng( ngƣời yêu cầu mở L/C), một ngân hàng( ngân
hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thƣ, gọi là L/C(Letter of Credit),
theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ
ba(ngƣời thụ hƣởng L/C) khi ngƣời này xuất trình cho NHPH bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những điều kiện và điểu khoản quy định của L/C.

10

Có rất nhiều phƣơng thức thanh toán quốc tế khác nhau trong hoạt
động thanh toán quốc tế nhƣng sự khác biệt quan trọng nhất giữa giao dịch tín
dụng chứng từ với các phƣơng thức thanh toán ở chỗ:
Ngân hàng phát hành trực tiếp tham gia vào quá trình thanh toán
bằng cách cam kết sẽ dùng nguồn tài chính của ngân hàng thanh toán tiền cho
ngƣời thụ hƣởng L/C, nếu nội dung của L/C đƣợc thực hiện đúng. Trong khi
phƣơng thức thanh toán khác ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian- là ngƣời
phục vụ khách hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu để giúp họ thực hiện thanh
toán quốc tế và hƣởng lợi phí dịch vụ. Trách nhiệm liên đới của ngân hàng
trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế khác ít hơn.
b. Đặc điểm:
- Không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở ( hợp đồng mà xuất phát từ
hợp đồng đó ngƣời ta tiến hành mở L/C) các Ngân hàng không liên quan hoặc
không ràng buộc bởi các hợp đồng ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp
đồng đó. L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng
ngoại thƣơng nhƣng sau khi đƣợc thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp
đồng này.
- Trong giao dịch thanh toán có 3 loại hợp đồng:
- Hợp đồng thƣơng mại giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
- Hợp đồng mở thƣ tín dụng giữa ngân hàng và ngƣời yêu cầu(nhà
nhập khẩu)
- Hợp đồng giữa ngân hàng mở thƣ tín dụng với nhà xuất khẩu về
việc trả tiền
Cho dù là hợp đồng đƣợc ký kết giữa bên nào đi nữa thì L/C về bản
chất chỉ là hợp đồng đƣợc ký kết giữa 2 bên. Thƣ tín dụng là một văn bản cam
kết trả tiền của ngân hàng nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu, xuất phát từ hợp
đồng thứ hai. Dù cho dẫn chiếu hợp đồng thƣơng mại vào L/C theo cách này
11


hay cách khác thì trách nhiệm thanh toán của ngân hàng không ảnh hƣởng ,
hoặc ràng buộc bởi những tranh chấp, khiếu nại phát sinh từ việc thực hiện
hợp đồng.
Do tính chất độc lập của L/C đối với hợp đồng nên trách nhiệm
ngân hàng phát hành hoàn toàn không ảnh hƣởng gì bởi khiếu nại của ngƣời
mở thƣ tín dụng xuất phát từ mối quan hệ làm ăn với ngƣời thụ hƣởng/hƣởng
lợi. Ngay khi quan hệ giữa ngƣời xin mở thƣ tín dụng và ngân hàng phát hành
có mối quan hệ đặc biệt thì ngân hàng không có quyền từ chối thanh toán nếu
nhƣ nhà xuất khẩu xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C
ngay cả trƣờng hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên Logic của mối quan hệ biện chứng giữa L/C và hợp đồng
đó là: hợp đồng/ thỏa thuận đƣợc ký kết mới có L/C, ngƣợc lại L/C đƣợc phát
hành nhằm thực hiện hợp đồng thƣơng mại. Đối với nhà nhập khẩu và nhà
xuất khẩu, L/C phải là những giao dịch liên quan chặt chẽ với các giao dịch
của hợp đồng thƣơng mại, mặc dù trong quan hệ với ngân hàng họ phải thừa
nhận hai loại giao dịch là tách biệt. Do vậy tính độc lập của L/C xét về mặt
tổng thể chỉ ở mức tƣơng đối.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào
chứng từ:
Tại Điều 5 UCP 600 có nêu:
“ Article 5: Documents v. Goods, Services or Performance
Banks deal with documents and not with goods, services or
performance to which the documents may relate”
Tạm dich:
“ Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện
Ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng
hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các bên có liên quan”
12


Giao dịch của ngân hàng theo truyền thống và thông lệ cũng nhƣ tập
quán kể từ khi ra đời đến nay mọi giao dịch luôn gắn liền với chứng từ và trên
cơ sở chứng từ. Chứng từ ngày nay đƣợc đa dạng hóa dƣới nhiều hình thức:
chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử Giữa chứng từ và hàng hóa có mối quan
hệ khăng khít. Có thể nói trong phƣơng thức tín dụng chứng từ, ngƣời nào
nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì ngƣời đó có quyền sở hữu đối với hàng
hóa. Chính các chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để các ngân hàng quyết
định trả tiền hay từ chối thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi, đồng thời cũng là
căn cứ duy nhất để ngƣời nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân
hàng. Khi chứng từ xuất trình phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh
toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể
không đƣợc giao hoặc đƣợc giao không hoàn toàn đúng nhƣ ghi trên chứng
từ. Nhƣ vậy việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của
hàng hóa; nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực
tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến
ngân hàng. Chỉ trong trƣờng hợp chứng từ không phù hợp mà ngân hàng vẫn
thanh toán cho ngƣời xuất khẩu thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm bởi vì ngƣời nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho ngân
hàng. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ thanh toán đạt
đƣợc các tiêu chuẩn sau mới đủ điều kiện đƣợc thanh toán:
+ Đầy đủ chứng từ: số lƣợng của từng loại nộp cho ngân hàng tùy
thuộc vào từng L/C
+ Hoàn chỉnh về mặt hình thức bề ngoài của bộ chứng từ xuất trình:
phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong L/C: từ mô tả đặc điểm của hàng hóa, mô
tả chất lƣợng, phƣơng thức vận tải, giao nhận…
+ Sự nghiêm ngặt về mặt chứng từ: vì ngân hàng trả tiền cho ngƣời
xuất khẩu dựa vào bộ chứng từ, chứ không dựa vào hàng hóa, nên ngân hàng
13

giám sát rất chặt chẽ từng nội dung của từng loại chứng từ có phù hợp với quy

định của L/C
+ Không mâu thuẫn: nội dung của các loại chứng từ xuất trình
không đƣợc mâu thuẫn, ví dụ: mô tả hàng hóa trong đơn phải giống mô tả
trong vận đơn phải đúng quy định của L/C; số lƣợng hàng hóa ghi trong các
chứng từ phải thống nhất và đúng quy định của L/C. “Không mâu thuẫn”
đƣợc hiểu nhƣ sau:
. Trong từng chứng từ không có sự mâu thuẫn
. Giữa các chứng từ không có sự mâu thuẫn
. Các chứng từ phải đáp ứng yêu cầu nêu trong L/C
- Theo UCP 600 thì L/C là không thể hủy ngang
Trong tín dụng thƣ thƣờng có cam kết của ngân hàng phát hành:
“ We hereby agree with the Benefeciary that all Drafts drawn under
and/or documents presented hereunder will be dully honoured by us provided
that the terms and conditions of the Credit are complied with and that
presentation is made at our counter on or before expiry date”
Đây là Tín dụng thƣ mà chứng từ đƣợc yêu cầu xuất trình trực tiếp
để thanh toán tại ngân hàng phát hành. Do vậy thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc
tại ngân hàng phát hành. Thực tiễn hiện nay cho thấy L.C có thể hủy ngang
hầu nhƣ không còn áp dụng, bởi vì nó có thể gây ra hậu quả khó lƣờng cho
ngƣời thụ hƣởng. Định nghĩa của Tín dụng thƣ trực tiếp đƣợc ghi trong tài
liệu ICC số xuất bản 155:
“ Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành trong Tín dụng thƣ không hủy
ngang và trực tiếp chỉ có giá trị đối với ngƣời hƣởng về việc thanh toán hối
phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực tại ngân hàng phát hành. Loại tín
dụng thƣ này không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ của ngân hàng phát hành
với bất cứ ai ngoài ngƣời hƣởng của Tín dụng thƣ (Under the Irrevocable
14

Straight Documentary Credit, the obligation of the Issuing Bank is extend
only to the Beneficiary in honouring Draft(s)/document(s) and usually expires

at the counters of the Issuing Bank. This kind of Documentary Credit conveys
no commitment or obligation on the part of the issuing bank to persons other
than the named Beneficiary).
1.2.2. Vai trò của thư tín dụng, so sánh với các phương thức
Thanh toán quốc tế khác:
Không thể phủ nhận đƣợc vai trò của thƣ tín dụng trong hoạt động
thanh toán quốc tế. Tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán đƣợc sử
dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế đặc biệt đối với các bên khi tham
gia ký kết hợp đồng ngoại thƣơng.
- Thƣ tín dụng đƣợc phát hành nhƣ một văn bản cam kết pháp lý,
là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thanh toán giữa các bên bởi uy tín của
ngân hàng phát hành. Khi hợp đồng ngoại thƣơng đƣợc ký kết giữa hai chủ
thể ở hai nƣớc hoặc hai quốc tịch khác nhau, hàng hóa mua bán thƣờng dịch
chuyển qua biên giới giữa hai nƣớc mua và bán thì sự đảm bảo cho việc thanh
toán là hết sức cần thiết.
- Với ƣu thế về sự đảm bảo an toàn trong thanh toán, thƣ tín dụng
đã có vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.
Một khi sự đảm bảo an toàn đƣợc xây dựng thì hoạt động thanh toán quốc tế
sẽ nhanh chóng, chính xác, sẽ giải quyết đƣợc mối quan hệ lƣu thông hàng
hóa – tiền tệ giữa các đối tác sẽ trôi chảy và hiệu quả, kết thúc chu kỳ kinh doanh
phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp
- Trong các phƣơng thức thanh toán nhƣ: nhờ thu, chuyển tiền, ghi
sổ đó là chƣa giải quyết đƣợc mâu thuẫn về lợi ích giữa ngƣời nhập khẩu và
ngƣời xuất khẩu. Ngƣời nhập khẩu không muốn trả tiền trƣớc vì lo ngại
trƣờng hợp ngƣời xuất khẩu nhận tiền rồi song lại từ chối giao hàng. Ngƣợc
15

lại, ngƣời xuất khẩu không bao giờ muốn giao hàng trƣớc khi nhận tiền vì lo
sợ trƣờng hợp ngƣời nhập khẩu sẽ nhận hàng nhƣng không thanh toán. Và thƣ
tín dụng đƣợc phát hành đã giải quyết đƣợc mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên.

Nhìn chung, phƣơng thức tín dụng chứng từ mang lại rất nhiều lợi
ích cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu giải quyết đƣợc lợi ích đối kháng của
hai bên.
- Đối với hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại:
+ Thƣ tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh
toán. Hầu hết mọi giao dịch quốc tế đều đƣợc đảm bảo khi sử dụng hình thức
này. Các quy định của L/C đều phải tuân thủ UCP qua đó tạo đƣợc sự chặt
chẽ, nhất quán trong thƣơng mại quốc tế
+ Phƣơng thức tín dụng chứng từ thông qua việc phát hành L/C
chính là một hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng dành cho các nhà xuất
nhập khẩu. Khi làm đơn yêu cầu phát hành L/C, nhà nhập khẩu ký quỹ một số
tiền nhỏ hơn trị giá L/C và trong trƣờng hợp đó, nhà nhập khẩu đƣợc sử dụng
vốn trong một thời gian nữa( hay nói cách khác đó chính là khoản tín dụng
mà ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu). Đối với nhà xuất khẩu thì việc phát
hành L/C là một hình thức tài trợ thƣơng mại rất hữu hiệu cho các nhà xuất
khẩu. Thông qua các L/C hàng xuất, các nhà xuất khẩu đƣợc ngân hàng tài trợ
dƣới các hình thức: cho vay thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở, cho vay
chiết khấu hoặc ứng trƣớc chứng từ hàng xuất khẩu – ở hình thức này L/C không
những là công cụ đảm bảo thanh toán mà còn là công cụ đảm bảo tín dụng
+ Thông qua việc phát hành L/C đã nâng cao vai trò của ngân hàng
trong hoạt động cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất, hiệu quả và an toán nhất
đối với khách hàng. Mở rộng hình thức thanh toán thông qua việc đa dạng hóa
các sản phẩm dịch vụ đã nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
16

+ Thanh toán quốc tế không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy
mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng. Phát hành L/C đã đem lại một nguồn thu đáng kể cho thu nhập
của ngân hàng thông qua việc thu phí phát hành L/C, phí sửa đổi L/C, phí hủy

thƣ tín dụng, phí thanh toán thƣ tín dụng, phí hoàn trả theo thƣ tín dụng, phí
bảo lãnh nhận hàng theo thƣ tín dụng. Hoạt động TTQT luôn đóng vai trò
quan trọng trong nhóm sản phẩm kinh doanh ngoại hối nói riêng và trong
nhóm sản phẩm dịch vụ nói chung.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA TTQT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG


BẢNG 1.1.GIAO DỊCH NHẬP KHẨU
Nguồn: Báo cáo MIS của NHNo&PTNT Việt Nam( 2009)


BẢNG 1.2. GIAO DỊCH XUẤT KHẨU
Nguồn: Báo cáo MIS của NHNo&PTNT Việt Nam( 2009)
17


BẢNG 1.3 DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Nguồn: Tổng hợp số liệu trên hệ thống IPCAS của NH No&PTNT Việt Nam
Trong thanh toán quốc tế hiện nay tồn tại các phƣơng thức thanh
toán khác nhau, mỗi phƣơng thức đều có ƣu nhƣợc điểm nhất định mặc dù
đƣợc các bên tự do thỏa thuận lựa chọn. Thực tiễn thanh toán quốc tế đã có
những phƣơng thức thanh toán đƣợc ƣu tiên sử dụng nhƣ: ứng trƣớc (
advanced payment); ghi sổ( open account); chuyển tiền ( remittance); nhờ
thu( payment collection) cùng với phƣơng thức tín dụng chứng từ.
- Về cơ sở pháp lý của các phƣơng thức thanh toán: phƣơng thức
ứng trƣớc, ghi sổ và chuyển tiền từ trƣớc đến nay không có văn bản pháp lý
điều chỉnh, các đối tác thỏa thuận lựa chọn dựa trên quan hệ tín nhiệm từ
thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên, quy mô của hợp đồng và khả năng tài
chính để lựa chọn. Đối với phƣơng thức nhờ thu có Quy tắc Thống nhất về

nhờ thu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1995( ICC Uniform Rules for Collections
as ICC Publication No 522 – URC 522) khi quy tắc URC đƣợc dẫn chiếu
trong Lệnh nhờ thu thì tất cả các bên liên quan phải thực thi quyền lợi và
nghĩa vụ của mình theo đúng bản quy tắc này. Phƣơng thức tín dụng chứng từ
18

chịu sự điều chỉnh trực tiếp của UCP phiên bản mới nhất UCP 600 nếu các
bên có sự thỏa thuận.
- Về vai trò của ngân hàng trong quá trình tham gia thanh toán:
trong phƣơng thức ứng trƣớc và ghi sổ, ngân hàng thực hiện chức năng
chuyển tiền và nhận tiền; trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng
từ do ngƣời bán gửi đến và hành động với vai trò đại lý của ngƣời bán. Và
trong cả ba phƣơng thức trên ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm
hay nghĩa vụ nào. Trong phƣơng thức tín dụng chứng từ, xuất phát từ 3 mối
quan hệ giữa ngƣời mua – ngƣời bán; ngân hàng phát hành – ngƣời bán; ngân
hàng phát hành – ngƣời hƣởng lợi do vậy các ngân hàng đã tham gia chủ động
và tích cực hơn nhiều. Ngân hàng là ngƣời đại diện cho nhà nhập khẩu thanh
toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, bảo đảm cho nhà xuất khẩu nhận đƣợc
khoản tiền tƣơng ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng, là ngƣời bảo đảm cho
nhà nhập khẩu nhận đƣợc hàng hóa theo đúng số lƣợng và chất lƣợng.
- Chính bởi sự phân tích trên để thấy rằng giao dịch tín dụng
chứng từ là phƣơng thức, công cụ thanh toán hạn chế rủi ro cho nhà xuất khẩu
và nhà nhập khẩu. L/C có ƣu điểm vƣợt trội so với các phƣơng thức thanh
toán khác.
1.2.3. Phân loại thư tín dụng:
a. Thư tín dụng có thể hủy ngang (revocable letter of credit)
“ Có thể hủy ngang” là khả năng có thể hủy bỏ Tín dụng thƣ
đang còn hiệu lực của một phía mà không đƣợc sự đồng ý của một hoặc
các bên khác.
Đây là loại thƣ tín dụng mà nhà nhập khẩu có thể đƣợc sửa đổi, bổ

sung hoặc hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần thông báo trƣớc cho
nhà xuất khẩu. Tuy nhiên trong phạm vi UCP, việc hủy ngang chỉ có giá trị
trƣớc khi chứng từ hàng hóa đƣợc xuất trình tại ngân hàng đƣợc ủy nhiệm và

×