Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.77 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THANH TÙNG

BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN
CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI

Phản biện 1: PGS.TS DƯƠNG ĐẶNG HUỆ
Phản biện 2: PGS.TS LÊ THỊ THUY THUỶ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 11 giờ, ngày 10 tháng
11 năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tài sản đóng vai trò
khá quan trọng, tài sản được xem là trung tâm cho các quan hệ xã hội,
cũng như là trung tâm của quan hệ pháp luật. Thấy được tầm quan
trọng to lớn của tài sản, đồng thời để quản lý một cách chặt chẽ, có
hiệu quả tài sản thì điều kiện tiên quyết là tài sản khi quản lý, sử dụng
cần một hành lang pháp lý đầy đủ điều tiết nó. Nhằm mục đích phát
huy tính chủ động của mọi tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý tài
sản thì điều kiện tiên quyết là cần có những quy định chặt chẽ trong
q trình bán đấu giá tài sản nói chung và quy trình bán đấu giá trong
thi hành án các bản án về giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng
ngân hàng nói riêng. Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản cơng
khai, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và thủ
tục được pháp luật quy định.
Pháp luật về bán đấu giá tài sản là toàn bộ những quy phạm
pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bán đấu giá tài sản bao gồm những quy
định về nguyên tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài
sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, trong khoa học
pháp lý Việt Nam, nội dung bán đấu giá tài sản vẫn chưa được quan
tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và tồn diện.
Chẳng hạn, dưới góc độ khoa học, hàng loạt vấn đề cần được làm sáng
tỏ để có quan điểm thống nhất và đầy đủ như lịch sử, khái niệm, bản
chất pháp lý và các loại tài sản bán đấu giá, lịch sử phát triển của các

1


quy phạm về lĩnh vực này, tìm hiểu pháp luật các nước có quy định về
bán đấu giá tài sản hay việc tổng kết và đánh giá thực tiễn áp dụng
những quy định về bán đấu giá tài sản, các giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng...
Để giải quyết bài toán cả lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài
sản đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết
tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một số cơng trình nghiên cứu về bán đấu giá tài sản như: Tác
giả Đỗ Khắc Trung (2007), “Bán đấu giá tài sản - thực trạng và hướng
hồn thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2007; Tác giả
Nguyễn Mạnh Cường (2008), “So sánh đấu giá hàng hóa trong luật
Thương mại với đấu giá tài sản trong Luật Dân sự”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 7/2008...
Từ thực tế nghiên cứu, các cơng trình khoa học đã chỉ ra rằng
một số vấn đề pháp lý về bán đấu giá tài sản ở nước ta hiện nay vẫn
chưa được lý giải một cách có hệ thống, khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh
chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đế bán đấu giá tài sản
trong thi hành án dân sự
- Nghiên cứu thực trạng bán đấu giá tài sản trong thi hành án
các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất hương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt
động tín dụng ngân hàng; phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các
bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp
luật hiện hành về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự; đồng
thời, đánh giá thực trạng hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành
án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích pháp luật hiện hành và đánh
giá thực trạng việc bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải
quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên trong 03 năm (từ năm 2014 đến 2016).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3


5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ
nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, diễn dịch và quy nạp. Phương pháp phân tích,
tổng hợp. Phương pháp thống kê, so sánh cả về những kết quả đạt
được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong hoạt động này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu lý luận một cách toàn diện về bán đấu
giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt
động tín dụng ngân hàng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến bán đấu
giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt
động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy pháp luật liên quan đến bán đấu giá tài sản trong thi
hành án các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân
hàng; làm tài liệu nghiên cứu cho tất cả những ai quan tâm, muốn tìm
hiểu về vấn đề pháp luật này…
7. Cơ cấu của luận văn
4


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật bán đấu giá tài sản trong
thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân

hàng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong
thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân
hàng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi
hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ
TÀI SẢN TRONG THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát về hoạt động bán đấu giá tài sản trong thi hành án
dân sự
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động bán đấu giá tài sản trong
thi hành án dân sự
1.1.1.1. Khái niệm
Ở Việt Nam thì theo Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14
ngày 17/11/2016 quy định: Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có
từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc,

5


Ở Việt Nam các loại tài sản không được bán đấu giá hoặc đấu
giá hạn chế thì được quy định trong các luật chuyên ngành như các loại
ma túy theo quy định của Luật Phòng chống ma túy năm 2005; sửa
đổi, bổ sung năm 2008; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm
2008…
Bán đấu giá sản là một hình thức mua bán tài sản cơng khai

theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định, giữa tổ chức bán đấu giá và
những người tham gia. Người trả giá cao nhất không thấp hơn giá khởi
điểm sẽ được mua tài sản, tổ chức bán đấu giá có nghĩa vụ làm các thủ
tục chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho người được mua
tài sản.
1.1.1.2. Đặc điểm
a) Việc bán đấu giá trong thi hành án dân sự có sự tham gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
Trong thi hành án dân sự, việc bán đấu giá tài sản có sự tham gia của
người bị thi hành án tức là người có tài sản bị đem bán đấu giá, tổ chức
làm dịch vụ đấu giá và sự tham gia của Cơ quan thi hành án dân sự.
b) Việc bán đấu giá trong thi hành án dân sự mang tính cưỡng chế
Khi tham gia bán đấu giá, người phải thi hành án thơng thường
có tâm lý khơng muốn mất đi tài sản đang sở hữu của mình, việc phải
chấp hành phán quyết của Tịa hầu hết đều khơng như mong muốn của
người phải thi hành án.
c) Phương thức và hình thức bán đấu giá trong thi hành án dân sự
Phương thức bán đấu giá trong thi hành án dân sự gồm 02
phương thức là phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống.
6


d) Tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự
Tài sản được đem ra bán đấu giá thường có giá trị tương
đương hoặc lớn hơn với giá trị phải thi hành theo phán quyết của Tòa
án bản án, ở đây tài sản được bán đấu giá được xác định rõ ràng, không
phải là tài sản bất kỳ thuộc sở hữu của người phải thi hành án
1.2. Bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án về giải quyết
tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
1.2.1. Đặc điểm của việc thi hành các bản án về giải quyết tranh

chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, việc thi hành các bản án về tranh chấp hoạt động tín dụng
ngân hàng liên quan đến các hợp đồng tín dụng ngân hàng giữa một
bên là ngân hàng và một bên là đối tượng vay vốn (Cá nhân, doanh
nghiệp,...).
Thứ hai, song song với tính phức tạp của các hợp đồng tín dụng thì
hiện nay việc tinh giảm biên chế cũng như cắt giảm chi tiêu cơng trong
hệ thống tịa án, viện kiểm sát cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến
việc các bản án tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng không được
thực thi một cách hiệu quả.
Thứ tư, việc đấu giá thành công tài sản đảm bảo trong thi hành án cũng
thông thường đạt tỷ lệ thấp mà nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ
tâm lý của người mua tài sản đấu giá.
Thứ năm, một số bản án được giải quyết theo hình thức tổ chức tín
dụng nhận lại tài sản bán đấu giá để trừ vào nợ gốc, nợ lãi của khoản
vay.

7


Thứ sáu, việc thực hiện được quy bàn giao tài sản cho người mua theo
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thi hành án dân sự khá khó thực hiện: “Người
mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan
thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày đấu
giá thành.
1.2.2. Những vấn đề cần chú ý trong hoạt động bán đấu giá tài sản
để thi hành các bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng
ngân hàng

- Kê biên tài sản để thi hành án: Kể từ thời điểm bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng
cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà
không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và khơng cịn tài sản
khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì
tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác
+ Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà
có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi
hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thơng báo cho các chủ sở
hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu khơng thỏa
thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người
được mua tài sản bán đấu giá.

8


+ Giá trị động sản được bán đấu giá là giá trị từng động sản;
đối với vật cùng loại, vật đồng bộ là tổng giá trị các động sản đó trong
một lần tổ chức bán để thi hành một việc thi hành án.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đã tiến hành ký quy chế phối hợp
với Ngân hàng nhà nước trong công tác thi hành án dân sự.
1.3. Khái quát về pháp luật điều chỉnh việc bán đấu giá tài sản
trong thi hành án các bản án về giải quyết tranh chấp hoạt động
tín dụng ngân hàng
1.3.1. Khái niệm, khái quát nội dung điều chỉnh của pháp luật về
bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp
hoạt động tín dụng ngân hàng
- Nhóm quy phạm điều chỉnh về quản lý nhà nước đối với bán
đấu giá tài sản. Nhóm quan hệ này gồm tổng hợp các quan hệ pháp luật

xác định quyền hạn, nhiệm vụ, nội dung quản lý nhà nước của các cơ
quan có thẩm quyền.
1.3.2. Nguồn pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản
án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
(1) Sắc luật số 029-TT/SLU về Bộ luật thương mại ra đời ngày
20/12/1972 quy định nội dung liên quan đến việc phát mại cửa hàng
thương mại, sai áp và phát mại tàu biển, việc đấu giá bất động sản.
(2) Sau đó là sự ra đời của Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng có
điều chỉnh về vấn đề bán đấu giá tài sản quy định về trình tự, thủ tục
việc bán đấu giá bất động sản

9


(3) Năm 1989 ra đời Pháp lệnh số 23-LCT/HĐNN8 của Hội đồng nhà
nước ngày 28/8/1989 về thi hành án dân sự; trong đó Điều 28 quy định
về bán đấu giá tài sản đã kê biên [20].
(4) Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 17/4/1993 có quy định về kê
biên tài sản cụ thể hơn [39]:
(5) Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP ngày 18/10/1993
quy định thủ tục thi hành án dân sự, trong đó Điều 15 quy định rõ về
kê biên tài sản [8]:
(6) Ngày 28/10/1995, Bộ luật dân sự (BLDS) được ban hành; trong đó
Điều 452 quy định về bán đấu giá, Điều 453 quy định về thông báo
bán đấu giá, Điều 454 về thực hiện bán đấu giá và Điều 455 quy định
bán đấu giá bất động sản [26].
(7) Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/CP ngày
19/12/1996 về quy chế bán đấu giá tài sản. Ở đây, các quy định cụ thể
về tiền đặt trước, mức phí trong trường hợp bán đấu giá không thành,
căn cứ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản… lần đầu tiên
được đề cập đến trong văn bản quy phạm pháp luật [9].
(8) Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Pháp lệnh số 13/2004/PLUBTVQH11 về thi hành án dân sự ngày 14/01/2004, Pháp lệnh này ra
đời thay thế Pháp lệnh về thi hành án dân sự năm 1993, đã nêu rõ ràng
hơn về việc kê biên tài sản và định giá tài sản kê biên.
(9) Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ra đời ngày 18/1/2005 về
bán đấu giá tài sản đã đánh dấu một bức tiến mới về khung pháp lý cho
hoạt động đấu giá tài sản, Nghị định này ra đời thay thế Nghị định số
10


86/CP, Nghị định đã quy định rõ về tài sản bán đấu giá, thủ tục bán đấu
giá tài sản; người bán đấu giá gồm doanh nghiệp bán đấu giá tài sản,
trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, hội đồng bán đấu giá tài sản; và
quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản [11].
(10) Quốc hội đã ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật
dân sự năm 1995. Bộ luật này quy định về bán đấu giá tài sản như sau
[29]:
(11) Năm 2008, Nhà nước ban hành Luật thi hành án dân sự, trong đó
phân định cụ thể về loại tài sản do tổ chức bán đấu giá và do Chấp
hành viên thực hiện; những trường hợp hủy kết quả bán đấu giá, giao
tài sản bán đấu giá, xử lý trường hợp bán đấu giá khơng thành; và trình
tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về
bán đấu giá tài sản [30].
(12) Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP
về bán đấu giá tài sản, Nghị định này ra đời thay thế Nghị định số
05/2005/NĐ-CP, Nghị định đã quy định một cách đầy đủ hơn, tạo
hành lang pháp lý thuận lợi để hoạt động đấu giá tài sản đi vào hoạt
động hiệu quả, bao gồm quy định về Đấu giá viên, tổ chức bán đấu giá
tài sản; trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; quản lý nhà nước về bán

đấu giá tài sản [16].
(13) Năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật số 01/2016/QH14 ngày
17/11/2016 về Đấu giá tài sản, đánh dấu bước đột phá mới xây dựng
một cách đầy đủ hành lang pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản phát
triển thực sự; cụ thể quy định về đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản;
trình tự, thủ tục đấu giá tài sản trong đó có phương thức đấu giá trực
11


tuyến khá đặc biệt; đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán
thông qua đấu giá; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử
lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý
nhà nước về đấu giá tài sản [35].
(14) Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2017/NĐ-CP
ngày 16/5/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
đấu gái tài sản; đặc biệt có quy định về hình thức đấu giá trực tuyến;
quy định này giúp đảm bảo tính minh bạch về giá của tài sản được đấu
giá, giảm thiểu những tiêu cực về giá của tài sản bán đấu giá trước đây;
giải quyết được nút thắt lớn nhất trong hoạt động đấu giá tài sản [18].
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN GIÁ TÀI SẢN TRONG
THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành
các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng
2.1.1. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ bán đấu giá tài sản
trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng
ngân hàng
Các chủ thể tham gia quan hệ bán đấu gá tài sản trong thi hành các bản

án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm:
Người có tài sản bán đấu giá, tổ chức bán đấu giá, người trúng đấu giá
và người có quyền và nghĩa vụ liên quan khác.
2.1.1.1. Người có tài sản bán đấu giá
12


- Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
+ Tham dự cuộc đấu giá;
+ Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá
khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy
định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật này;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người có tài sản đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chịu trách nhiệm về tài sản đưa ra đấu giá;
+ Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản;
+ Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho
người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức
đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong
trường hợp đấu giá tài sản nhà nước;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. Đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản
a) Đấu giá viên
Đấu giá viên là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ
- Đấu giá viên có các quyền sau:
+ Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

+ Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
2.1.1.3. Tổ chức đấu giá tài sản
13


- Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc Sở Tư
pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc Trung tâm dịch
vụ đấu giá tài sản là đấu giá viên.
- Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt
động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy
định của pháp luật
2.1.1.3. Người trúng đấu giá
+ Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài
sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu
giá tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản
đấu giá theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài
sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
- Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
+ Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
+ Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài
sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
2.1.1.4. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan khác

14



Thông thường trong đấu giá tài sản thi hành án các bản án giải quyết
tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng thì người được thi hành án là
các tổ chức tín dụng, ngân hàng
2.1.2. Quy định về nguyên tắc bán đấu giá tài sản trong thi hành các
bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
Theo điều 6, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì nguyên tắc bán đấu giá
tài sản [35]:
Trước tiên, cần tuân thủ quy định của pháp luật.
Thứ hai, bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh
bạch, công bằng, khách quan.
Thứ ba, là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản
đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được
tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
Thứ tư, cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ
trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
2.1.3. Quy định về căn cứ, điều kiện thực hiện việc bán đấu giá tài
sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín
dụng ngân hàng
2.1.3.1. Căn cứ thực hiện việc bán đấu giá tài sản trong thi hành các
bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
“1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài
sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về
thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để
bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định

15



giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá
đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp
hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các
trường hợp sau đây:
2.1.3.2. Điều kiện thực hiện việc bán đấu giá tài sản trong thi hành các
bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày
04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản thì những tài sản
trong những trường hợp sau bắt buộc phải được bán đấu giá thông qua
các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và theo trình tự, thủ tục được
quy định trong Nghị định này. Cụ thể:
“2. Nghị định này áp dụng đối với việc bán đấu giá các loại tài
sản sau đây:
a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi
hành án;
b) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch
thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính;
c) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch
bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;
d) Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là
quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử
16


dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp
luật.”
2.1.4. Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc bán đấu giá tài sản
trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp hoạt động tín dụng
ngân hàng
2.1.4.1. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đã kê biên
+ Tổ chức khơng có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà
tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà
điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu
giá tài sản thực hiện;
+ Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người khơng đủ
điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu
giá và trúng đấu giá;
+ Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: Không
thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai
việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng
ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế
người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
+ Tổ chức đấu giá tài sản thơng đồng, móc nối với người tham
gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông
tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài
sản;

17


+ Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá khơng đúng
quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc
đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
2.1.4.2. Niêm yết việc đấu giá tài sản

Các thơng tin chính phải niêm yết bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản
đấu giá;
+ Các nội dung: Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng,
chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền
sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá; Thời gian, địa điểm
bán hồ sơ tham gia đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong
trường hợp công khai giá khởi điểm; Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá,
tiền đặt trước; Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham
gia đấu giá; Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá; Hình thức đấu
giá, phương thức đấu giá
2.1.4.3. Đăng ký tham gia đấu giá, tiền đặt trước và xử lý tiền đặt
trước
Một số đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá:
+ Người khơng có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu
giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
+ Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc
đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu
18


giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài
sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực
tiếp giám định, định giá tài sản;
2.1.4.4. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có
tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu

giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa
thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2.1.4.5. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành công
Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người
được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành
án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi
hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.2.1. Kết quả
2.2.1.1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
Mặc dù Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hưng Yên
là đơn vị sự nghiệp có thu động theo quy định của Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập [14]; song Trung tâm dịch vụ bán
đấu giá tài sản tỉnh Hưng Yên vẫn đang được ngân sách đảm bảo toàn
bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.
19


2.2.1.2. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
Kết quả ghi nhận được từ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài
sản tỉnh Hưng Yên đối với tài sản bán đấu giá thi hành án giải quyết
tranh chấp về hoạt động tín dụng
+ Số hợp đồng đấu giá đã ký: 23 Hợp đồng
+ Số hợp đồng đã thực hiện xong: 12 Hợp đồng
+ Tổng giá trị tài sản tính theo giá khởi điểm: 5,83 tỷ đồng
+ Tổng giá trị tài sản đã bán đấu giá thành: 6,3 tỷ đồng

+ Giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm: 0,47 tỷ đồng.
- Kết quả ghi nhận của Công ty cổ phần bán đấu giá Lạc Việt: Doanh
nghiệp chưa thực hiện một cuộc đấu giá nào về thi hành án các bản án
giải quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.2.2. Nhận xét, đánh giá
2.2.2.1. Ưu điểm
- Công tác bán đấu giá trong thi hành án các bản án giải quyết tranh
chấp về hoạt động tín dụng tại Hưng Yên đã từng bước thu được
những thành quản tích cực như thực hiện được 12 hợp đồng đấu giá,
với tổng giá giá trị bán đấu giá thành công 6,3 tỷ đồng chênh lệch so
với giá khởi điểm 0,47 tỷ đồng
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Trong bối cảnh nền tư pháp của Việt Nam hiện nay, thủ tục
khởi kiện bên vay/bên bảo đảm ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc trả
nợ thường kéo dài 2 - 3 năm và phát sinh nhiều chi phí.

20


- Tại Hưng Yên hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp
luật nào quy định rõ ràng sự phối hợp giữa Viện kiểm sát, Sở Tư pháp,
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Hưng Yên.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN
ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH CÁC BẢN ÁN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá
tài sản trong thi hành các bản án giải quyết tranh chấp về hoạt

động tín dụng ngân hàng
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
- Trong các văn bản quy phạm pháp luật, còn khá nhiều kẽ hở để
các đối tượng tham gia vào đấu giá tài sản trục lợi, do đó trong thời
gian tới cấp thiết là lấp “chỗ trống” đó một cách nhanh chóng, phù
hợp.
- Việc hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nói chung và
bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp
về hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự quản lý có hiệu quả của Nhà
nước đồng thời đảm bảo xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bán đấu giá tài
sản.
3.2. Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành các bản án giải
21


quyết tranh chấp về hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Về hoàn thiện tổ chức, bộ máy của tổ chức bán đấu giá
- - Bộ tư pháp cần tổ chức định kỳ và thường xuyên các lớp tập huấn
chuyên sâu về công tác bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức thành đoàn đi
nghiên cứu học tập thực tế tại một số quốc gia có hệ thống pháp luật
hoàn thiện, phát triển để tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động
bán đấu giá cũng như khả năng linh hoạt tiếp cận thị trường hiện này
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt cho các tổ
chức đấu giá trên địa phương, hiện tại ở Hưng Yên thì Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá tài sản chưa có trụ sở riêng, vì vậy UBND tỉnh Hưng
Yên cần xem xét, tạo điều kiện để Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài
sản Hưng Yên có trụ sở làm việc riêng, ổn định để cán bộ công nhân
viên của Trung tâm yên tâm công tác, sẽ tạo hiệu quả cao hơn trong

hoạt động đấu giá tài sản trong thời gian tới
3.2.2. Về tăng cường quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng
- Ngân hàng nhà nước nói chung và Ngân hàng nhà nước chi nhánh
Hưng n nói riêng cần tăng cường cơng tác thanh tra hoạt động tín
dụng của các Ngâ hàng thương mại, từ đó phát hiện các sai sót, xu
hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục
một cách triệt để.
- Q trình thanh tra cần phịng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành
mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong
hoạt động tín dụng của khơng chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống.
22


3.2.3. Về tăng cường kiểm sát, giám sát hoạt động giải quyết tranh
chấp của Tịa án
- Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật ở
Hưng Yên đặc biệt là hoạt động giải quyết tranh chấp của Tịa án nhằm
mục đích phát hiện các sai phạm trong q trình thực giải quyết tranh
chấp, từ đó có chế tài xử lý vi phạm, hạn chế những hậu quả có thể
xảy ra, gây tổn thất cho nhà nước, cá nhân, xã hội đặc biệt là các tổ
chức tín dụng ngân hàng
3.2.4. Về tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan
nhà nước ở Hưng Yên trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản nói chung và
bán đấu giá tài sản trong thi hành án các bản án giải quyết tranh chấp
về hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng như: Sở Tư pháp, Tòa án
nhân dân tỉnh, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, các ngân hàng
thương mại để việc bán đấu giá tài sản diễn ra hiệu quả, thuận lợi
3.2.5. Giải pháp khác
- Tạo dựng cơ sở pháp lý cho công khai hoạt động đấu giá tài

sản, không phải tất cả mọi người đều nắm rõ những quy định về bán
đấu giá tài sản đặc biệt là những người lần đầu tham gia đấu giá mua
tài sản, người lần đầu tham gia đấu giá tài sản sẽ gặp khá nhiều lúng
túng, thậm chí có nhiều người muốn mua tài sản đấu giá song lại có
tâm lý e ngại vì không hiểu muốn mua được tài sản đấu giá phải làm
những gì? Bản thân hoạt động đấu giá của mỗi địa phương cần được
xây dựng một website riêng, cập nhập đầy đủ thông tin chi tiết đi từ lý
thuyết hoạt động đấu giá đến thực trạng đấu giá tài sản diễn ra như
23


×