Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Gioi thieu cac bai thi nghiem vat ly 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.13 KB, 1 trang )

CÁC BÀI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ 1
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên các bài thí nghiệm Vật lý giúp sinh viên nghiên
cứu các khái niệm, hiện tượng Vật lý cơ bản phục vụ cho chuyên ngành Điện tử - Viễn thông –
Công nghệ thông tin, giúp sinh viên có thể tiếp thu thuận lợi các môn kỹ thuật cơ sở và chuyên
môn, góp phần hình thành thế giới quan và tư duy khoa học.
Sinh viên phải tự quan sát các hiện tượng Vật lý, tự tìm lại một số định luật Vật lý có trong
chương trình lý thuyết. Với phương pháp dạy và học tích cực, không áp đặt kiến thức, sinh viên
phải có một số thí nghiệm tìm ra mối quan hệ giữa các đại lượng Vật lý và rút ra kết luận để ứng
dụng vào thực tế một cách hiệu quả.
Thí nghiệm Vật lý giúp sinh viên rèn năng lực tư duy logic, tác phong nghiên cứu khoa
học, kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng xử lý các vấn đề kỹ thuật cơ bản. Qua thí nghiệm
Vật lý, sinh viên có kỹ năng sử dụng một số thiết bị cơ bản và hiện đại để thực hiện phép đo một
số đại lượng cơ bản trong phần điện-từ và quang, làm quen với một số phần mềm cơ bản để xử lý
và phân tích các kết quả thu được từ thực nghiệm, so sánh với kiến thức lý thuyết đã học để rút ra
kết luận, giúp sinh viên vận dụng các kiến thức được học vào chuyên ngành và ra thực tế một
cách hiệu quả.
Thí nghiệm Vật lý có 2 phần: thí nghiệm Vật lý 1, thí nghiệm Vật lý 2, trong cả hai phần
đều có bài Lý thuyết sai số là bài học bổ trợ trước tiên để giúp sinh viên có kiến thức cơ bản để xử
lý các số liệu thực nghiệm.
Bài 1.
Bài 2.
Bài 3.
Bài 4.

* Nội dung học thí nghiệm Vật lý 1 gồm 4 bài:
Khảo sát điện trường biến thiên theo thời gian.
Khảo sát từ trường trong ống dây thẳng.
Khảo sát chuyển động của electron trong điện-từ trường.
Khảo sát mạch dao động điện từ.

Các bài thí nghiệm Vật lý 1 cho thấy được bản chất và ứng dụng quan trọng của trường


điện-từ, vì xét về bản chất, điện trường và từ trường là các biểu hiện riêng rẽ của một dạng vật
chất thống nhất là trường điện từ, dao động điện từ của điện trường và từ trường được lan truyền
trong không gian tạo thành sóng điện từ (sóng radio, sóng viba, sóng ánh sáng...) và được sử
dụng trong ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình.
Chuyển động của các hạt tích điện trong điện-từ trường được ứng dụng trong nhiều dụng cụ
điện tử quan trọng như ống tia điện tử trong dao động ký điện tử, trong ống hình của máy thu hình và
máy tính, kính hiển vi điện tử, máy gia tốc, khối phổ kí ... Vì vậy những hiểu biết cơ bản về chuyển
động của các hạt điện trong điện-từ trường rất cần cho những người làm chuyên môn trong ngành điện
tử. Trong các dụng cụ điện tử, việc điều khiển chùm electron hoặc ion không chỉ thực hiện bằng điện
trường mà còn có thể thực hiện bằng từ trường. Ngày nay, từ trường được ứng dụng rất nhiều trong
khoa học và công nghệ: nam châm vĩnh cửu, vật liệu từ cứng làm môi trường đọc và ghi từ trong
các ổ đĩa cứng của máy tính, động cơ công suất lớn, máy phát điện, máy chụp cộng hưởng từ...
Mạch dao động điện từ được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử như: mạch dao
động nội trong khối RF Radio, trong bộ kênh tivi màu, mạch dao động tạo xung dòng, xung
mành trong tivi, tạo sóng hình sin cho IC vi xử lý hoạt động v.v… Hiện tượng cộng hưởng trong
mạch dao động điện từ được ứng dụng rất nhiều cho các bộ tách sóng, chọn sóng trong ngành
điện tử - viễn thông và công nghệ phát thanh truyền hình...
21



×