Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.54 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khiến nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và Đảng, Nhà
nước ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình và tham gia
giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại , tố
cáo hiện nay vẫn đang diễn biến rất phức tạp, việc khiếu nại vượt cấp, một vụ việc
nhưng lại gửi nhiều nơi, tình hình cơng dân kéo về trụ sở trực tiếp công dân của các
cơ quan trung ương ngày một nhiều, nguyên nhân chủ yếu do một phần cơ chế
chính sách - pháp luật của Nhà nước ta cịn chậm đổi mới, có khi chưa phù hợp,
việc quản lý điều hành nền hành chính Nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn những hạn chế, bất cập, tạo ra những kẽ hở
trong q trình giải quyết các cơng việc của nhân dân; mặt khác một bộ phận nhân
dân lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để khiếu
nại kéo dài, tràn lan; một bộ phận cán bộ, cơng chức ý thức trách nhiệm cịn hạn
chế, dẫn đơn xử lý đơn thư chậm, có lúc xử lý chưa đúng thẩm quyền; tình trạng
đùn đẩy, đơn chuyển lịng vịng... đây là ngun nhân làm cho tình trạng khiếu nại,
tố cáo ngày càng phức tạp, nhiều vụ việc tồn đọng chưa giải quyết xong lại phát
sinh vụ việc mới, gây bất bình trong nhân dân.
Trước thực trang đó, bản thân mạnh dạn chọn đề tài " Một số vấn đề về khiếu
nại, tố cáo và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay" để tìm
hiều sau hơn về quan điểm của Đảng, Nhà nước trong cơng việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo để vận dụng vào thực tiễn
cơng tác sau này, qua đó góp phần phát hiện những hạn chế, yếu kém của mảng
công tác này để có những đề xuất, kiến nghị phù hợp, góp phần nhỏ bé vào cơng
cuộc xây dựng đất nước.
Do thời gian có hạn, nên trong q trình nghiên cứu chắc khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong các thầy, các cơ, đồng nghiệp góp ý chân thành để tiều
luận này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

1




PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Khiếu nại
Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị, Nhà nước thực hiện quản lý xã hội
bằng pháp luật. Trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý, các cơ quan nhà
nước ban hành các văn bản, quyết định quản lý theo thẩm quyền để thực hiện quyền
lực của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo. Các văn bản, quyết định đó tác
động đến một người hay một nhóm người nhất định. Tuy vậy văn bản hay quyết
định đó có sai sót hoặc do cán bộ, cơng chức thi hành cơng vụ có hành vi vi phạm
pháp luật xâm hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
khiếu nại phát sinh.
Vậy, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái luật,
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tố cáo
Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công
dân. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước
mà của cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện
và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phịng ngừa hành vi vi
phạm pháp luật và xử lí người vi phạm. Mục đích của tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân.
Vậy, tố cáo là việc công dân theo thủ tục Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo
cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích Nhà nước,

quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân.

2


II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Khiếu nại, tố cáo là hai phạm trù khác nhau, nhưng cùng xuất hiện từ khi xã hội
có phân chia giai cấp và sự ra đời của Nhà nước. Trong mỗi thời đại, ở mức độ khác
nhau, Nhà nước là người có trách nhiệm và khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân trên cơ sở các quy định của pháp luật. Vì vậy, khi quyền, lợi ích
hợp pháp của cơng dân bị vi phạm thì cơng dân phải khiếu nại, hoặc tố cáo đến cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Khiếu nại, tố cáo xuất hiện như một hiện tượng tất
yếu của xã hội có giai cấp, có nhà nước do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Như vậy có thể khái quát một số nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo như sau:
1. Phát sinh khiếu nại khi quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm,
người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khơi phục
quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại.
2. Phát sinh tố cáo khi có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập thể, công dân.
3. Thực hiện công cuộc đổi mới mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, cơ chế mới đang
được hình thành từng bước được củng cố, cơ chế cũ đang bị xóa bỏ nhưng vẫn cịn
tồn tại. Cơ sở pháp lý được ban hành nhiều khi chưa đồng bộ, không theo kịp và
không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
4. Thiếu nhất quán đồng bộ đã tạo ra sự bất hợp lý, thiếu khách quan trong việc
xem xét giải quyết lợi ích của nhân dân.
5. Sai phạm, yếu kém, tha hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên trực tiếp cơ sở.
Sự buông lỏng quản lý dẫn đến cán bộ các cơ quan Nhà nước các cấp có nhiều sai
phạm như: tham ơ, tham nhũng, xa rời quần chúng, mất dân chủ với nhân dân.
6. Nhiều nới việc huy động sức dân chưa phù hợp với khả năng và thực tế của nhân
dân. Nhiều cơ sở đã huy động đóng góp quá mức để xây dựng các cơng trình cơng

cộng trong khi dân cịn nghèo.

3


III. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là các quyền và trách nhiệm chung,
cùng các quyền hạn cụ thể trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được pháp luật quy
định.
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo chỉ có thủ trưởng cơ quan, tổ chức mới
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Các cơ quan Thanh tra nhà nước có thẩm quyền
và trách nhiệm khác nhau trong xem xét, giải quyết khiếu nại.
Đối với tố cáo, hành vi bị Tố cáo là rất đa dạng, có tính chất và mức độ rất khác
nhau cho nên việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của nhiều loại cơ quan, cụ thể
là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan
chun mơn có trách nhiệm giúp thủ trưởng tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận
rõ đúng-sai.
1. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính
-Thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
+ Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc chính phủ, UBND các cấp;
+ Chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại có liên
quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước và giao cho Tổng
Thanh tra theo dõi, đơn đốc việc giải quyết đó;
+ Xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại
đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân, cơ quan, tổ
chức.
-Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
chính mình.
 Giải quyết khiếu nại mà Chủ tích UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn
khiếu nại, quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng.

4


 Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp
tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiế nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của
UBND tỉnh, quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng.
 Xem xét lại quyết định cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của
Tổng thanh tra.
+ Thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ:
 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
chính mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
 Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại điều 24 của Luật khiếu nại, tố
cáo đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng.
 Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lí Nhà nước của bộ, ngành
mình mà chủ tích UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiêu nại mà Giám đốc Sở
hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
Quyết định giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường
hợp này là quyết định giải quyết cuối cùng.
 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì hoặc tham gia giải quyết khiếu
nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước theo sự chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng

có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo kiến nghị của tổng thanh tra.
- Thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Sở và cấp tương
đương thuộc UBND tỉnh.
+Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tích UBND huyện:


Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của

mình.

5


 Giải quyết khiếu nại mà Chủ tích UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc
UBND tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc
UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lí trực tiếp.
 Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 21 của Luật khiếu nại tố
cáo đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
-Thẩm quyền thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương.
Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi của
chính mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
-Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra Nhà nước trong giải

quyết khiếu nại hành chính.
-Thẩm quyền và trách nhiệm của Tổng thanh tra.
Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết
nhưng còn khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
Giúp thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc cán bộ, cơ quan ngang bộ giải
quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lí Nhà
nước;
Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tích UBND cấp tỉnh; trong trường hợp phát hiện có vi
phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị hoặc yêu cầu người đã ra quyết định xem
xét lại quyết định giải quyết đó, nếu sau 30 ngày mà kiến nghị hoặc u cầu đó
khơng được thực hiện thì báo cáo thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6


-Thẩm quyền và trách nhiệm của chánh thanh tra các cấp, các ngành.
Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị
việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng
cấp.
Như vậy, các cơ quan Thanh tra nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Thủ tướng cơ quan hành chính cùng cấp có trách nhiệm xem xét và
báo cáo để Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp quyết định việc thụ
lý giải quyết khiếu nại đó.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tố cáo.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý
của các cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý
Nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý
Nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm
quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử
lý tố cáo.
- Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao;
+ Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của
thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong

7


trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người
đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
- Tổng Thanh tra có thẩm quyền:
+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
+ Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải
quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo
có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biệt
phức tạp; quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra đã kết luận, kiến nghị theo quy

định tại điểm 1 Điều 63 của Luật KN-TC.

8


Phần II.
CÔNG TÁC TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, VÀ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO HIỆN NAY.
I. Quy trình nghiệp vụ tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
1. Công tác tiếp dân.
Theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo tại Điều 1 ghi rõ: " Công dân, cơ quan,
tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan,
tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cán bộ, cơng chức có quyền khiếu nại, quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền
khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Cơng dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành
vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doa
gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức".
a. Tiếp dân là bước đầu giải quyết khiếu bại, tố cáo.
Tiếp dân chính là để tạo điều kiện cho công dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội. Thông qua việc tiếp dân ở nơi tiếp dân, ở nơi tiếp dân của
TW Đảng, Nhà nước. Đảng, Nhà nước có điều kiện gần dân nhiều hơn, tiếp xúc và
lắng nghe ý kiến, tâm sự, nguyên vọng của nhân dân. Qua đây để đề ra chủ trương,
chính sách cho phù hợp với tình hình đất nước hiện nay.
- Việc tiếp dân là bước đầu để cơ quan nhà nước giải quyết kịp thời, đúng Pháp luật

của khiếu nại, tổ cáo. Vì thế nơi tiếp cơng dân phải là cơ quan có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền quản lý của mình.

9


b. Tiếp dân theo tính chất nội dung vụ việc:
Cán bộ làm cơng tác tiếp dân phải nắm tính chất nội dung vụ việc, việc tiếp dân
như sau:
- Tiếp dân theo thỉnh cầu: Thỉnh cầu là công dân đến đề đạt tâm tư nguyện vọng về
quyền và lợi ích của cá nhân mình với Nhà nước. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm
tiếp nhận để xem xét thỉnh cầu đó của công dân.
- Tiếp dân đến khiếu nại: Công dân đến khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về mỗi quyết định hành chính, mỗi hành vi hành chính của cơ quan Nhà
nước, tổ chức và cán bộ cơng chức trong các cơ quan, tổ chức đó xâm hại đến
quyền về lợi ích hợp pháp của họ.
Các cơ quan, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm với công dân,
tiếp nhận đơn thư thuộc thẩm quyền của mình đồng thời có trách nhiệm xem xét
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đó.
Các khiếu nại thuộc lĩnh vực hình sự, dân sự, hơn nhân... thuộc thẩm quyền của các
cơ quan Tư pháp thì các cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận và xem xét giải quyết
cho công dân.
- Tiếp dân đến tố cáo: Công dân đến cơ quan Nhà nước tố cáo hoặc đưa đơn tố cáo
là việc họ đến báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại, đe dọa gây
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cơng dân. Tố cáo
đó có liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó tiếp đơn và
xem xét giải quyết.
c. Trách nhiệm của người tiếp dân.
- Trách nhiệm của người tiếp cơng dân là phải có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư

khiếu nại, tố cáo, các ý kiến phản ánh có liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Hướng dẫn
công việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ khi khiếu nại, tố cáo. Phải giữ bí mật
họ, tên, tuổi, bút tích khi họ yêu cầu.
Thủ tướng cơ quan Nhà nước trong cơng tác tiếp dân phải có trách nhiệm trực tiếp
tiếp dân, tổ chức việc tiếp công dân ở cơ quan, tổ chức mình, bố trí nơi tiếp dân tại

10


địa điểm thuận lợi, có đủ các điều kiện vật chất cần thiết, bố trí cán bộ có phẩm chất
đạo đức, kiến thức và am hiểu chính sách pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao khi
tiếp dân, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chấp hành nghiêm chỉnh và kịp thời việc
tiếp dân của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến trụ sở tiếp dân phải chấp hành đúng nội
quy của nơi tiếp dân, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ tiếp dân, trình bày trung
thực sự việc, cung cấp thơng tin tài liệu có liên quan đến khiếu nại, tố cáo của mình,
ký xã định biên bản về việc mình trình bày, được hướng dẫn, giải thích về thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo, được cử đại diện trình bày vụ việc khi vụ việc khiếu nại, tố
cáo có cùng nội dung, cùng một yêu cầu. Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi
sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của công chức đang tiếp dân.
d. Ngun tắc, trình tự tiếp cơng dân.
- Ngun tắc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo:
Cán bộ tiếp dân phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong q
trình làm việc ln cơng tâm, khách quan, dân chủ, thận trọng và mềm dẻo tránh sô
sát, đụng chạm không cần thiết với công dân, làm nảy sinh gay gắt.
- Trình tự tiếp cơng dân gồm ba bước sau:
 Bước tiếp xúc ban đầu: Khi công dân đến nơi tiếp dân thì cán bộ tiếp dân phải
lịch thiệp, nhãn nhặn, ơn tồn, bất luận trong tình huống nào người cán bộ tiếp dân
khơng được có thái độ hách dịch, cửa quyền, xử sự thiếu văn hóa với cơng dân. Q
trình tiếp dân ln đặt ra các tình huống để xử lý kịp thời.

 Quá trình làm việc: Cán bộ tiếp dân cần ghi chép ngày, giờ, họ tên, địa chỉ, nội
dung vụ việc đối với công dân- ghi vào sổ tiếp dân. Tiếp theo là yêu cầu công dân
cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo ( nếu có) và ghi nhận bằng biên bản.
+ Đối với khiếu nại: khiếu nại không đầy đủ các điều kiện pháp lý thì người tiếp
cơng dân giải thích cho công dân rút đơn. Nếu nội dung không đúng thẩm quyền
giải quyết thì người tiếp cơng dân hướng dẫn cơng dân đến nơi có thẩm quyền giải
quyết của thủ trưởng cơ quan mình, người tiếp cơng dân u cầu cơng dân trình

11


bày, người tiếp công dân nghe và ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ thành biên bản nội dung và
những yêu cầu mà cơng dân trình bày.
+ Đối với tố cáo: Người tiếp công dân nhận nội dung tố cáo và u cầu cơng dân
trình bày cho rõ thêm, người tiếp cơng dân ghi biên bản chính xác, tỉ mỉ. Đối với
hành vi nguy hiểm, người tiếp công dân báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để
ngăn chặn kịp thời
 Kết thúc buổi tiếp; Đọc biên bản cho công dân nghe và yêu cầu công dân ký vào
biên bản ( nếu cơng dân khơng ký vào biên bản và có thể mời một số người xung
quanh xác nhân ). Yêu cầu công dân cung cấp thông tin, tài liều chứng cứ để hồn
tất hồ sơ. Người tiếp cơng dân sắp xếp thành danh mục, đánh số trang và yêu cầu
công dân ký xác nhận nếu có rách nát hoặc số liệu mờ... thì ta phải ghi cụ thể xác
nhận ở trang nào ). Viết phiếu hẹn và thông báo cho cơng dân biết cơ quan có thẩm
quyền giải quyết để công dân liên hệ sau nay.
2.Xử lý đơn thu kiếu nại, tố cáo.
Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là việc tiến hành xem xét, phân loại sắp xếp đơn
thư đã nhận được để thụ lý, để giải quyết, chuyển cho cơ quan có thầm quyền giải
quyết hoặc trả lời cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
a. Tổ chức tiếp nhận, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến

nghị, phản ánh từ tất cả các kênh, công dân mang trực tiếp, gửi qua đường bưu điện,
qua báo đài, qua đoàn đại biểu dân bầu... phải ghi vào sổ tiếp công dân và nghiên
cứu phân loại:
+ Loại nội dung khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính pháp lý quy định tại điều 33, Điều
65 Luật khiếu nại , tố cáo
+ Loại có nội dung cấp bách phải xử lý ngay.
+ Loại có nội dung u cầu giải thích chính sách pháp luật.
+ Loại đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc có nội dung thuộc thẩm quyền giải
quyết.

12


+ Loại đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền hoặc có nội dung thuộc thẩm quyền giải
quyết.
+ Loại đơn thư khiếu nại, tố cáo không giải quyết và không thuộc thầm quyền giải
quyết
b. Xử lý đơn thư khẩn cấp.
Với đơn thư tố cáo có nội dung khẩn cấp thì cán bộ nghiệp vụ phải báo cáo ngay
với cấp có thẩm quyền để cùng phối hợp đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, ngày
chặn hậu quả xấu có thể xảy ra.
c. Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền.
- Đối với khiếu nại:
+ Do người khiếu nại gửi đến thì ta thơng báo bằng văn bản và hướng dẫn người
khiếu nại biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết, việc thông báo này chỉ thực hiện
một lần. Nếu người khiếu nại gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu là bản gốc thì cơ
quan nhận được phải gửi trả lại cho người khiếu nại.
+ Do cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền gửi đến thì cơ quan nhận được gửi
trả hồ sơ vàt hông báo cho người chuyển đến biết.
- Đối với tố cáo:

Chậm nhất trông thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn thư hoặc ban ghi lời
tố cáo và các tài liệu chứng cứ có liên quan cán bộ nghiệp vụ phải làm thủ tục
chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
d. Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền.
- Đối với đơn thư khiếu nại
+ Trước hết kiểm tra các yếu tố pháp lý của nội dung khiếu nại. Tài liệu, chứng cứ
do người khiếu nại gửi đến có rõ ràng về nội dung, có phù hợp với yêu cầu mà đơn
thư đề cập không. Nếu đơn thư không hội đủ các điều kiện nói trên, khơng giải
quyết được thì thơng báo cho người khiếu nại biết rõ lý do.
+ Nếu khiếu nại đủ điều kiện giải quyết, cán bộ nghiệp vụ tóm tắt nội dung sự ,
việc, đánh giá sơ bộ tính chất vụ việc, báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định thụ
lý giải quyết.

13


+ Trong trường hợp, khi vụ việc đang được thụ lý giải quyết, đương sự vẫn tiếp tục
gửi đơn, tài liệu đến thì cán bộ nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý: Nếu nội dung tài liệu,
chứng cứ mới gửi đến phục vụ cho đơn thư đang giải quyết thì cán bộ nghiệp vụ
chuyển cho người thụ lý giải quyết. Nếu nội dung tài liệu chứng cứ ngoài nội dung,
yêu cầu giải quyết thì cán bộ nghiệp vụ báo cáo với người có thẩm quyền xem xét,
quyết định hướng giải quyết.
- Đối với đơn thư tố cáo:
Hành vi bị tố cáo thường có nội dung rộng liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh
vực và rất tinh vi. Người được giao giải quyết phải nghiên cứu kỹ vụ việc, kết thúc
nghiên cứu phải viết được báo cáo tóm tắt vụ việc. Phải đề xuất phương pháp giải
quyết; giải quyết vụ việc thông thường theo Luật khiếu nại, tố cáo hay giải quyết tố
cáo theo trình tự một cuộc thanh tra; bị đầy đủ hồ sơ sắp xếp có khoa học, báo cáo
người có thẩm quyền ra quyết định thụ lý giải quyết, bàn giao hồ sơ cho người giải
quyết.

II. Thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Năm 2011, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn tiếp tục tăng so với năm 2010. Các cơ
quan Nhà nước đã tiếp nhận 157.779 đơn thư khiếu nại, tố cáo ( tăng 29,8%) của
112.063 vụ việc ( tăng 17%). Nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực
đất đai ( 69,9%), yêu cầu trả lại nhà đất thuộc diện cải tạo ( 4.66%)... Về tố cáo, nội
dung tập trung vào lĩnh vực hành chính ( 94%), chủ yếu tố cáo cán bộ, cơng chức có
biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, nhất là trong việc quản lý đất
đai, hành chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội...
Số lượt công dân đến các cơ quan Nhà nước khiếu nại, tố cáo gia tăng với 379.989
lượt người ( tăng 23,7 %), khiếu kiện đơng người cũng tăng 43.11%.
Trong đó, các cơ quan đã giải quyết được 85,2% số vụ việc khiếu nại, tố cáo theo
thẩm quyền, tăng 1,27% so với năm2010. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến
nghị thu hồi cho nhà nước 48.187 triệu đồng; 63,35 ha đất; trả lại cho tập thể, công
dân 50.982 triệu đồng; 123 ha đất; minh oan cho 251 người;trả lại quyền lợi cho

14


1.524 người, kiến nghị xử lý hành chính 754 người, chuyển cơ quan điều tra xem
xét trách nhiệm hình sự 46 vụ việc với 89 người.
Chính phủ cũng thừa nhận, tỷ lệ công dân khiếu nại, tố cáo đúng và đúng một
phần khá cao, điều nay chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước và việc giải quyết các
quyền lợi cho cơng dân của các cấp chính quyền nhất là ở cơ sở vần cịn nhiều thiếu
sót, bất cập. " Trong giải quyết cịn nhiều thiếu sót, kết luận cịn chưa đầy đủ, thiều
chính xác, phương pháp giải quyết cứng nhắc,thụ động nên khó thuyết phục để
chấm dứt khiếu nại".
Với thực trạng trên, có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản
như sau:
 Thứ nhất: Một số quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa
thống nhất, chưa chặt chẽ, chưa phù hợp ví dụ như: Theo quy định tại Điều 46 Luật

Khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) thì: "...kể từ ngày
nhận được giải quyết khiếu nại nếu khơng đồng ý thì có quyền khởi kiện tại Tòa
án...". Tuy nhiên, khi đương sự khởi kiện tại Tịa án thì Tịa án trả lại với lý do
khơng thuộc thẩm quyền của Tịa án.Từ đó, dẫn đến tình trạng đơn khiếu kiện kéo
dài, lịng vịng vì khơng xác định được cơ quan thẩm quyền giải quyết, gây ra những
khó khăn nhất định cho cơ quan Nhà nước và người khiếu kiện; Theo quy định của
Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/12/2004 của Chính phủ thì
khơng có quy định cụ thể về trình tự thủ tục đối với các trường hợp khiến kiện liên
quan đến đất đai, nhà ở theo chính sách cải tạo trước đây. Cho nên, khi thụ lý giải
quyết các vụ việc này thì các đơn vị giải quyết có những quan điểm xử lý khác nhau
( có quan điểm đồng ý trả, có quan điểm khơng đồng ý trả) về hình thức văn bản trả
lời cho người khiếu nại cũng khác nhau ( có nơi ban hành quyết định, có nơi thì trả
lời bằng văn bản trả lời). Theo quy định tại điều 100 Luật Khiếu nại, tố cáo (đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) có quy định về: "... hành vi khiếu nại, tố cáo
sai sự thật, xuyên tạc, vu khống..." nhưng hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về
trình tự thủ tục để xử lý hành vi vi phạm này. Cho nên, thực tế không xử lý được.

15


Ngồi ra, hiện nay chưa có văn bản xử lý đơn đối với các trường hợp người
khiếu nại hoặc người bị khiếu nại, gửi giấy mời đến làm việc nhiều lần nhưng sau
đó lại gửi đơn nếu nhiều cấp cơ quan Nhà nước. Trong Luật Khiếu nại, tố cáo,
không quy định trách nhiệm của cơ quan giải quyết lần đầu phải cung cấp hồ sơ cho
cơ quan giải quyết lần hai, do đó thời gian giải quyết lần 2 có kéo dài do việc thu
thập hồ sơ giải quyết lần đầu...
 Thứ hai: Do các cấp, các ngành còn thiếu quan tâm, buông lỏng quản lý, chỉ
đạo, xử lý dứt điểm. Việc thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa nghiêm, việc
này mặc dù đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng chậm được khắc phục. Ngoài ra, về
đạo đức phẩm chất cũng như năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức và

trách nhiệm không đầy đủ của người có thẩm quyền. Đây là nguyên nhân trực tiếp
làm phát sinh khiếu nại, tố cáo và cũng là nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại,
tố cáo thêm phức tạp. Nếu chúng ta khơng kịp thời có biện pháp mạnh để khắc phục
thì khó có thể có những chuyển biến cơ bản về tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Chính phủ nước ta xác định, trong thời gian tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
là một trong những cơng tác trọng tâm, có ý nghiã quan trọng việc chăm lo quyền
làm chủ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Các cơ quan Chính phủ cần
tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát từ cơ sở, bởi có một thực tế ở nhiều xã dân
cho biết: Đã mấy chục năm nay chưa có một cấn bộ Chính phủ nào đến. Vì vậy các
cấp Trung ương cần quan tâm nhiều hơn đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
xem đây là nhiệm vụ quan trọng tâm, và có những hành động thích hợp để mọi
vướng mắc của người dân phải được xử lý dứt điểm, nhanh chóng.

16


PhầnIII.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.
I. Một số giải pháp kiến nghị
Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và công
dân trong những năm qua ở các cấp, các ngành đã có những chuyển biến tích cực;
thơng qua kết quả giải quyết đã khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cơng dân điều quan trọng là đã góp phần khơng nhỏ vào việc ổn
định chính trị, khơi phục niềm tin của quần chúng nhân dân, kiến nghị với Đảng và
Nhà nước kịp thời bổ sung sửa đổi hoàn chỉnh thiếu sót bất cập của cơ chế chính
sách, ban hành những chính sách, văn bản phù hợp với cơ chế quản lý mới.
Tuy nhiên trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương,
bộ ngành vẫn cịn chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng đùn đẩy trách nhiệm,
hướng dẫn mập mờ, vi phạm trình tự, thủ tục giải quyết, thiếu tinh thần trách
nhiệm... Trước thực trạng đó, tơi xin mạnh dạn đề xuất và kiến nghị một số biện

pháp sau:
 Thứ nhất: Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến các địa phương, các cơ quan,
đơn vị, các Bộ, các ngành, các cấp chính quyền phải thật sự quan tâm, coi trọng đến
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phải thấy được bài học rút ra từ một số " điểm
nóng" về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo như ở Việt Hưng, ở Dương Nội - Hà
Đông, ở An Giang, Tiền Giang hiện nay.
 Thứ hai: Thủ tướng các cấp, các ngành nêu cao vai trò trách nhiệm củng cố và
tổ chức công tác tiếp dân tại cơ quan, đơn vị mình theo đúng tinh thần Nghị định số
89/CP ngày 7/8/1977 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 74, Điều 76 luật khiến nại,
tố cáo.
 Thứ ba: Không ngừng củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn cho
cán bộ làm công tác tiếp dân. Trong những đợt cao diểm như đại hội Đảng, Bầu cử
Quốc hội càn mởi các lớp ngắn hạn về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác
này, mặt khác Trung ương thường xuyên mở các đợt tiếp công dân đến các tỉnh ở

17


khu vực Miền Trung, Miền Nam để tạo diều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo của mình, đồng thời tránh việc cơng dân tập trung về các cơ
quan Trung ương hiện nay.
 Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm về công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Thực tế cho thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là hết
sức cần thiết, nhằm chấn chỉnh kịp thời và nâng cao hơn hiệu quả công tác này.
 Thứ năm: Tiếp tục thực hiện tốt thông báo kết luân số 130 của Bộ Chính Trị về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới. Đồng thời thực hiện tốt các kết luận,
kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra liên quan đến tiếp công dân và khiếu nại,
tố cáo.
 Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về khiếu

nại, tố cáo, pháp luật về phịng, chống tham nhũng đến mọi cơng dân để công dân
thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
 Thứ bảy: Nhanh chóng tách Luật Khiếu nại, tố cáo hiện nay thành hai luật, luật
giải quyết khiếu nại và luật giải quyết tố cáo.
 Thứ tám: Hàng năm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tiếp dân, công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan, đơn vị.
II. Kết luận
Nhìn chung cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính
Nhà nước từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn trong thời gian vừa qua đã có nhiều cố
gắng, giải quyết được một khối lượng rất lớn vụ việc phát sinh và nhiều vụ việc
phức tạp, góp phần ổn định tình hình, giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn
thị xã.
Từ thực tế công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, đòi hỏi phải
có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính
quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp cuả cả hệ thống chính trị tham gia vào cơng tác
này thì chắc chắn công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao.
Nếu ở những địa phương nào cấp ủy, thủ trưởng đơn vị thực hiện tốt quy chế tiếp

18


dân chủ cơ sở, tổ chức tốt công tác tiếp dân gắn liền với việc giải quyết khiếu kiện
ngay khi mới phát sinh thì tình hình xã hội ổn định, giảm khối lượng lớn đơn thư về
Trung ương. Đặc biệt cần coi trọng cơng tác hịa giải cơ sở.
Trong q trình tiếp dân, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo phải kết hợp chặt chẽ thanh
tra, kiểm tra với việc xử lý về kinh tế, tài chính và cán bộ, củng cố tổ chức cơ sở
Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và các đoàn thể quần chúng. Các quyết định
giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện kịp
thời nghiêm túc thì niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước sẽ ngày càng

được củng cố.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 1992; sửa đổi, bổ sung năm 2001
2. Nghị định số 67/1999/ NĐ-CP ngày 7/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khiếu nại tố cáo
3. Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi
một số điều cuả nghị định 67
4. Nghị định số 53/2005/ NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại tố cáo và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật khiếu nại - tố cáo
5. Chỉ thị số 09/CT/TW của Ban Bí Thư về một số vấn đề cấp bách trong việc giải
quyết khiếu nại - tố cáo hiện nay
6. Giáo trình tập huấn nghiệp vụ thanh tra viên năm 2011.
7. Một số tài liệu khác có liên quan.

20



×