Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

SỬ DỤNG BÀI tập THỰC TIỄN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “cân BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA vật rắn” vật LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.29 KB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
CỦA VẬT RẮN” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỞ THƠNG

Người viết : Trần Thị Như Quỳnh
Tở: Vật lí – KTCN


Bố Trạch, tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Giả thuyết khoa học.........................................................................................2
3. Mục đích của chuyên đề....................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
7. Kế hoạch nghiên cứu.........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................4
1.1 Cơ sở lí luận về bài tập thực tiễn.....................................................................4
1.1.1 Khái niệm bài tập thực tiễn..........................................................................4
1.1.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá của.......4


1.1.3. Phân loại......................................................................................................5
1.1.4. Những lưu ý khi sử dụng bài tập thực tiễn..................................................5
1.2 Cơ sở lí luận về phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học.....................6
1.2.1 Dạy học phát triển năng lực..........................................................................6
1.2.2. Phương pháp dạy học..................................................................................7
1.2 .3 Phát triển năng lực trong kiểm tra, đánh giá...............................................8
1.2.4. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá.....................8
1.2.4.1. Mục đích của việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học.....................8
1.2.4.2. Các hình thức sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra .........9
1.2.5 Các năng lực chuyên biệt cần đạt được của bộ môn vật lý.........................10
1.2.6 Các năng lực chuyên biệt cần đạt được khi sử dụng bài tập thực tiễn.......10
Chương 2: “Sử dụng bài tập thực tiễn theo hướng phát triển năng lực cho

11

2.1 Phân tích nội dung kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của .........11
2.1.1 Đặc điểm của chương.................................................................................11
2.1.2 Nội dung cơ bản của chương......................................................................11
2.2 Các bước cần thực hiện khi thiết kế dạy học theo hướng sử dụng bài tập ....12
2.2.1 Xác định mục tiêu......................................................................................12


2.2.2 Xác định một số vấn đề thực tiễn...............................................................13
2.3 Thiết kế dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng sử dụng bài tập

...........14

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo xác định "Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh". Thực tiễn cuộc sống có vai trị vơ cùng quan trọng trong phát
triển khả năng nhận thức và nhân cách của học sinh. Biết được thực tiễn cuộc sống,
trước mắt các em sẽ làm tốt các bài thi, bài kiểm tra có nội dung liên quan. Quan trọng
hơn, bước đầu các em có sự quan tâm đến những vấn đề, sự kiện diễn ra trong thực
tiễn xã hội, giúp các em có vốn sống ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là
phương pháp giáo dục tốt để các em từng bước hình thành và phát triển nhân cách bền
vững sau này.
Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Vật lý có vai trị quan trọng trong
kĩ tḥt và có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Nó giúp con người hiểu
biết về những bí ẩn của vũ trụ, giúp giải thích nhiều hiện tượng trong tự nhiên. Trong
quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thống bài tập để học sinh tiếp cận và
vận dụng những kiến thức, định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập
vật lý có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển
năng lực tư duy của người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo… Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp
cho người học dễ dàng nắm vững lý thuyết, định luật, định lý… và liên hệ với thực tế
nhiều nhất đó là bài tập thực tiễn.
Tuy nhiên, bài tập thực tiễn vẫn khơng được sử dụng rộng rãi trong q trình dạy
học vật lý ở phổ thông. Đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ
những lý thuyết, cơng thức cơ bản áp dụng vào tính tốn, giải bài tập giúp học sinh
trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức thường
xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc sống . Hoặc nếu có
liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình

truyền thống, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc các em học sinh vận dụng kiến

1


thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất, phát triển năng lực của học sinh một
cách toàn diện.
Mặt khác,trong kiểm tra đánh giá, đa số cịn mang tính truyền thống bằng cách
đưa ra các câu hỏi mang tính lý thuyết, công thức mà vận dụng kiến thức trong thực
tiễn, trong lao động sản xuất cịn hạn chế.
Vì những lí do trên mà tơi xây dựng chun đề dạy học: “Sử dụng bài tập thực
tiễn theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học chương “cân
bằng và chuyển động của vật rắn” vật lí 10 trung học phổ thông”. Tôi hi vọng đây
là tài liệu tham khảo và với những kết quả bước đầu sẽ có nhiều giáo viên tích cực
tham gia vào việc biên soạn các chủ đề và phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
2. Giả thuyết khoa học
Nếu khai thác được và sử dụng hợp lí bài tập thực tiễn trong dạy học sẽ đem lại
hiệu quả giáo dục cao hơn, tăng sức hút, tính ứng dụng của mơn học; bài học thêm
sinh động, hiệu quả, góp phần phát triển tư duy, phát triển năng lực học sinh; đồng thời
đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục trong các giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích của chuyên đề
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và các nhiệm vụ trọng tâm của năm
học mà nhà trường và tổ nhóm chun mơn đề ra.
- Giới thiệu một số giáo án, tài liệu kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
lực của học sinh mà cá nhân tôi đã triển khai trong thời gian qua. Với một số kết quả
đã đạt được của đề tài, tôi hi vọng đây cũng là nguồn cổ vũ đồng nghiệp cùng chung
tay nghiên cứu, biên soạn nhiều giáo án đạt kết quả cao hơn.
- Giúp giáo viên sử dụng xây dựng lập luận để giải các dạng bài tập một cách
hợp lý, khoa học hơn trong quá trình dạy học.
- Từ bài tập thực tiễn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải

thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên phát triển năng lực tư duy, sáng
tạo… cho học sinh.
- Chia sẻ đề tài này tôi mong được thêm nhiều ý kiến đóng góp q báu của đồng
nghiệp giúp tơi tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy.

2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý ḷn việc đổi mới chương trình giáo dục mơn vật lý,
phương pháp đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực cho học sinh.
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu liên quan trong chương: “Cân bằng và chuyển
động của vật rắn”.
- Xây dựng giáo án theo đầy đủ các bước và hệ thống bài tập thực tiễn phát huy
tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ
môn và phát triển năng lực chung và năng lực cần đạt được của bộ môn vật lý.
- Lựa chọn những bài tập có tính thực tiễn, phù hợp với nội dung và đối tượng
dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Lấy ý kiến đóng góp, trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các học sinh lớp 10 được phân công giảng dạy 10A5,6,8,9
- Chương trình vật lý 10 trung học phổ thơng ban cơ bản.
7. Kế hoạch nghiên cứu
- Kế hoạch thực hiện của chuyên đề: chuyên đề được thực hiện và, tổng kết, rút

kinh nghiệm trong hk1 năm học 2017-2018 .

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế nhằm
phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học
1.1 Cơ sở lí luận về bài tập thực tiễn
1.1.1 Khái niệm bài tập thực tiễn
Bài tập thực tiễn là loại bài tập được đưa ra với nhiều hình thức khác nhau: “Câu
hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu hỏi định tính, câu
hỏi kiểm tra…”. Đặc điểm của bài tập thực tiễn là nhấn mạnh về mặt bản chất của các
hiện tượng đang khảo sát,hiện tượng quen thuộc tồn tại xung quanh con người.
1.1.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá của
môn vật lý
Thông qua bài tập thực tiễn giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic,
tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh đào sâu và
củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng, làm phát triển khả năng phán đoán, mơ
ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng
trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật, mở rộng tầm mắt kĩ thuật của học sinh.
Bài tập thực tiễn rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức của học sinh vào thực
tiễn .
Để giải các bài tập thực tiễn học sinh phải vận dụng những kiến thức lý thuyết
vào thực tiễn, điều đó giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức . Nhờ vậy kiến thức
mà các em nắm được sẽ chính xác hơn, vững chắc hơn, có tính hệ thống hơn. Các bài
tập thực tiễn cũng có thể sử dụng nghiên cứu kiến thức mới và hình thành tri thức vật
lý mới, tức là nâng cao kiến thức vật lý cho học sinh.
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể mà các bài tập đặt ra, học sinh
phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu

tượng hóa….Có thể nói bài tập thực tiễn là một phương tiện rất tốt để rèn luyện tính
kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của học sinh.
Bài tập thực tiễn còn là cơ hội để giáo viên đề cập đến những kiến thức mà trong
giờ học lý thuyết chưa có điều kiện để đề cập, qua đó bổ sung kiến thức cho học sinh.

4


Bài tập còn cung cấp cho học sinh những số liệu mới về phát minh, những ứng dụng…
giúp học sinh hòa nhập với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại.
1.1.3. Phân loại
Bài tập thực tiễn định tính: Bài tập thực tiễn định tính là những bài tập mà khi
giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ sử dụng vài phép
tính đơn giản có thể nhẩm được. Để giải được bài tập định tính học sinh phải thực hiện
những phép suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật
lý và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể.
Bài tập thực tiễn định tính là bài tập có thể đưa ra dưới dạng giải thích hiện
tượng: cho biết một hiện tượng đã xảy ra, luôn xảy ra và giải thích ngun nhân của
nó. Ngun nhân đó chính là những đặc tính của các định luật vật lý.
Bài tập thực tiễn định lượng : Bài tập thực tiễn định lượng là những bài tập
muốn giải được yêu cầu học sinh phải thực hiện một loạt các phép tính để tìm quy luật
mối liên hệ giữa các đại lượng vật lý.
Các bài tập thực tiễn định lượng đề cập đến những số liệu liên quan trực tiếp tới
đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật.
Trong quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng loại bài tập thực tiễn định
lượng tùy vào từng trường hợp, có thể sau khi học xong một định ḷt, một định lý nào
đó thì có thể cho học sinh áp dụng vào để phân tích và giải thích hoặc có thể sử dụng
bài tập này để đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới.
1.1.4. Những lưu ý khi sử dụng bài tập thực tiễn
Để phát huy tác dụng của bài tập thực tiễn, khi sử dụng loại bài tập này trong dạy

học, giáo viên cần:
- Căn cứ vào nội dung kiến thức mà học sinh cần nắm trong một đơn vị kiến
thức, một chuyên đề dạy học hay một tiết học, tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học,
thời gian cho phép cũng như khả năng học tập của học sinh để lượng hóa mục tiêu về
kiến thức, kĩ năng và thái độ, từ đó lựa chọn các bài tập thực tiễn cho phù hợp.
- Các câu hỏi, bài tập có nhiều phương án trả lời để kích thích tư duy, tính tị mị
của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về phương án giải, rút ra kết luận, khái qt hóa
để bổ sung. Hồn thiện kiến thức, đề xuất ý kiến, vận dụng trong cuộc sống.

5


- Bài tập thực tiễn phải có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới quan
khoa học cho học sinh ở từng bài học, từng chuyên đề.
- Giáo viên phải xác định những ứng dụng kỹ thuật của từng bài cũng như những
ứng dụng của vật lý trong cuộc sống để xây dựng hệ thống bài tập.
Bên cạnh đó, trong q trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý những nguyên tắc
sau:
- Kết hợp, sử dụng trong các phương pháp dạy học hợp lý.
- Nội dung bài tập phải có khả năng thực hiện, phù hợp với hồn cảnh thực tế.
- Không lạm dụng quá nhiều, số lượng hơn chất lượng.
- Những ứng dụng đưa ra hấp dẫn, có chọn lọc, đảm bảo tính chính xác, khoa
học, phù hợp với trình độ của học sinh.
- Mang tính phổ biến, thời sự.
1.2 Cơ sở lí luận về phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học
1.2.1 Dạy học phát triển năng lực
Ở nước ta, từ năm học 2011-2012, Bộ giáo dục đào tạo triển khai hoạt động
nghiên cứu khoa học của học sinhtrung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ chức
Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học( VSEF) và cử

học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (Intel ISES) và các cuộc thi hội
trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học kỹ thuật. Cuộc thi vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học được tổ chức từ
năm 2012-2013 đến nay, thu hút hàng trăm ngàn học sinh tham gia; các dự án của học
sinh được tham dự thi và chia sẻ qua internet đã thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức
trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế, tăng cường khả
năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Vấn đề dạy học trong các nhà trường hiện nay cần phải có sự đổi mới theo
hướng, gắn lý thuyết sách vở với thực tiễn đời sống, hướng cho học sinh biết quan tâm
đến xã hội, để các em có những đồng cảm, chia sẻ và bày tỏ cảm xúc của mình. Việc
học sinh tiếp thu tốt các kiến thức trong nhà trường thôi cũng chưa đủ mà phải giúp
các em cập nhật thường xuyên những vấn đề, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong
cuộc sống hôm nay. Giáo viên phải là người trung tâm trong việc cung cấp thông tin

6


và định hướng thông tin khi đứng trên bục giảng để học sinh nắm bắt chuyển hóa
những thơng tin trong xã hội thành nhận thức, tình cảm và hành động của mình.
1.2.2. Phương pháp dạy học
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn
học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
* Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triểnnăng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng
tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
* Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp
đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào
cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận
thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
* Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.

Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn
luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho
người học.
* Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mơn học tối thiểu đã qui định.
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và
phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học.
Như vậy dạy học theo hướng phát triển năng lực là phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ
không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học
theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương
pháp thụ động. Phương pháp dạy học phát triển năng lực nhấn mạnh việc lấy hoạt
động học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động họcvà
vai trị của học sinh trong q trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu
nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện

7


qua nhiều phương pháp khác nhau,nhưng nhìn chung việc đổi mới phương pháp dạy
học của giáo viên được thể hiện qua bốn đăc trưng cơ bản :
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh
tự khám phá những điều chưa biết.
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng các biện pháp dạy học phát triển
năng lực, tôi đã khai thác và sử dụng bài tập thực tiễn. Bài tập thực tiễn được sử dụng
trong các hình thức tổ chức dạy học: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở
ngồi lớp...Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những

hình thức tổ chức thích hợp .
1.2 .3 Phát triển năng lực trong kiểm tra, đánh giá
Để đạt được mục tiêu trên, trong kiểm tra đánh giá phải xây dựng các đề thi, đề
kiểm tra theo ma trận. Các đề thi, đề kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4
mức độ yêu cầu:
- Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại, mô tả đúng kiến thức,kĩ năng đã học khi
được yêu cầu.
- Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học
bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải
thích, so sánh; áp dụng trực tiếp(làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết
các tình huống, vấn đề trong học tập.
- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức kĩ năng đã học để giải
quyết thành cơng tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn đề
tương tự như những tình huống, vấn đề đã học.
- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn đề đã học, đã được
giáo viên hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới
trong học tập hoặc trong cuộc sống.

8


1.2.4. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá
1.2.4.1. Mục đích của việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học
Bài tập thực tiễn được sử dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá với
các mục đích:
- Hình thành nhân cách nghiên cứu khoa học đảm bảo tính tự lực của học sính,
tính hấp dẫn của mơn học, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, kích thích hứng thú học tập,
phát triển năng lực cho học sinh.
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết một vấn đề thực

tiễn một cách sinh động và có hiệu quả. Trong khi giải bài tập đòi hỏi phải biết cách
vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học giúp học sinh ghi nhớ và hiểu vững
chắc kiến thức đó. Bài tập thực tiễn cịn rèn luyện kĩ năng giải bài tập cơ bản, từng
bước tạo cho học sinh trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lý.
1.2.4.2. Các hình thức sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra
đánh giá
- Bài tập thực tiễn kết hợp cùng với phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh :
+ Phương pháp dạy học theo trạm: sử dụng bài tập thực tiễn trong các phiếu học
tập của các trạm.
+ Phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống: Đưa ra các tình huống qua bài
tập thực tiễn.
+ Phương pháp học dựa trên sự tìm tịi, khám phá khoa học: Đặt ra các câu hỏi
khoa học bằng bài tập thực tiễn.
+ Phương pháp dạy học khám phá: Dùng bài tập thực tiễn để đặt ra những câu
hỏi về một sự kiện vật lý, để mô tả các hiện tượng tự nhiên…
+ Phương pháp dạy học dự án:dùng bài tập thực tiễn dưới dạng các câu hỏi định
hướng.
- Bài tập thực tiễn có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy
học:
+ Đề xuất vấn đề nghiên cứu:
+ Hình thành kiến thức kĩ năng mới.
+ Liên hệ thực tế.
+ Củng cố kiến thức, kĩ năng đã thu được

9


+ Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh.
- Bài tập thực tiễn có thể làm trên lớp, ở nhà hay trong các chương trình nội

khóa, ngoại khóa.
- Dạy học tích hợp.
1.2.5 Các năng lực chun biệt cần đạt được của bộ môn vật lý
Một số phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học bộ
môn vật lý:
- Nhân ái và khoan dung.
- Làm chủ bản thân.
- Thực hiện nghĩa vụ học sinh.
Một số năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học:
- Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
1.2.6 Các năng lực chuyên biệt cần đạt được khi sử dụng bài tập thực tiễn
-Phát triển năng lực nhận thức, giáo dục tư tưởng đạo đức và nhân cách, giáo dục
kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức và nhân cách cho học sinh việc giải bài tập thực
tiễn giúp học sinh rèn luyện nhiều phẩm chất tâm lí quan trọng như sự kiên trì, nhẫn
nại, ý chí vượt khó, tính cẩn trọng tỉ mỉ, tính có kế hoạch trong hoạt động nhận thức.
- Giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

10


Chương 2: “Sử dụng bài tập thực tiễn theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh trong dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” vật lí 10
trung học phổ thông”
2.1 Phân tích nội dung kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật
rắn”
2.1.1 Đặc điểm của chương
Khảo sát các điều kiện cân bằng của vật rắn cùng một số đặc điểm của chuyển

động tịnh tiến và chuyển động quay quanh một trục cố định của vật rắn, các dạng cân
bằng dựa trên cơ sở của động lực học có thể phân tích các lực tác dụng lên các điểm
trong một thời gian nào đó làm cho vật rắn có thể chuyển động tịnh tiến, cân bằng hay
chuyển động quay. Các dạng cân bằng và cân bằng của vật rắn được ứng dụng rất
nhiều trong đời sống và những hiện tượng của tự nhiên. Những ứng dụng trong sản
xuất sao cho có lợi về cơng, những trường hợp tiết kiệm được lực, dùng lực nhỏ để
nâng vật nặng nhờ cánh tay đòn, những trường hợp làm sao để đảm bảo an tồn giao
thơng trong nghề nghiệp….
Nhìn chung, kiến thức phần này rất quan trọng và cũng tương đối khó đối với
học sinh. Có thể nói nó là nến tảng rất quan trọng để đưa kiến thức từ sách vở vào thực
tiễn, nhưng hầu như khi dạy kiến thức phần này, hầu hết các tiết học thông thường giáo
viên giảng dạy để đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức về các quy tắc, định luật và các
kiến thức về lực cho học sinh còn những ứng dụng thì được đề cập đến rất hạn chế.
Thơng qua các bài tập thực tiễn, bản chất tự nhiên vốn có của sự vật cũng như
hành động quen thuộc của người kéo co, người học võ, người gánh hàng hóa, sự lắc lư
của con lật đật….có thế tái hiện một cách sinh động, trên cơ sở đó giúp học sinh tính
tốn các đại lượng cần thiết giúp học sinh có cái nhìn khách quan hơn về lực tạo hứng
thú học, khả năng phán đốn, đào sâu, phân tích hiện tượng, phát triển năng lực, hình
thành kinh nghiệm thực tiễn cho học sinh khi học chương này.
2.1.2 Nội dung cơ bản của chương
- Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.
- Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
- Các dạng cân bằng.Cân bằng của một vật có mặt chân đế.
- Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mô men lực .

11


- Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một
trục cố định.

- Ngẫu lực.
2.2 Các bước cần thực hiện khi thiết kế dạy học theo hướng sử dụng bài tập
thực tiễn phát triển năng lực cho học sinh.
2.2.1 Xác định mục tiêu
a. Mục tiêu kiến thức
- Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của
ba lực không song song.
- Nêu được các dạng cân bằng. Đặc điểm của các dạng cân bằng.
- Nêu được định nghĩa mặt chân đế. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân
đế. Mức vững vàng của cân bằng.
- Phát biểu được định nghĩa mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục
quay cố định. (Quy tắc mômen lực).
- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực, lấy được ví dụ.
- Viết được cơng thức tính và nêu được đặc điểm mơmen của ngẫu lực.
b. Mục tiêu kỹ năng
Trong quá trình cũng như sau khi học một chuyên đề, học sinh sẽ được rèn luyện
những kỹ năng cần thiết cho việc học tập kiến thức thực tại và nó cũng góp phần hình
thành kỹ năng trong quá trình học tập ở những mức độ cao hơn và trong cuộc sống của
bản thân học sinh như:
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt các vấn
đềvề cân bằng của các vật. Bước đầu giải thích được các vấn đề trong xây dựng (dùng
dây dọi), về lao động chở vật liệu, về việc chở hàng hóa của ơ tơ, giải thích hoạt động
hay thậm trí tự chế tạo được con lật đật…. một cách khoa học, đồng thời thấy được
tầm quan trọng của khoa học trong đời sống qua việc vận dụng cũng như phát minh
giúp cho con người đỡ vất vả hơn trong cuộc sống, trong lao động.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập về cân bằng của một vật chịu tác
dụng của hai lực và của ba lực không song song, cân bằng của một vật có trục quay cố
định, mơmen lực, các dạng cân bằng của một vật có mặt chân đế.


12


- Thu thập thông tin từ các nguồn, khả năng tìm hiểu thực tế, sưu tầm tài liệu,
khai thác trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như mạng internet, sách, báo.
- Xử lý thơng tin, phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận, khái quát hóa,… để rút
ra kết ḷn.
- Truyền đạt thơng tin, thảo ḷn nhóm, báo cáo kết quả thực hiện.
- Bước đầu hình thành khả năng làm việc tập thể.
c. Thái độ
- Tạo hứng thú trong học tập môn vật lý, đồng thời yêu thích, say mê khoa học
qua việc biết được ý nghĩa thực tiễn của kiến thức, những ứng dụng của vật lý học
trong đời sống, giảm bớt những căng thẳng trong học tập làm môn học trở nên gần gũi
và dễ học hơn.
- Sẵn sàng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, trung thực, khách quan.
- Tinh thần hợp tác trong học tập, có ý thức và tinh thần trách nhiệm, ln nỗ lực
hồn thành nhiệm vụ, đồng thời có thái độ chia sẻ cũng như học hỏi ở mọi người xung
quanh trong quá trình học tập cũng như lao động.
2.2.2 Xác định một số vấn đề thực tiễn
Dựa vào mục tiêu, nội dung kiến thức của chương và sự ứng dụng của các kiến
thức của chương để xác định các vấn đề thực tiễn phù hợp với khả năng, nhận thức,
trình độ vận dụng kiến thức của học sinh, nên tôi chỉ đưa ra vấn đề trong các bài tập
để học sinh giải quyết như sau:
Vấn đề 1:Tìm hiểu vấn đề trong xây dựng : quy tắc dây dọi, cách dùng xe cút cít
(xe rùa) để chở vật liệu.
Vấn đề 2: Ứng dụng đòn bẩy trong lao động, sản xuất: máy bơm nước bằng tay,
búa đinh, tìm hiểu về việc gánh khiêng các vật, nguyên tắc hoạt động của cân địn.
Vấn đề 3: An tồn giao thơng đối với xe tải chở hàng hóa.

Vấn đề 4: Quan sát, phân tích giải thích hiện tượng kéo co và một số các hiện
tượng khác liên quan.
Vấn đề 5: Tìm hiểu việc ảnh hưởng của sự cân bằng của các vật, các vấn đề chưa
biết xung quanh việc giữ thăng bằng của diễn viên xiếc, chế tạo đồ chơi con lật đật,
con chim, con chuồn chuồn đậu trên cành cây.

13


Vấn đề 6: Tìm hiểu các hoạt động vặn vịi nước, lái xe ô tô, xe máy
Vấn đề 7: Ứng dụng của chuyển động của một vật có trục quay cố định: ròng rọc,
hoạt động cửa cuốn, thang máy….
2.3 Thiết kế dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng sử dụng bài tập thực
tiễn phát triển năng lực cho học sinh qua một số chủ đề.
CHỦ ĐỀ 1: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI
LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG. CÁC DẠNG CÂN BẰNG.
I. Nội dung chủ đề:
1. Nội dung 1: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực
- Điều kiện cân bằng
- Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng mỏng đối xứng
2. Nội dung 2: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song
song
- Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.
3. Nội dung 3: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.
- Các dạng cân bằng. Đặc điểm của các dạng cân bằng.
- Mặt chân đế. Điều kiên cân bằng của một vật có mặt chân đế. Mức vững vàng
của cân bằng.
II. Thời lượng: 90 phút
III. Mục tiêu.

1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của
ba lực không song song.
Phân biệt được các dạng cân bằng: bền, không bền, phiếm định.
Nêu được định nghĩa mặt chân đế. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân
đế. Mức vững vàng của cân bằng.

14


2. Kĩ năng
- Xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực
nghiệm.
- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy
để giải các bài tập liên quan.
- Xác định được dạng cân bằng của vật.
- Xác định được mặt chân đế của một vật trên mặt phẳng đỡ.
- Vân dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế trong việc giải
các bài tập. Biết cách làm tăng mức vững vàng của vật.
3. Thái độ

.

- Có thái độ hợp tác học tập , tinh thần làm việc theo nhóm.
- Thấy được tính thực tiễn và tầm quan trọng của kiến thức.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực sử dụng kiến thức:
+ Học sinh trình bày được kiến thức về sự cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của

hai lực và ba lực khơng song song.
+ Học sinh trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý: từ điều kiên cân
bằng của vật chịu tác dụng của hai lực suy ra được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu
tác dụng của ba lực không song song…Từ đặc điểm của các dạng cân bằng suy ra
được mức vững vàng của cân bằng….
+ Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập: tiến hành thí
nghiệm, đo lực….
+ Vận dụng ( Giải thích, dự đốn, tính tốn, đề ra giải pháp,..) kiến thức vật lý
vào các tình huống thực tiễn.
- Năng lực về phương pháp:
+ Đặt ra những câu hỏi về sự kiện vật lý.
+ Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra được các
quy luật vật lý trong các hiện tượng đó: Hiện tượng cân bằng trong tự nhiên, trong
thực tiễn cuộc sống…
+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải
quyết vấn đề trong học tập vật lý.
+ Lựa chọn và sử dụng các cơng cụ tốn học phù hợp trong học tập vật lý.

15


+ Chỉ ra được các điều kiện xảy ra của hiện tượng vật lý.
+ Đề xuất được giả thiết, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
+ Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí
nghiệm và rút ra nhận xét: Thực hiện thí nghiệm về điều kiện cân bằng của vật rắn
chịu tác dụng của hai lực và ba lực khơng song, thí nghiệm nhận biết các dạng cân
bằng.
+ Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết ḷn
được khái qt hóa.
- Năng lực trao đổi thông tin:

+ Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả
đặc thù của vật lý: Trao đổi với các thành viên trong nhóm về điều kiện cân bằng của
vật rắn chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song, về cách tiến hành thí
nghiệm, về cách giải quyết các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến bài học….
+ Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống
và ngôn ngữ vật lý chuyên ngành.
+ Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật công
nghệ.
+ Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng,
tìm kiếm thơng tin, thí nghiệm, làm việc nhóm….)
+ Trình bày được các kết quả học tập vật lý.
- Năng lực cá thể:
+ Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong
học tập vật lý.
+ Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an tồn của thí
nghiệm và của các vấn đề trong cuộc sống và các công nghệ hiện đại.
+ Nhận biết được ảnh hưởng của vật lý lên các mối quan hệ và xã hội.
IV. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập thực tiễn
trong dạy học và kiểm tra đánh giá của tiết dạy
NỢI
DUNG

MỨC ĐỢ
Nhận
biết

Thơng hiểu

16


Vận
dụng

Vận dụng
cao


Cân

- Nêu

- Phân biệt

- Vận

- Xác định

bằng của

được định

được giá và

dụng điều

vật rắn

nghĩa vật rắn

phương của lực.


kiện cân bằng của các vật rắn có

chịu tác

và giá của

dụng của

lực.

hai lực.
Trọng tâm

của vật rắn

dạng hình học đối

được phương án

dưới tác dụng

xứng, xác định

Phát

thí nghiệm để

của hai lực để trọng tâm của một


biểu được

tìm điều kiện

tìm phương

điều kiện cân

cân bằng của vật pháp xác định phẳng, đồng chất

bằng của một

rắn dưới tác

đường thẳng

trong thực

vật rắn chịu

dụng của hai

đứng, xác

tế( thước kẻ)

tác dụng của

lực.


định trọng

hai lực( khi

- Đề xuất

được trọng tâm

- Phân biệt

số vật mỏng,

- giải thích

tâm của vật

được một số các

khơng có

sự giống và

rắn, điều kiện

hiện tượng liên

chuyển động

khác nhau giữa


cân bằng của

quan đến cân

quay).

điều kiện cân

một vật trên

bằng trong thực

bầng của vật rắn

giá đỡ nằm

tiễn.

biết được

với điều kiện

ngang.

trọng tâm của

cân bằng của

vật rắn là gì?


chất điểm.

- Nhận

- Nhận

- Vận
dụng kiến
thức và cân

biết được các

bằng của vật

vật phẳng,

rắn để giải

mỏng, có

một số bài tập

dạng hình học

đơn giản liên

đối xứng.

quan.


17


Cân

- Phát

- Biết được

- Xác

- Vận dụng

bằng của

biểu được

tác dụng của vật

định, biểu

vật rắn

quy tắc hợp

rắn có thay đổi

diễn được các bằng của vật rắn

chịu tác


hai lực có giá

hay khơng nếu

lực tác dụng

và quy tắc tổng

dụng của

đồng quy.

trượt véc tơ lực

lên vật rắn

hợp lực để giải

trên giá của nó

cân bằng.

các bài tập đối

ba lực

- Phát

không song


biểu được

đến điểm đồng

song. Quy

điều kiện cân

quy.

tắc tổng

bằng của vật

hợp hai lực

rắn chịu tác

được quy tắc

có giá đồng

dụng của ba

hợp lực của hai

quy

lực không


lực đồng quy.

- Viết
được điều

điều kiện cân

với trường hợp
vật rắn chịu tác

- Xây dựng kiện cân bằng dụng của ba lực

song song.

- Biết cách

của vật rắn.

đồng quy.

- Vận
dụng được
các điều kiện

suy luận dẫn đến cân bằng và

Các

- Nhận


điều kiện cân

quy tắc tổng

bằng của vật rắn

hợp hai lực

chịu tác dụng

có giá đồng

của ba lực

quy để giải

không song

các bài tập

song.

đơn giản.
-

- Phân biệt

- Biết cách


dạng cân

biết được các

được sự khác

Xácđịnh được làm tăng mức

bằng, Cân

dạng cân

nhau giữa cân

dạng cân

bằng của

bằng: bền,

bằng bền, không bằng của vật.

một vật có

không bền,

bền, phiếm định.

mặt chân


phiếm định.

đế

- Phát

- Xác

- Biết được định được

vững vàng của
cân bằng.
- Giải thích
được sự cân bằng

mức vững vàng

mặt chân đế

của một số vật

biểu được

của cân bằng

của một vật

trong thực tế.

điều kiện cân


của vật có mặt

trên một mặt

bằng của một

chân đế phụ

phẳng đỡ.

vật có mặt

thuộc vào những

chân đế.

yếu tố nào?

18

- Vận
dụng được

- Đưa ra
được giải pháp về
an tồn trong giao
thơng khi chở



điều kiện cân
bằng của một

hàng hóa.
- Đưa ra

vật có mặt

nguyên tắc chế

chân đế trong

tạo một số đồ

việc giải các

chơi trẻ em trong

bài tập.

thựctế…

V. Thiết kế dạy học chuyên đề : Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai
lực và ba lực không song song. Các dạng cân bằng.
1. Phương pháp dạy học:
- Dạy học dự án.
2. Cách sử dụng bài tập thực tiễn
- Dùng gieo vấn đề vào bài mới.
- Dùng định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề.
- Dùng để vận dụng kiến thức trong bài học.

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
3.1. Giáo viên
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi định hướng có sử dụng bải tập thực tiễn.
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm để đề xuất vấn đề bao gồm: hai lực kế, một
miếng gỗ dạng hình hộp chữ nhật có các điểm móc lực kế tại nhiều điểm khác nhau.
- Dụng cụ để làm các thí nghiệm Hình 17.1, Hình 17.2, Hình 17.3 và Hình 17,5
sách giáo khoa.
- Các tấm mỏng, phẳng (bằng nhơm, nhựa cứng…) theo hình 17.4 sách giáo
khoa.
3.2. Học sinh
- Đọc trước bài, chuẩn bị các kiến thức liên quan.
4. Dạy học dự án: chủ đề “Cân bằng của vật rắn”.
4.1 Câu hỏi định hướng:
- Vật rắn là gì? Ví dụ?
- Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực, ba lực không song
song?

19


- Ứng dụng của điều kiện cân bằng của vật rắn trong thức tế?
+ Dây dọi trong xây dựng? Cấu tạo? Cách sử dụng?
+ Xác định trọng tâm của vật rắn phẳng mỏng?
- Các dạng cân bằng của vật rắn? Nguyên nhân? Liên hệ giải thích một số hiện
tượng cân bằng trong thực tế:
+ Tại sao con lật đật, con chuồn chuồn tre lại không bao giờ bị đổ nằm xuống
đất?
+ Tại sao nghệ sĩ xiếc đứng thăng bằng trên dây bằng một chân? ....
- Mặt chân đế là gì?

+ Tìm mặt chân đế của lọ hoa trên bàn giáo viên? Của hộp phấn đặt trên bàn giáo
viên?
+ Tìm mặt chân đế của người đứng trên mặt đất? Của chiếc bàn kê trên nền lớp
học?
- Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế? Mức vững vàng của cân bằng?
- Liên hệ thực tế về vấn đề an tồn trong nghề nghiệp?( trong giao thơng, trong
biểu diễn nghệ thuật- xiếc...)
- Tài liệu cho học sinh: sách giáo khoa, mạng internet...
4.2. Thiết kế dự án
Tên dự án: Sự cân bằng của vật rắn.
Lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học: Dây dọi trong xây dựng, nghề truyền
thống (làm chuồn chuồn tre, lật đật...), biện pháp đảm bảo an tồn trong nghề nghiệp (giao
thơng, nghệ tḥt xiếc).
4.3. Thiết kế nhiệm vụ cho học sinh:
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu vật rắn? Ví dụ trong thực tế?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiều điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực.
So sánh với điều kiện cân bằng của chất điểm chịu tác dụng của hai lực.
Nhiệm vụ 3: Xác định trọng tâm của vật rắn phẳng, mỏng bằng phương pháp
thực nghiệm? ứng dụng dây dọi trong xây dựng?
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực
không song? Quy tắc hợp hai lực đồng quy.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu đặc điểm các dạng cân bằng? Lấy ví dụ? Giải thích một số
hiện tượng cân bằng trong thực tế? Tại sao nghệ sĩ xiếc đứng vững vàng trên sợi dây?

20


Tại sao con lật đật không bao giờ bị lật đổ? Tại sao các vật như cần cẩu, đèn để bàn lại
có diện tích tiếp xúc với mặt đỡ lớn?....
Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu về mặt chân đế, sự cân bằng của một vật có mặt chân đế? (

cái bàn đứng trên nền nhà, cái hộp đặt trên bàn tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng các
diện tích nào? ). Mức vững vàng của cân bằng? Mức vững vàng của cân bằng phụ
thuộc vào yếu tố nào?

Nhiệm vụ 7: Giải pháp đảm bảo an toàn trong nghề nghiệp: Trong giao thơng
(chở hàng hóa, trong nghệ tḥt xiếc..)
4.4. Thực hiện dự án
Các nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ của dự án từ các câu hỏi định hướng.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Nhiệm vụ 1: Học sinh có thể tham kháo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như
sách giáo khoa, mạng internet, quan sát thực tế cuộc sống xung quanh.....
Nhiệm vụ 2: Học sinh thiết kế được phương án và tiến hành thí nghiệm với vật
rắn là một miếng bìa cứng và nhẹ (bỏ qua trọng lực) chịu tác dụng của hai lực thông
qua hai sợi dây vắt qua hai rịng rọc có trục quay nằm ngang và song song với nhau,
mỗi đầu một sợi dây treo 1 vật nặng có trọng lượng bằng nhau. Hoặc đơn giản vật rắn
là miếng bìa cứng nhẹ, móc vào vật rắn hai lực kế....
Nhiệm vụ 3: Học sinh xác định được trọng tâm của một vật phẳng mỏng, có
trọng lượng bằng thực nghiệm.Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dây dọi
trong xây dựng.
Nhiệm vụ 4: Học sinh thiết kế và tiến hành thí nghiệm với vật rắn có trọng lượng
chịu thêm tác dụng của hai lực nữa bằng cách móc vào vật hai lực kế.

21


×