Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

www.tinhgiac.com PHAN TICH TAI CHINH CTY CP DHG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 35 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG

I. PHÂN TÍCH NGÀNH:
I.1.

ĐÁNH GIÁ NGÀNH DƯỢC NĂM 2012:

− Ngành dược có vai trò quan trọng trong nền kinh tế do sản phẩm thuộc nhu cầu
thiết yếu. Là ngành tăng trưởng ổn định, kém cạnh tranh trên “sân nhà” và vẫn
đạt được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.
Theo tổng cục thống kê, tổng doanh thu ngành dược 2012 đạt 29.773 tỷ đồng,
bằng 108,1% kế hoạch, tăng 3,1% so với năm 2011 . Xuất khẩu 16,5 triệu
USD (giảm 11,5% so với năm 2011), đây cũng là tình hình chung của các
doanh nghiệp Việt Nam do ảnh hưởng của tình hình khó khăn kinh tế toàn
cầu. Lợi nhuận trước thuế đạt 744 tỷ, bằng 104,49% so với kế hoạch, tăng
9,26% so với năm 2011. Không có doanh nghiệp nào bị lỗ. Tuy nhiên, giá trị
sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 50% thị trường tiêu thụ thị trường
nội địa, dù chỉ số sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu có mức tăng trưởng
tốt (tính chung cả năm 2012, chỉ số này tăng 14,9% so với cùng kỳ 2011).
Chỉ số tiêu thụ của ngành năm 2012 chỉ tăng 0,9% do tỷ lệ giá trị hàng tồn
kho ở mức khá cao (10,6%) so với giá trị sản xuất dự kiến cả năm 2012.
Hình 1.1: Biểu đồ tổng giá trị tiền thuốc sử dụng và giá trị thuốc sản xuất trong
nước từ 2006-2012

1/35


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG


Nguồn: Tổng cục thống kê
− Theo Báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 của Cục Quản lý Dược Việt Nam,
tổng tiền thuốc ước tính sử dụng năm 2012 là 2,6 tỷ USD, tăng 9,1% so với
năm 2011 (2,38 tỷ USD). Trong đó, giá trị thuốc sản xuất trong nước ước tính
đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 5,26% so với năm 2011, chiếm 46,15% tổng giá
trị tiền thuốc sử dụng (con số này năm 2011 là 47,82%). Tiền thuốc bình quân
đầu người năm 2012 ước tính 29,5USD/người/năm (năm 2011: 27
USD/người/năm).
− Việt Nam nhập khẩu 1,76 tỷ USD mặt hàng tân dược trong năm 2012, chiếm
1,54% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước theo số liệu của Tổng cục
thống kê. So với mức tăng trưởng chung của kim ngạch nhập khẩu (7,1%),
mức tăng 18,6% của tân dược nhập khẩu rất đáng lo ngại. Hiện nay khoảng
90% hoá chất cho công nghiệp hoá dược phải nhập khẩu. Theo lộ trình gia
nhập WTO, thuế nhập khẩu dược phẩm giảm từ 5% xuống còn 2,5% sẽ làm
tăng thêm 10 – 20% đầu thuốc nhập ngoại mới đăng ký tại Việt Nam. Pháp,
Ấn Độ và Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường Việt Nam nhập khẩu mặt
hàng thuốc và nguyên liệu dược phẩm.
− Thị trường Dược phẩm trong nửa đầu năm 2012 ổn định, giá cả không biến
động nhiều. Tuy nhiên từ cuối tháng 6, nhiều mặt hàng dược phẩm rục rịch
tăng giá. Quý III/2012, giá nhiều mặt hàng dược phẩm tăng 7% - 10%. Việc
tăng giá các mặt hàng dược phẩm do các yếu tố sản xuất đầu vào như: điện,
nguyên phụ liệu, xăng dầu, chi phí vận tải … tăng.
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của các doanh nghiệp dược phẩm năm 2012

2/35


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG


− Các doanh nghiệp trong ngành dược vẫn giữ được đà tăng trưởng . Các chỉ tiêu
bình quân về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành giảm
nhẹ. Các doanh nghiệp thuộc phân khúc sản xuất đều đạt mức tăng trưởng tốt
(trừ DHT); các doanh nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận tốt là DHG, PPC, SPM và TRA. Ngược lại, kết quả không khả quan đối
với các doanh nghiệp thuộc phân ngành kinh doanh, phân phối như DBT, LDP,
và VMD do sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao.
− Kết quả giao dịch cổ phiếu ngành Dược: Cổ phiếu ngành Dược ít chịu biến
động giá hơn so với biến động chung của thị trường, ít khả năng bật mạnh ở
giai đoạn thị trường tăng điểm nhưng thể hiện tính “phòng vệ” khá chắc chắn
ở những giai đoạn thị trường đi xuống. Cổ phiếu ngành Dược chỉ bắt đầu tăng
mạnh và vượt Vnindex khi thị trường chung rơi vào giai đoạn sụt giảm mạnh.
So với đầu năm, cổ phiếu ngành dược tính đến ngày 28/12/2012 đã tăng 40%,
nhưng thanh khoản ở mức thấp. Ngoại trừ TRA và LDP có mức tăng giá mạnh,
số còn lại khá ổn định và ít biến động hơn chỉ số giá bình quân của ngành.
Hình 1.2: Diễn biến giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và
ngành dược 12 tháng trong năm 2012

3/35


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG

I.2.

TIỀM NĂNG - TRIỂN VỌNG NGÀNH DƯỢC NĂM 2013

− Tám tháng đầu năm 2013 ngành dược được xếp vào nhóm ngành công nghiệp
có mức tăng trưởng khá: 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức kim ngạch xuất

khẩu đạt 1,2 tỷ USD tăng 7,1% so cùng kỳ.
− Theo BMI tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dược phẩm tại Việt Nam được dự đoán
tăng 14,5%/năm cho đến năm 2015. Mức chi tiêu cho tiền thuốc bình quân đầu
người nước ta còn thấp (23 USD/người/năm) so với các nước trong khu vực
(31-32 USD/người/năm) nên ngành Dược vẫn có tiềm năng tăng trưởng tốt
trong ngắn hạn và dài hạn.
− Trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh nên năm 2013 sẽ tiếp tục
là một năm tăng trưởng tốt của các Công ty Dược. Sự cạnh tranh càng gia tăng
giữa các doanh nghiệp trong ngành ở phân khúc sản xuất đối với cả dòng sản
phẩm phổ thông (giữa các doanh nghiệp trong nước); với cả dòng sản phẩm
đặc trị (cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu). Đề án phát triển ngành công
nghiệp Dược Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn giai đoạn
2007-2015 của Thủ tướng chính phủ. Yếu tố nguyên phụ liệu, tỷ giá và lãi suất
trong năm tới dự báo sẽ không có nhiều biến động. Từ các nhận định trên

4/35


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG

chúng ta có thể đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp dược phẩm vẫn duy
trì tăng trưởng ổn định trong những năm tới.
I.3.

RỦI RO VÀ RÀO CẢN CỦA NGÀNH:

I.3.a. Rủi ro Kinh tế:
− Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện
thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu 2008 đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, lạm phát tăng cao
làm cho người dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng. Điều này
khiến cho các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. So với các ngành
khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.

I.3.b. Rủi ro về quy định của nhà nước:
− Các quy định quản lý nhà nước thường không rõ ràng và được áp dụng theo
từng trường hợp cụ thể. Sự không chắc chắn này có thể đặt ra một rào cản cho
các công ty dược phẩm. Thời gian cấp phép cho sản phẩm dược phẩm thường
không thống nhất, thường gặp phải tình trạng trì hoãn rất lâu.
− Quảng cáo sản phẩm dược phẩm vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam. Ví dụ, các
loại thuốc kê toa không được phép quảng cáo trực tiếp cho bệnh nhân. Các
công ty dược phẩm có thể quảng bá sản phẩm của họ cho các quan chức y tế và
nhân viên y tế thông qua các cuộc hội thảo y tế và các hội nghị.
I.3.c. Rủi ro phân phối sản phẩm:
− Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh, bệnh
viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel). Phân phối vào
kênh bệnh viện thông qua đấu thầu. Phân phối ở kênh thương mại là chào bán
trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác. Hiện nay, một
phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai phần ba
việc phân phối là thông qua kênh thương mại. Quá trình đấu thầu đầy rẫy tham
nhũng kéo theo giá thuốc bán ra rât cao. Một cuộc thanh tra của chính phủ năm
5/35


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG

2010 cho thấy rằng giá thuốc bán lẻ Việt Nam cao hơn giá thuốc loại tương tự

tại các quốc gia khác tám lần.
I.3.d. Rủi ro biến động giá nguyên liệu:
− Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến 90%
nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các
dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin... và chiếm
trên 80% giá trị nhập khẩu. Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên
liệu nhập khẩu, nên ngành dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ
giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro
thương mại.

I.3.e. Cạnh tranh đến từ các tập đoàn dược phẩm nước ngoài:
− Việt Nam gia nhập WTO mở ra cánh cửa giao thương quốc tế nhưng cũng là
thách thức khi phải gia tăng cạnh tranh với nước ngoài. Nhiều công ty Dược
phẩm nước ngoài đã và đang dần gia nhập vào thị trường Việt Nam. Với tâm lý
tiêu dùng sính thuốc ngoại và chất lượng sản phẩm cao dẫn đến mức độ cạnh
tranh gay gắt, nếu các doanh nghiệp trong nước không nâng cao chất lượng sản
phẩm thì nguy cơ mất thị phần nội địa là điều khó tránh khỏi .
− Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang
còn nhiều hạn chế, nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty
dược nước ngoài. Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis,
GSK, Servier, Pfizer, Novatis Group … đã xuất hiện tại Việt Nam và đã chiếm
lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm
nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông.
I.3.f. Rủi ro đặc thù sản phẩm:
− Dược phẩm là ngành cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người.
Các chi phí nghiên cứu, thử nghiệm một loại thuốc mới rất tốn kém, trong khi
6/35


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HẬU

GIANG

đó việc tiến hành thử nghiệm lâm sàn cho các sản phấm mới còn chưa được
tiến hành sâu rộng. Vấn đề liên quan đến sức khỏe con người vô cùng quan
trọng, do đó sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu con người, cũng như niềm
tin người tiêu dùng phải cao mới có khả năng tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng
trước khi sản phẩm hết thời hạn sử dụng nếu không công ty sẽ tốn rất nhiều chi
phí tiêu hủy sản phẩm.

7/35


II. PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG ( DHG)
II.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY:
II.1.a. Giới thiệu chung









Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Tên viết tắt: DHG PHARMA.
Mã chứng khoán DHG, niêm yết tại sàn HOSE.
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074.
Fax: 0710.3895209.
Email:

Website: www.dhgpharma.com.vn.
− Mã số thuế: 1800156801
− Logo công ty
II.1.b. Quá trình hình thành và phát triển:
− Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập
ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau.
− Cổ phần hóa: Ngày 02/9/2004 vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng
Niêm yết: Ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE.
− Các báo cáo tài chính (2010,2011,2012) do Công ty TNHH KPMG Việt Nam kiểm
toán (2010,2011,2012), báo cáo tài chính 6 tháng đầu 2013 do Công ty TNHH PWC
Việt Nam kiểm toán.
− Các sự kiện quan trọng:
 1996: Năm đầu tiên sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” (15 năm liền)
Năm đầu tiên nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP.
Năm đầu tiên DHG dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam (Công ty đã
duy trì liên tục cho đến nay).
 2004: Cổ phần hóa.
 2006: Niêm yết cổ phiếu.
− Công ty có 7 lần tăng vốn điều lệ:
Bảng 2.1: các đợt tăng vốn điều lệ của công ty:

8/35

ĐVT: 1.000 đồng



Thời điểm

Vốn trước phát hành

Vốn tăng

Vốn sau phát hành

8/2007

80.000.000

20.000.000

100.000.000

12/2007

100.000.000

100.000.000

200.000.000

12/2009

200.000.000


66.629.620

266.629.620

9/2010

266.629.620

2.500.000

269.129.620

6/2011

269.129.620

2.500.000

271.629.620

8/2011

271.629.620

380.134.670

651.764.290

6/2012


651.764.290

2.000.000

653.764.290

− Trải qua 36 năm hình thành và phát triển, hiện nay DHG Pharma được công nhận là
doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Đây là những yếu tố cần
thiết giúp công ty vững bước trên con đường hội nhập.
II.1.c. Bộ máy quản lý của công ty:

II.1.d. Quy mô và mạng lưới phân phối:
− Đặc điểm kinh doanh cũng như các yếu tố về vai trò của công ty DHG đòi hỏi có sự
mở rộng quy mô công ty để đẩy mạnh kinh doanh, cũng cấp sản phẩm đến người tiêu
dùng để hạn chế chi phí vận chuyển cho người dân. DHG ngày càng phát triển đồng
thời với việc quy mô đầu tư được mở rộng để sử dụng hiểu quả nguồn vốn của công
ty.
− Với 12 Công ty con phân phối: sở hữu 100% vốn góp tại 11 công ty TNHH một thành
viên (SH Pharma, CM Pharma, HT Pharma, DT Pharma, ST Pharma, A&G Pharma,
TOT Pharma, TG Pharma, Bali Pharma, B&T Pharma, VL Pharma, TVP Pharma) và
9/35


51% vốn góp tại Công ty Cổ phần Dược Sông Hậu. Các công ty con đều được công
nhận đạt chuẩn GPP (Thực hành phân phối thuốc tốt). 25 chi nhánh, và 68 nhà thuốc/
quầy lẻ tại các bệnh viện trực thuộc.
− Mạng lưới phân phối sâu rộng khắp cả nước với trên 1.000 nhân viên bán hàng giao
dịch trực tiếp với hơn 20.000 khách hàng là các nhà thuốc, đại lý, Công ty dược…
trong đó có 8.649 khách hàng đạt tiêu chuẩn là thành viên câu lạc bộ khách hàng thân
thiết của DHG. Trên 100 bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm của DHG.

Hình 2.1: Hệ thống phân phối sản phẩm của DHG ở Việt Nam:

− Xuất khẩu:
Doanh thu xuất khẩu đạt 24 tỷ Đồng (2012) giảm 10% so với năm 2011. Nguyên nhân
do một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc xin Visa tại Đông Âu. 85 sản phẩm có số
đăng ký ở các nước như: Moldova, Nga, Ukraina, Myanma, Mông Cổ, Campuchia,
Nigeria, Philipine, Lào Singapore, Jordan và Srilanka.
− Với vai trò quan trọng của ngành dược phẩm đối với nền kinh tế quốc dân, việc mở
rộng quy mô và hệ thống cung ứng của DHG góp phần đưa sản phẩm của công ty đến
với đông đảo người dân.

10/35


II.2.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY, XÁC

ĐỊNH VỊ THẾ:
II.2.a. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và chiến lược của
DHG:
− Cổ đông lớn nhất của DHG hiện đang là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước (SCIC) với 43.3% vốn cổ phần. Đây cũng là cổ đông sáng lập đồng hành cùng
DHG từ khi tiến hành cổ phần hóa năm 2004 cho đến nay.
− DHG đang là một trong những doanh nghiệp lớn nhất, là mũi nhọn chủ lực của thành
phố Cần Thơ và đóng góp không nhỏ cho ngân sách thành phố các năm qua. Do đó,
với hoạt động minh bạch hiệu quả và việc thực hiện các công tác xã hội được chú
trọng, DHG luôn nhận được hỗ trợ, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của UBND Tp.
Cần Thơ, Sở y tế Cần Thơ và các cơ quan liên quan.
− Là doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam, DHG là đơn vị được Chính phủ và Bộ Y tế

đặt kỳ vọng lớn cũng như hỗ trợ tích cực trong việc góp phần bình ổn giá thuốc trong
nước và phấn đấu thực hiện chủ trương đưa giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm
70% thị phần.
− Một trong những chiến lược trọng tâm của DHG trong giai đoạn 2013 -2018 là thu hút
đầu tư của nước ngoài, tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp tác gia công, liên doanh liên
kết nhằm học hỏi kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ sản xuất. Trao đổi với
chúng tôi, DHG cho biết, khó khăn lớn nhất của DHG trong chiến lược này là việc
chưa chọn được đối tác thích hợp.
− Mạng lưới phân phối kinh doanh dược phẩm của DHG phủ kín khắp lãnh thổ Việt
Nam, là doanh nghiệp dược có hệ thống phân phối lớn nhất ngành dược Việt Nam.
Chia thành 6 khu vực quản lý gồm: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông, Mekong 1 và
Mekong 2 với trên 1,000 nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với hơn 20,000 khách
hàng tại 64 tỉnh thành. Bên cạnh đó, DHG còn phát triển mạnh cả hệ thống phân phối
lẻ tại các bệnh viện, kết hợp với việc điều trị của các bác sĩ nhằm phát huy tối đa việc
đưa thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp đến người bệnh. Chiến dịch phân
phối sâu rộng đã giúp thương hiệu DHG được người tiêu dùng nhận diện tốt trên thị
trường, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
II.2.b. Vị thế công ty:
11/35


− Theo báo cáo của IMS các năm 2008-2011, DHG là doanh nghiệp trong nước
duy nhất có thị phần nằm trong Top 5 các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dược
phẩm Việt Nam cùng với các doanh nghiệp nước ngoài khác. Thị phần DHG 2,7%
đứng thứ 3 ở thị trường dược phẩm trong nước (sau Sanofi Aventis và
GlaxoSmithKline Group).
− DHG dẫn đầu trong các công ty dược phẩm trong nước về quy mô lẫn thị phần trong
17 năm liên tiếp từ năm 1996 đến nay. Chiếm 10.8% thị trường thuốc sản xuất trong
nước và 5% so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam (năm 2012).
− Tính đến tháng 8/2013, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, kết quả kinh

doanh của DHG ước đạt 2,495 tỷ đồng; hoàn thành 62,37% kế hoạch năm 2013. Đáng
chú ý thương vụ chuyển nhượng thương hiệu Eugica giá trị 6 triệu USD được ghi
nhận vào 7/2013 sẽ giúp gia tăng doanh thu quý 3 của DHG lên rất lớn.
Hình 2.3: Lợi nhuận sau thuế DHG với một số công ty khác cùng ngành
( ĐVT: tỉ đồng )

− Nếu so sánh với các doanh nghiệp dược, DHG đang là người dẫn đầu ngành dược
Việt nam với sự vượt trội về mọi mặt so với các doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, tại
khu vực Châu Á, DHG vẫn phải tiếp tục phấn đấu để đáp ứng được các yêu cầu về
quy mô hoạt động, trình độ nghiên cứu, sản xuất cũng như hệ thống quản lí hiệu quả
theo chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Hình 2.4: Doanh thu-lợi nhuận của DHG từ khi cổ phần hóa

12/35


Hình 2.5: Giá trị vốn hóa thị trường

Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng DHG và thị trường dược phẩm sản xuất trong nước (20062012):
− Tốc độ tăng trưởng của DHG nhìn chung cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của
thị trường thuốc sản xuất trong nước. Nhờ có chiến lược đúng hướng, sản phẩm dịch
vụ phong phú, hấp dẫn mang tính cạnh tranh cao, hoạt động kinh doanh của DHG vẫn
đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Đặc biệt trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng của
DHG đạt 18% là một nỗ lực đáng ghi nhận của Công ty trong tình hình kinh tế khó
khăn chung của các doanh nghiệp dược trong nước với tốc độ tăng trưởng
thuốc trong nước ước tính chỉ đạt 5%.
I.1.a. Các lĩnh vực kinh doanh công ty:
− Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức
năng và mỹ phẩm. Ngoài ra công ty còn có các hoạt động kinh doanh khác đóng góp


13/35


vào doanh thu công ty: kinh doanh nguyên liệu ngành dược, kinh doanh in bao bì (Cty
in bao bì DHG PP) và kinh doanh du lịch (Cty du lịch DHG travel)
Bảng 2.2: Doanh thu Cty CP dược Hậu Giang giai đoạn 2007-2012

Hình 2.7: Cơ cấu doanh thu thuần Công ty Dược Hậu Giang năm 2012

− Năm 2012, doanh thu thuần từ dược phẩm tự sản xuất của DHG đạt 2.691 tỷ VND.
Quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ USD tại thời điểm 31/12/2012 là 20.855, thị
phần của DHG so với thị trường thuốc sản xuất trong nước chiếm 10,8% và so với
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 5%.
− Doanh thu từ các hoạt động tự sản xuất luôn chiếm tỷ trọng trên 92%, trong đó
nhóm hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm đóng vai trò nòng cốt,
chiếm trên 91% tổng doanh thu của công ty.
14/35


− Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh ngoài công ty cũng đóng góp một tỷ lệ nhỏ
trong cơ cấu doanh thu. Hoạt động kinh doanh hàng hóa của công ty là việc mua đi
bán lại sản phẩm của các công ty dược khác trong và ngoài nước nhằm đảm bào đa
dạng danh mục sản phẩm ở 68 quầy thuốc bán lẻ của Công ty tại các bệnh viện.
Dựa trên lợi thế về quy mô nhập khẩu nguyên liệu ngành dược, Công ty sở hữu lợi
thế cạnh tranh về giá nguyên liệu đầu vào, đó cũng là nguồn kinh doanh đem lại lợi
nhuận cho Công ty.
− Các sản phẩm chiến lược của DHG:
Hình 2.8:

− Hai nhãn hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là Hapacol (15,69% doanh thu-2012) và

Klamentin (13,82% doanh thu - 2012). Doanh số 2012 của Hapacol 503,6 tỷ đồng
tăng trưởng 21,06% và Klamentin 443,5 tỷ đồng tăng trưởng 23,88%.
II.2.c. Mục tiêu và kế hoạch sắp tới:
− Đầu tư thiết bị sản xuất mới cho nhà máy cũ, tách riêng dây chuyền thực phẩm chức
năng, dây chuyền sản xuất dược liệu theo quy định GMP. Nhà máy mới dự kiến đi vào
hoạt động vào đầu năm 2014 sẽ giúp công suất lên gấp đôi. Nhà máy này được miễn
thuế 4 năm đầu, và sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5% trong 9 năm tiếp theo, 2 năm
tiếp nữa là 10%. Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 5 năm tới
(CAGR) sau khi nhà máy mới đi vào hoạt động khoảng 25%.

15/35


− Theo kế hoạch, hai nhà máy trên sẽ chạy hết công suất 9 tỷ sản phẩm vào năm 2018
và giúp duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn 2014 - 2018 ổn định ở
mức 20%/năm. Lợi nhuận trong giai đoạn này cũng tăng trưởng tốt với tỷ lệ
16%/năm. Việc di dời nhà máy sẽ giúp DHG có được 15 năm ưu đãi thuế TNDN với
số tiền thuế tiết kiệm được dự kiến hơn 1,000 tỷ đồng.
− Phấn đấu gia tăng danh mục sản phẩm trong top 200 sản phẩm có doanh số cao nhất.
(Hiện tại có 6 sản phẩm của DHG nằm trong top 200 -IMS).
− Mục tiêu 2013 thay đổi định hướng chiến lược kinh doanh, mở rộng hợp tác, khai thác
tối đa lợi thế cạnh tranh, tìm kiếm đối tác phù hợp.
I.1.b. Rủi ro mà DHG có thể gặp phải:
− Dự báo 2013 kinh tế Việt Nam sẽ ở trong giai đoạn đáy tăng trưởng, rủi ro lạm phát
tăng nên việc tiếp tục duy trì chính sách bình ổn giá (có ngành dược phẩm) vẫn tiếp
diễn. Các thủ tục quy định mới của ngành ngày càng chặt chẽ sẽ gây không ít khó
khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
− Rủi ro tăng giá đầu vào: Giá điện, dầu và lương đều tăng theo những chính sách của
chính phủ. Thêm nữa, nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng mạnh đặc biệt là những
nguyên liệu có nguồn gốc từ thực phẩm và dầu mỏ. Giá nhập khẩu thậm chí sẽ tăng

nhiều hơn nếu như lạm phát tại nước xuất khẩu tăng. Giá đầu vào cao có thể làm giảm
đáng kể tỷ suất lợi nhuận của DHG do công ty phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu
đầu vào (giảm từ 90% trong năm trước đó) và trung bình chi phí cho nguyên vật liệu
tho chiếm tới 50% chi phí hàng hóa thành phẩm.
− Rủi ro về cơ chế điều hành: Giá cả đầu vào có thể tăng bất kì lúc nào trong khi giá cả
đầu ra bị quản lý khá chặt bởi chính phủ. Trong hầu hết trường hợp, DHG phải hỏi
giấy phép từ cơ quan quản lý khi tăng giá thuốc.
− Rủi ro tín dụng: DHG có thời gian thu tiền mặt khoản 30 ngày trong khi khoảng thời
gian cho hệ thống bệnh viện là 90 ngày.
− Rủi ro hoạt động: DHG tiếp tục đối mặt với những giới hạn công suất cho tới khi nhà
máy mới vận hành trong Q1 – 2013. Nhà máy hiện tại ở Nguyễn Văn Cừ đã hoạt động
tối đa công suất kể từ 2009. Công suất quá tải có thể ảnh hưởng xấu tới DHG thông
qua mất thị phần, uy tín và khách hàng khi không cung cấp đủ cho cầu thị trường.

16/35


− Rủi ro hàng giả, hàng nhái: Là rủi ro mà công ty đầu ngành như DHG gặp phải, dược
phẩm là loại hàng hóa thiết yếu, nếu bị làm giả sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe người
tiêu dùng, làm sa sút đến uy tín doanh nghiệp.
II.3.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY:

II.3.a. Phân tích hoạt động kinh doanh:
− Doanh thu được ghi nhận là tổng giá trị hàng bán ghi trên hóa đơn (không boa gồm
thuế VAT). Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi toàn bộ rủi ro và lợi ích của sản
phẩm hoặc hàng hóa được chuyển giao cho bên mua. Doanh thu cung cấp dịch vụ ghi
nhận theo % hoàn thành tại ngày 31/12. Không được ghi nhận doanh thu khi có các
yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan tới khả năng thu hồi khoản phải thu và

khả năng hàng bán bị trả lại.
− Khoản phải thu được tính bằng cách lấy nguyên giá trừ dự phòng phải thu khó đòi.
− Hàng tồn kho được ghi nhận là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể được
thực hiện, dựa trên phương pháp kê khai thường xuyên. Giá gốc (bao gồm tất cả các
chi phí phát sinh để có được hàng tồn kho ở hiện tại) được tính theo phương pháp
bình quân gia quyền. Với sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm chi phí nguyên vật liệu,
nhân công và các chi phí sản xuất chung được phân bổ. Ước tính giá trị thuần có thể
thực hiện dựa trên giá bán trừ đi khoản chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và
chi phí bán hàng.
− Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp.
− Do hạn chế về mặt thống kê số liệu trung bình ngành, bài phân tích này sử dụng 10/22
công ty dược có mức vốn hoá thị trường cao nhất đã niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán: DBT, DCL, DHG, DHT, DMC, IMP, OPC, PMC, SPM, TRA làm mẫu.
Mẫu này sẽ được sử dụng để đại diện cho ngành.
Phân tích doanh thu:
Bảng 2.3: Doanh thu thuần và phần trăm thay đổi trong doanh thu so với năm trước của
DHG (2010-2012):

Doanh thu thuần

Đvt: tỷ đồng
2010

2011

2012

6T/2013

2035


2491

2931

1550

17/35


% thay đổi DT

16,55%

22,41%

17,66%

18,14%

Hình 2.9: Biểu đồ doanh thu thuần Công ty CP Dược Hậu Giang (2009-2012):

− Doanh thu có chiều hướng gia tăng qua các năm, từ 2035 tỷ đồng (2010) lên 2931 tỷ
đồng (2012). Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cấu thành doanh thu thuần vẫn là từ hoạt
động tự sản xuất của công ty.
− Năm 2011 tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (22,41%), tăng cùng với tốc độ tăng trưởng
của ngành. Giá sản phẩm tăng 2-3% và danh mục sản phẩm cơ cấu hiệu quả hơn đã
góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2011. Bên cạnh đó công ty thực
hiện dự án “Nâng cao hiệu quả công ty con” mang lại kết quả rõ rệt trong việc gia
tăng doanh số ở các công ty con. Sang năm 2012 tốc độ gia tăng doanh thu giảm sút

theo xu hướng chung của thị trường.
− Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.550 tỷ đồng, hoàn thành 48% kế hoạch đề ra
(kế hoạch doanh thu 2013: 3.200 tỷ đồng ), tăng 18,14% so với cùng kỳ năm trước,
tăng lên trong doanh thu nhờ sự gia tăng trong doanh thu bán hàng hoá tăng 176% so
với cùng kỳ năm trước nhờ việc DHG độc quyền một số thuốc ngoại nhập và doanh
thu cung ứng dịch vụ tăng 132% so cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh
hoạt động quảng cáo khuyến mãi , hoa hồng... giúp gia tăng số lượng bán ra khá lớn.
Hình 2.10: Doanh thu thuần năm 2012 của 10 công ty dược có mức vốn hoá thị trường
cao nhất ngành:

18/35


− Doanh thu thuần của DHG vẫn luôn đứng đầu ngành và cao hơn vượt trội so với các
công ty trong ngành. Lớn hơn tổng doanh thu thuần của hai đối thủ đứng sau là
Traphaco và Domesco.
− Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2012 của DHG thấp hơn tốc độ tăng trưởng
doanh thu thuần của Traphaco (31,79%), SPM (33,46%) và OPC (23,14%). Xét về độ
lớn thì mức độ tăng lên trong doanh thu thuần của DHG vẫn cao nhất (440 tỷ đồng),
Traphaco (338 tỷ đồng), SPM (108 tỷ đồng) và OPC (95 tỷ đồng).
Phân tích Khoản phải thu:
Bảng 2.4: khoản phải thu và số vòng quay khoản phải thu của DHG (2010-2012):

2010

Đvt: tỷ đồng
2011
2012

Doanh thu thuần


2035

2491

2931

1550

% thay đổi DT

16,55%

22,41%

17,66%

18,14%

Khoản phải thu

446

490

574

615,4

% thay đổi KPT


50,24%

9,80%

17,14%

16,56%

Vòng quay KPT

5,48

5,32

5,51

2,71

6T/2013

− Vào năm 2010 tốc độ tăng khoản phải thu cao hơn rất nhiều so với tốc độ gia tăng
doanh thu. Nguyên nhân do công ty gia tăng khoản chi phí hoa hồng trả trước từ 7,7
tỷ đồng (2009) lên 77,1 tỷ đồng (2010), bên cạnh đó công ty gia tăng khoản phải thu
từ công nhân viên và phải thu từ việc huỷ hợp đồng thuê đất gần 20 tỷ đồng dẫn đến
khoản phải thu tăng đột biến. Trước sức ép cạnh tranh và khó khăn của nền kinh tế, để
19/35


đạt được mức tăng trưởng doanh thu, công ty phải duy trì chính sách bán hàng trả

chậm đối với các đại lý và cửa hàng phân phối. Tuy nhiên qua các năm số vòng quay
khoản phải thu tăng dần cho thấy công ty đang giảm mở rộng tín dụng đối với khách
hàng, việc kiểm soát khoản phải thu từ khách hàng dần được cải thiện.
− 6 tháng đầu năm 2013 khoản phải thu tăng đột biến lên mức 615,4 tỷ đồng, chủ yếu
gia tăng ở mục trả trước cho người bán tăng 30,6 tỷ chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013.
So với cùng kỳ năm trước tăng 16,56% khiến cho số vòng quay khoản phải thu rất
thấp, ở mức 2,71 cho thấy nguồn vốn công ty đang bị chiếm dụng lớn.
Phân tích Hàng tồn kho:
Bảng 2.5: Hàng tồn kho, số vòng quay hàng tồn kho và số đơn vị sản xuất của DHG
(2010-2012):

2010
2035
16,55%
347
13%

Đvt: tỷ đồng
2011
2491
22,41%
516
48,70%

2012
2931
17,66%
512
(1%)


Doanh thu thuần
% thay đổi DT
Hàng tồn kho
% thay đổi HTK
Số đơn vị sản phẩm sản xuất
3342
4073
4176
(triệu đvsp)
6,22
5,77
5,70
Vòng quay HTK
Hình 2.11: Đồ thị số lượng đơn vị sản xuất của DHG (2005-2012):

20/35

6T/2013
1550
18,14%
598
0,27%
2,6


− Hàng tồn kho tăng cao trong năm 2011 khi tình hình giá nguyên liệu nhập khẩu trên
đà gia tăng. Trong đó công ty gia tăng tồn kho thành phẩm gấp hai lần nhằm đảm bảo
đủ hàng để bán trong quý đầu 2012 điều này dẫn đến vòng quay hàng tồn kho thấp.
Sản lượng sản xuất không ngừng gia tăng, sản lượng 2011 chạm mức trên 4 tỷ đơn vị
sản phẩm và sản lượng 2012 ở mức 4175 triệu đơn vị sản phẩm.

− Sang năm 2012 hàng tồn kho giảm và doanh thu tiếp tục tăng điều này dẫn đến vòng
quay hàng tồn kho tăng trở lại, cho thấy công ty đã kiểm soát tốt số lượng hàng tồn
kho không để ứ đọng quá nhiều gây ứ đọng vốn đầu tư.
− 6 tháng đầu 2013 hàng tồn kho tăng lên mức 598 tỷ đồng, tăng rất ít so với cùng kỳ
năm trước (0,27%). Tuy nhiên với giá trị hàng tồn kho lớn như thế dẫn đến vòng quay
hàng tồn kho ở mức rất thấp (2,6).
Hiệu suất sử dụng tài sản:
Bảng 2.6: Số vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản
của DHG (2010-2012):
Đvt: tỷ đồng
6T/2013
2010
2011
2012
2035
2491
2931
1550
Doanh thu thuần
446
490
574
615,4
Khoản phải thu
5,48
5,32
5,51
2,71
Vòng quay KPT
347

516
512
598
Hàng tồn kho
6,22
5,77
5,70
2,6
Vòng quay HTK
1820
1996
2378
2595
Tài sản
1,22
1,31
1,34
0,64
Vòng quay tài sản
Hình 2.12: Số vòng quay khoản phải thu năm 2012 của 10 công ty dược có mức vốn hoá
thị trường cao nhất ngành:

− Số vòng quay khoản phải thu của DHG khá cao, lấy trung bình cộng của tỷ số vòng
quay khoản phải thu của 10 công ty làm đại diện ngành thì tỷ số ngành sẽ là 5,83. Số
vòng quay khoản phải thu của DHG thấp hơn trung bình ngành cho thấy công ty vẫn
còn theo đuổi chính sách bán hàng trả chậm với khách hàng. Điều này gây khó khăn
cho công ty trong việc chủ động sử dụng nguồn vốn lưu động trong tài trợ sản xuất.
Tuy nhiên với lượng tiền mặt khá lớn của mình thì việc DHG cấp tín dụng cho khách
21/35



hàng để gia tăng doanh số bán hàng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu vốn luân
chuyển của cty.
Hình 2.13: Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 của 10 công ty dược có mức vốn hoá
thị trường cao nhất ngành:

− Vòng quay hàng tồn kho của DHG khá cao, đứng sau SPM (9,97) và DMC(6,17).
Trung bình ngành theo phương pháp lấy trung bình cộng 10 công ty thì giá trị số vòng
quay hàng tồn kho ngành là 5,06. Mặc dù vòng quay hàng tồn kho có giảm nhưng so
sánh với trung bình ngành thì khá cao, cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và
hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.
Hình 2.14: Số vòng quay tổng tài sản năm 2012 của 10 công ty dược có mức vốn hoá thị
trường cao nhất ngành:

− Nếu ta lấy 10 công ty này là mẫu đại diện cho ngành dược phẩm thì trung bình số
vòng quay tài sản 1,36 (trung bình cộng số vòng quay tài sản của 10 công ty) thì
DHG thấp hơn trung bình ngành. Điều đó cho thấy rằng việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật sự hiệu quả. Công ty đã gia
tăng công suất các nhà máy nhưng hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao có thể do tốc
độ gia tăng doanh thu chưa đủ bù đắp trong tốc độ gia tăng tài sản (khối lượng tài sản
khá lớn: 2.378 tỷ đồng) trong giai đoạn kinh tế đang ở đáy của thời kỳ tăng trưởng
như hiện nay.
Phân tích giá vốn hàng bán:
Bảng 2.7: Tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu và lợi nhuận gộp của DHG

Doanh thu thuần
% thay đổi DT
Giá vốn hàng bán
% thay đổi GVHB
GVHB/DT

Lợi nhuận gộp

2010
2035
16,55%
1016
23,60%
0,5
1019

Đvt: tỷ đồng
2011
2491
22,41%
1282
26,18%
0,51
1209
22/35

2012
2931
17,66%
1487
16%
0,51
1444

6T/2013
1550

18,14%
834
21,57%
0,54
716


− Lợi nhuận gộp gia tăng qua các năm. Năm 2012 tốc độ gia tăng doanh thu cao hơn giá
vốn hàng bán so với 2010 và 2011 dẫn tới lợi nhuận gộp bắt đầu tăng trong 2012.
Điều này cho thấy hiệu quả trong việc gia tăng doanh số của DHG nhờ lời thế về hệ
thống phân phối và chính sách marketing hợp lý của công ty đã giúp tăng giá bán
nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng bán ra. Khoản mục hàng khuyến mãi trong
mục doanh thu tăng đều qua các năm. Từ 69,4 tỷ đồng (2010) lên 96,8 tỷ đồng (2012)
chiếm khoảng 4% doanh thu thuần cho thấy công ty dần chú trọng đến việc quản bá
sản phẩm rộng rãi để gia tăng thị phần. Giá vốn hàng bán chiếm trên 50% doanh thu,
đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của công ty. Do đó với lợi
thế về nguồn nguyên liệu giá rẻ sẽ giúp tăng cường mức độ cạnh tranh của công ty so
với các đối thủ cùng ngành.
− 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 21,57% so với cùng kỳ năm trước, đạt
834 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng trong doanh thu thấp hơn gia tăng trong giá vốn hàng
bán, điều này sẽ làm giảm tốc độ gia tăng lợi nhuận gộp.
Hình 2.15: Tỷ số giá vốn hàng bán/ Doanh thu năm 2012 của 10 công ty dược có mức
vốn hoá thị trường cao nhất ngành:
− So sánh với cty cùng ngành thì DHG là doanh nghiệp có tỷ trọng giá vốn hàng bán
trên doanh thu thấp nhất, đây là điểm lợi thế trong môi trường cạnh tranh của ngành.
Nguyên nhân do công ty có được nguồn nguyên liệu với giá thấp nhờ lợi thế quy mô
nhập khẩu, gầy dựng được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nước ngoài trong việc
phân phối nguyên vật liệu. Đặc biệt công ty còn độc quyền một số nguồn nguyên liệu
nhập khẩu như Nattokinase của Nhật.
Phân tích chi phí:

Bảng 2.8: Các thành phần cấu thành chi phí hoạt động và tỷ số hoạt động của DHG
Đvt: tỷ đồng
Doanh thu thuần
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
CP bán hàng và quản lý doanh nghiệp/DT
Giá vốn hàng bán
Tỷ số hoạt động = CP hoạt động/DT

2010
2035
620
0,30
1016
0,8

2011
2491
745
0,30
1282
0,81

2012
2931
929
0,32
1487
0,82

6T/2013

1550
438
0,28
834
0,82

Hình 2.16: Biểu đồ thay đổi doanh thu và chi phí hoạt động tương ứng (2009-2012)
23/35


− Tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu tăng nhẹ qua các năm. Cho thấy để tạo 1 đồng
doanh thu thì cần chi phí nhiều hơn. Tính trung bình để tạo ra 1 đồng doanh thu cần
0,82 đồng chi phí. Sự gia tăng trong chi phí hoạt động (chủ yếu là sự tăng lên trong
chi phí bán hàng: chi phí quảng cáo tiếp thị) trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa
các công ty dược trong và ngoài nước như hiện nay làm gia tăng doanh thu nhưng với
tốc độ thấp hơn tốc độ gia tăng của chi phí.
− 6 tháng đầu 2013 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 28% so cùng kỳ năm
trước. Do chi phí hoạt động chăm sóc khách hàng, tổ chức hội thảo...được hoạch toán
trong kỳ vào khoản mục chi phí bán hàng thay vì vào cuối năm như trước, chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng do công ty trích 14,2 tỷ đồng cho Quỹ phát triển khoa học
công nghệ. Tuy nhiên tỷ số hoạt động không thay đổi so với giá trị cuối năm 2012, ở
mức 0,82 cho thấy doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí để sự gia tăng trong doanh thu
không làm tăng quá mức chi phí hoạt động.
Hình 2.17 : Biểu đồ tỷ số chi phí hoạt động/ doanh thu năm 2012 của 10 công ty có mức
vốn hoá thị trường cao nhất ngành:

So sánh với các công ty khác trong ngành thấy rằng tỷ số chi phí hoạt động trên doanh
thu của DHG rất thấp (thấp nhất là PMC với tỷ lệ 81%) cho thấy hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp kiểm soát được chi phí của mình nhằm tối thiểu hoá chi
phí, gia tăng lợi nhuận.

Phân tích hiệu quả hoạt động:
Bảng 2.9: các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của DHG qua các năm (2010-2012):

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí BH và QLDN
EBIT
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Lãi vay

2010
2035
1016
1019
620
399
41
3
2

2011
2491
1282
1209
745
464
49
7

2
24/35

Đvt: tỷ đồng
2012
2931
1487
1444
929
515
42
4,4
3

6T/2013
1550
834
716
438
278
26,5
1,5
1,2


Thu nhập khác
Chi phí khác
Lãi/lỗ từ cty liên kết
LN trước thuế
Thuế TNDN

LN sau thuế
Lợi ích cổ đông thiểu số
Chủ sở hữu
Số cổ phiếu bình quân
(triệu cổ phiếu)
EPS
Biên lợi nhuận sau thuế
Biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận gộp

9
8
4
434
51
383
2
381

10
15
10
491
71
420
4
416

40
8

0,2
584,4
94
490,4
5
485,4

26,72

64,9

65,195

14.259
18,72%
21,47%
50,07%

6.410
16,70%
20,31%
48,53%

7.445
16,56%
18,85%
49,27%

14,9
6,4

-0,4
311,1
66,7
244,4
2,6
242
65,366
3.702
15,6%
17,94%
46,2%

Hình 2.18: Thay đổi biên lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận sau thuế của
DHG (2008-2012):

− Biên lợi nhuận sau thuế và biên lợi nhuận hoạt động (bao gồm thu nhập tài chính) có
xu hướng giảm nhẹ qua các năm, do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng
24,73% (2012), công ty không thể gia tăng giá bán tương ứng với mức tăng của chi
phí hoạt động. Trong khi biên lợi nhuận gộp 2012 gia tăng so với năm trước, nguyên
nhân do tốc độ gia tăng doanh thu cao hơn giá vốn, giá tăng 2,56% và sản lượng bán
ra tăng 8,47% (báo cáo thường niên 2013), hiệu quả trong cắt giảm chi phí sản xuất.
EPS có chiều hướng gia tăng trong năm 2012 mặc dù số cổ phiếu bình quân gia tăng,
điều này cho thấy thu nhập chủ sở hữu đã gia tăng, công ty sử dụng hiệu quả nguồn
vốn góp để tạo được lợi nhuận nhiều hơn cho cổ đông.
− Đáng lưu ý vào năm 2012 khoản thu nhập khác tăng đột biến ở mức 40 tỷ đồng.
Nguyên nhân cho sự gia tăng bất thường là do hoàn nhập 29 tỷ đồng dự phòng trợ cấp
mất việc làm. Đây là khoản thu nhập bất thường chỉ xảy ra vào năm 2012.
− Biên lợi nhuận gộp 6T/2013 ở mức 46,2%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (6T/2012:
47,38%) nguyên nhân do sự gia tăng mạnh trong giá vốn hàng bán 21,57%. Biên lợi
nhuận hoạt động cũng giảm sút so 6T/2012, giá trị 6T/2013: 17,94% trong khi

6T/2012 là 21,63% do thay đổi trong hoạch toán chi phí bán hàng và sự gia tăng chi
phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán. Biên lợi nhuận sau thuế cũng giảm so
với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 15,6% trong khi 6T/2012 ở mức 19,82% là do chi phí
25/35


×