Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá một số nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển do dầu tại tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 62 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................................................................ 3
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm........................................................................................... 3
1.2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường biển do dầu trên thế giới.................................................... 5
1.3.Hiện trạng ô nhiễm môi trường biển do dầu ở Việt Nam .................................................... 6
1.4.Phạm vi kế hoạch .................................................................................................................. 7
1.5.Cơ sở pháp lý......................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
THANH HÓA ......................................................................................................................................................... 10
2.1. Điều kiện về địa lý, khí hậu và khí tượng. ......................................................................... 10
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................ 10
2.1.2. Địa hình.................................................................................................................................... 11
2.1.3. Khí hậu và khí tượng .............................................................................................................. 13
2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh học........................................................................................... 15
2.2.1. Hệ sinh thái trên cạn............................................................................................................... 15
2.2.1.1. Về thực vật ............................................................................................................................ 15
2.2.2. Hệ sinh thái dưới nước vùng ven biển .................................................................................. 15
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TIỀM ẨN GÂY Ô NHIỄM BIỂN
DO DẦU .................................................................................................................................................................... 17
3.1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa................................................. 17
3.1.1. Sự cố tràn dầu xảy ra ở khu vực đất liền và vùng biển Thanh Hóa ................................. 17
3.1.2. Sự cố tràn dầu xảy ra ở vùng biển lân cận với tỉnh Thanh Hóa ........................................ 17
3.2. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường biển do dầu.......................................... 19



3.2.1. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng cá , bến cá và khu neo đậu tàu thuyền .............................. 19
3.2.2. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các phương tiện vận tải thủy trên biển ........................ 20
3.2.3. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các kho xăng dầu ........................................................... 21
3.2.4. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các các tuyến hàng hải.................................................. 22
3.2.5. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ cơ sở kinh doanh xăng dầu........................................... 22
3.2.6. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các đường ống dẫn dầu ................................................ 22
3.3. Những khu vực có thể bị tác động và ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu ................................. 23
3.3.1. Các khu vực chịu tác động do sự cố tràn dầu xảy ra tại bến cảng, bến cá ...................... 23
3.3.2. Khu vực các kho lưu trữ xăng dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu............................... 26
3.3.2.1. Khu vực kho Xăng dầu Đình Hương thuộc Công ty Xăng dầu
Thanh Hoá tại xã Đông Cương, thành phố Thanh Hoá ................................................ 26
3.3.2.2. Khu vực kho trung chuyển thuộc Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển miền
núi tại khu vực cảng Lễ Môn, xã Quảng Hưng, thành phố Thanh Hoá ..................................... 26
3.3.2.3. Kho xăng dầu Quảng Hưng thuộc Công ty TNHH Hoàng Sơn tại khu vực Cảng Lễ
Môn, xã Quảng Hưng, thành phố Thanh Hoá............................................................................... 27
3.3.2.4. Kho xăng dầu Quảng Hưng thuộc Công ty xăng dầu PETEC tại khu vực Cảng Lễ
Môn ..................................................................................................................................................... 27
3.3.2.5. Kho xăng dầu Quảng Tiến tại phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn ............................ 28
3.3.3. Các khu vực chịu tác động do sự cố tràn dầu xảy ra do va chạm giữa tàu biển, chìm
tàu trên địa bàn tỉnh .......................................................................................................................... 29
3.3.4. Các khu vực chịu tác động do sự cố tràn dầu xảy ra do rò rỉ, vỡ đường ống dẫn dầu
trên địa bàn tỉnh................................................................................................................................. 31
3.4. Tác hại của dầu tràn đối với hệ sinh thái............................................................................ 31
CHƢƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.................................................................................................... 34
4.1. Phương tiện, trang thiết bị, nhân lực ứng phó với sự cố tràn dầu ..................................... 34
4.1.1. Phương tiện ứng phó .............................................................................................................. 34
4.1.1.1. Tàu ứng phó ......................................................................................................................... 34
4.1.1.2. Phương tiện khác ................................................................................................................. 35
4.1.2. Trang thiết bị ứng phó ............................................................................................................ 36



4.1.2.1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa................................................................................ 36
4.1.2.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ................................................................................... 36
4.1.2.3. Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa........................................................................................... 36
Chưa được trang bị các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ ứng phó với sự cố tràn dầu. .. 36
4.1.2.4. Công ty cổ phần Cảng Thanh Hóa.................................................................................... 36
4.1.2.5. Công ty xăng dầu Thanh Hóa ............................................................................................ 37
4.1.2.6. Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện 2........................................................................................ 37
4.1.3. Nhân lực ứng phó ................................................................................................................... 39
4.1.3.1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa................................................................................ 39
4.1.3.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ................................................................................... 39
4.1.3.3. Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa.......................................................................................... 39
4.1.4. Nguồn lực bên ngoài .............................................................................................................. 40
4.2. Đầu tư, mua sắm phương tiện và trang thiết bị ứng phó ................................................... 45
4.2.1. Đối với các cơ quan quản lý .................................................................................................. 45
4.2.2. Đối với các đơn vị có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu ......................................................... 47
4.3. Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu ...................................................................................... 48
4.3.1. Quy trình thông báo................................................................................................................ 48
4.3.1.2. Sơ đồ thông báo ................................................................................................................... 50
4.3.1.3. Thông báo đến các khu vực lân cận .................................................................................. 51
4.3.1.4. Các đơn vị, cơ quan, lực lượng có thể hỗ trợ ứng phó bên ngoài .................................. 51
4.3.2. Quy trình tổ chức, triển khai ứng phó ................................................................................... 52
4.4. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố tràn dầu............................................................. 54
4.4.1. Biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố............................................................................................ 54
4.4.2. Biện pháp phòng ngừa ........................................................................................................... 54
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 56


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


BVMT

Bảo vệ môi trường

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCH

Ban Chỉ huy

BCHPCLB&TKCN Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CSSX

Cơ sở sản xuất

CP

Chính phủ

GO

Dầu khí


GIS

Hệ thông tin địa lý (Geography Information System)

KHƯPSCTD

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

KCN

Khu công nghiệp



Nghị định

PCP

Cơ quan đầu mối tại địa phương

PCLB&TKCN

Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam)

QH


Quốc hội



Quyết định

SCTD

Sự cố tràn dầu

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TTg

Thủ tướng

ƯPSCTD

Ứng phó sự cố tràn dầu

UBQGTKCN

Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm đường bờ vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa ...........................................................12
Bảng 3.1. Thống kê các vụ tai nạn, rủi ro trên biển trên địa bàn tỉnh..................................................20
Bảng 3.2. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra...........................................................23
tại cảng, bến cá ...........................................................................................................................................23
Bảng 3.3. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra ở các khu vực ven biển trên địa
bàn tỉnh ........................................................................................................................................................30
Bảng 4.1. Tàu có khả năng tham gia ứng phó sự cố ............................................................................34
tràn dầu trên địa bàn tỉnh ...........................................................................................................................34
Bảng 4.2. Phương tiện ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh ........................................................35
Bảng 4.3. Trang thiết bị ứng phó của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.........................................................36
Bảng 4.4. Trang thiết bị ứng phó của công ty Cổ phần cảng Thanh Hóa .........................................36
Bảng 4.5. Trang thiết bị ứng phó của công ty xăng dầu Thanh Hóa .................................................37
Bảng 4.6. Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu của ............................................................................37
Bảng 4.7. Trang thiết bị ứng phó của......................................................................................................38
Bảng 4.8. Tàu ứng phó của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu .........................................................40
khu vực miền Bắc......................................................................................................................................40
Bảng 4.9. Phương tiện và trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu .........................................................42
của trung tâm ..............................................................................................................................................42
Bảng 4.10. Các phương tiện, trang thiết bị cần trang bị........................................................................45


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa.......................................................................................10
Hình 4.1. Sơ đồ báo động ƯPSCTD................................................................................. 50
Hình 4.2. Quy trình tổng thể ứng phó SCTD ................................................................... 53


MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước, sự gia tăng của các phương tiện vận tải thủy kèm theo đó là nguy cơ ô
nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần
giải quyết. Đặc biệt là sự cố tràn dầu trên biển và trên các hệ thống sông, cửa
sông ven biển đang là một trong những sự cố đặc biệt nguy hại. Thiệt hại gây
ra do sự cố tràn dầu ở các khu vực này không chỉ là kinh tế trước mắt mà còn
để lại những hậu quả lâu dài, môi trường bị hủy hoại nặng nề. Hơn nữa, chi
phí khắc phục, phục hồi cho những sự cố tràn dầu rất tốn kém, mất nhiều thời
gian, thậm chí có khi không thể cứu vãn nổi đối với những hoạt động vùng bờ
như nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch và hệ sinh thái và
gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư trong vùng. Do vậy, sự cố tràn
dầu đang trở thành vấn đề bức xúc cần giải quyết của các ngành kinh tế biển
và chính quyền địa phương.
Thanh Hóa là tỉnh có đường bờ biển dài 102 km, vùng lãnh hải rộng
17.000 km2, vùng biển và ven biển Thanh Hóa có tài nguyên khá phong phú,
đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên du lịch biển
và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải. Dọc theo bờ biển có nhiều
cửa sông, cửa lạch lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển rừng ngập
mặn, nuôi trồng thủy sản. Với những đặc điểm của vùng biển rộng, giàu tiềm
năng sinh học, cùng với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về kinh
tế, vùng biển Thanh Hóa thực sự là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá. Các
yêu cầu về quản lý, bảo vệ, ngăn chặn những sự cố môi trường, sự cố tràn
dầu, những yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường biển là hết sức quan
trọng.
Là một trong những địa phương có tiềm năng xây dựng nhiều cảng,
Thanh Hóa có hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền
nghề cá, hệ thống cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng của Nhà máy xi măng
Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Nghi sơn, đặc biệt cảng xuất nhập dầu của
Nhà máy Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn đang được triển khai đầu tư xây
dựng. Hàng năm, lượng dầu được vận chuyển thông qua cảng và sự gia tăng

các phương tiện vận chuyển xuất nhập khẩu dầu, cũng như phương tiện lưu
trữ, phân phối các sản phẩm xăng dầu đang càng ngày càng tăng nhanh, mật
1


độ dày hơn làm tăng nguy cơ tiềm ẩn gây sự cố tràn dầu trên biển. Bên cạnh
đó, ý thức tham gia giao thông của người điều khiển chưa cao, hệ thống neo
đậu tàu thuyền ngày càng xuống cấp do đó việc đảm bảo an toàn giao thông
đường thủy, dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố dầu tràn là rất cao. Hơn nữa, việc
ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên
phạm vi vùng biển rất rộng, trong khi nhân lực, phương tiện, điều kiện phòng
chống ứng cứu sự cố môi trường của các ngành, địa phương trong tỉnh còn rất
thiếu và yếu.
Bên cạnh sự cố tràn dầu trên biển còn có sự cố tràn dầu phát sinh trên các
hệ thống sông do sự va chạm giữa các tàu thuyền tham gia lưu thông trên sông.
Sự cố tràn dầu còn có khả năng xảy ra trên đất liền tại các kho chứa, cửa hàng
kinh doanh xăng dầu và phương tiện vận chuyển xăng dầu. Là một tỉnh có diện
tích rộng, dân số đông, nền kinh tế ngày càng phát triển, do vậy nhu cầu về tiêu
thụ xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng cao, kéo
theo đó là sự phát triển của các đơn vị cung cấp, kinh doanh xăng dầu cả về
quy mô và số lượng. Về quy mô, tính đến thời điểm hiện nay, Thanh Hóa đã có
các công trình xăng dầu thuộc hạng mục công trình an ninh quốc gia như kho
xăng dầu Đình Hương của Công ty Xăng dầu Thanh Hoá; kho xăng dầu của
Công ty Hoàng Sơn, kho xăng dầu của Công ty Thương mại & Đầu tư Phát
triển Miền Núi, kho xăng dầu của Công ty PETEC, kho xăng dầu của Công ty
Cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh tại cảng Lễ Môn. Về số lượng, toàn
tỉnh hiện có hơn 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Đây cũng là những nguồn
có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trong tỉnh Thanh Hóa; nếu xảy ra sự cố tràn
dầu mà không có các phương án ứng phó kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường và thiệt hại về kinh tế - xã hội.

Với những lý do trên, việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, giúp nâng cao hiệu quả công
tác ứng phó sự cố tràn dầu và hạn chế thiệt hại tới mức thấp nhất về kinh tế,
môi trường và con người.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm
1. Dầu và các sản phẩm của dầu bao gồm:
a) Dầu thô là dầu từ các mỏ khai thác chưa qua chế biến;
b) Dầu thành phẩm là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu
máy bay, dầu Diesel (DO), dầu mazút (FO), và các loại dầu bôi trơn bảo quản,
dầu thủy lực;
c) Các loại khác là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa
chữa của tàu biển, tàu sông, các phương tiện chứa dầu;
2. Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển
khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên
do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
3. Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng là sự cố tràn dầu xảy ra với khối
lượng lớn dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố đe
dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống, sức khoẻ
của nhân dân.
4. Ứng phó sự cố tràn dầu là các hoạt động sử dụng lực lượng,
phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối
đa nguồn dầu tràn ra môi trường.
5. Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu là các hoạt động nhằm làm sạch đất,
nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại,
phục hồi môi sinh sau sự cố tràn dầu.

6. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là tất cả các hoạt động từ việc
chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
7. ”Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống
sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình
huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn
sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế”.
(Nguyễn Bá Diễn, Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô
nhiễm dầu ở các vùng biển)

3


8. Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu là phương án triển khai các hoạt
động khẩn cấp để ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự
cố tràn dầu.
9. Hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu là khu vực triển khai các hoạt
động ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.
10. ”Chỉ huy hiện trường là người được phân công hoặc được chỉ định
trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. Quyền
hạn và trách nhiệm của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong Kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của từng cơ sở, địa phương, đơn vị”. (Nguyễn
Bá Diễn, Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các
vùng biển)
11. Cơ sở là các cơ quan, đơn vị cá nhân có hoạt động về khai thác, vận
chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây
ra sự cố tràn dầu.
12. Cơ sở ngoài khơi là bất kỳ thiết bị, cấu trúc lắp đặt cố định hay di
động trên mặt biển ở phía bên ngoài lãnh hải Việt Nam tham gia vào việc
thăm dò, khai thác hoặc các hoạt động sản xuất, hay xuất nhập dầu.
13. Chủ cơ sở là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn

bộ về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở.
14. Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố tràn dầu là cơ quan tổ chức các hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu.
15. Đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu (đơn vị ứng phó) là các tổ chức có
trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu và nhân lực được huấn luyện, đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
16. ”Khu vực ưu tiên bảo vệ là khu vực có độ nhạy cảm cao về môi
trường hoặc kinh tế xã hội, cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu như
rừng ngập mặn, dải san hô, khu bảo tồn sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, điểm
nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, khu di tích lịch sử đã được xếp
hạng, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản tập trung”. (Nguyễn Bá Diễn, Tổng
quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển)
17. Khu vực hạn chế hoạt động là khu vực được xác lập bởi các tọa độ
trên hải đồ trên biển hoặc bằng các ranh giới, địa giới cụ thể trên bờ, ven biển

4


để cảnh báo, hạn chế sự đi lại trong khu vực để bảo đảm an toàn khi tiến hành
cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu.
18. Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây ra
tràn dầu làm ô nhiễm môi trường.
19. ”Đầu mối liên lạc quốc gia về sự cố dầu tràn, hóa chất độc hại trên
biển (viết tắt là Đầu mối liên lạc quốc gia) là đầu mối thường trực chịu trách
nhiệm nhận, chuyển phát và xử lý các báo cáo khẩn cấp từ tàu trên vùng biển
Việt Nam về các sự cố liên quan đến dầu, hóa chất độc hại”. (Nguyễn Bá
Diễn, Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các
vùng biển)
1.2.


Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng biển do dầu trên thế giới

Các thống kê cho thấy từ năm 1900 đến nay, trung bình mỗi năm trên thế
giới có từ 2 đến 4 vụ tràn dầu lớn trên biển.
Những sự cố nổi bật có thể kể tới là:
- Năm 1978, tàu Amoco Cadiz làm tràn 231 ngàn tấn dầu thô xuống
vùng Brittany, tây bắc nước Pháp.
- Tiếp đó 3/6/1979 tại vịnh Mexico: Giếng tàu thăm dò IXTOC 1 bị vỡ,
tràn ra khoảng 80 triệu gallon dầu thô ra biển. Đến 1/11/1979 đã xảy ra vụ va
chạm giữa tàu BURMAH- AGATE với tàu chở hang Mimosa làm 2,6 triệu
gallon dầu tràn ra biển.
- Năm 1989, tàu Exxon Valdez làm tràn 40 ngàn tấn dầu ngoài khơi
Alaska (Hoa Kỳ).
- 25/11/1991 nam Kuwait: trong chiến tranh vùng vịnh, Iraq cố tình bơm
khoang 60 triệu gallon dầu thô vào vịnh Ba Tư.
- 10/8/1993, vịnh Tampa: Xà lan Bouchard B155, tàu chở hàng Balsa 37
và Xà lan Ocean 255 va vào nhau làm tràn khỏang 336 gallon dầu.
- 15/2/1996 Biển xứ Wales: Siêu tàu chở dầu Sea Empress va vào đất
liền tại vịnh Milford Haven, làm tràn 70 triệu lít dầu thô.
- 18/2/2000 ngoài khơi Rio de Janeiro, Brazil: đường ống dẫn dầu bị vỡ
làm tràn 343200 gallon dầu nặng vào vịnh Guanbara.

5


- Năm 2002, tàu Prestige làm tràn 77 ngàn tấn dầu ngoài khơi phía tây
bắc Tây Ban Nha.
- Năm 2007, tàu Hebei Spirit làm tràn 2,7 triệu galong dầu ra biển tây
nam Hàn Quốc.
Hầu hết các vụ tràn dầu đều biến thành thảm họa với những tổn thất

nghiêm trọng về sinh thái, kinh tế và xã hội.
1.3.

Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng biển do dầu ở Việt Nam

“Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông chính từ Trung Đông đến
các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại khu vực
Đông Nam Á diễn ra nhiều hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí, Việt Nam
là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, kéo theo nhu cầu về dầu
mỏ cũng tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố tràn dầu. Vùng biển Việt
Nam là loại biển mở nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong
những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu
chở dầu. Với đường bờ biển kéo dài 3000km cùng hệ thống sông suối, kênh
rạch chằng chịt song điều kiện hạ tầng hàng hải và phòng phòng ngừa sự cố
yếu kém, nguy cơ xảy ra sự cố dầu tràn, tràn đổ hóa chất ở Việt Nam là rất
lớn. Việt Nam cũng là một quốc gia có hoạt động khai thác, xuất nhập khẩu
xăng dầu khá lớn. Tính đến nay, đội tàu biển Việt Nam có tổng số 1.614 tàu
với 4.497.157 GT và 7.348.206 DWT. Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 49
cảng, trên 130 cầu bến với tổng chiều dài cầu cảng gần 40km. Trong năm
2010, có khoảng 119.744 lượt tàu ra vào các cảng biển VN với tổng sản lượng
hàng hóa thông qua hệ thống ước chừng 259 triệu tấn. Theo Cục ĐKVN, cả
nước hiện có 160 cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó có 120 nhà máy
đóng, sửa chữa tàu trọng tải ≥ 1.000 DWT với 170 công trình nâng hạ thủy.
Hầu hết trong số này có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu… rất khó nâng cao
năng lực trong hoàn cảnh hiện tại”. (TS Nguyễn Hồng Thao, Bảo vệ môi
trường biển vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia)
“Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự phát triển mạnh
mẽ của các ngành công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua đã kéo theo đó
là những hệ lụy của ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và sinh
hoạt, trong đó có không nhỏ lượng dầu thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ thải vào hệ thống công thoát và đổ ra sông, ra biển. Số lượng dầu mỏ

6


thấm qua đất và lan truyền ra nước biển ước tính 3 triệu tấn mỗi năm. Theo
Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam năm 2004 thì lượng
dầu mỡ khoáng thải xuống biển của các cơ sở công nghiệp chỉ riêng thành
phố Hạ Long là 844 tấn/năm. Từ vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã thải
vào các con sông lượng nước thải sinh hoạt là 113.216m3/ngày và nước thải
công nghiệp là 312.330 m3/ngày, theo đó một lượng không nhỏ dầu thải đã
đổ vào sông, biển, gây nên ô nhiễm dầu cho môi trường.Ô nhiễm dầu ở Việt
Nam còn bắt nguồn từ các hoạt động khai thác dầu khí và sự cố tràn dầu trên
biển Đông. Hiện nay, Biển Đông đã trở thành một trong những vùng biển
nhộn nhịp các điểm thăm dò và khai thác dầu khí. Nước ta có khoảng 340
giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phát triển mạnh ở các khu vực:
Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường Sa. Hoạt động khai thác
dầu khí ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm
hoạt động này còn phát thải khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20
– 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và xử lý. Ngoài ra, hàng
năm ước tính có khoảng 1 triệu tấn dầu mỏ tràn ra mặt biển do những sự cố ở
các dàn khoan dầu. Các tàu chở dầu cũng làm thất thoát một lượng dầu mỏ
ước tính tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông
thường. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), từ năm 1997
đến nay, ở Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các
hoạt động khai thác vận chuyển dầu, trong đó một số sự cố đến nay chưa xác
định được nguồn gốc”. (TS Nguyễn Hồng Thao, Bảo vệ môi trường biển vấn
đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia)
Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động: Hàm
lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu

chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á
(ASEAN. Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có
hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép; vịnh Hạ Long
có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l.
1.4.

Phạm vi kế hoạch

Phạm vi của kế hoạch áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh bao gồm cả trên
đất liền và trên vùng biển Thanh Hóa. Trong đó tập trung vào khu vực ven bờ
(ven bờ biển, cửa sông), trong các dòng sông chảy ra biển, vùng biển Thanh
Hóa và khu vực có các bến cảng xăng dầu chuyên dùng, các kho xăng dầu.
7


1.5.

Cơ sở pháp lý

1. Luật Bảo vệ môi trường của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
2. Bộ luật hàng hảicủa Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt
Namsố 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6năm2005.
3. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
4. Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm
dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu, năm 1969 (CLC 92).
5. Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 về việc quản lý tổng
hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
6. Nghi định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính

phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
7. Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định về thiệt hại đối với môi trường.
8. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
9. Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
10. Công văn số 69/CV-UB ngày 05/3/2009 của ủy ban Quốc gia Tìm
kiếm cứu nạn về việc “Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển”.
11. Kế hoạch 37/KH-UBND ngày 03/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc thực hiện Nghị quyết số: 27 /NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về
một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường.
12. Quyết định số 35/QĐ- UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình Công tác trọng tâm năm 2013.

8


13. Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 của UBND tỉnh Thanh
Hóa phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
tỉnh Thanh Hóa [4].

9


CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH
TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA

2.1. Điều kiện về địa lý, khí hậu và khí tƣợng.
2.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội
153km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá
Nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ
Đông. Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa

10


Diện tích đất tự nhiên của Thanh Hoá là 11.130,47 km2, dân số của tỉnh
năm 2012 là 3.426.511 người. Toàn tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện,
trong đó có 6 huyện, thị ven biển (Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng
Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn).
2.1.2. Địa hình
Địa hình ở Thanh Hoá đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và
chia thành 3 vùng rõ rệt:
* Vùng núi và trung du:“gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh,
Thường xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát,
Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) với diện tích tự nhiên 7994,28 km2
(chiếm 70,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đây là vùng nối liền giữa hệ núi
cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam. Độ cao trung bình ở vùng
núi từ 600 - 700 mét, độ dốc trên 25o, vùng trung du có độ cao trung bình
150-200 mét, độ dốc từ 150 đến 200. Vùng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh

gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng”.
(Website://thanhhoa.gov.vn/)
* Vùng đồng bằng:“gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định,
Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hoá và
TX. Bỉm Sơn) với diện tích tự nhiên 1.955,40 km2 (chiếm 18,5% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh). Đây là vùng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên.
Vùng có địa hình xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi
độc lập, độ cao trung bình từ 5 - 15 mét, một số nơi trũng như Hà Trung có độ
cao chỉ từ 0 - 1 mét. Nhìn chung vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng
phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp”.
(Website://thanhhoa.gov.vn/)
* Vùng ven biển:“gồm 6 huyện chạy dọc bờ biển từ huyện Nga Sơn,
Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, với diện tích
1.180,80 km2 (chiếm 11 % diện tích tự nhiên). Vùng có địa hình bằng phẳng,
độ cao trung bình từ 3 - 6 mét, riêng phía Nam huyện Tĩnh Gia địa hình có
dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Đây là vùng có nhiều tiềm năng
để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm), đặc biệt là nuôi
trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng
và phát triển dịch vụ vận tải sông, biển...’. (Website://thanhhoa.gov.vn/)

11


* Đặc điểm đường bờ vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 06 huyện chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km
từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh
Gia. Địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông.
Các dạng đường bờ biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thống kê như sau.
Bảng 2.1. Đặc điểm đƣờng bờ vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa
T

T
1

2

Huyệ
n



Huyệ
n Nga Sơn

Huyệ
n Hậu Lộc

Xã Nga Tân

Bùn, cát

Xã Nga Thủy

Bùn, cát

Xã Đa Lộc

Bùn, cát

Xã Ngư Lộc


Bùn, cát

Xã Minh Lộc

Bãi triều

Xã Hải Lộc

Bùn, cát

Xã Hoàng Yến

Bùn

Xã Hoằng Trường

Bờ sỏi đá

Xã Hoằng Trường đến Bến cá
Huyệ
3
Hoằng Phụ
n Hoằng
Bến cá Hoằng Trường đến
Hóa
Cửa sông Lạch Hới
Xã Hoằng Châu
Bờ biển từ Quảng Vinh đến X.

Huyệ

4 n Quảng

Quảng Nham

Xương

Khu vực cửa sông Lạch Ghép
Bờ biển khu vực cảng cá Lạch

5

TX.
Sầm Sơn

Đặc diểm
đƣờng bờ

Hới

Bờ cát

Bùn, cát
Bùn, cát
Bờ cát
Bùn, cát
Bùn cát

Xã Quảng Cư

Bùn, cát


Bờ biển từ xã Quảng Cư đến

Bãi cát

12


phường Trường Sơn
Bờ biển phường Trường Sơn

Bờ sỏi đá

Xã Hải Châu

Bùn

Xã Hải Ninh

Bùn

Bờ biển từ xã Hải An đến xã

Bờ cát

Hải Hòa
Huyệ
6
n Tĩnh Gia


Xã Hải Thanh
Xã Hải Bình
Xã Hải Bình đến xã Hải
Thượng

Bùn, cát, rạn
đá
Bùn, cát
Bờ cát

Khu vực đảo Nghi Sơn

Bờ sỏi đá

Cảng nước sâu Nghi Sơn

Rặng đá

Xã Hải Hà

Bùn

Khu vực đảo Mê

Bờ sỏi đá

2.1.3. Khí hậu và khí tượng
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ
nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông
lạnh và ít mưa. Theo quan trắc của Trung tâm KTTV Thanh Hóa, điều kiện thời

tiếtThanh Hóa có những đặc trưng sau:
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Hàng
năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III
năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng
XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ
ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng

13


85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và
có sương mù.
- Chế độ mưa:“Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ
1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần
từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV
năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn
nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ
tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều
nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677
mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn
trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không
khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%”. (Website://thanhhoa.gov.vn/)
- Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ,
hàng năm có ba hướng gió thịnh hành:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh
thổ Trung Quốc thổi vào.
+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào,
gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian

chịu ảnh hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí
mát mẻ.
Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các
tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão
từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện
từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi
nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến 2005 có 39
cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn bão
và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.

14


2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh học
2.2.1. Hệ sinh thái trên cạn
2.2.1.1. Về thực vật
Là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích rừng và đất
lâm nghiệp tính đến thời điểm cuối năm 2012 là 626.812 ha. Độ che phủ
rừng đạt 50,5% (theo số liệu công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm
2012 tại Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa). Tài nguyên rừng ở Thanh Hoá còn khá nhiều, chủ yếu là rừng
nhiệt đới lá rộng, có hệ thực vật phong phú về loài và họ như: Lát hoa, Giổi,
Táu... Kiểu rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, với các loại cây đại diện như:
Săng lẻ, Gạo, Dẻ... ở phía Tây Nam, rừng bị phá nhiều, tại đây phát triển các
kiểu rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi, trong rừng có nhiều Song, Mây,
Tre, Nứa... và các dược liệu: Quế, Cánh kiến đỏ... Các loại rừng trồng có
luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có

diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha [6].
2.2.1.2. Về động vật
Về động vật có khoảng 309 loài động vật trong đó có các loài quý hiếm
như: Hổ, Vượn má trắng, Báo…Cùng với hàng trăm loài côn trùng khác.
Ngoài ra phần diện tích hồ trong vườn quốc gia Bến En cũng là nơi sinh sống
của nhiều loài động thực vật thủy sinh quý và hiếm.
2.2.2. Hệ sinh thái dưới nước vùng ven biển
Theo kết quả khảo sát mới nhất (tháng 4/2012) trong khuôn khổ dự án
“Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển tỉnh Thanh Hóa”, bước
đầu đã xác định được tổng cộng 869 loài, 457 giống, 261 họ thuộc 8 nhóm
sinh vật biển. Đa dạng về thành phần loài của các nhóm sinh vật ở vùng ven
biển Thanh Hóa thể hiện sự biến động rất mạnh. Trong đó, đa dạng nhất về số
loài thuộc về nhóm Cá biển (bao gồm cả cá sống trên rạn san hô và ngoài rạn
san hô) với 279 loài (chiếm 32,1% tổng số loài sinh vật); tiếp đó là nhóm
Thực vật phù du với 250 loài (chiếm 28,8%); hai nhóm Động vật phù du và
Động vật đáy có số loài bắt gặp lần lượt là 99 và 88 loài, chiếm tỷ lệ tương
ứng là 11,4% và 10,1%; các nhóm San hô và Rong biển có số loài tương ứng
là 68 và 58 loài, với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 7,8% và 6,7%. Nhóm Thực vật

15


ngập mặn mới chỉ bắt gặp 26 loài (chiếm 3%), đặc biệt nhóm Cỏ biển mới chỉ
phát hiện 1 loài.
Kết quả khảo sát Khu hệ sinh vật quần đảo Hòn Mê (đang triển khai
thành lập Khu bảo tồn biển Hòn Mê theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày
26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống
các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020) cho thấy khu vực này không
chỉ đa dạng về thành phần loài mà có có nhiều loài có giá kinh tế và khoa học,
nhất là có nhóm san hô tạo rạn đang tồn tại và phát triển. Đây là nguồn gen vô

cùng quý giá không chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn có ý nghĩa
khoa học và tham gia giữ cân bằng sinh thái – môi trường. Nguồn lợi sinh vật
ở quần đảo Hòn Mê khá phong phú, trong đó quan trọng nhất là nguồn lợi cá
Mú, cá Song, cá cảnh, tôm Hùm, Trai ngọc, Hải sâm, Cầu gai và một số loài
ốc biển. Tuy vậy, một số loài đã bị suy giảm về số lượng do khai thác quá
mức trong một thời gian dài. Một số loài hầu như đã bị mất hẳn như tôm
Hùm, Bào ngư. Các rạn san hô ở quần đảo Hòn Mê đang bị suy thoái nghiêm
trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau [6].
Có thể nói, đã có sự suy giảm về số loài và chỉ số đa dạng tại vùng biển ven
bờ Thanh Hóa nói riêng và các vùng khác dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ nói chung.

16


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TIỀM ẨN
GÂY Ô NHIỄM BIỂN DO DẦU
3.1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa
Sự cố tràn dầu hiện nay đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các quốc
gia ven biển. Tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, hiện tượng
“thủy triều đen” đang ngày càng diễn ra rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân
gây ra tình trạng này như: va chạm của các tàu chở dầu, sự cố giàn khoan, sự
cố phun dầu do biến động của địa chất, va chạm tàu thuyền trên biển, do tai
nạn hàng hải đắm chìm tàu, sự cố tràn dầu từ các kho lưu trữ xăng dầu… Sự
cố tràn dầu hiện nay đang là mối hiểm họa tiềm tàng đối với các quốc gia ven
biển. Tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, hiện tượng “thủy triều
đen” đang ngày càng diễn ra rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình
trạng này như: va chạm của các tàu chở dầu, sự cố giàn khoan, sự cố phun
dầu do biến động của địa chất, va chạm tàu thuyền trên biển, do tai nạn hàng
hải đắm chìm tàu, sự cố tràn dầu từ các kho lưu trữ xăng dầu…
3.1.1. Sự cố tràn dầu xảy ra ở khu vực đất liền và vùng biển Thanh

Hóa
Đối với các vụ tràn dầu có nguồn gốc xuất phát từ các hoạt động trên
biển thì ở các vùng biển của tỉnh Thanh Hóa từ trước đến nay chưa ghi nhận
các trường hợp sự cố tràn dầu (SCTD) nào xảy ra mà chủ yếu chịu tác động
gián tiếp bởi các vụ tràn dầu từ các vùng biển trong khu vực di chuyển đến.
Đối với sự cố tràn dầu có nguồn gốc xuất phát từ các hoạt động trên đất
liền chủ yếu là do sự cố rò rỉ, tràn hoặc vỡ các bể chứa, ống dẫn xăng, dầu ở
các kho lưu trữ, kinh doanh, vận chuyển xăng dầu. Trên địa bàn tỉnh, năm
2009, Công ty cổ phần sữa Lam Sơn, đóng tại Khu công nghiệp Lễ Môn thành phố Thanh Hóa đã để xảy ra sự cố môi trường làm rò rỉ dầu từ bồn chứa
ra ngoài môi trường. Sự cố đã làm 1000 lít dầu FO từ bồn chứa chảy khu vực
lân cận, đồng ruộng, dầu tràn lênh láng vào hệ thống mương gom nước thải
của Khu công nghiệp Lễ Môn, rồi đổ ra sông Thống Nhất chảy về biển gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và các hệ sinh thái dọc theo
sông Thống nhất.
3.1.2. Sự cố tràn dầu xảy ra ở vùng biển lân cận với tỉnh Thanh Hóa
Theo thống kê từ năm 2004 đến 2014 đã xảy ra một số vụ tràn dầu như:
17


- Sự cố tràn dầu tàu Mỹ Đình thuô ̣c Công ty Vâ ̣n tải Biể n Đông có tro ̣ng
tải 7276 tấ n vào tháng 12/2004, trên tàu chứa 150 tấ n dầ u FO và 50 tấ n dầ u
DO, bị chìm ở Đảo Cát Bà - Hải Phòng.
- Sự cố chim
̀ tàu Sông Thương (thuộc đô ̣i tàu Vosco Hải Phòng) xảy ra
chiều ngày 31/12/2004 trên vùng biển Thuận An thuô ̣c tin̉ h Thừa Thiên - Huế.
Dầ u tràn ra biể n khoảng 30 tấ n.
- Tháng 7/2005 tàu Mỹ Đình có trọng tải 7.276 tấn (thuộc Công ty Công
nghiệp tàu thủy VN - Vinashin) trên đường từ Hải Phòng đi Quảng Ninh đã
va phải đá ngầm tại vị trí cách đảo Cát Bà 6 hải lý và bị mắc cạn. Trên tàu
chứa khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó chỉ thu gom xử

lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển...
- Trong 2 năm 2006, 2007, tại ven biển các tỉnh miền Trung và miền
Nam đã xảy ra một số sự cố tràn dầu bí ẩn, nhất là từ tháng 01 đến tháng
6/2007 có rất nhiều vệt dầu trôi dạt dọc bờ biển của 20 tỉnh từ đảo Bạch Long
Vĩ xuống tới mũi Cà Mau và đã thu gom được 1720,9 tấn dầu.
- Ngày 02/11/2009, Sự cố chìm tàu Lucky Dragon xảy ra tại khu vực bãi
biển Bắc Mỹ An - Đà Nẵng.
- Ngày 13/3/2010, sự cố chìm tàu An Phát tỉnh Quảng Trị gă ̣p na ̣n ta ̣i toa ̣
đô ̣ 17008’N và 107040’E cách đảo Cồ n Cỏ khoảng 20 hải lý về hướng Đông
Đông Nam.
- Ngày 9/11/2010, sự cố tàu Jian Mao 9 (Trung Quốc) trên đường từ
Malaysia đến Trung Quốc gă ̣p na ̣n ta ̣i toa ̣ đô ̣ 15043’04’’N và 110016’08’’E
cách đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi 72 hải lý về hướng Đông Đông Bắ c . Trên tàu
còn 80 tấn dầu FO, 20 tấn dầu DO, 200 lít dầu LO, gây nguy cơ xảy ra sự cố
tràn dầu trên vùng biển miền Trung.
- Tháng 11/2011, sự cố cháy buồ ng máy tàu
5.600m3 DO trên vùng biể n Quảng Nam .

Phương Nam Star chở

Các vụ tràn dầu kể trên, mặc dù chưa thống kê đầy đủ được những tác
động của nó đến các vùng biển lân cận trong khu vực, nhưng ít nhiều cũng đã
có những ảnh hưởng tiêu cực đến vùng biển của tỉnh ta. Do đó nguồn gây ô
nhiễm biển do dầu từ các vụ tràn dầu trong khu vực lan truyền đến cũng đang
là một vấn đề đáng quan tâm.

18


3.2. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng biển do dầu

3.2.1. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng cá , bến cá và khu neo đậu tàu
thuyền
Với các ưu thế về điều kiện tự nhiên, Thanh Hóa có hệ thống các cảng
sông, cảng biển cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, vào xếp dỡ hàng
hoá. Do đó, các khu vực này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.
3.2.1.1. Đối với các cảng cá, bến cá
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 10 cảng cá và bến cá đã đi vào hoạt động
gồm: cảng cá Hòa Lộc; cảng cá Lạch Hới, cảng cá Lạch Bạng; bến cá Hoằng
Trường; bến cá Quảng Nham; bến cá Hải Châu; Mộng Dường; bến cá Ngư
Lộc; bến cá Hoằng Phụ và bến cá Nghi Sơn. Ngoài ra ở vùng ven biển còn một
số bến cá có quy mô nhỏ phân bố rải rác ở khắp các huyện là nơi neo đậu, cập
bến của các phương tiện nghề cá từ 20CV trở xuống và các phương tiện thủ
công, bè mảng như: Nga Tiến, Nga Bạch, Đa Lộc, Hải Lộc, Quảng Vinh, Hải
Hà, ... Các cảng cá, bến cá khi được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động đã
thu hút một lượng lớn các tàu cá của các địa phương trong tỉnh và một số tỉnh
lân cận khác đến bốc dỡ thủy sản và các dịch vụ nghề cá khác…[3]
Suốt dọc dải ven biển Thanh Hóa là có các cửa Lạch lớn nhỏ gồm: Lạch
Hới, Lạch Bạng, Lạch Càn, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Ghép, tại đây
thường xuyên có các tàu thuyền nghề cá và phương tiện giao thông vận tải
khác ra vào các cảng cá, bến cá. Tuy nhiên, hầu hết các cửa Lạch đều không
được thường xuyên nạo vét, cải tạo lại thường xuyên bị phù sa bồi lắng cộng
với số lượng tàu thuyền ra vào các cảng ngày càng gia tăng sẽ có nguy cơ xảy
ra các sự cố va quệt dẫn tới đổ hàng hoá (hoá chất, thực phẩm…) xuống sông,
biển gây ô nhiễm nguồn nước. Việc va quệt cũng có thể là nguyên nhân dẫn
đến nguy cơ sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường.
3.2.1.2. Đối với khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá
Hiện nay, 2 khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới
(TX Sầm Sơn) Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia) đã đi vào hoạt động. Trong giai
đoạn 2015-2020, một số khu neo đậu tránh, trú bão đã được quy hoạch để đầu
tư xây dựng như khu neo đậu tránh, trú bão Lạch Trường (huyện Hậu Lộc);

khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại sông Lý (huyện Quảng Xương); tại
kênh Choán (huyện Hoằng Hóa); tại kênh Sao Sa (huyện Nga Sơn).
19


×