Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến huyện đảo bạch long vỹ và đề xuất một số giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths. Trần Hữu
Long - Trƣởng Bộ môn Kỹ thuật môi trƣờng, Viện Môi Trƣờng trƣờng Đại học
Hàng Hải Việt Nam ngƣời đã giao đề tài, hƣớng dẫn tận tình và tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài: “ Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến huyện đảo Bạch Long Vỹ và đề xuất một số giải
pháp ứng phó”.
Để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này, em cũng nhận đƣợc rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Em xin đƣợc gửi lời biết ơn chân thành
nhất tới thầy PGS.TS. Nguyễn Đại An - Viện trƣởng Viện khoa học công nghệ
trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho em đƣợc tìm
hiểu, thu thập thông tin cũng nhƣ đánh giá, nhìn nhận các vấn đề cần thực hiện
trong đề tài.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Viện Môi trƣờng và
toàn thể các thầy cô trong trƣờng đã dạy em trong thời gian học tập, rèn luyện
dƣới mái trƣờng Đại Dƣơng – Đại học Hàng Hải Việt Nam.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã động viên và
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài.
Việc thực hiện đề tài tốt nghiệp là bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
và do thời gian cũng nhƣ trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của em không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc các thầy cô và các bạn góp ý để bài tốt
nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH



: Biến đổi khí hậu

NBD

: Nƣớc biển dâng

PRL

: Frông lạnh

BLV

: Bạch Long Vỹ

RNM

: Rừng ngập mặn

LHQ

: Liên hợp quốc

TN & MT

: Tài nguyên và môi trƣờng

HST

: Hệ sinh thái


NTTS

: Nuôi trồng thủy sản


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong mối lo ngại lớn nhất đối với
nhân loại.Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội và môi trƣờng toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã
phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn
hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con ngƣời và vật
chất.Theo đánh giá của các tổ chức khoa học quốc tế, Việt Nam là một trong năm
nƣớc trên thế giới sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Nhất
là những vùng gần bờ biển, hải đảo sẽ chịu những tác động, ảnh hƣởng mạnh mẽ
của biến đổi khí hậu[..].
Bạch Long Vỹ là một đảo điển hình trong hệ thống biển đảo Việt Nam có vị trí
chiến lƣợc quan trọng, nguồn tài nguyên đa dạng, có nhiều tiềm năng, lợi thế để
phát triển kinh tế mang lại nhiều giá trị. Vì vậy cần có những nghiên cứu đánh
giá một cách toàn diện cả về kinh tế - xã hội - môi trƣờng, đặc biệt trong bối cảnh
biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh nhƣ hiện nay nhằm thực hiện tốt mục tiêu
phát triển biển đảo bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên,em đã chọn đề tài: “ Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến huyện đảo Bạch Long Vỹ và đề xuất một số giải pháp ứng phó”

nhằm nghiên cứu, đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến đảo Bạch
Long Vỹ để từ đó tìm ra các giải pháp ứng phó cho hiệu quả cao.
2. Mục đích của đề tài
- Từ việc khảo sát, thu thập số liệu thông tin liên quan đến điều kiện thời tiết, khí
hậu, tài nguyên sinh vật ta sẽ đánh giá sự thay đổi, làm ảnh hƣởng tới các điều
kiện khí hậu qua các thập kỉ. Điều đó chứng minh huyện đảo Bạch Long Vỹ chịu
tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá các tác động đó.
- Đề xuất, đƣa ra các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu một cách phù hợp
và hiệu quả nhất.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Nghiên cứu, đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đến đảo Bạch Long Vỹ
với các đối tƣợng nhƣ:
- Khí hậu của đảo Bạch Long Vỹ.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến con ngƣời.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc.
- Tác động đến các lĩnh vực, ngành nghề dễ bị tổn thƣơng.
- Tác động đến giao thông vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
a. Phƣơng pháp thu thập thông tin:
Tiến hành tập hợp, thu thập, tổng hợp các dữ liệu liên quan đến các đối tƣợng của
đề tài nhƣ:
+ Bản đồ địa hình – địa mạo, tình hình kinh tế - xã hội.
+ Các số liệu khí tƣợng – thủy văn qua các thập kỷ.
+ Các báo cáo khoa học liên quan...
- Phƣơng pháp khảo sát ngoài trời: Khảo sát thực tế địa hóa – cảnh quan đới ven
bờ.
- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Việc khảo sát phải đảm bảo thu nhập đƣợc
các thông tin cần thiết, xác thực...

b. Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Từ số liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích đánh giá sự ảnh hƣởng của biến đổi
đến các đối tƣợng trên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Một phần nhằm làm rõ thêm các khái niệm liên quan đến
BĐKH, cung cấp một cách nhìn cụ thể về ảnh hƣởng của những hiện tƣợng thời
trong cuộc sống và sinh hoạt của ngƣời dân trên đảo...Đây vốn là một phần trong
đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc nhà nƣớc quan tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thực tế cho thấy biến đổi khí hậu đa diễn ra trên toàn cầu và
ngày càng có những tác động mạnh mẽ làm tài nguyên nƣớc suy thoái nguồn:


nguồn nƣớc ngọt ngày càng thiếu hụt trầm trọng, nƣớc biển dâng nhanh, xâm
thực mặn, diễn biến thời tiết trở nên bất thƣờng và cực đoan hơn, bão lũ có thể
diễn ra bất ngờ với cƣờng độ lớn trong thời gian ngắn...vì vậy việc thực hiện
những nghiên cứu khoa học này rất có giá trị trong thực tiễn.
Là cơ sở khoa học cho các đề xuất giải pháp, lựa chọn các phƣơng án kỹ thuật,
quy hoạch cũng nhƣ các giải pháp hợp lý, hiệu quả khác.
Đề tài còn giúp giải quyết đƣợc nhiều vấn đề quan trọng trong việc chuẩn bị
những nội dung cần thiết cho nghiên cứu, thực hiện chính sách phát triển bền
vững của đảo Bạch Long Vỹ cũng nhƣ của đất nƣớc.


CHƢƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦAHUYỆN
ĐẢO BẠCH LONG VỸ
1.1 Điều kiện tự nhiênkhu vực đảo Bạch Long Vỹ [ Trần Đức Thạnh, 2013]
1.1.1 Vị trí địa lý
Đảo Bạch Long Vĩ (BLV) là một huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, nằm
gần giữa Vịnh Bắc Bộ (VBB) và là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh. Đảo
nằm trong hệ toạ độ địa lý: 107o42'20'' -107o44'15'' kinh độ Đông, 20o07'35'' 20o08'36'' vĩ độ Bắc, cách cảng Hải Phòng 135km về phía Tây, cách đảo Hòn

Dấu (Hải Phòng) 110km, cách đảo Hạ Mai (Quảng Ninh) 70km và cách mũi Ta
Chiao - Hải Nam (Trung Quốc) 130km về phía Đông.
- Diện tích: Tính theo mực nƣớc thấp nhất thì diện tích của Đảo Bạch Long Vỹ
là: 3,2km2 (Số liệu niên giám thống kê của thành phố Hải Phòng năm 2011).
- Tên gọi: Đảo Bạch Long Vỹ còn một số tên gọi khác, mỗi tên gọi đều mang
những ý nghĩa riêng nhƣ:
+ Đảo Bạch Long Vỹ: Đuôi Rồng Trắng
+ Đảo Vô Thủy: Do ban đầu ngƣời ta không tìm thấy nƣớc ngọt trên đảo
+ Đảo Họa Mi: Do đảo có hình dáng giống chim họa mi
+ Đảo Hải Bào: Do đảo có nhiều bào ngƣ
Do theo truyền thuyết viết về đảo thì Đuôi Rồng Trắng là phù hợp hơn cả, nên
đảo chủ yếu đƣợc gọi là đảo Bạch Long Vỹ.
1.1.2 Đặc điểm địa hình - địa mạo
1.1.2.1 Địa hình nổi:
Đảo BLV có hình dạng giống một tam giác, nhìn ngang thì đảo là một quả đồi
thoải nổi lên trên mặt biển.
+ Ở mực triều cao nhất thì diện tích đảo nổi là 1,78 km2, tính đến mực biển trung
bình (ngang 0m lục địa) là 2,33 km2 và tính đến mực triều thấp nhất là 3,05 km2.
+ Đảo là một dải đồi có độ cao tuyệt đối 61,5m, địa hình khá thoải, 62,5% diện
tích đất có góc dốc nhỏ hơn 5o, diện tích còn lại đa phần có góc dốc không vƣợt
quá 15o.
~1~


+ Bề mặt 10 - 15m khá bằng phẳng, phân bố ở bờ Đông, mũi Đông Bắc đảo, hẹp
hơn ở mũi Tây Nam đảo và bờ Tây. Góc dốc bề mặt nghiêng 3 - 8o từ sƣờn đảo ra
phía biển. Thực vật phát triển chủ yếu là trảng cỏ và cây bụi thấp với độ che phủ
khá dày.
+ Bề mặt cao 4 - 6m phân bố chủ yếu ở bờ Đông, mũi Đông Bắc và mũi Tây
Nam. Góc dốc bề mặt nghiêng 3 - 8o từ sƣờn đồi ra phía biển. Đây là bề mặt khá

bằng phẳng, độ cao không lớn, phù hợp cho xây dựng công trình, nhà ở.
+ Bề mặt cao 1 - 3m tạo thành một dải gần nhƣ liên tục, phân bố quanh đảo. Phủ
trên mặt là các loại đất cát dày 1 - 2m.
Nét đặc trƣng nổi bật nhất của cảnh quan đảo nổi là địa hình phân bậc, thực vật
nghèo, phổ biến là trảng cây bụi và trảng cỏ mọc trên các tầng đất mỏng. Sự khác
nhau về địa hình và thổ nhƣỡng dẫn đến sự phân bố các thảm thực vật khác nhau
và các cảnh quan khác nhau.
- Bờ đảo và vùng triều:
+ Bờ đảo: 60% tổng chiều dài bờ đảo là bờ có lớp trầm tích mỏng phủ lên trên đá
gốc còn khoảng 40% là bờ bồi tụ cấu tạo từ cát, cuội, sỏi. Bờ biển khá thoải, các
đoạn có vách dốc cao 1- 2m thƣờng là bờ bồi tụ đang bị sóng biển xói lở. Bãi cát
biển thoải điển hình rộng 15 - 30m chỉ gặp ở một số đoạn bờ nhƣ phía Tây Nam
âu tầu và bến tàu cũ phía Tây Bắc.
+ Vùng triều: Vùng bãi ngập triều quanh đảo (gồm bãi triều cao và bãi triều
thấp). Diện tích bãi triều cao 0,474 km2, bãi triều thấp 0,721 km2. Bãi ngập triều
cao là thềm đá gốc và bãi cuội tảng, bãi cuội tảng xen cát và bãi cát. Bãi ngập
triều thấp hầu nhƣ là thềm đá gốc, đôi chỗ là cuội tảng.

~2~


Hình 1.1 Sơ đồ hình thái địa hình đảo Bạch Long Vỹ (Trần Đức Thạnh, 2013)

Hình 1.2 Mặt cắt hình thái địa hình đảo Bạch Long Vỹ (Trần Đức Thạnh, 2013)

~3~


1.1.2.2 Đáy biển ven đảo:
Diện tích vùng nƣớc nông ven đảo có độ sâu 6m trở vào đến mực triều thấp

nhất 4,27 km2, trong đó phần sâu 2m trở vào là 0,99 km2 và vùng sâu giữa 2 - 6m
rộng 3,28 km2.
Bậc địa hình từ độ sâu 0-6m chủ yếu là đá gốc, mặt dốc 1-200, một số nơi
có san hô, rong biển phủ. Sát bờ đảo có nhiều mỏm đá ngầm và các rãnh ngầm xu
hƣớng vuông góc với bờ.
Ở khoảng độ sâu 6 - 10m có bề mặt khá bằng phẳng, góc dốc khoảng 100,
rộng xấp xỉ 1km2, một số nơi có san hô.
Khoảng sâu 10-30m là một sƣờn cổ khá dốc, cấu tạo từ cuội, sỏi, cát và đá
gốc, rải rác có san hô sừng và cỏ biển.
Ngoài độ sâu 30m là đáy vịnh với các đƣờng bờ cổ, đồi đá gốc sót cao
tƣơng đối 5-10m và các thung lũng sông cổ có hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và
các điểm lộ đá gốc Đệ tam.
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Vùng biển đảo BLV thuộc Vịnh Bắc Bộ nên khí hậu mang tích chất nhiệt đới
nóng ẩm và phân hóa thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều, thƣờng
xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, giông… và mùa Đông khô lạnh. Là một trong
những nơi đầu tiên của nƣớc ta bị ảnh hƣởng của những đợt gió mùa mùa Đông.
1.1.3.1 Nhiệt độ
Kết quả quan trắc nhiệt độ không khí tại BLV trong 13 năm (từ 1985 đến 1998)
của Đài KT - TV Đông bắc và số liệu của Trung tâm KT - TV của Nga từ năm
2000 đến năm 2003 cho thấy:
Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt khoảng 23,7oC. Vào tháng 6, tháng 7,
tháng 8 có nhiệt độ cao nhất đạt trên 28oC và thấp vào các tháng 1 và 2 nhiệt độ
đạt từ 17,7-17,3oC.
Nhiệt độ không khí cao tuyệt đối tới 33,9oC rơi vào ngày 28/7/1968, trung bình
tháng cao nhất là 28,9oC (tháng 7). Nhiệt độ không khí thấp tuyệt đối chỉ đạt 7,0oC
vào ngày 14/2/1975, rất thấp so với tháng thấp nhất mùa đông - tháng 2 trung bình
đạt 16,6oC. Nhƣ vậy mùa đông ở BLV ấm hơn các đảo ven bờ biển Quảng Ninh ~4~



Hải Phòng, trong khi mùa hè nhiệt độ thấp hơn. Biến đổi mùa và biến đổi nhiều
năm của nhiệt độ không khí BLV có những nét cơ bản tuân thủ những quy luật
biến động theo mùa của nhiệt độkhông khí trên đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam
.
oC
31.0
29.0
27.0
25.0
23.0
21.0
19.0
17.0
15.0
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Th¸ng

HìnH 1.3 . Biến thiên nhiệt độ trung bình tháng Bạch Long Vĩ (1985-2003)
1.1.3.2 Độ ẩm không khí
Hàm lƣợng ẩm của không khí trƣớc hết phụ thuộc vào lƣợng hơi nƣớc bay vào
khí quyển do quá trình bốc hơi tại địa phƣơng. Hàm lƣợng ẩm trên đại dƣơng
lớn hơn trên lục địa vì quá trình bốc hơi từ bề mặt đại dƣơng không bị hạn chế
bởi tiềm lƣợng nƣớc. Theo thống kê kết quả quan trắc độ ẩm không khí trong 31
năm (1980-2010) vùng biển đảo BLV, độ ẩm không khí trung bình năm là
85,6%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất rơi vào tháng 11 (78,3%) và cao nhất
vào tháng 3 và tháng 4 (91,1%). Giá trị độ ẩm nhỏ nhất tháng trong nhiều năm
rơi vào ngày 28/11/2007 (30%).

~5~


95
90.2

91.1

91.1

89.3

90

86.9

85.4

84.7

85

85.3

83.9
81.6

80

78.3

79.1

75
70
1

2

3

4
5
6
7
8
9
10
Độ ẩm không khí trung bình tháng (%) (thời kỳ 1980-2010).

11

12

Hình 1.4. Độ ẩm không khí (%) trung bình tháng và thấp nhất tại
BLV (thời kỳ 1980-2010).
1.1.3.3 Hoàn lưu khí quyển và chế độ gió
Khí hậu Bạch Long Vĩ đại diện cho vùng khơi vịnh Bắc Bộ, có hai mùa chính:
+ Mùa mƣa (mùa hè) từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nóng ẩm và mƣa nhiều, gió
mùa Tây Nam, gió Nam thịnh hành với tần suất 74 - 88%, tốc độ trung bình 5,9 7,7m/s.
+ Mùa khô (mùa đông) từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít
mƣa, thịnh hành với gió hƣớng Bắc và Đông chiếm tần suất 86% - 94%, tốc độ
trung bình 6,5 - 8,2m/s.
Tháng 4 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thƣờng có gió Đông
nhƣng không ổn định, tốc độ trung bình 5,9 m/s (tháng 4).

~6~


m/s


9
8
7
6
5
1980-1989

4

1990-1999
3

2000-2010

2
1
0
1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

tháng

Hình 1.5 Tốc độ gió trung bình tháng (m/s) tại trạm BLV qua từng thời
kỳ mười năm .
Tốc độ gió trung bình tháng trong thời kỳ 1980-1989 đạt giá trị lớn nhất là
7,3m/s; thời kỳ 1990-1999 có giá trị lớn nhất 8,2m/s. Tuy nhiên, trong thời kỳ
gần đây nhất 2000-2010, tốc độ gió trung bình tháng tại vùng biển đảo BLV có
giá trị lớn nhất là 7,0m/s. Nhìn chung, trong cả ba thời kỳ mƣời năm nói trên, tốc
độ gió trung bình các tháng trong năm đều có giá trị lớn hơn 5m/s, giá trị cực đại
rơi vào các tháng Hè hoặc Đông.
1.1.3.4 Nắng và bức xạ nhiệt
Hàng năm khu vực đảo BLV có khoảng 1600-1900 giờ nắng và phân bố khá đều.
Tuy nhiên, nắng nhiều hơn vào cuối hè, đầu thu và ít vào các tháng 2 và 3. Tổng
lƣợng bức xạ hàng năm ở BLV cao, đạt 132,5 Kcal/cm2 và cao hơn hẳn so với
các đảo ven bờ (Cát Bà - 108,49 Kcal/cm2). Cân bằng bức xạ năm đạt 65-85
Kcal/cm2 (tƣơng đƣơng các tỉnh bắc Trung bộ).
1.1.3.5 Lượng mưa
Lƣợng mƣa trên đảo BLV rất thấp so với vùng ven bờ tây vịnh Bắc bộ,
trung bình năm chỉ đạt 1050 mm (thấp hơn lƣợng bốc hơi) và phân bố không đều

trong năm, lƣợng mƣa trung bình tháng cao nhất vào tháng 8 (208 mm), thấp nhất
vào tháng 12 là 21,7 mm. Tổng thời gian mƣa cả năm trung bình là 107,3 ngày,
~7~


nhiều nhất vào tháng 8 và 9, đạt 10,5-12 ngày. Lƣợng bốc hơi cả năm cao hơn
lƣợng mƣa, đạt 1461 mm, cao trên 100 mm vào các tháng 6 đến tháng 1 năm sau.
mm
250
208.8
185.6

200
150
108.6

121.4

111.3

97.1

100
50

32.2 38.3
22.5 29.3

24.8 21.7


0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12
Th¸ng

Hình 1.6. Lƣợng mƣa trung bình tháng BLV (1985-2003)
1.1.3.6 Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Do nằm ở trung tâm VBB, đảo BLV chịu ảnh hƣởng của hầu hết các cơn
bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ tây vịnh Bắc bộ. Trong thời gian 34 năm

(1976-1983), bão hoạt động trong VBB trung bình 3, 5 cơn/năm trong đó có 1-2
cơn tràn qua khu vực đảo BLV. Mùa bão thƣờng bắt đầu vào tháng 6 hoặc sớm
hơn vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hoặc 11, nhƣng chủ yếu vào các tháng
7, 8 và 9. Sức gió mạnh nhất trong bão có thể đạt tới 50 m/s.
Giông xuất hiện mỗi tháng trung bình 2-3 ngày, tuy ít hơn vùng ven bờ
nhƣng phân bố đều trong năm. Tuy vậy nhiều nhất vào tháng 8 và 9, trung bình 4
cơn /tháng.
Sƣơng mù xuất hiện nhiều hơn vùng ven bờ và tập trung vào mùa đông,
trung bình có 24 ngày sƣơng mù. Đặc biệt vào cuối đông nhiều mƣa phùn, mỗi
tháng có 5-10 ngày có sƣơng mù. Hàng năm có khoảng 30 đợt gió mùa đông bắc
tràn qua vào mùa đông với sức gió mạnh nhất tới cấp 9, cấp 10. Mỗi tháng mùa
đông có tới 3-6 đợt gió mùa đông bắc.

~8~


1.1.4 Đặc điểm hải văn
Khu vực đảo Bạch Long Vĩ hệ thống thủy văn rất kém phát triển.Chủ yếu chỉ phổ
biến các dòng chảy tạm thời trong mùa mƣa.
1.1.4.1Độ muối
Nƣớc biển khu vực Bạch Long Vĩ có độ muối cao và tƣơng đối đồng nhất giữa
các tầng. Tuy nhiên có chút ít biến đổi theo từng mùa (mƣa và khô). Về mùa khô,
độ muối dao động từ khoảng 32-34‰, trung bình 33‰. Về mùa mƣa, độ muối
giảm không đáng kể, độ muối trung bình đạt 32,4‰.
1.1.4.2

Nhiệt độ

Nhiệt độ nƣớc biển tƣơng đối đồng nhất giữa các tầng và thay đổi theo mùa. Về
mùa đông, nhiệt độ trung bình của nƣớc biển tầng mặt đạt 20oC, nhiệt độ toàn

khối nƣớc ven đảo đạt từ 17 – 21oC. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình của nƣớc
tầng mặt đạt 30oC, nhiệt độ toàn khối nƣớc ven đảo khoảng 28 – 30oC. Về mùa
xuân , nhiệt độ trung bình nƣớc biển khoảng 24oC và mùa thu nhiệt độ trung bình
của lớp nƣớc mặt vào khoảng 25oC. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 24,1oC.
1.1.4.3 Sóng biển
Các đặc trƣng của sóng ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ
gió của hai mùa chính (mùa đông và mùa hè), kết hợp với địa hình ở từng đoạn
cụ thể (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Các đặc trƣng của sóng vùng nghiên cứu và vùng phụ cận
Vùng

Đặc trƣng

Mùa Đông

Mùa Hè

Hƣớng thịnh hành

Đông Bắc

Nam,
Nam

0,8-1,0

0,6-0,9

4,0


4,5

Biển Bạch Long
Vỹ
Độ cao trung bình (m)
Độ cao cực đại (m)

Đông

Mùa đông sóng thịnh hành là đông bắc, tần suất 37,9%, độ cao trung bình đạt 0,8
- 1,0m, lớn nhất trong các đợt gió mùa tới 3,0 - 3,5m. Mùa hè, gió thịnh hành là
nam, đông nam, tần suất 22,9%, độ cao trung bình là 0,6 - 0,9m. Trong thời gian
ảnh hƣởng của bão nên độ cao cực đại có thể lên tới 5 - 6m hoặc lớn hơn. Độ cao
~9~


lớn nhất đã quan trắc đƣợc là 7,0m.
1.1.4.4 Đặc điểm thuỷ triều
Thuỷ triều ở Bạch Long Vỹ có tính chất nhật triều đều. Mực nƣớc trung bình là
1,82m, tƣơng đối thấp vào mùa đông, nhất là tháng 2, tháng 3, tƣơng đối cao về
mùa hè, cao nhất vào tháng 9, 10. Mực nƣớc cƣờng cao nhất là 3,76m, thấp nhất
vào giữa mùa đông đạt trên 3,0m. Mực nƣớc ròng thấp nhất là 0,16m.
1.1.4.5 Độ pH
pH trong nƣớc khoảng 7,9 - 8,4. Từ 2 tháng đến tháng 5, pH có xu hƣớng giảm
thấp, nhƣng mức độ không lớn.
1.1.4.6 Chế độ gió
Chế độ gió khu vực đảo Bạch Long Vĩ mang những đặc trƣng cơ bản của hoàn
lƣu gió trong Vịnh Bắc Bộ và hoạt động theo mùa.
+ Mùa đông chủ yếu là hƣớng gió Bắc – Đông Bắc có tần suất đạt 86 – 94%, kéo
dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình đạt từ 6,5 đến 8 m/s.

+ Mùa hè có gió hƣớng Nam và Đông Nam có tần suất đạt 74 – 88%, kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 8, tốc độ trung bình đạt 5,9 đến 7,7 m/s.
Tháng 4 và tháng 9 là 2 tháng chuyển Mùa có gió Đông và các gió không ổn định
đạt tốc độ trung bình 5,9 m/s (tháng 4) và 7,7 m/s (tháng 9).
1.1.4.7 Chế độ bão
Hầu hết các cơn bão hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ đều bắt nguồn từ Tây Thái
Bình Dƣơng hay hình thành trên biển Đông đều ảnh hƣởng tới khu vực Bạch
Long Vĩ. Mùa bão thƣờng từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Tần suất bão lớn
nhất vào tháng 9 (với khoảng trung bình 1-2 cơn bão, nhiều nhất tới 8 cơn bão
tràn qua). Sức gió trong bão mạnh nhất vào tháng 10, đạt 50 m/s.
1.1.4.8 Chế độ dòng chảy
Chế độ dòng chảy vùng biển đảo BLV cùng chịu ảnh hƣởng của hệ thống
hoàn lƣu vịnh Bắc Bộ thay đổi theo mùa và địa hình đảo.
+ Những yếu tố tác động mạnh tới hoàn lƣu vịnh Bắc Bộ bao gồm trƣờng gió
thay đổi theo mùa, sự bất đồng nhất về nhiệt độ và mật độ khối nƣớc, sự trao đổi
của các khối nƣớc bên ngoài cửa vịnh, ảnh hƣởng của khối nƣớc nhạt ven bờ vào
~ 10 ~


mùa mƣa, độ sâu nhỏ và địa hình của vịnh.Dòng triều trong vịnh Bắc Bộchủ yếu
là thuận nghịch hoặc gần thuận nghịch, hƣớng chảy về cơ bản song song với
đƣờng bờ.
+ Do đặc điểm địa hình, khu vực xung quanh đảo BLV thƣờng xuyên xuất hiện
các xoáy nƣớc cùng chiều hoặc ngƣợc chiều kim đồng hồ. Đây là nguyên nhân
xuất hiện sự phân hóa về độ lớn và hƣớng dòng chảy, có sự ngƣợc hƣớng của
dòng chảy sát ven bờ đảo và dòng chảy ở phía ngoài đảo. Ở phía Tây Nam đảo,
dòng chảy có hƣớng Bắc - Đông Bắc và Tây - Tây Nam. Ở phía Đông Bắc đảo,
ƣu thế hƣớng Đông - Đông Bắc và Nam - Tây Nam. Ở phía Đông Nam đảo, ƣu
thế hƣớng Tây Nam.
1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

1.2.1 Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc ngọt trên đảo (nƣớc mƣa, nƣớc ngầm) là một dạng tài nguyên cực
kỳ quý giá đối với các đảo, nhất là đảo xa bờ nhƣ BLV.
- Nƣớc mƣa: Nguồn nƣớc hạn chế do lƣợng mƣa hàng năm thấp, theo chuỗi số
liệu thời kỳ 1980-2010, lƣợng mƣa trung bình năm 1106mm, năm cao nhất
1766,8mm và thấp nhất 686,5mm. Trong khi đó, lƣợng bốc hơi tại đảo trung bình
năm đạt 1461mm lớn hơn lƣợng mƣa, tạo nên cân bằng âm, gây khô hạn và thiếu
nƣớc kéo dài trong năm. Ngoài ra lƣợng mƣa phân bố không đều trong các tháng,
đảo nhỏ, địa hình lại dốc thoải, không có dạng âm nhƣ thung lũng, lòng sông suối
nên không có điều kiện trữ nƣớc. Tuy nhiên, bằng bề nổi và chìm, nƣớc mƣa
cũng có thế sử dụng đủ cho sinh hoạt vào các tháng mùa mƣa.
- Nƣớc ngầm: Dùng cho ăn uống và sinh hoạt phân bố ở khoảng độ cao 5-15m
chứa trong trầm tích thềm; có mực nƣớc ngầm dao động 2-3m dƣới mặt đất.
Nhƣ vậy, nguồn nƣớc ngọt ở BLV không lớn nhƣng cũng đủ cung cấp cho một
cụm dân cƣ trên dƣới ngàn ngƣời.
1.2.2 Tài nguyên đất
Mỗi tấc đất đá trên đảo và dƣới đáy biển thuộc vùng biển đảo BLV đều là
nguồn tài nguyên quý giá tạo nên vị thế của đảo, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho
đất nƣớc cả về KT-XH, khoa học và giáo dục... đặc biệt là đối với an ninh quốc
phòng và chủ quyền quốc gia về biển đảo.
~ 11 ~


1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản gồm: than, sắt, titan, vàng, cát thủy tinh, đá vôi vỏ sò,
cuội, sạn, cát, sét vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng: tài nguyên vật liệu xây
dựng đảo BLV gồm đá thiên nhiên (đá vỉa hay đá gốc; đá tảng, cuội) và cát xây
dựng (cát ngọt, cát mặn, cát deluvi, cát eluvi).
1.2.4 Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật
+ Hệ sinh thái trên đảo:

Khu hệ thực vật trên đảo BLV rất nghèo nàn chủ yếu là hệ sinh thái rừng, hệ sinh
thái trảng cỏ và lùm bụi, hệ động vật còn nghèo nàn hơn do diện tích đảo nhỏ,
đƣợc khai phá từ lâu nên các loài có giá trị kinh tế lớn hầu nhƣ bị tuyệt diệt.
+ Hệ sinh thái trên biển:
Vùng biển đảo BLV tuy diện tích không lớn nhƣng khá đa dạng về HST với các
hệ cơ bản nhƣ: hệ sinh thái bãi cát biển, hệ sinh thái bãi triều rạn đá, hệ sinh thái
cỏ biển, san hô và rạn san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, rong biển, động vậtthựcvật phù du, động vật đáy.Sự đa dạng về sinh cảnh của các HST là cơ sở quan
trọng cho sự phát triển của quần xã sinh vật sống kèm cùng với các dịch vụ HST,
mang lại sự phồn thịnh không những cho các cộng đồng dân cƣ sống trên đảo mà
ảnh hƣởng lan tỏa tới các cộng đồng dân cƣ sống ven bờ Tây VBB thông qua
việc tạo sinh kế.
Các loài quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa:
Đã thống kê đƣợc 28 loài quý hiếm, bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng tại vùng
biển đảo BLV. Trong đó có
+ 3 loài rất nguy cấp (bào ngƣ chín lỗ, Quản đồng, Rùa da).
+ 8 loài nguy cấp (San hô cành đỉnh nhọn, San hô cành đầu nhụy, Ốc đụn Đực,
Bàn Mai, Cá heo bƣớu lƣng Ấn Độ-Thái Bình Dƣơng, rắn ráo thƣờng, đồi mồi,
Vích.).
+ 16 loài sẽ nguy cấp (Phong ba, Cọc đỏ, San hô lỗ đỉnh xù xì, San hô cành đami, San hô cành sần sùi, San hô khối đầu thùy, Trai ngọc môi đen, Trai vệ nữ,
Mực ống Trung Hoa, Mực nang vân hổ, cá heo mõn dài).
~ 12 ~


+ 1 loài có dấu hiệu nguy cấp (Cá heo khôi hài, hay Cá ông chuông).
1.2.5 Tài nguyên du lịch và luồng bến
-Tài nguyên du lịch: BLV có đủ điều kiện để phát triển thành một điểm du lịch –
nghỉ dƣỡng, phục vụ cho những ngƣời đi biển, khai thác biển và cho du khách ƣa
thích du lịch sinh thái.
BLV có một vị trí trung tâm, cách điểm du lịch ven bờ nhƣ Cô Tô, Hạ Long, Cát
Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Trà Cổ trong tầm bay 1-1h30’ bằng thủy phi cơ. Nơi này

có cảnh quan thiên nhiên độc đáo đẹp với một đảo kích thƣớc không quá nhỏ, có
đủ không gian đồi, thềm bãi cát biển và bãi tảng – là một hòn đảo xanh, nổi trên
mặt biển xanh, sạch đầy hấp dẫn và quến rũ du khách.
Bên cạnh đó Bạch Long Vỹ có những đặc sản quý phục vụ quý khách nhƣ bào
ngƣ, ốc nón, hải sâm..vàcó khu rạn san hô ngầm phát triển nhất VBB góp phần
tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
-Tiềm năng luồng bến: Với điều kiện, địa hình và khí tƣợng hải văn thì BLV
thuận tiện cho phát triển, xây dựng cảng, âu tàu cho tàu cập đảo tránh gió, tạo
điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên đảo.
1.3 Đặc điểm kinh tế-xã hội
1.3.1 Dân cư và lao động
Hiện dân số trên đảo khoảng 1.500 ngƣời (năm 2012). Dân cƣ ở đây chủ yếu là
ngƣời Kinh sống dải ở ven bờ, tập trung chủ yếu ở phía tây nam, đông nam đảo,
sau khu vực cảng và neo đậu tàu thuyền. Dân trên đảo hầu hết là ngƣời lớn ở tuổi
lao động và là nam giới. Nữ giới và trẻ em chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao động gồm 3
nhóm nghề chính. Nhóm nghề ngƣ truyền thống có khoảng 25 hộ. Nhóm khai
thác thuỷ sản với tính chất làm thêm, hạn chế về kinh nghiệm cũng nhƣ phƣơng
tiện khai thác thuỷ sản, có khoảng 12 hộ. Còn lại là các hộ chuyên làm dịch vụ,
chăn nuôi, trồng trọt và các hộ Thanh niên xung phong không làm nghề ngƣ.
1.3.2 Các hoạt động kinh tế chủ yếu
1.3.2.1 Ngư nghiệp

~ 13 ~


Ngƣ nghiệp ở đảo chủ yếu là các nghề lặn bắt bào ngƣ và đánh cá ven bờ, ngoài
ra còn bắt hải sâm. Trƣớc năm 1988, cá song, cá mú có thể bắt bằng các hình
thức câu, đánh lƣới khoảng 40 - 50 tấn, bào ngƣ khai thác khoảng 30 - 40 tấn tƣơi
mỗi năm. Nghề lặn bắt bào ngƣ (loài hải sản quý, có giá trị kinh tế cao-1kg khô
hiện nay giá khoảng 1.500.000đ). Do khai thác quá mức, nguồn lợi bào ngƣ giảm

hẳn, hiện chỉ phân bố ở độ sâu 3-5m nƣớc trở vào với mật độ không lớn. Nghề cá
của dân đảo chƣa đƣợc tổ chức hợp lý, chƣa đủ khả năng đóng thuyền lớn vƣơn
khơi mà chỉ đánh bắt ven bờ, hiệu quả thấp.
1.3.2.2 Dịch vụ và thương mại
Kinh tế dịch vụ và thƣơng mại phát triển nhanh, nhƣng quy mô còn nhỏ.Nghề cơ
khí, sửa chữa còn hạn chế, chỉ sửa chữa nhỏ, hàn, thay thế phụ kiện nhỏ (hiện có
3 - 5 hộ với nhân lực, chuyên môn không cao, trang thiết bị nghèo nàn). Một số
loại hình dịch vụ với qui mô nhỏ nhƣ bán hàng tạp hóa, bán lƣơng thực, thực
phẩm, giải khát, cắt tóc, gội đầu, hát karaoke, v.v do 8 - 9 hộ kinh doanh tại gia
đình.
Lĩnh vực trọng tâm là dịch vụ hậu cần nghề cá-xây dựng “Trung tâm dịch
vụ hậu cần nghề cá Bạch Long Vĩ” đi vào hoạt động từ cuối tháng 3 năm 2003
với Xƣởng sản xuất bột cá công xuất 80 tấn/ngày, Xƣởng sấy mực công xuất 10
tấn/ngày, Trạm cấp xăng dầu 300 m3, Xƣởng sản xuất nƣớc đá 50 tấn/ngày,
Xƣởng sản xuất nƣớc ngọt từ nƣớc biển 200 m3/ngày, Kho đông lạnh, Xƣởng cơ
khí, tầu thu mua vận chuyển 200 tấn. Từ khi cảng, khu neo đậu tàu và khu dịch
vụ hậu cần nghề cá đi vào hoạt động, tàu thuyền đánh cá đến ngƣ trƣờng Bạch
Long Vĩ tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, còn nhiều tàu thu mua, dịch vụ thuỷ sản
đến đây kinh doanh buôn bán nhộn nhịp.
1.3.2.3 Nông - lâm nghiệp
Do thiếu nƣớc tƣới, diện tích đất không nhiều, khả năng canh tác khó khăn, nên
sản lƣợng nông nghiệp trên đảo chỉ giải quyết đƣợc một phần nhu cầu rau quả tại
chỗ. Lƣơng thực và thực phẩm dùng trên đảo chủ yếu đem từ đất liền ra.
Hiện nay, tổng diện tích rau quả đạt 8.500 m2, thu hoạch hàng năm đạt hơn 100
triệu đồng, đáp ứng một phần nhu cầu của dân đảo và một phần cho các tàu
thuyền ra vào âu cảng.
~ 14 ~


Các loại cây chắn gió và lấy gỗ nhƣ phi lao, keo dậu, mít, xoan, bàng v.v. và gần

1000 cây dừa đã phủ xanh đƣợc khoảng 100 ha mặt đảo.
1.3.2.4 Giao thông vận tải
Giao thông đƣờng bộ đáng kể nhất là quốc lộ 5 Hà Nội-Hải Phòng, quốc lộ
18 Móng Cái-Đông Triều-Chí Linh, quốc lộ 4b Tiên Yên-Lạng Sơn và quốc lộ
10 Đông Triều-Hải Phòng-Thái Bình. Từ quốc lộ này có các đƣờng nhánh đâm ra
biển nối với các trung tâm chính: cảng biển, khu du lịch... Hệ thống đƣờng mòn
ven biển chủ yếu phát triển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ với mạng lƣới đƣợc phủ
hầu hết các xã ven biển.
Hệ thống cảng ven biển khá phát triển, đáng kể nhất là các cảng Cái Lân,
Hải Phòng, là những cảng lớn có thể giao lƣu Quốc tế.
Đảo Bạch Long Vĩ có vị trí rất quan trọng trong hệ thống giao thông đƣờng biển
quốc tế. Nhƣng do chƣa có đầu tƣ thích đáng nên quy mô của cảng Bạch Long Vĩ
còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giao thƣơng của các tàu thuyền trọng tải lớn
trong và ngoài nƣớc.
1.3.3 Y tế, văn hoá và giáo dục
1.3.3.1 Y tế và vệ sinh môi trường
Trung tâm y tế huyện rộng 130 m2, với biên chế 3 bác sĩ, các y cụ khám
chữa bệnh thông thƣờng và có sự phối hợp với Bệnh xá Trung đoàn 952 Hải
quân. Hàng năm đều phải phục vụ các ca bệnh hiểm nghèo không kịp đƣa vào đất
liền chữa trị. Công tác vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng mở rộng và kế hoạch hoá
gia đình đã đƣợc chú trọng. Rác đƣợc thu gom và đem đốt thủ công tại hai điểm.
Có hai trạm xử lý nƣớc (bể lọc) của khu sản xuất và của khu dân cƣ và hệ thống
cống nối từ khu dân cƣ trung tâm đến bể lọc.
1.3.3.2. Văn hoá
Đã xây dựng - Trạm phát thanh, truyền hình (VTV1, VTV3); sân vận động
kết hợp sân bay trực thăng; nhà bia tƣởng niệm anh hùng liệt sĩ và công viên tuổi
trẻ Sông Hồng. Dự án xây dựng trung tâm văn hoá thể thao đa chức năng với
diện tích hơn 7.000 m2 đã đƣợc hoàn thành năm 2000.
1.3.3.3 Giáo dục
~ 15 ~



Đa số dân trên đảo trình độ văn hoá còn thấp, số ngƣời chƣa học hết cấp II
chiếm gần 40%, không ít ngƣời mới đƣợc xoá mù chữ. Lực lƣợng lao động xấp
xỉ 50% tổng số dân và nhân lực khai thác thuỷ sản có tay nghề vững chỉ khoảng
20%. Số thanh niên trẻ khoẻ mới ra đảo có tay nghề còn rất yếu.

~ 16 ~


CHƢƠNG 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU CHO HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VỸ
2.1 Biến đổi khí hậu
2.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Biến đổi khí hậu (BĐKH) Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con ngƣời dẫn đến thay đổi thành
phần khí quyển toàn cầu, đƣợc quan sát trên một hu kỳ thời gian dài (Theo Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)).
Nƣớc biển dâng(NBD) là sự dâng mực nƣớc của dại dƣơng trên toàn cầu, trong
đó không bao gồm triều, nƣớc dâng do bão… Nƣớc biển dâng ở một vị trí nào đó
có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì sự khác nhau về nhiệt
độ của đại dƣơng và các yếu tố khác.
2.1.2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu có thể là các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc bên ngoài của hệ thống khí hậu, hoặc do tác động thƣờng xuyên của
con ngƣời làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển và hệ thống khí hậu.
Nguyên nhân chính của BĐKH Trái đất là sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà
kính nhƣ: sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Theo báo cáo mới nhất của LHQ, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 90% là do

con ngƣời và chỉ 10% là do các nguyên nhân tự nhiên.
2.1.2.1 Nguyên nhân do tác động của con người
- Do sự gia tăng phát thải các khí nhà kính (CO2)
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con ngƣời đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than,
dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
- Các hoạt động khác

~ 17 ~


×