Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký dầu theo phụ lục i của công uocs MARPOL 7378

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.65 KB, 51 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HOÀNG VIỆT THẮNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HƢỚNG DẪN GHI CHÉP SỔ NHẬT KÝ DẦU THEO
PHỤ LỤC I CỦA CÔNG ƢỚC MARPOL 73/78

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HOÀNG VIỆT THẮNG

ĐỒ ÁN/LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƢỚNG DẪN GHI CHÉP SỔ NHẬT KÝ DẦU THEO
PHỤ LỤC I CỦA CÔNG ƢỚC MARPOL 73/78

NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI ; MÃ SỐ: D840106
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

Người hướng dẫn khoa học: Ths Trần Đức Lễ

HẢI PHÒNG - 2015


LỜI CẢM ƠN


Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn Ths,TTr. Trần Đức Lễ - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và các thầy cô
giáo đặc biệt các thầy trong khoa Hàng hải đã trang bị cho em kiến thức để em
có thể hoàn thành được đề tài này.

Sinh viên thực hiện

Hoàng Việt Thắng


MỤC LỤC
TRANG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………

i

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………..

ii

1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………

ii

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài……………………………………....

ii


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………

ii

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài…………………………………..

iii

5. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………….

iii

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Phạm vi của hướng dẫn……………………………………………….

1

1.2 Mục đích của hướng dẫn………………………………………………

1

1.3 Hướng dẫn về các quy trình hoạt động………………………………..

1

1.4 Trách nhiệm của nhân viên trên bờ và thuyền viên trên tàu…………..

4

Chƣơng 2. GIỚI THIỆU SỔ NHẬT KÝ DẦU

Phần 1 – Các hoạt động của buồng máy
2.1 Giới thiệu chung……………………………………………………….

6

2.2 Danh mục các hạng mục được ghi chép–giải thích và hướng dẫn…….

8

Phần 2 – Hoạt động làm hàng/dằn
2.3 Giới thiệu chung………………………………………………………..

12

2.4 Danh mục các hạng mục được ghi……………………………………... 14
2.5 Các qui định theo phụ lục 1 của Công ước Marpol 73/78 đưa ra……….. 20
các yêu cầu về kiểm soát ô nhiễm dầu.


Chƣơng 3. CÁC LƢU Ý KHI GHI NHẬT KÝ DẦU.
3.1 Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu (IOPP)………… 29
3.2 Việc thu gom dầu cặn – việc đốt dầu cặn………………………………… 29
3.3 Thải nước la canh qua mạn……………………………………………….. 30
3.4 Sự khác biệt giữa Nhật ký boong và Nhật ký dầu………………………… 31
3.5 Lưu ý trước khi tàu vào cảng……………………………………………… 32
3.6 Các ví dụ chi tiết về các hoạt động liên quan…………………………….. 32
Kết luận và Kiến nghị………………………………………………………. 38
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….. 39
PHỤ LỤC……………………………………………………………………40
Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra

Phụ bản của giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm (Mẫu A)
Phụ bản của giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm (Mẫu B)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết tắt
MARPOL 73/78

Công ước MARPOL 1973 được sửa đổi bổ
sung bằng Nghị định thư 1978 liên quan

2

MEPC

3

ORB

4

Giải thích

Giấy chứng nhận IOPP

Ủy ban bảo vệ môi trường biển
Sổ nhật ký dầu

Giấy chứng nhận Ngăn ngừa Ô nhiễm dầu
quốc tế

5

GT

6

CBT

Két dằn sạch

7

COW

Hệ thống rửa bằng dầu thô

8

ODME

Thiết bị kiểm soát thải dầu

Dung tích toàn phần

i



MỞ ĐẦU
1. Tính bức thiết của đề tài
Những hoạt động khai thác dầu khí, vận chuyển trên biển và các sự cố tràn
dầu đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển bởi sức ép kinh tế,
ý thức và khả năng quản lý tài nguyên kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm
môi trường biển. Trong quá khứ đã từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển
gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Hội đồng
Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra con số ước đoán, hằng năm có khoảng 3,2
triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau. Các nguồn ô nhiễm
chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và các sự cố tràn dầu, gây tổn thất không
nhỏ về mặt kinh tế và hệ sinh thái biển.Trong những năm qua, hầu hết các tàu
biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế bị các Chính quyền cảng nước ngoài
kiểm tra đều có khiếm khuyết liên quan đếnviệc ghi chép Sổ nhật ký dầu Phần I,
và một số tàu đã bị lưu giữ vì khiếm khuyết này.
Xuất phát từ vấn đề nói trên, đề tài: “ Hướng dẫn ghi chép Sổ nhật kí dầu
theo phụ lục I của Công ước Marpol 73/78” là đề tài mang tính thời sự và thực
tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập hợp, hệ thống hóa các quy định của
Phụ lục I Marpol 73/78 nhằm trợ giúp cho những người vận hành tàu ghi chép
các hoạt động buồng máy và tác nghiệp hàng hóa, nước dằn rõ ràng và chính xác
theo yêu cầu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Các danh mục toàn diện các hạng mục hoạt
động buồng máy phải được ghi chép trong Sổ nhật kí dầu (Oil Record Book)
phù hợp với Quy định 17, Phụ lục I của MARPOL 73/78.
ii


Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu, ứng dụng các qui định của

Phụ lục I Marpol 73/78, cập nhật các bổ sung, sửa đổi của công ước đối với
công việc ghi chép nhật kí dầu.
4. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu : Tìm hiểu, tổng hợp và phân tích các qui định,
cập nhật bổ sung phù hợp với Phụ lục I MARPOL 73/78 về hướng dẫn ghi nhật
kí dầu.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu các qui định của Phụ lục I MARPOL 73/78, đồng
thời cập nhật các bổ sung, sửa đổi về những hướng dẫn ghi nhật kí dầu sẽ đóng
vai trò là cơ sở để làm rõ hơn những yêu cầu của Công ước quốc tế này phục vụ
cho công tác quản lý và khai thác dầu an toàn trên biển.
Đề tài còn là nguồn tài liệu quan trọng cho học viên, sinh viên, những
người vận hành tàu quan tâm đến những chỉ dẫn ghi chép đúng trong Sổ nhật kí
dầu ( Oil Record Book – ORB ).

iii


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Phạm vi của Hƣớng dẫn
Hướng dẫn này đưa ra chỉ dẫn về cách thức ghi chép đúng trong Sổ nhật
ký dầu (Oil Record Book, sau đây gọi là "ORB") - Phần I (Các hoạt
độngcủabuồng máy) và Phần II (Hoạt động làm hàng/dằn), phù hợp với Công
ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễmdo tàu gây ra 1973, được sửa đổi bởi Nghị
định thư 1978 (Phiên bản hợpnhất 2006) (sau đây gọi là "MARPOL 73/78"),
Phụ lục I (Các quy địnhvề phòng ngừa ô nhiễm do dầu).
1.2 Mục đích của Hƣớng dẫn.
Hướng dẫn này nhằm mục đích trợ giúp cho những người vận hành tàu
xác định việc kiểm soát và các hành động cần thiết để đảm bảo rằng:
 Tất cả các hoạt động được đề cập tới tại Quy định 17, Phụ lục I của

MARPOL 73/78 được ghi chép trong ORB;
 Tất cả các ghi chép được thực hiện theo mẫu ORB được quy định tại
Phụ chương III, Phụ lục I của MARPOL 73/78;
 Các ghi chép trong ORB tương thích với nội dung ghi chép của các
nhật ký khác của tàu.
Hướng dẫn này cũng có thể dùng làm tài liệu huấn luyện cho những
người làm việc trên tàu và trên bờ liên quan.
1.3 Hƣớng dẫn về các quy trình hoạt động


ORB phải được trang bị và duy trì cho tất cả các tàu chở dầu có tổng dung

tích từ 150 GT trở lên và tất cả các tàu khác có tổng dung tích từ 400 GT trở lên,
và phải được Chính quyền Hàng Hải xác nhận, nếu Chính quyền Hàng Hải có
quy định như vậy, và phù hợp với các quy định của MARPOL 73/78 đã được bổ
sung sửa đổi. Đối với các tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, ORB phải do

1


Cục Hàng Hải Việt Nam phát hành theo mẫu thống nhất, và phải có dấu và xác
nhận của Cơ quan đăng kí tàu biển và thuyền viên khu vực.


ORB phải được ghi chép đầy đủ. Tất cả các hoạt động của buồngmáy, làm

hàng và dằn tàu, nếu được quy định, phải được ghi chépmột cách rõ ràng và
chính xác.



Chủ tàu và người tư vấn pháp luật của họ, Thuyền trưởng và các sỹ quan

làm việc trên tàu cần lưu ýrằng, bên cạnh việc tàu phải có ORB là yêu cầu bắt
buộc theo luậtđịnh, ORB còn là phương tiện có giá trị cung cấp bằng chứng
vềviệc tàu tuân thủ các quy định về phòng ngừa ô nhiễm do dầu.


Danh sách các hạng mục tác nghiệp trong buồng máy, tác nghiệp làm

hàng, nước dằn được ghi chép trong Nhật ký dầu một cách phù hợp được nêu
trong Quy định 17 và 36 Phụ lục I của MARPOL 73/78 Phiên bản hợp nhất
2006 đã sửa đổi bổ sung.


Các hạng mục hoạt động này được nhóm thành các nhóm hoạtđộng, mỗi

nhóm được biểu thị bằng một mã chữ cái.


Khi ghi Nhật ký dầu, phải điền ngày tháng, mã nhóm tác nghiệp và số

hạng mục vào các cột thích hợp và phải ghi các thông số yêu cầu theo thứ tự
thời gian vào các ô trống (Nội dung tác nghiệp).


Nhật kí dầu phải được ghi bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia cờ tàu.

Đối với các tàu biển Việt Nam hoạt động trong nước, ORB phảiđược ghi bằng
tiếng Việt; còn đối với các tàu hoạt động tuyếnquốc tế, ORB phải được ghi bằng
tiếng Anh. Các tàu có Giấy nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu thì ghi

bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp.


Sỹ quan chịu trách nhiệm phải ký và ghi ngày tháng vào phần ghi chép

cho mỗi hoạt động đã hoàn thành.
Mỗi trang đã được ghi chép hết của ORB phải có chữ ký xác nhận của Thuyền
trưởng.
Khi kết thúc mỗi hoạt động/ công việc liên quan thì cũng phải hoàn thành việc
ghi chép một cách thích hợp vào ORB.
2


Không chờ cho đến khi kết thúc một tuần hoặc kết thúc một chuyến hành trình
mới thực hiện việc ghi chép ORB. Bằng cách này có thể tránh được các sai sót
hoặc việc bỏ quên.


Các thông tin ghi vào Nhật ký dầu phải được viết bằng CHỮ IN, bằng

mực không xóa được. Phần lớn các chính quyền không công nhận việc ghi Nhật
ký dầu bằng bút chì.


Trong trường hợp ghi sai, thì ngay lập tức phải gạch bỏ các chữghi sai

bằng một nét kẻ đơn sao cho vẫn có thể đọc được các chữghi sai này. Sỹ quan
chịu trách nhiệm cần ký xác nhận tại chỗ cócác chữ ghi sai và ghi các nội dung
đúng vào ngay sau phần ghisai.
Tuy nhiên, nếu lỗi ghi chép nghiêm trọng được phát hiện ở giaiđoạnsau, thì cần

phải có bằng chứng ở cùng thời điểm xảy ra việcghi chép sai để chứng tỏ rằng
ghi chép này là sai, và đó là lỗi dovô tình.
Không cho phép để trống cả dòng giữa các lần ghi chép trong nhật ký. Khi
ghi không hết dòng thì dòng đó không coi là trống cả dòng, và cho phép ghi tiếp
từ dòng sau.


Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ quốc gia tham giaMARPOL 73/78

có thể kiểm tra ORB của tàu bất kỳ ghé vàocảng hoặc bến ngoài khơi của mình
và có thể yêu cầu nộp bảnsao của ORB, và có thể yêu cầu Thuyền trưởng của
tàu chứngnhận rằng bản sao các nội dung ghi chép của ORB là xác thực.
Bản sao bất kỳ được Thuyền trưởng chứng nhận là bản sao xácthực của các nội
dung ghi chép trong ORB đều được chấp nhận làbằng chứng về sự việc được
nêu trong ghi chép tại bất kỳ vụ xétxử theo pháp luật nào.


Việc kiểm tra ORB và việc cấp bản sao được xác nhận của ORBcho Cơ

quan có thẩm quyền nêu trên phải được thực hiện càngnhanh chóng càng tốt,
tránh việc tàu bị làm chậm trễ một cáchkhông thoả đáng.


ORB phải được lưu giữ trong vòng 03 năm kể từ lần ghi chépcuối cùng.



Trên tàu chỉ được phép có duy nhất một ORB chính thức đangđược sử

dụng. Không được phép sử dụng ORB dưới dạng cáctrang rời.

3


1.4 Trách nhiệm của nhân viên trên bờ và thuyền viên trên tàu
1.4.1 Bộ phận Quản lý tàu phải đảm bảo rằng:
i.

Nhật ký dầu được Chính quyền Hành chính của Quốc gia cờ tàu xác
nhận và đóng dấu đúng yêu cầu;

ii.

Phải cung cấp thông tin và huấn luyện ghi chép cho các thuyền viên
phụ trách.

iii.

Nhật ký phải được lưu lại trong khoảng thời gian 03 năm.

iv.

Mỗi lần kiểm tra hoặc thăm tàu, Chuyên viên phụ trách tàu phải kiểm
tra xác nhận việc duy trì Nhật ký dầu.

1.4.2 Thuyền trƣởng phải đảm bảo:
i.

Nhật ký dầu được Chính quyền Hành chính của Quốc gia cờ tàu xác
nhận và đóng dấu đúng yêu cầu;


ii.

Nhật ký phải được lưu lại trong khoảng thời gian03 năm.

iii.

Thuyền trưởng phải ghi ngày và ký vào mỗi trang Nhật ký dầu một
cách phù hợp.

iv.

Mỗi dòng ghi phải đúng định dạng như quy định trong phụ chương
III của Phụ lục I MARPOL 73/78 bổ sung, sửa đổi và khớp với các
nhật ký khác trên tàu.

v.

Máy trưởng phải được thông báo ngay lập tức khi tàu đi vào hoặc ra
khỏi “Vùng đặc biệt” như định nghĩa tại Quy định 1,11 Phụ lục I
MARPOL 73/78 bổ sung, sửa đổi.

vi.

Phụ lục của Giấy chứng nhậnIOPP mẫu A và mẫu B được ghi chép
phù hợp (két,thể tích,...).

1.4.3 Sỹ quan máy phụ trách phải đảm bảo rằng:
i.

Tất cả các tác nghiệp nêu trong điều 17,36 phụ lục I MARPOL 73/78

phiên bản hợp nhất 2006 bổ sung, sửa đổi được ghi một cách phù hợp
trong Nhật ký dầu.
4


ii.

Mỗi dòng ghi phải đúng định dạng như quy định trong phụ chương
III của Phụ lục I MARPOL 73/78 phiên bản hợp nhất 2006 bổ sung,
sửa đổi, được ghi phù hợp và khớp với các nhật ký khác trên tàu và
được ký phù hợp.

iii.

Thường xuyên xem xét và chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu sau:

- Nhật ký dầu ghi đến ngày cuối cùng và được lưu trong khoảng thời gian 03
năm;
- Sách hướng dẫn vận hành máy phân ly nước dầu nước và giấy chứng nhận;
- Sách hướng dẫn thiết bị tự động ngừng bơm phân ly dầu nước 15 phần triệu
và giấy chứng nhận.
- Các hệ thống la canh và lò đốt (đường ống, dây điện và thiết bị) luôn ở tình
trạng hoạt động tốt, theo dõi và bảo dưỡng phù hợp.

5


Chƣơng 2. GIỚI THIỆUSỔ NHẬT KÝ DẦU
PHẦN 1 – CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BUỒNG MÁY
2.1Giới thiệu chung

- Phần I của Nhật ký dầu phải được trang bị cho tất cả các tàu dầu có dung
tích từ 150 GT trở lên và tất cả các tàu không phải tàu dầu có tổng dung tích
từ 400 trở lên hoặc các giàn khoan nổi, để ghi lại những hoạt động liên quan
của buồng máy.
- Những trang tiếp theo của phần này giới thiệu danh mục tổng hợp những
hạng mục hoạt động của buồng máy, những hạng mục này, nếu phù hợp,
phải được ghi lại trong Nhật ký dầu phù hợp với quy định 17 của Phụ lục I,
Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được sửa đổi
bằng Nghị định thư 1978 liên quan (MARPOL 73/78). Những hạng mục
này đã được nhóm lại theo hoạt động, mỗi nhóm được mã hóa bằng một
chữ cái.
- Khi ghi các số liệu vào Nhật ký dầu Phần I, phải ghi ngày, mã hoạt động và
số hạng mục vào các cột phù hợp và các đặc tính yêu cầu phải được ghi
theo thứ tự thời gian vào các vị trí theo qui định. Tất cả các hoạt động đó
phải được ghi vào đầy đủ, thích hợp không chậm trễ sau khi đã được hoàn
thành.
- Sau mỗi lần ghi, sĩ quan hoặc các sĩ quan chịu trách nhiệm phải ghi ngày và
kí tên vào. Khi hết mỗi trang, thuyền trưởng của tàu phải ký xác nhận vào
trang đó.
- Không để bất kỳ một dòng trống nào giữa các mục kế tiếp. Trong trường
hợp ghi sai, thì ngay lập tức phải gạch bỏ các chữghi sai bằng một nét kẻ
đơn sao cho vẫn có thể đọc được các chữghi sai này. Sỹ quan chịu trách
nhiệm cần ký xác nhận tại chỗ cócác chữ ghi sai và ghi các nội dung đúng
vào ngay sau phần ghisai

6


- Nhật ký dầu Phần I gồm nhiều phần liên quan đến lượng dầu. Giới hạn độ
chính xác của phương tiện đo két, sự thay đổi nhiệt độ và cặn bám sẽ ảnh

hưởng đến độ chính xác của các thông số thu được. Các số liệu ghi vào
Nhật ký dầu Phần I phải được cân nhắc phù hợp. Tất cả số lượng được ghi
lại một cách nhất quán trong nhật ký theo đơn vị là mét khối, ga lông hoặc
thùng.
- Trong trường hợp sự cố hoặc thải dầu không mong muốn khác, phải ghi rõ
trong Nhật ký dầu Phần I tình huống và lý do thải
- Bất kì hư hỏng nào đối với thiết bị lọc dầu phải được lưu ý trong Nhật ký
dầu Phần I.
- Ngôn ngữ ghi trong Nhật ký dầu Phần I, đối với các tàu có Giấy chứng nhận
IOPP, phải ít nhất bằng Tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Nếu ngôn ngữ
chính thức của quốc gia mang cờ cũng được sử dụng, ngôn ngữ này sẽ được
ưu tiên trong trường hợp có tranh chấp hoặc không thống nhất.
- Nhật ký dầu Phần I phải được để ở vị trí sao cho sẵn sàng kiểm tra vào bất
cứ thời gian hợp lý nào và phải luôn được giữ trên tàu, trừ các trường hợp
tàu không có thuyền viên ở trên và tàu đang được kéo. Nhật ký phải được
giữ lại trong khoảng thời gian 3 năm sau lần ghi cuối cùng trong đó.
- Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thành viên Công ước có thể kiểm tra
Nhật ký dầu Phần I của bất kỳ tàu nào áp dụng Phụ lục này khi tàu ở trong
cảng hoặc ở bến xa bờ của họ và có thể sao chép bất cứ phần nào trong Nhật
ký này và có thể yêu cầu Thuyền trưởng xác nhận rằng đây là bản sao đúng
của nội dung đó. Bất kỳ bản sao nào mà được thuyền trưởng xác nhận là
bản sao đúng theo phần ghi trong Nhật ký dầu như vậy đều có thể đưa ra
làm bằng chứng trong các vụ xét xử. Việc kiểm tra Nhật ký dầu Phần I và
lấy bản sao được chứng nhận bởi người có thẩm quyền theo mục này phải
được thực hiện càng nhanh càng tốt mà không làm chậm trễ tàu không
chính đáng.

7



2.2Danh mục các hạng mục đƣợc ghi chép – giải thích và hƣớng dẫn.
(A) Nhận nƣớc dằn vào két dầu đốt hoặc vệ sinh két dầu đốt
1. Tên các két được nhận nước dằn.
2. Có được vệ sinh từ lần chứa dầu gần nhất hay không, nếu không thì ghi loại
dầu được chứa trong két trước đó.
Ngày tháng vệ sinh lần cuối – tên thƣơng mại, tỷ trọng và/hoặc độnhớt
của dầu.
3. Quá trình vệ sinh:
.1 vị trí tàu và thời gian bắt đầu và hoàn thành công việc vệ sinh;
.2 tên các két trong đó một phương pháp nào đó được thực hiện (xúc
rửa, rửa bằng hơi, rửa bằng các hoá chất; kiểu và lượng các hoá chất
sử dụng, tính bằng mét khối);
.3 nhận biết (tên) các két nước rửa được chuyển đến.
4. Nhận nước dằn:
.1 vị trí tàu và thời gian bắt đầu và kết thúc việc nhận dằn;
.2 lượng nước dằn nếu các két không được làm sạch, mét khối.
(B) Thải nƣớc dằn bẩn hoặc nƣớc rửa két từ các két dầu đốt nêu ở phần (A)
5. Nhận biết (tên) các két.
6. Vị trí các tàu lúc bắt đầu thải.
7. Vị trí của tàu lúc hoàn thành thải.
8. Tốc độ tàu trong quá trình thải.
9. Phương pháp thải:
.1 qua thiết bị 15 ppm;
.2 tới phương tiện tiếp nhận
10.

Khối lượng thải, mét khối

(C) Thu gom và thải dầu cặn (cặn dầu và dầu thải)
8



11.

Thu gom dầu cặn
Lượng dầu cặn (cặn dầu và dầu thải) được giữ lại trên tàu. Lượng dầu này

phải được ghi hàng tuần*: (Điều này nghĩa là lượng dầu cặn phải được ghi 1 lần
trong 1 tuần ngay cả trường hợp chuyến đi kéo dài hơn 1 tuần)
.1 nhận biết (tên) các két
.2 thể tích các két, mét khối
.3 tổng lượng dầu cặn được giữ lại, mét khối;
( *Chỉ các két liệt kê ở hạng mục 3.1 của mẫu A và B của Phụ bản Giấy
chứng nhận IOPP đƣợc sử dụng để chứa dầu cặn.)
12. Các phương pháp thải dầu cặn
Nêu rõ lượng dầu cặn được thải, các két được vét và lượng dầu cặn được
giữu lại, mét khối:
.1 tới phương tiện tiếp nhận (tên cảng)#;
.2 chuyển tới các két khác (nêu rõ tên các két và tổng lượng dầu cặn ở
trong các két đó);
.3 đốt bằng thiết bị đốt dầu cặn (nêu rõ tổng thời gian hoạt động của
thiết bị đốt dầu cặn);
.4 phương pháp khác (nêu phương pháp đó).
(#Thuyền trƣởng của tàu phải nhận đƣợc từ ngƣời điều hành phƣơng tiện
tiếp nhận, kể cả các sà lan và xe tải tiếp nhận, một biên lai hoặc giấy chứng
nhận nêu chi tiết về khối lƣợng nƣớc rửa két, nƣớc dằn bẩn, cặn hoặc hỗn hợp
dầu đƣợc chuyển tới phƣơng tiện tiếp nhận cùng với thời gian và ngày chuyển.
Biên lai hoặc giấy chứng nhận này, nếu đính kèm ORB, có thể trợ giúp cho
Thuyền Trƣởng trong việc chứng minh rằng tàu không liên quan tới một vụ ô
nhiễm nào đó. Biên lai hoặc giấy chứng nhận phải đƣợc giữ cùng với ORB.)

(D) Xả ra mạn không tự động hoặc thải bằng cách khác đối với nƣớcbẩn
tích tụ trong buồng máy.
9


Nước bẩn tích tụ trong buồng máy là do các đệm kín nước của các bơm,
ống bao trục bị rò rỉ; các đường ống / bích nối / đầu nối của các hệ thống dầu
đốt, nước biển, nước ngọt, nước nồi hơi,… bị rò rỉ. Lượng nước đáy tàu tích tụ
dự kiến trong buồng máy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (điều kiện buồng máy,
điều kiện bảo quản, bảo dưỡng, năng lựccủa thuyền viên, tuổi tàu, …). Lượng
nước tạo ra trong một ngày có thể được tính như sau:
Tàu có GT 40 – 3000 : 0,5 m3
Tàu có GT 3000 – 5000: 1,5 m3
Tàu có GT 5000 – 7000: 2,5 m3
Tàu có GT 7000 – 10000: 4,0 m3
Tàu có GT trên 10000: 6,0 m3
Đối với tàu có ống bao trục được bôi trơn bằng dầu, các trị số nêu trên có
thể giảm bớt 50%.
13. Lượng xả hoặc thải, tính bằng mét khối1.
14. Thời gian xả hoặc thải (bắt đầu và dừng).
15. Phương pháp xả hoặc thải:
.1 qua thiết bị 15 ppm (nêu rõ vị trí khi bắt đầu và dừng);
.2 tới thiết bị tiếp nhận (tên cảng)2;
.3 chuyển tới két lắng hoặc két giữ nước đáy tàu (nêu rõ tên các két;
khối lượng giữ lại trong các két, tính bằng mét khối).
(1Trong trƣờng hợp xả hoặc thải nƣớc đáy tàu từ các két giữ nƣớc đáy
tàu, ghi rõ tên và thể tích két của các két giữ nƣớc đáy tàu và lƣợng còn lại
trong két giữ nƣớc đáy tàu.
(2Thuyền trƣởng của tàu phải nhận đƣợc từ ngƣời điều hành phƣơng tiện
tiếp nhận, kể cả các sà lan và xe tải tiếp nhận, một biên lai hoặc giấy chứng

nhận nêu chi tiết về khối lƣợng nƣớc rửa két, nƣớc dằn bẩn, cặn hoặc hỗn hợp
10


dầu đƣợc chuyển hƣớng tới phƣơng tiện tiếp nhận cùng với thời gian và ngày
chuyển. Biên lai hoặc giấy chứng nhận này, nếu đính kèm ORB, có thể trợ giúp
cho Thuyền trƣởng trong việc chứng minh rằng tàu không liên quan tới vụ ô
nhiễm nào đó. Biên lai hoặc giấy chứng nhận phải đƣợc giữ cùng với ORB.)
(E) Xả ra mạn tự động hoặc thải bằng cách khác đối với nƣớc đáy tàu tích
tụ trong buồng máy
Phần này đề cập đến các hệ thống hút khô nước đáy tàu có các rơ le nối tại
các hố hút khô nước đáy tàu kích hoạt tự động việc chuyển nước đáy tàu vào két
giữ nước đáy tàu hoặc có các rơle nối ở két giữ nước đáy tàu kích hoạt tự động
việc xả nước đáy tàu qua thiết bị 15 ppm.
Khi các hệ thống như vậy được sử dụng có thể dẫn đến việc xả nước đáy
tàu không được giảm sát. Nước đáy tàu thông thường được xả theo D15 thông
qua thiết bị 15 ppm.
16. Thời gian và vị trí của tàu khi đưa hệ thống vào chế độ tự động hoạt động
để xả ra mạn, qua thiết bị 15 ppm.
17. Thời gian đưa hệ thống vào hoạt động ở chế độ tự động chuyển nước đáy
tàu tới két giữ nước đáy tàu (tên két).
18. Thời gian đưa hệ thống về chế độ hoạt động bằng tay
(F) Trạng thái của thiết bị lọc dầu
19. Thời gian hệ thống bị hư hỏng 3
20. Thời gian khi hệ thống được làm cho hoạt động trở lại.
21. Nguyên nhân gây hư hỏng.
(3Trạng thái của thiết bị lọc dầu cũng bao gồm thiết bị báo động và ngừng
tự động, nếu có.)
(G) Việc xả ngẫu nhiên hoặc xả ngoại lệ khác dầu ra biển
22. Thời gian xảy ra việc xả.

23. Địa điểm hoặc vị trí của tàu lúc xảy ra việc xả.
11


24. Khối lượng gần đúng và loại dầu bị xả.
25. Hoàn cảnh xả hoặc thoát dầu, nguyên nhân và các lưu ý chung.
(H) Nhận dầu đốt hoặc dầu bôi trơn dạng xô
26. Nhận dầu
.1 Nơi nhận
.2 Thời gian nhận.
.3 Loại và khối lượng dầu đốt và tên các két (nêu rõ lượng bổ sung, tính
bằng tấn, và tổng lượng dầu trong két).
.4 Loại và khối lượng dầu bôi trơn và tên các két (nêu rõ lượng bổ sung,
tính bằng tấn, và tổng lượng dầu két).
(I) Qui trình hoạt động bổ sung và các lƣu ý chung
Theo thông tư MEPC.1/Circular.640, bất kỳ cam kết tình nguyện nào về số
lượng còn giữ lại trên tàu trong két chứa dầu cặn.
PHẦN II – HOẠT ĐỘNG LÀM HÀNG/DẰN
2.3Giới thiệu chung
- Nhật ký dầu Phần II phải được trang bị cho tất cả các tàu dầu có tổng dung
tích từ 150 GT trở lên hoặc không phải là tàu dầu nhưng chở 200 m3 hoặc
nhiều hơn để ghi lại những thao tác liên quan đến các hoạt động làm
hàng/dằn. Đối với các tàu dầu này, cũng phải trang bị Nhật ký dầu Phần I để
ghi lại những hoạt động liên quan đến buồng máy.
- Phần này giới thiệu danh mục tổng hợp những hạng mục hoạt động làm
hàng và dằn, nếu phù hợp, phải được ghi lại trong Nhật ký dầu Phần II phù
hợp với quy định 36 của Phụ lục I, Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm
do tàu gây ra 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978 liên quan
(MARPOL 73/78). Những hạng mục này đã được nhóm lại theo hoạt động,
mỗi nhóm được mã hóa bằng một chữ cái.


12


- Khi ghi các số liệu vào Nhật ký dầu Phần II, phải ghi ngày, mã hoạt động và
số hạng mục vào các cột phù hợp và các đặc tính yêu cầu phải được ghi theo
thứ tự thời gian vào các vị trí theo qui định.
- Sau mỗi lần ghi, sĩ quan hoặc các sĩ quan chịu trách nhiệm phải ghi ngày và
ký tên vào. Khi hết mỗi trang, thuyền trưởng của tàu phải ký xác nhận vào
trang đó.
- Đối với các tàu dầu hoạt động trong các vùng đặc biệt theo quy định 2.5 của
Phụ lục I MARPOL 73/78, những nội dung ghi vào Nhật ký dầu Phần II
phải được xác nhận bởi người có thẩm quyền của Chính quyền cảng.
- Không để bất kỳ một dòng trống nào giữa các mục kế tiếp.
- Trong trường hợp sự cố hoặc thải dầu không mong muốn khác, phải ghi rõ
trong Nhật ký dầu Phần II tình huống và lý do thải.
- Bất kỳ hư hỏng nào đối với thiết bị lọc dầu phải được lưu ý trong Nhật ký
dầu Phần II.
- Nhật ký dầu Phần II gồm nhiều phần liên quan đến lượng dầu. Giới hạn độ
chính xác của phương tiện đo két, sự thay đổi nhiệt độ và cặn bám sẽ ảnh
hưởng đến độ chính xác của các thông số thu được. Các số liệu ghi vào
Nhật ký dầu Phần I phải được cân nhắc phù hợp. Tất cả số lượng được ghi
lại một cách nhất quán trong nhật ký theo đơn vị là mét khối, ga lông hoặc
thùng.
- Ngôn ngữ ghi trong Nhật ký dầu Phần II, đối với các tàu có Giấy chứng
nhận IOPP, phải ít nhất bằng Tiếng Anh,
- Nhật ký dầu Phần II phải được để ở vị trí sao cho sẵn sàng kiểm tra vào bất
cứ thời gian hợp lý nào và phải luôn được giữ trên tàu, trừ các trường hợp
tàu không có thuyền viên ở trên và tàu đang được kéo. Nhật ký phải được
giữ lại trong 3 năm sau lần ghi cuối cùng trong đó.

- Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thành viên Công ước có thể kiểm tra
Nhật ký dầu Phần II của bất kỳ tàu nào áp dụng Phụ lục này khi tàu ở trong
cảng hoặc ở bến xa bờ của họ và có thể sao chép bất cứ phần nào trong Nhật
13


ký này và có thể yêu cầu Thuyền trưởng xác nhận rằng đây là bản sao đúng
của nội dung đó. Bất kỳ bản sao nào mà được thuyền trưởng xác nhận là
bản sao đúng theo phần ghi trong Nhật ký dầu như vậy đều có thể đưa ra
làm bằng chứng trong các vụ xét xử. Việc kiểm tra Nhật ký dầu Phần II và
lấy bản sao được chứng nhận bởi người có thẩm quyền theo mục này phải
được thực hiện càng nhanh càng tốt mà không làm chậm trễ tàu không
chính đáng.
2.4Danh mục các hạng mục đƣợc ghi
(A) Nhận dầu hàng
1. Địa điểm nhận hàng.
2. Loại dầu nhận và tên các két.
3. Tổng lượng dầu được nhận (nêu rõ lượng bổ sung, bằng mét khối ở 15oC và
tổng lượng dầu trong các két, bằng mét khối)
(B) Chuyển hàng dầu trong tàu khi hành trình
4. Tên các két:
.1 Từ:
.2 Tới: (nêu rõ lượng được chuyển và tổng lượng dầu trong các két, bằng
mét khối)
5. Các két ở mục 4.1 đã hết chưa ? (nếu chưa hết, nêu lượng còn lại, bằng mét
khối)
(C) Trả dầu hàng
6. Địa điểm dỡ hàng
7. Tên các két dỡ hàng.
8. Các két đã dỡ hết hàng chưa ? (nếu chưa hết, nêu lượng còn lại, bằng mét

khối)
(D) Rửa bằng dầu thô (chỉ những tàu dầu có COW)
(ghi cho từng két được rửa bằng dầu thô)

14


9. Cảng mà ở đó thực hiện rửa bằng dầu thô hoặc vị trí của tàu nếu tiến hành
rủa giữa hai cảng trả hàng.
10. Tên các két được rủa.*
11. Số lượng máy rửa được sử dụng.
12. Thời gian bắt đầu rửa.
13. Kiểu rửa được thực hiện.+
14. Áp suất trong đường ống rửa.
15. Thời gian hoàn thành hoặc dừng rửa.
16. Nêu phương pháp xác định két đã khô chưa.
17. Các lưu ý.++
(E) Dàn két hàng
18. Vị trí của tàu khi bắt đầu và kết thúc dằn.
19. Quá trình dằn:
.1 tên các két được dằn;
.2 thời gian bắt đầu và kết thúc dằn;
.3 lượng nước dằn nhận vào. Chỉ rõ tổng lượng dằn đối với mỗi két liên
quan, bằng mét khối.
* Khi một két riêng biệt được rửa đồng thời bằng nhiều máy rửa hơn so
với số máy rửa nêu ở Sổ tay Thao tác và Thiết bị thì phải chỉ rõ phần được rửa
bằng dầu thô, chẳng hạn như: phần trước của két giữa số 2.
+

Phù hợp với Sổ tay thao tác và Thiết bị, ghi phương pháp rửa được thực


hiện là một hay nhiều giai đoạn. Nếu dùng phương pháp nhiều giai đoạn thì ghi
cung thẳng đứng được máy rửa rửa và số lượt mà cung đó được rửa trong giai
đoạn riêng đó của chương trình rửa.
++

Nếu các chương trình nêu ở Sổ tay Thao tác và Thiết bị không được tuân

theo thì phải ghi các nguyên nhân vào phần Lưu ý.
(F) Dàn các két dằn sạch chuyên dụng (chỉ những tàu có CBT)
20. Tên các két được dằn;
15


21. Vị trí tàu khi nước dằn dự định đưa vào để phun rửa hoặc nước dằn tại cảng
được lấy vào két sạch chuyên dụng.
22. Vị trí của tàu khi các bơm và đường ống được xối nước tới két lắng.
23. Khối lượng nước lẫn dầu, sau khi xối nước đường ống, được chuyển tới các
két lắng hoặc các két hàng trong đó cặn bẩn được giữ lại (số hiệu các két).
Nêu tổng khối lượng, bằng mét khối.
24. Vị trí của tàu khi dằn bổ sung vào các két dằn sạch chuyên dụng.
25. Thời gian và vị trí tàu khi đóng các van cách ly các két dằn sạch chuyên dụng
với đường ống hàng và đường ống vét.
26. Khối lượng nước dằn sạch nhận vào tàu, bằng mét khối.
(G) Vệ sinh các két hàng
27. Tên các két được vệ sinh.
28. Cảng hoặc vị trí tàu.
29. Thời gian vệ sinh.
30. Phương pháp vệ sinh.1
31. Nước rửa két được chuyển tới:

.1 thiết bị tiếp nhận (nêu cảng và khối lượng, bằng mét khối)2
.2 các két lắng hoặc két hàng được dùng làm két lắng (tên các két; nêu
khối lượng được chuyển và tổng khối lượng, bằng mét khối).
(H) Thải nƣớc dằn bẩn
32. Tên các két.
33. Vị trí của tàu khi bắt đầu thải ra biển.
34. Vị trí của tàu khi hoàn thành thải ra biển.
35. Khối lượng đã thải ra biển.
36. Tốc độ tàu trong quá trình thải.
37. Hệ thống kiểm soát và điều khiển thải có hoạt động trong quá trình thải hay
không?
38. Có kiểm tra thường xuyên dòng thải và mặt nước ở khu vực thải hay không?

16


39. Lượng nước lẫn dầu được chuyển tới các két lắng (tên các két lắng). Nêu
tổng khối lượng, bằng mét khối.
40. Thải lên thiết bị tiếp nhận trên bờ (tên cảng và khối lượng liên quan).2
1

Vệ sinh bằng vòi rồng cầm tay, máy rửa và/ hoặc hóa chất vệ sinh. Nếu

vệ sinh bằng hóa chất thì phải ghi hóa chất liên quan và lƣợng hóa chất
đã đƣợc sử dụng.
2

Thuyền trƣởng tàu phải nhận đƣợc từ ngƣời khai thác các thiết bị tiếp

nhận, kể cả các sà lan và xe tải tiếp nhận, một biên lai hoặc giấy chứng

nhận nêu chi tiết khối lƣợng nƣớc rửa két, nƣớc dằn bẩn, cặn hoặc hỗn
hợp dầu đƣợc chuyển cùng với thời gian và ngày chuyển. Biên lai hoặc
giấy chứng nhận này, nếu đính kèm với Nhật ký dầu Phần II, có thể trợ
giúp cho thuyền trƣởng chứng minh rằng tàu không liên quan tới một vụ ô
nhiễm nào đó. Biên lai hoặc Giấy chứng nhận phải đƣợc giữ cùng với
Nhật ký dầu Phần II.
(I) Thải nƣớc từ két lắng ra biển
41. Tên các két lắng.
42. Thời gian lắng kể từ lần đưa dầu cặn vào cuối cùng, hoặc
43. Thời gian lắng kể từ lần thải cuối cùng.
44. Thời gian và vị trí của tàu lúc bắt đầu thải.
45. Tổng lượng giảm đi khi bắt đầu thải.
46. Ranh giới dầu/nước giảm đi khi bắt đầu thải.
47. Khối lượng thải bằng m3 và cường độ thải xô, m3/h.
48. Khối lượng thải bằng m3 và cường độ thải cuối cùng m3/h.
49. Thời gian và vị trí của tàu khi hoàn thành thải.
50. Trong quá trình thải hệ thống kiểm soát và điều khiển thải có hoạt động hay
không ?
51. Ranh giới dầu/nước giảm đi lúc hoàn thành thải.
52. Tốc độ tàu trong quá trình thải.
17


×