Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC THIẾT KẾ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.87 KB, 5 trang )

MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC THIẾT KẾ
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Trần Ngọc Anh - Bộ môn Kỹ thuật ô tô
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay nhằm đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy
sinh viên Việt Nam nói chung hiện nay đang yếu ở các nhóm; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc
theo dự án, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng viết báo cáo tham luận, kỹ năng vận dụng vào thực tế
nhưng lại mạnh hơn ở các nhóm: phân tích và giải thích, giải quyết vấn đề, nghe ghi và hiểu bài giảng.
Với sự phất triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với đòi hỏi ngày càng cao của xã
hội về khả năng của người kỹ sư sau khi ra trường thì một trong những biện pháp quan trọng là đổi mới
cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự
nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học; giảng viên phải đổi mới áp dụng các phương
pháp dạy học tiên tiến, đổi mới cách chuẩn bị và sử dụng bài giảng...
Để đổi mới được thì mọi hoạt động của trường đại học phải có những thay đổi nhiều mặt trong
đó có hoạt động chuẩn bị giáo án, bài giảng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến việc xây
dựng và ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy và học tại Bộ môn Kỹ thuật ô tô – Khoa Cơ khí
II. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo án điện tử và bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy
học đều được chương trình hoá do giảng viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi
tính tạo ra.
Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà sinh viên ghi vào tập mà
đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu
kiến thức của sinh viên. Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn
trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương tiện,
đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn
bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video
(video clip).
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giảng viên trên giờ


lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và
logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy bài giảng điện tử là công
cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của giáo án.
Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, tăng cường đối thoại, thảo
luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri
thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú,
sâu sắc hơn.
1


2. Cấu trúc một bài giảng điện tử
Cấu trúc cơ bản của một bài giảng điện tử được thể hiện qua sơ đồ sau:
BÀI GIẢNG

NỘI DUNG 1
LÝ THUYẾT
MINH HỌA
NỘI DUNG 2
BÀI TẬP
LÝ THUYẾT
MINH HỌA
NỘI DUNG n
BÀI TẬP
ÔN TẬP – KIỂM TRA
TÓM TẮT – GHI NHỚ
3. Quy trình thiết kế bài giảng
Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học
Trong phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ rõ khi học xong

bài, sinh viên đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy,
tức là chỉ ra sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo trình, kết hợp với các tài liệu
tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở
đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình môn học. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì
giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách
báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ
bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài
để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng
điểm của bài.
2


- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng
điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần
của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
+ Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
+ Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm
thanh...
+ Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu
này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới
bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như
Macromedia Flash...
+ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
+ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các
đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ

và ý đồ sư phạm.
- Xây dựng thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại
thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm
thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi
sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua
các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình
diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa
vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó
xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi
trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản sau:
+ Microsoft PowerPoint
+ Macromedia Flash
+ Frontpage
+ LectureMaker
+….
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt
4. Thiết kế nội dung bài giảng
a- Phần lý thuyết
Phần lý thuyết cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng
một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác
nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời...
3



Phần lý thuyết trình bày phải đảm bảo:
- Đầy đủ: nội dung bài học hay môn học phải được thể hiện đầy đủ trên bài giảng
- Tính chính xác: Về thông tin lý thuyết đưa vào bài giảng phải thể hiện được tính chắt lọc khái
quát nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao, tránh gây nghi ngờ hay hiểu sai ý cho người học
Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để sinh viên thấy ngay được cấu trúc logic của những nội
dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các
trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.
- Phần lý thuyết trình bày phải thể hiện được tính trực quan, sinh động, không quá lạm dụng
nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng. Việc sử dụng hiệu ứng hợp lý làm nổi bật các nội dung
trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu
vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của sinh viên. Cái quan trọng là
đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự
tương tác thầy-trò, trò-trò.
- Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng.
Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết.
Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời,
sinh viên dễ tiếp thu
Trong phần mềm Powerpoint 2003 ta thường sử dụng các hiệu ứng sau:
- Hiệu ứng chuyến trang Slide Transition
- Hiệu ứng chạy chữ Slide Design – Animation Schemes
- Hiệu ứng hoạt hình Custuom Animation
b- Phần minh họa
Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan sinh động của bài giảng.
Nội dung minh họa thể hiện ở các laọi sau:
- Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới thiệu hay các âm thanh
đạc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng
để sử dụng
- Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nôi dung bài học
- Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động cảu nội dung bài học. Phim
này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy

Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa này thường được đóng gói
riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng liên kết giữa các phần, các nội dung minh họa.
Trong phần mềm PowerPoint 2003 ta thường sử dụng hiệu ứng Custuom Animation để điều
khiển phim. Ta có thể đưa vào PowerPoint một file ảnh (Insert Pictures) một file âm thanh (Insert
Sounds), một file phim .avi (Insert Movies) hoặc một file phim .swf (Control Toolbox/ Shocwave Flash
Ofject)
c- Phần bài tập
Phần bài tập trong bài giảng điện tử là câu hỏi kiểm tra bài học và bài tập trắc nghiệm hay hướng
dẫn thực hành
Đối với bài tập là câu hỏi thì việc chuẩn bị câu hỏi phải đáp ứng:
- Là câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới
4


- Là câu hỏi tổng kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học
- Là câu hỏi chuyển tiếp hay liên kết giữa các phần, gữa chủ đề này với chủ đề khác
Để tăng tính tương tác và sinh động, trong phần bài giảng ta nên sử dụng các bài tập trắc nghiệm
khách quan. Các bài tập trắc nghiệm này thường chú trọng đến việc tổng kết, đánh giá lại nội dung bài
học hay môn học
Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người học. Trong quá trình thực
hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải thể hiện sự cổ vũ, khích lệ người học, đối với câu trả
lời sai phải thông báo lỗi, gợi ý tìm chỗ sai và đưa ra gợi ý để sinh viên tìm câu trả lời, cuối cùng đưa ra
câu trả lời hoàn chỉnh.
Trong phần mềm Powerpoint 2003 ta thường sử dụng ứng dụng VBA để xây dựng các câu hỏi
trắc nghiệm và chấm điểm
5. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử
Một bài giảng điện tử hay phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Tiêu chí về mặt khoa học: đây là tiêu chí quan trọng nó thể hiện tính chính xác, khoa học của
nội dung bài giảng. Nội dung phù hợp với chương trình, phù hợp với trình độ, kiển thức và kỹ năng sinh
viên. Bài giảng phải thể hiện được mục tiêu dạy và học

- Tiêu chí về lý luận dạy học: bài giảng phải thể hiện được đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạy
học: đặt vấn đề - hình thành tri thức mới – luyện tập – tổng kết – hệ thống hóa tri thức – kiểm tra đánh
giá kiến thức.
- Các tiêu chí về mặt sư phạm: bài giảng phải thể hiện được tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học,
phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên. Tiêu chí này đảm
bảo cho sinh viên có thể đào sâu khai thác kiến thức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc xây dựng
phần luyện tập sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn.
- Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: tính hợp lý, ổn định, dẽ sử dụng, khả năng thích ứng cao với các
loại máy tính khác nhau.
III. KẾT LUẬN
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động
mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền
giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học
theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng
thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngoài ra chúng ta cần có sự quan tâm đúng mực của khoa và trường để có thể áp dụng sâu rộng
phương pháp dạy học mới khai thác và sử dụng hợp lý bài giảng.

5



×