Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tìm hiểu rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiếm toán Báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.23 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi thực hiện đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đến nay, vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế
quốc dân ngày càng quan trọng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế
nước ta phát triển nhanh chóng và trong q trình hội nhập, các mối quan hệ
trong nền kinh tế ngày càng phức tạp, yêu cầu minh bạch về vấn đề tài chính
được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán
ngày càng cao của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực tế đã chỉ ra, xã
hội ngày càng nhận thức tầm quan trọng của kiểm tốn đối với nền kinh tế.
Nhưng điều đó cũng đặt ra thách thức đối với kiểm tốn nói chung và kiểm
tốn độc lập nói riêng. Mơi trường kinh doanh càng phức tạp, yêu cầu của
khách thể kiểm toán ngày càng cao, kiểm toán càng phải nâng cao chất lượng
các cuộc kiểm tốn của mình bên cạnh việc bị giới hạn về thời gian và chi phí
kiểm tốn. Bất cứ lĩnh vực nào cũng chứa đựng những rủi ro không mong
muốn, kiểm toán cũng thế. Đánh giá rủi ro kiểm toán là khâu then chốt trong
bất cứ cuộc kiểm toán nào, là cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tốn thích hợp,
xác định nội dung,phạm vi, các công việc cần thực hiện. Việc đánh giá được
thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán. Với tầm quan trọng như vậy,em lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu rủi ro kiểm tốn và quy trình đánh giá rủi ro
kiểm tốn trong kiếm tốn Báo cáo tài chính tại các cơng ty kiểm tốn độc lập
ở Việt Nam.” với mong muốn làm rõ hơn vấn đề quan trọng này.
Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu thu thập được cùng với sự hướng dẫn
tận tình của giảng viên Th.S Tạ Thu Trang em xin trình bày nội dung đề án
thành 3 phần:
Chương 1: Khái quát chung về rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính.
Chương 2: Thực trạng về vấn đề rủi ro kiểm tốn trong kiểm tốn Báo cáo
tài chính tại các cơng ty kiểm tốn độc lập ở Việt Nam.
Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp.



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN
TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.1.

Khái niệm rủi ro kiểm toán và tầm quan trọng của việc đánh giá

rủi ro kiểm tốn trong kiểm tốn tài chính.
Kiểm tốn tài chính là một loại hình đặc trưng nhất của kiểm tốn với
mục đích thu thập bằng chứng kiểm tốn thơng qua các phương pháp,các thử
nghiệm. Theo VAS 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, rủi ro kiểm
toán (AR) là rủi ro do kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn đưa ra ý kiến nhận
xét khơng thích hợp về những báo cáo tài chính trình bày sai lệch trọng yếu.
Rủi ro kiểm tốn có thể dẫn tới các vụ kiện hoặc bồi thường vật chất cho các
thiệt hại của công ty khách hàng cũng như người sử dụng thơng tin. Ý kiến
khơng thích hợp có thể xảy ra khi một kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận
từng phần hoặc chấp nhận toàn phần trong khi các báo cáo tài chính có nhiều
thơng tin trình bày. Người sử dụng ý kiến của kiểm toán viên để ra quyết định
có thể kiện kiểm tốn viên ra tịa vì những thông tin sai lệch không được phát
hiện và cảnh báo trước. Do đó, kiểm tốn viên phải xác định rủi ro kiểm toán
và kiểm soát chúng. Kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro kiểm tốn, đây là
cơng việc quan trọng trong bất cứ cuộc kiểm toán nào, từ khâu lập kế hoạch
đến khâu thực hiện kiểm toán.
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến
một cách xác đáng nhất về các thơng tin trên báo cáo tài chính. Bất cứ cuộc
kiểm toán nào cũng phải đối mặt với những rủi ro không mong muốn,điều này
là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do phạm vi của kiểm tốn tài chính rất rộng,đó là tồn bộ
tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán viên không thể kiểm tra hết các khoản mục, nghiệp vụ liên quan

đến đối tượng kiểm tốn, họ chỉ có thể chọn ra một mẫu rồi từ đó đưa ra ý
kiến cho cả tổng thể. Rủi ro xảy ra khi mẫu được chọn khơng mang tính đại
diện cho cả tổng thể.


Thứ hai: Bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng bị giới hạn bởi chi phí, thời
gian cho cuộc kiểm tốn, bởi chính sách của cơng ty kiểm tốn, của đơn vị
khách hàng. Chính vì những yếu tố như vậy, kiểm tốn viên khơng thể kiểm
tra được hết những nghiệp vụ, khoản mục liên quan đến đối tượng kiểm toán.
Thứ ba: Cơng ty kiểm tốn trước hết là một cơng ty kinh doanh dịch vụ
kiểm toán. Khi cung cấp dịch vụ của mình tới khách hàng, cơng ty có khả
năng gặp phải rủi ro mà các công ty kinh doanh thông thường gặp phải. Trên
thực tế,điều này luôn xảy ra.
Thứ tư: Do trình độ nghiệp vụ của kiểm tốn viên, họ có thể đưa ra
những ý kiến đánh giá khơng phù hợp với thơng tin trên báo cáo tài chính.
Việc thu thập bằng chứng kiểm tốn chỉ mang tính thuyết phục chứ chưa phải
là chứng minh tuyệt đối.
Như vậy, rủi ro kiểm tốn sẽ xảy ra khi báo cáo tài chính cịn chưa đựng
những sai lệch trọng yếu nhưng kiểm tốn viên lại nhận xét rằng chúng được
trình bày trung thực và hợp lý. Rủi ro này xuất phát từ những sai lệch tiềm ẩn
trong báo cáo tài chính đã vượt qua hệ thống kiểm sốt của đơn vị và khơng bị
các thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên phát hiện. Tuy nhiên, kiểm tốn viên
vẫn có thể hạn chế được rủi ro kiểm toán, nếu đánh giá tốt, kiểm tốn viên có
thể xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm toán phù hợp, đảm bảo thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán phục vụ cho việc đưa ra ý kiến.
1.2. Các loại hình rủi ro kiểm tốn. Mơ hình rủi ro kiểm tốn.
1.2.1. Các loại hình rủi ro kiểm tốn.
Trên thực tế, trong lĩnh vực nghề kiểm tốn, khơng có một chuẩn mực
chính thức nào về mức rủi ro kiểm tốn có thể chấp nhận, loại trừ rủi ro kiểm
tốn phải ở mức thấp cho phép. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần phải biết rằng

ngay cả 1% rủi ro cũng vẫn được xem là mức tồi. Các công ty kiểm tốn ln
cố gắng hạn chế tối đa mức rủi ro trong các cuộc kiểm tốn của mình.
Do đối tượng kiểm tốn là những thơng tin được kiểm tốn qua nhiều giai
đoạn bằng các bộ máy kiểm toán khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũng được
xác định tương ứng với đối tượng kiểm toán từng loại: rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát và rủi ro phát hiện.


+Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk)-IR.
Theo VAS 400 rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót
trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay khơng có hệ thống
kiểm soát nội bộ. Như vậy, rủi ro tiềm tàng bắt nguồn từ hoạt động hay môi
trường kinh doanh, hoặc do bản chất của khoản mục, trước khi xem xét tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Ví dụ, khoản mục tiền lương có khả
năng sai sót cao do tiền là loại tài sản nhạy cảm với gian lận.
Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đăc điểm tình hình kinh doanh
của khách thể kiểm tốn, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của
khách thể kiểm tốn. Kiểm tốn viên khơng tạo ra và cũng khơng kiểm sốt
rủi ro kiểm sốt. Họ chỉ có thể đánh giá chúng.
+Rủi ro kiểm sốt(Control Risk)-CR
Rủi ro kiểm sốt là “…rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp
vụ,từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính gộp hoặc tính riêng rẽ mà
hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng ngăn ngừa hết hoặc
không phát hiện và sửa chữa kịp thời” (Đoạn 5 VAS 400).
Rủi ro kiểm soát tồn tại do những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Chẳng hạn,một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt vẫn dễ gặp sai sót
khi hệ thống được xây dựng quá phức tạp, lại luân chuyển nhân sự quá nhiều,
thiếu đào tạo nhân viên…Khi kiểm toán, kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá
hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị được kiểm tốn, trên cơ sở đó ước tính

rủi ro kiểm sốt.


+Rủi ro phát hiện (Detection Risk)-DR
Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà
trong q trình kiểm tốn kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn đã không phát
hiện ra được (Đoạn 6 VAS 400)
Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm tốn viên và
cơng ty kiểm tốn phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng
chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện.Rủi ro
phát hiện liên quan đến trách nhiệm của kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn.
Mối liên hệ giữa các loại rủi ro: Theo VAS 400 “Rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm sốt có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên kiểm toán viên cần kết
hợp cùng lúc việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát”. Mức độ rủi
ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsốt. Ví
dụ: Trường hợp mức độ rủi ro tiềm tàng được kiểm toán viên đánh giá là cao
và mức độ rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá là thấp thì mức độ
rủi ro phát hiện có thể đánh giá là trung bình nhằm giảm rủi ro kiểm tốn
xuống thấp đếnmức có thể chấp nhận được. Ngược lại, nếu mức độ rủi ro tiềm
tàng là thấp và rủi rokiểm soát được đánh giá là trung bình thì có thể xác định
mức độ rủi ro phát hiện là cao nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm tốn là thấp có
thể chấp nhận được.
1.2.2. Mơ hình rủi ro kiểm tốn.
Trên thực tế,kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn ln mong muốn đạt
được mức rủi ro thấp.Trong khi khơng kiểm sốt được rủi ro tiem tàng và rủi
ro kiểm sốt,kiểm tốn viên vẫn có thể khống chế được rủi ro kiểm tốn thơng
qua đánh giá hai loại rủi ro này,từ đó điều chỉnh rủi ro phát hiện.Quan hệ giữa
các loại rủi ro trên được phản ảnh qua cơng thức sau:
AR=IR×CR×DR

Từ đó: DR=AR/(IR×CR).
Với mơ hình này,kiểm tốn viên có thể sử dụng để điều chỉnh rủi ro
phát hiện dựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro
kiểm toán ở mức thấp như mong muốn.Ví dụ,kiểm tốn viên muốn rủi ro


kiểm tốn ở mức tương đối thấp (ví dụ 0,05).Tất cả các rủi ro tiềm tàng và rủi
ro kiểm soát đều được đánh giá dựa trên kinh nghiệm và nhận định nghề
nghiệp và có minh chứng cụ thể.Gỉa sử kiểm toán viên cho răng rủi ro tiềm
tàng đối với đối tượng kiểm toán là rất lớn (IR=0,9) và rủi ro kiểm soát ở mức
CR=0,7.Nếu kiểm toán viên muốn đạt được ở mức rủi ro kiểm tốn như mong
muốn thì các thủ tục kiểm toán phải thiết kế sao cho rủi ro phát hiện khơng
được vượt q mức 0,08
DR= AR/(IR×CR)=0,05/(0,9×0,7)=0,08.
Như vậy,rủi ro phát hiện được xác định phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát.Việc đánh giá rủi ro phát hiện sẽ được kiểm toán viên thực
hiện sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt.Tuy được biểu thị
bằng cơng thức nhưng đây khơng phải là một cơng thức tốn học thuần
túy,mà nó được dùng để trợ giúp cho kiểm toán viên khi phán đốn và xác
định mức sai sót có thể chấp nhận được làm cơ sở thiết kế các thủ tục và điều
hành cuộc kiểm tốn.Mơ hình cũng cho thấy u cầu ban đầu về việc thu thập
bằng chứng kiểm toán.Cụ thể,để đạt mức rủi ro mong muốn khi mức rủi ro
tiềm tàng và mức rủi ro kiểm sốt càng cao thì mức rủi ro phát hiện sẽ càng
thấp,kiểm toán viên phải thu thập nhiều thêm bằng chứng kiểm toán và mở
rộng phạm vi kiểm tốn.
Ý nghĩa của mơ hình: Mơ hình rủi ro giúp kiểm toán viên điều chỉnh
được mức rủi ro phát hiện dựa trên đánh giá mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát để đảm bảo mức rủi ro kiểm toán đạt được như mong muốn.Trên cơ
sở đó, kiểm tốn viên xây dựng kế hoạch kiểm tốn phù hợp, tìm kiếm bằng
chứng phù hợp với mức rủi ro đưa ra.

Hạn chế của mơ hình: Mơ hình rủi ro kiểm tốn có một số điểm hạn chế
tạo ra những khó khăn trong q trình áp dụng trên thực tế. Thêm vào đó,kiểm
tốn viên sẽ gặp nhiều rủi ro nếu áp dụng mơ hình một cách máy móc.
+Mơ hình thực hiện đánh giá với mỗi loại rủi ro cấu thành như là
những bộ phận riêng rẽ ,độc lập nhưng trên thực tế chúng lại không độc lập.
+Những đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm toán mong muốn
và rủi ro kiểm sốt mang tính chủ quan và chỉ xấp xỉ bằng thực tế,rủi ro tiềm


tàng rất khó đánh giá một cách chính thống. Hầu hết các kiểm toán viên đều
bảo thủ trong cách đánh giá hoặc sử dụng mức đánh giá khái quát,chủ quan
như “cao”, “trung bình”, “thấp”.
+Mơ hình rủi ro kiểm tốn là mơ hình kế hoạch,do đó nó bị hạn chế
trong việc sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán. Một khi các kế hoạch đã
được đánh giá và kế hoạch được xây dựng, các thành phần của kế hoạch đối
với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt khơng được xây dựng dựa trên bằng
chứng thu thập được.
1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm tốn VAS 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”
định nghĩa: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một
thông tin (một số liệu kế tốn) trong báo cáo tài chính”. Đồng thời: “Thơng
tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thơng tin đó hoặc thiếu tính
chính xác của thơng tin đó thì sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử
dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính
chất của thơng tin hay của sai sót được đánh giá trong hồn cảnh cụ thể. Mức
trọng yếu là một ngưỡng,một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của
thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thơng tin cần phải xem xét trên cả
phương diện định tính và định lượng”.
Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán là mối quan hệ tỷ lệ
nghịch.Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng lên,rõ ràng là rủi ro kiểm

tốn sẽ giảm xuống,nói cách khác,khi nào kiểm tốn viên tăng giá trị sai sót
có thể bỏ qua,lúc đó khả năng có sai lệch trọng yếu sẽ giảm. Ngược lại,nếu
giảm mức sai sót có thể chấp nhận được,lúc đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên.
Theo VAS 320: “Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro
kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì
rủi ro kiểm tốn càng thấp và ngợc lại. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối
quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm tốn, nếu kiểm toán viên


xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm tốn sẽ
tăng lên. Trường hợp này kiểm tốn viên có thể:
a) Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng
hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi
ro kiểm soát; hoặc
b) Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và
phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.”
Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và trọng yếu được thể hiện rõ nhất
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát và xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán. Trong q
trình kiểm tốn, kiểm tốn viên ln phải xem xét đồng thời tính trọng yếu và
rủi ro kiểm tốn để xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thử
nghiệm cơ bản, sao cho cuối cùng thì báo cáo tài chính cịn có những sai lệch
trọng yếu sẽ được giảm xuống thấp ở mức chấp nhận được.
1.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán.
Theo VAS 400 “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc kiểm toán viên và cơng
ty kiểm tốn xác định mức rủi ro kiểm tốn có thể xảy ra là cao hay thấp bao
gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.Rủi ro kiểm
toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán”.
Như đã trình bày ở trên, phạm vi của kiểm tốn tài chính rất rộng, kiểm

tốn viên khơng thể kiểm tra được hết các chu trình,nghiệp vụ liên quan đến
đối tượng được kiểm tốn. Mặt khác,người sử dụng thơng tin cũng chỉ quan
tâm đến bản chất của thực trạng hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động.
Điều đó đặt ra yêu cầu phải lựa chọn nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm
toán tối ưu để đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, đáp ứng kịp
thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm tốn thấp trên cơ sở thực
hiện đầy đủ những thủ tục kiểm toán cần thiết. Chuẩn mực kiểm toán VAS
300 “Lập kế hoạch kiểm tốn” cho thấy vai trị của việc đánh giá rủi ro kiểm
tốn trong q trình lập kế hoạch : “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một


cách thích hợp nhằm đảm bảo cho phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề
tiềm ẩn, và đảm bảo cho cuộc kiểm tốn được hồn thành đúng thời hạn” và
“khi xây dựng chương trình kiểm tốn ,kiểm tốn viên phải xem xét các đánh
giá về rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt
được thông qua thử nghiệm cơ bản”. Chuẩn mực kiểm toán VAS 240 cũng
quy định: “Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm tốn,kiểm tốn viên và
cơng ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lần và sai sót có thể
có,làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và phải trao đổi với giám
đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị ) về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng
phát hiện được”.
Như vậy có thể thấy rủi ro kiểm tốn được đề cập đến trong suốt cuộc
kiểm toán, cho thấy tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của nó tới cơng việc
kiểm tốn báo cáo tài chính. Chính vì vậy mà cơng việc đánh giá rủi ro kiểm
toán là rất quan trọng và cần phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên có
trình độ cao. Chúng ta thấy đối tượng của kiểm tốn tài chính là các báo cáo tài
chính được lập trên nhiều khoản mục, nhiều nghiệp vụ khác nhau. Mặt khác,
do rủi ro kiểm tốn có mối liên hệ với tính trọng yếu, khi ước lượng ban đầu về
mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đánh giá mức trọng
yếu trên phương diện mức độ sai sót tổng thể của báo cáo tài chính và trên mối

quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản,các nghiệp vụ và các
thông tin trên báo cáo tài chính sẽ khác nhau. Do đó, khi đánh giá rủi ro kiểm
tốn thì kiểm tốn viên phải đánh giá trên cả hai phương diện báo cáo tài chính
và phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ.
Cơng tác đánh giá rủi ro kiểm tốn bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng,rủi
ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.Tuy nhiên trước khi đánh giá các loại hình rủi
ro này, kiểm tốn viên phải xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn.
1.4.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn.
Rủi ro kiểm toán mong muốn là mức rủi ro mà kiểm toán viên sẵn sàng
chấp nhận báo cáo tài chính sai phạm trọng yếu mà sau khi cuộc kiểm toán
kết thúc và nhận xét chấp nhận. Mức rủi ro này có các đặc điểm sau:


+Như đã phân tích ở trên,rủi ro ln tồn tài trong bất kỳ cuộc kiểm tồn
nào. Vì thế,rủi ro mong muốn không thể thấp đến mức 0.
+Chức năng của kiểm toán viên là phát hiện những sai phạm trọng yếu
trong thơng tin tài chính của đơn vị khách hàng. Nếu khơng phát hiện ra sai
phạm trọng yếu thì chức năng của kiểm tốn bị vi phạm,vì thế khơng thể có
rủi ro mong muốn là 100%.
Như vậy,rủi ro kiểm toán mong muốn nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn ln mong muốn giảm bớt rủi ro kiểm
tốn xuống mức phù hợp với chi phí và chất lượng cuộc kiểm toán. Mức rủi
ro mong muốn này sẽ quyết định khối lượng công việc mà kiểm toán viên cần
thực hiện. Mức rủi ro này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+Quy mô của đơn vị được kiểm toán (đo lường qua tổng tài sản hay
tổng thu nhập): nếu quy mô của công ty càng lớn,các báo cáo kiểm toán sẽ
được sử dụng càng rộng rãi,mức rủi ro chấp nhận được càng thấp.
+Sự phân phối quyền sở hữu:mức độ phân phối càng cao thì rủi ro
kiểm tốn chấp nhận được phải càng thấp so với công ty có mức độ phân phối
nhỏ hơn.

+Bản chất và quy mơ của cơng nợ: đối với những cơng ty có một số
lượng lớn cơng nợ thì những báo cáo kiểm tốn sẽ được quân tâm nhiều hơn
bởi các chủ nợ và rủi ro mong muốn sẽ ít hơn.
Mức độ rủi ro kiểm toán là như nhau đối với các kiểm toán viên khác
nhau. Trong một mơi trường lý tưởng thì các kiểm toán viên khác nhau sẽ lập
cùng một lức rủi ro kiểm toán đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào,các mức rủi
ro chấp nhận được sẽ chỉ phản ánh những trường hợp khác nhau. Với cùng
một mức rủi ro kiểm tốn chấp nhận được là như nhau thì mỗi kiểm toán viên
sẽ nỗ lực khác nhau trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán để đạt được
mức rủi ro đó. Cơng việc của kiểm tốn viên cụ thể phụ thuộc vào những yếu
tố như: sự định hướng của mỗi cơng ty kiểm tốn, sự cạnh tranh của các cơng
ty kiểm tốn và trình độ nghiệp vụ của kiểm tốn viên.
1.4.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng.


Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng là công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực nhất của việc
lập kế hoạch kiểm tốn. Kiểm tốn viên khơng tạo ra và cũng khơng kiểm
sốt được rủi ro này,họ chỉ có thể đánh giá chúng. Khi đánh giá rủi ro tiềm
tàng,yêu cầu quan trọng nhất đối với kiểm tốn viên là phải có hiểu biết về
đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên
phải dựa vào các xét đốn chun mơn của mình dựa trên những nhân tố sau;

Trên phương diện báo cáo tài chính.
Một là, đặc điểm nhân sự của Ban quản trị. Ban quản trị khơng thể xem
là hồn tồn trung thực trong mọi trường hợp.Khi ban quản trị bị kiểm soát
bởi các cá nhân thiếu trung thực thì khả năng các báo cáo tài chính bị báo cáo
sai nghiêm trọng sẽ tăng lên,do đó đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức rất cao
Hai là,đặc điểm nhân sự của phịng kế tốn: Trình độ và kinh nghiệm
của kế toán trường và các kế toán viên có liên quan trực tiếp đến q trình tập
hợp, xử lý và cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính.

Ba là,áp lực đối với Ban quản trị và kế toán trưởng. Kiểm toán viên cần
xem xét tới khả năng mà các nhà quản trị phải chịu áp lực cơng việc cao như
phải hồn thành mục tiêu của cấp trên,các nhân viên phải áp lực của nhà quản
lý. Bên cạnh đó,kế tốn cũng có thể phải chịu áp lực trình bày sai các thơng
tin trên tài liệu kế tốn để phục vụ lợi ích khơng phù hợp với đặc điểm hoạt
động của đơn vị. Những yếu tố này sẽ dẫn tới khả năng có sai phạm.
Bốn là,bản chất của đơn vị được kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng thường bị
tăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể tạo ra
những khó khăn cho kiểm tốn hoặc những khoản khơng chắc chắn,do đó có
thể làm tăng những gian lận ,sai sót trên báo cáo tài chính. Ví dụ, một doanh
nghiệp có địa bàn hoạt động rộng thì khả năng tổng hợp thơng tin có nhiều
sai sót…
Thứ năm, Ban quản trị có thể chịu ảnh hưởng từ một số lợi ích nào đó
mà tác động đến báo cáo tài chính. Ví dụ,kế khai tăng chi phí để giảm
thuế,tăng lợi nhuận để vay được vốn của ngân hàng…Kiểm toán viên cần
xem xét,lường trước được những động cơ này.


Thứ sáu,sự khác biệt giữa hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng
kiểm toán dài hạn:khi kiểm toán lần đầu, kiểm toán viên thường đánh giá rủi
ro tiềm tàng cao hơn khi đã kiểm toán nhiều lần do chưa nắm bắt được thông
tin rõ ràng về đơn vị được kiểm tốn.

Trên phương diện tài khoản và nghiệp vụ.
+Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên hoặc vào thời điểm cuối
năm tài chính có khả năng bị sai phạm nhiều hơn các nghiệp vụ thường xuyên
do thiếu kinh nghiệm hạch toán hay bị gian lận để chuẩn bi báo cáo cuối năm.
Do đó các nghiệp vụ này có rủi ro tiềm tàng được đánh giá cao hơn.
+Các ước tính kế tốn (các khoản dự phịng,trích trước..) có mức rủi ro
tiềm tàng cao do việc xác định đúng giá trị của các khoản mục này đòi hòi sự

hiểu biết bản chất các khoản mục,kinh nghiệm,khả năng của kế toán.
+Số lượng tiền của các số dư tài khoản:các tài khoản có số dư bằng tiền
lớn thường được đánh giá có rủi ro tiềm tàng hớn hơn các tài khoản có số dư
bằng tiền nhỏ.
+Mức độ dễ mất mát,biển thủ tài sản như phát sinh nhiều nghiệp vụ thu
chi,giao dịch thông qua quỹ tiền mặt…Mức độ này càng cao thì rủi ro tiềm
tang được đánh giá là càng cao.
+Kết quả lần kiểm toán trước: Đối với các tài khoản được phát hiện có
sai phạm trong các lần kiểm toán của năm trước,rủi ro tiềm tàng được đánh
giá cao. Nguyên nhân là do các sai phạm thường có tính hệ thống và đơn vị
thường chậm sửa chữa,vì thế sai phạm vẫn có thể xảy ra trong năm nay.
Kiểm toán viên cần đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định vể
mức rủi ro tiềm tàng thích hợp với từng khoản mục trên báo cáo tài chính
thơng qua phân tích, phỏng vấn, quan sát. Thơng thường, kiểm tốn viên có
thể đánh giá độ tin cậy vào rủi ro tiềm tàng là 0 hoặc 1, hoặc cũng có thể đánh
giá rủi ro tiềm tàng ở mức từ 0,3 đến 1.
1.4.3. Đánh giá rủi ro kiểm sốt.
Kiểm tra, kiểm sốt ln là một chức năng quan trọng của quản lý và
được thực hiện chủ yếu thơng qua hệ thống kiểm sốt nội bộ trong doanh
nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng rất nhiều đến các thơng tin trình


bày trên báo cáo tài chính. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt sẽ
giảm được rất nhiều gian lận và sai sót có thể xảy ra.
Tương tự như rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát tỷ lệ nghịch với rủi ro
phát hiện. Do đó,việc hiểu được cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm
soát và ảnh hưởng của chúng đến rủi ro phát hiện cũng như bằng chứng kiểm
toán thu thập được rất quan trọng trong q trình kiểm tốn. Chuẩn mực kiểm
tốn VAS 400 quy định: “Kiểm tốn viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm tốn

tổng thể và chương trình kiểm tốn thích hợp, có hiệu quả. Kiểm tốn viên
phải sử dụng khả năng xét đốn chun mơn của mình để đánh giá rủi ro kiểm
toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm tốn xuống
thấp tới mức có thể”. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm sốt:


Bước 1:Tìm hiều về hệ thống kiểm sốt nội bộ.
Được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch nhằm xác định loại sai phạm
có thể bỏ qua và các nhân tố làm tăng rủi ro xảy ra sai phạm cũng như xác
định được phương pháp kiểm tốn hữu hiệu.

Tìm hiểu về mơi trường kiểm sốt.
Bước này nhằm giúp kiểm tốn viên có cái nhìn tổng qt về hệ thống
kiểm sốt nội bộ như chức năng,cơ cấu tổ chức và quyền hạn của hội đồng quản
trị, ban giám đốc và các phịng ban, phương hướng quản lý của ban quản trị,có
chế giám sát…Kiểm tốn viên có thể thơng qua phỏng vấn,quan sát,đọc tài liệu
hay kinh nghiệm của những kiểm toán viên đi trước để đạt được điều này.

Tìm hiểu hệ thống kế toán
Kiểm toán viên cần phải biết về hệ thống kế tốn và thực hiện cơng
việc kế tốn để xác định loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và nguồn gốc của
nó,về cơng tác tổ chức bộ máy kế tốn,quy trình kế tốn từ hệ thống chứng từ
kế tốn, tài khoản, sổ sách đến khi lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó,kiểm
tốn viên cần đánh giá năng lực, tính liêm khiết của đội ngũ nhân sự kế tốn.

Tìm hiểu về thủ tục kiểm soát
Kiểm toán viên phải tiến hành tìm hiều về các thủ tục kiểm sốt đang
được áp dụng tại đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm tốn từ những thiếu sót
cịn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
Bước 2:Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch chi tiết cho

từng khoản mục
Theo chuẩn mực VAS 400: “Sau khi hiểu được hệ thống kế toán và
kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro
kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”,
“Đánh giá ban đầu vể rủi rỏ kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả hệ thống kế
toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát
hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu”
Sau khi thu thập được hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệ
thống kiểm soát nội bộ,kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro


kiểm soát cho từng khoản mục,nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong từng chu trình
nghiệp vụ theo các bước:
• Nhận diện các mục tiêu kiểm sốt mà theo đó q trình đánh giá rủi ro
kiểm sốt được vận dụng.Trong bước này,kiểm toán viên sẽ vận dụng các
mục tiêu kiểm soát nội bộ cụ thể cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu của cơng ty.
• Nhận diện các q trình kiểm sốt đặc thù.Kiểm tốn viên khơng cần
thiết xem xét mọi q trình kiểm sốt mà chỉ phải nhận diện và phân tích các
q trình kiểm sốt dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục
tiêu kiểm soát và sẽ mang lại hiệu quả cho cuộc kiểm tốn.
• Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội
bộ.Nhược điểm là sự thiếu hụt của q trình kiểm sốt thích đáng.Sự thiếu hụt
này sẽ làm tăng khả năng rủi ro tồn tại các sai phạm trên báo cáo tài chính
của đơn vị được kiểm tốn.
• Đánh giá rủi ro kiểm soát.Khi đã nhận diện được q trình kiểm sốt và
các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ,kiểm toán viên tiến hành đánh
giá rủi ro kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ kinh tế.Kiểm tốn viên có thể
đánh giá theo mức định tính thấp,trung bình,cao hoặc tỷ lệ phần trăm.
Trong kiểm tốn báo cáo tài chính,việc đánh giá rủi ro kiểm sốt có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm cần áp dụng. Nếu rủi

ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa(kiểm sốt nội bộ khơng hoạt động
hoặc hoạt động khơng có hiệu quả) thì kiểm tốn viên khơng thể dựa vào hệ
thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. Khi đó
kiểm tốn viên khơng cần thực hiện thủ tục kiểm soát.


1.4.4. Đánh giá rủi ro phát hiện.
Trái với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên có thể kiểm
sốt và điều chỉnh rủi ro phát hiện nhằm đạt được mức rủi ro kiểm toán mong
muốn. Rủi ro phát hiện được đánh giá sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi
ro kiểm soát.
Như trên đã trình bày,rủi ro phát hiện được xác định dựa vào mơ hình
rủi ro kiểm tốn
DR=AR/(IR×CR)
Thơng qua việc tính tốn rủi ro phát hiện,kiểm toán viên sẽ xác định
thủ tục kiểm toán và số lượng bằng chứng cần thu thập để rủi ro phát hiện
không vượt quá mức chấp nhận được. Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Các loại rủi ro này thay đổi
theo từng khoản mục nên rủi ro phát hiện cũng thay đổi theo từng khoản mục
trên báo cáo tài chính.
1.4.5. Các phương pháp dùng trong đánh giá rủi ro kiểm toán.
Để đưa ra được đánh giá chủ quan của mình về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm
soát và rủi ro phát hiện,kiểm toán viên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
+Điều tra,quan sát, phỏng vấn: Để đưa ra được cái nhìn rõ hơn,hiểu rõ
hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm tốn,từ đó đánh giá về
rủi ro kiểm sốt,kiểm tốn viên có thể thơng qua quan sát các cơng việc,cách
thức làm việc của các phịng ban,phỏng vấn các cá nhân có liên quan.
+Thu thập, phân tích tài liệu: kiểm tốn viên thơng qua thu thập, phân
tích các tài liệu kế toán, sổ sách của đơn vị được kiểm tốn để có cái nhìn
tổng thể về đơn vị, từ đó đánh giá được mức rủi ro tiềm tàng.



CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ RỦI RO KIỂM
TOÁN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÁC CƠNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM.
2.1. Sơ qua về quá trình phát triển của kiểm tốn độc lập ở Việt Nam.
Hiện nay, kiểm tốn tài chính ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi
kiểm toán nhà nước và kiểm tốn độc lập.
• Qúa trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập.
Năm 1957, lần đầu tiên nhà nước ban hành chế độ sổ sách kế toán bao
gồm gần 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu nhà nước.Trong
mỗi nhật ký đã kết hợp cả yêu cầu thông tin cho quản lý và yêu cầu kiểm tra
hoạt động tài chính.Đây là dấu mốc đầu tiên thể hiện mục tiêu thể chế và
thông nhất cơng tác kế tốn và kiểm tra đất nước để phục vụ cho yêu cầu quản
lý của xí nghiệp và của nhà nước.
Năm 1967,Liên bộ Thống kê và Tài chính đã ban hành chế độ ghi chép
áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh và một loạt các chế độ về tài khoản kế
toán.
Năm 1971,Nhà nước ban hành chế độ kế tốn thống nhất,chế độ kế tốn
đã khá hồn thiện và tiêu chuẩn hóa được nâng cao.
Năm 1988,Nhà nước ban hành pháp lệnh kế tốn thống kê,nhằm đưa
cơng tác kế toán vào kỷ cương,tăng cường pháp chế cho kế toán.
Từ năm 1994,Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo cải
cách kế toán.Tháng 2/1995 hệ thống kế tốn tài chính doanh nghiệp chính
thức được ban hành.
Về các cơng ty kiểm tốn, từ trước ngày giải phóng Miền Nam, tại nước
ta đã hình thành hoạt động kiểm tốn độc lập với các văn phịng kế tốn với
các giám định viên kế tốn và cả văn phịng kiểm tốn quốc tế như
SGV,Arthur Andersen….Ngày 13/5/1991, theo giấy phép số 957/PPLT của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ký 2 quyết định thành lập 2 cơng

ty:Cơng ty kiểm tốn Việt Nam với tên giao dịch VACO (Quyết định số 165TC/QD/TCCB) và cơng ty Dịch vụ kế tốn Việt Nam với tên giao dịch AASC


(Quyết định số 164-TC/QD/TCCB). Cũng trong năm1991,Ernst and Young là
công ty kiểm tốn nước ngồi đầu tiên dược Nhà nước Việt Nam chấp nhận
lập văn phòng và hoạt động tại Việt Nam. Cho đến nay đã xuất hiện thêm rất
nhiều cơng ty kiểm tốn Việt Nam như: Cơng ty TNHH Tư vấn và kiểm tốn
(A and C), Cơng ty TNHH Tư vấn và kiểm tốn Sài Gịn (AFC), Cơng ty
Kiểm tốn Đà Nẵng (ĐAC),…Các cơng ty kiểm tốn nước ngồi gồm: Công
ty TNHH Ernst and Young Việt Nam (E and Y), Công ty TNHH KPMG Peat
Marwick Việt Nam (KPMG)..
Sự ra đời của các cơng ty kiểm tốn độc lập này đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn cho những
người quan tâm trong cơ chế kinh tế mới ở Việt Nam.
• Cơ sở pháp lý cho hoạt động của kiểm toán độc lập.
Như các lĩnh vực hoạt động khác, hoạt động kiểm tốn chỉ có thể thực
hiện tốt và đạt hiệu quả cao trong khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Hệ
thống pháp lý cần thiết cho hoạt động kiểm tốn bao gồm: (1) các luật lệ, cơ
chế chính sách liên quan đến hoạt động của các đối tượng kiểm tốn và (2)
các luật lệ, cơ chế chính sách của bản thân hoạt động kiểm tốn. Khn khổ
pháp lý của bản thân hoạt động kiểm toán bao gồm:
+ Những qui định mang tính pháp lý: là những qui định bắt buộc cưỡng
bức của Nhà nước được qui định trong các Luật, hoặc văn bản pháp quy
(Nghị định, Thông tư, …). Những qui định mang tính pháp lý đảm bảo sự
thống nhất trong việc thực hiện cơng tác kế tốn ở các đơn vị, mặt khác tạo ra
một khuôn khổ pháp lý để Nhà nước quản lý thống nhất việc thực hiện cơng
tác kiểm tốn trong tồn bộ quốc gia.
+ Những qui định mang tính mực thước: hay cịn gọi là chuẩn mực. Đó là
các nguyên tắc căn bản của kiểm tốn, qui trình nghiệp vụ của các cuộc kiểm
tốn, hệ thống phương pháp chun mơn nghiệp vụ kiểm tốn. Theo tài liệu

thuật ngữ kế toán – kiểm toán của Liên đồn quốc tế các nhà kế tốn (IFAC)
thì: “Chuẩn mực kiểm tốn là những văn kiện mơ tả các ngun tắc cơ bản về
nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong q trình kiểm tốn mà


trong q trình hành nghề các kiểm tốn viên buộc phải tuân theo”. Các chuẩn
mực kiểm toán là yêu cầu tất yếu của hoạt động kiểm tốn. Nó khơng những
làm n lịng những người sử dụng thơng tin tài chính mà cịn là cơ sở thực
hiện cơng việc kiểm tốn và đo lường, đánh giá cơng việc của kiểm tốn viên.
• Đặc điểm của kiểm tốn độc lập Việt Nam.
Các cơng ty kiểm tốn độc lập đang đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát
triển chung của nền kinh tế quốc dân. Là một bộ phận của hệ thống kiểm toán
quốc tế, kiểm toán độc lập tại Việt Nam mang những đặc điểm như những bộ
máy kiểm toán độc lập tại các quốc gia khác. Bên cạnh đó,kiểm tốn độc lập
tại Việt Nam còn mang những nét đặc thù riêng:
+Kiểm toán độc lập Việt Nam được thực hiện với các đơn vị có vốn đầu tư
nước ngồi hoạt động theo luật đầu tư tại Việt Nam, các công ty trách nhiệm
hữu hạn, các công ty cổ phần,các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, các tổ
chức sự nghiệp, xã hội, tổ chức quốc tế.
+Kiểm toán độc lập tại Việt Nam mới được hình thành và phát triển gần
20 năm trở lại, điều tất yếu dẫn tới năng lực của bộ máy này không được đánh
giá cao so với mặt bằng chung của thế giới. Các cơ sở pháp lý như luật, chuẩn
mực cịn chưa được hồn thiện, thiếu hướng dẫn nghề nghiệp đối với các
kiểm toán viên hành nghề.
+Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và kiểm sốt đối với các chuẩn
mực,hoạt động kiểm toán. Các tổ chức,hiệp hội nghề nghiệp hoạt động chưa
thực sự mạnh.


2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm tốn báo cáo tài

chính tại các cơng ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, kiểm toán độc lập là chủ thể chính
thực hiện các cuộc kiểm tốn tài chính. Vài năm trở lại đây,trong xu thế phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập, kiểm toán độc lập Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,cơ hội và triển vọng luôn luôn đi kèm
với thách thức,rủi ro dẫn đến sự suy thoái. Phần này sẽ đi sâu vào đối tượng
chính là các cơng ty kiểm tốn độc lập,qua việc phân tích các nguyên nhân
gây ra rủi ro.
Đối với các cơng ty kiểm tốn độc lập (CTKTĐL), với đặc thù thực hiện
việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, rủi ro chủ yếu là rủi ro
kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để làm gia tăng và suy giảm loại rủi ro này.
Tuy nhiên, một trong các yếu tố đó lại xuất phát từ những rủi ro khác cấu
thành, trong đó, rủi ro về việc đưa ra ý kiến khơng thích hợp khi đối tượng
kiểm toán chứa đựng những sai phạm trọng yếu (rủi ro kiểm toán) là cơ bản
nhất. Với một ngành dịch vụ được kỳ vọng tạo niềm tin cho những người quan
tâm đến thơng tin tài chính thì uy tín và giá trị của báo cáo kiểm toán (BCKT),
thương hiệu của cơng ty kiểm tốn là đặc biệt quan trọng. Một khi rủi ro kiểm
toán cao tất yếu sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro kinh doanh mà công ty kiểm tốn
gặp phải. Vì vậy, quan điểm về nhận diện rủi ro của các CTKTĐL ở nước ta
không chỉ là rủi ro từ khách hàng kiểm tốn mà cịn là rủi ro từ chính các
CTKTĐL bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Rủi ro tiềm tàng là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải khi chưa
tính đến sự tác động hay ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hệ thống
kiểm sốt nội bộ của chính CTKTĐL đó. Hiện nay, rủi ro tiềm tàng có xu
hướng gia tăng, với những nguyên nhân:
Tình trạng chảy máu chất xám về nhân lực kiểm toán (theo xu hướng chảy
trong nội bộ ngành kiểm toán, chảy sang ngành nghề khác như chứng khoán,


ngân hàng, bảo hiểm…). Hội nhập làm gia tăng những dịch vụ và ngành nghề

mới, kéo theo đó là cơ hội và triển vọng về thăng tiến và thu nhập mới ở mức
cao hơn là nguyên nhân gia tăng rủi ro “nhảy việc” của nhân lực kiểm toán.
+Áp lực cạnh tranh giữa các CTKTĐL
Số lượng các CTKTĐL ngày càng nhiều, làm tăng áp lực cạnh tranh. Xu thế
thâm nhập các nền kinh tế đang phát triển của nhiều tập đoàn kiểm toán trên
thế giới đã gia tăng mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện từ trước đó của các
thương hiệu có uy tín về kiểm tốn trên thế giới như nhóm Big4, đã xuất hiện
nhiều tên tuổi mới như BKR International, BDO International, Jeffrey Henry
International, INPACT Asia Pacific, UHY International… trên thị trường dịch
vụ kiểm toán Việt Nam.
+Cơ sở pháp lý về KTĐL cịn chưa hồn thiện
Cơ sở pháp lý là yếu tố nền tảng quyết định đến sự tồn tại, phát triển
của các ngành nghề nói chung và ngành kiểm tốn nói riêng. Việc cơ sở pháp
lý này cịn chưa hồn thiện bao nhiêu thì sẽ dẫn đến rủi ro của các cơng ty
kiểm tốn độc lập trong kinh doanh cao bấy nhiêu.
Căn cứ để nói rằng “chưa hồn thiện” về cơ sở pháp lý đối với hoạt động
kiểm tốn độc lập có thể dẫn chứng đó là hiện nay chúng ta vẫn chưa có Luật
về kiểm tốn độc lập; đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán nhưng chưa có văn
bản hướng dẫn cụ thể việc vận dụng”chúng” trong thực tiễn; vấn đề kiểm sốt,
đánh giá tính minh bạch và chất lượng hoạt động của các công ty kiểm tốn
hàng năm vẫn cịn chưa thực sự tốt; tiêu chí đánh giá cuộc kiểm tốn, năng lực
của kiểm tốn viên còn chưa được chú trọng xây dựng ở mức độ sâu hơn. Các
nhân tố làm xuất hiện và gia tăng rủi ro tiềm tàng đối với hoạt động kiểm tốn
độc lập cịnnhiều nhưng cơ bản trên đây là những nhân tố chủ yếu. Tuy nhiên
cần lưu ý rằng : rủi ro tiềm tàng của một cơng ty kiểm tốn độc lập nếu được
đánh giá ở mức cao thì điều đó có nghĩa là hoạt động kinh doanh của đơn vị đã,
đang và sẽ bị ảnh hưởng chứ khơng có ý nghĩa khẳng định rằng hoạt động kinh
doanh của công ty kiểm tốn đó đang khơng tốt.



Rủi ro kiểm soát là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải, liên
quan đến hệ thống kiểm sốt nội bộ của chính cơng ty đó. Hiện nay, rủi ro
kiểm soát trong hoạt động của các doanh nghiệp này có thể được chia làm ba
nhóm tương ứng với các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ của
đơn vị, đó là: rủi ro về mơi trường kiểm sốt, rủi ro về hệ thống thơng tin và
kế tốn, rủi ro về thủ tục kiểm sốt.
+Nhóm ngun nhân liên quan đến rủi ro về môi trường kiểm soát:
Những nguyên nhân chủ yếu để làm tăng rủi ro liên quan đến mơi trường
kiểm sốt trong cơng ty kiểm tốn hiện nay, đó là:
- Quan điểm điều hành của nhà quản lý. Trong công tác quản lý, các
nhà quản lý đều đứng trước những trở ngại nhất định, trong đó, có những trở
ngại về việc nhìn nhận mối quan hệ giữa thời gian, chi phí kiểm tốn với kết
quả, với độ tin cậy của BCKT; trở ngại trong việc ra quyết định lựa chọn
khách hàng kiểm toán; trở ngại trong việc cân nhắc chi phí cho việc thiết kế
các thủ tục kiểm sốt; trở ngại trong việc duy trì và ấn định mức trọng yếu và
rủi ro kiểm toán cho từng cuộc kiểm tốn thích hợp.v.v… Lợi nhuận thu được
là yếu tố sống còn và quyết định đến sự phát triển của cơng ty kiểm tốn, lợi
nhuận kế hoạch vạch ra hàng năm cũng chính là mục đích mà cơng ty kiểm
tốn cần đạt đến nhưng đồng thời cũng là áp lực điều hành đối với nhà quản
lý của đơn vị. Áp lực này càng lớn, rủi ro trong việc ra quyết định của nhà
quản lý càng cao.
Chính sách tuyển dụng nhân sự của các CTKTĐL. Hiện, nhân sự về
kiểm toán đang thiếu hụt trầm trọng. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt này,
các CTKTĐL thường tuyển dụng đội ngũ sinh viên vào làm việc và đào tạo
trở thành KTV của cơng ty mình với những ràng buộc chặt chẽ về quyền lợi
và nghĩa vụ.
Thế nhưng, trên thực tế, để tiết kiệm về thời gian và chi phí đào tạo, các cơng
ty kiểm tốn thường cho các trợ lý kiểm toán này tham gia vào các cuộc kiểm



toán với các mức độ khác nhau. Đây cũng là thực trạng làm gia tăng những
rủi ro sai phạm xảy ra liên quan đến việc việc thực thi các thủ tục kiểm tốn.
+Nhóm ngun nhân liên quan đến rủi ro về hệ thống thơng tin kế tốn
Các CTKTĐL là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, đây cũng
chính là các thực thể kế tốn bình thường như các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực và nghành nghề khác. Những nguyên nhân để làm gia tăng
các rủi ro từ hệ thống thơng tin kế tốn mà các cơng ty kiểm tốn có thể gặp
phải đó là: Thiết kế bộ máy kế tốn chưa thích hợp với quy mơ, đặc thù kinh
doanh của đơn vị. Hình thức sổ kế tốn, phần mềm thơng tin ứng dụng lạc
hậu, lỗi thời. Trình độ và năng lực của bộ phận kế tốn trong đơn vị chưa
được chú trọng…
+Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về thủ tục kiểm soát
Đối với rủi ro kiểm sốt của các cơng ty kiểm tốn, rủi ro cần phải quan
tâm nhiều nhất là rủi ro về thủ tục kiểm soát, tạm chia làm hai loại: thủ tục
kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, chất lượng KTV và thủ tục kiểm soát
khác liên quan đến hoạt động của đơn vị.Các nguyên nhân làm gia tăng rủi ro
đối với thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và chất lượng kiểm t ốn
viên:
-Cơng ty chưa xây dựng được quy trình cơng việc, chưa có tiêu chí
đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán một cách cụ thể, rõ ràng.
-Giám đốc đơn vị chưa ban hành chế tài xử phạt đối với các kiểm toán
viên vi phạm quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề. Về cơ bản
nếu có phát hiện vi phạm thì vẫn cịn có tư tưởng bao che, “giơ cao đánh
khẽ”, xử lý qua loa, hình thức.
-Cơng ty chưa tn thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế bộ
máy và thủ tục kiểm soát như : bất kiêm nhiệm, ủy quyền, phê chuẩn….
-Thủ tục kiểm sốt của cơng ty được thiết kế khơng cịn thích hợp khi
đối tượng kiểm tốn, nghiệp vụ kế toán ngày càng mở rộng và đa dạng.
-Các mẫu biểu và hồ sơ phục vụ công tác kiểm sốt chưa có hoặc chưa đầy đủ



-Quy định về thời gian kiểm soát và xử lý hồ sơ kiểm toán ngắn
Rủi ro phát hiện là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải liên quan
đến việc thực thi các thủ tục kiểm toán tại đơn vị khách hàng.
Nguyên nhân làm gia tăng rủi ro này ở các cơng ty kiểm tốn là: Phạm
vi kiểm toán bị giới hạn do khách hàng thiếu hợp tác hoặc hợp tác khơng tích
cực; do khoảng cách địa lý và khó khăn trong việc gửi thư xác nhận đối với
các đối tác liên quan đến khách hàng; chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm
toán áp dụng chưa phù hợp; việc xây dựng và lựa chọn nhân sự cho đoàn
kiểm toán chưa tốt; thời gian kiểm toán ngắn và chi phí cho cuộc kiểm tốn
thấp; bằng chứng thu thập được chưa đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy; sai lệch
trong chọn mẫu đối tượng kiểm tốn…
Như vậy, có thể thấy, trong xu thế hội nhập hiện nay, với sự phát triển
đa dạng của nhiều thực thể kinh doanh khác nhau, sự tiến bộ của công nghệ
thông tin và hạ tầng mạng…, các CTKTĐL ở nước ta đứng trước những rủi ro
lớn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện cả nước có khoảng 460 nghìn doanh nghiệp (thống kê của Bộ Kế
hoạch - Đầu tư). Sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng
khoán đặt ra u cầu ngày càng cao về tính minh bạch, cơng khai của các
thơng tin tài chính, tuy nhiên chất lượng dịch vụ kiểm tốn có sự chênh lệch
khá lớn giữa các công ty. Một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm giữa các cơng ty
hình thành.
Nhiều cơng ty nhỏ, mới thành lập nên khá yếu, thậm chí chưa đủ kiểm
tốn viên. Nhiều cơng ty kiểm tốn do đơng khách hàng, bị "ép" tiến độ nên
đã không bảo đảm chất lượng cho "đầu ra". Theo nhiều doanh nghiệp, năng
lực và đạo đức nghề nghiệp của nhiều kiểm tốn viên cũng có vấn đề. Có
trường hợp kiểm tốn viên... chưa nắm vững các quy định chuẩn mực chế độ
kế tốn hiện hành. Nhiều cơng ty, đặc biệt là số mới thành lập hoặc chỉ có 3 4 kiểm tốn viên, thường q chú trọng phát triển khách hàng mà không quan
tâm chất lượng hồ sơ và báo cáo kiểm toán.



Để cơng ty kiểm tốn có lãi, mỗi một kiểm toán viên được cấp chứng
chỉ hành nghề phải mang về nguồn thu khoảng 200 triệu đồng một năm.
Doanh số khoán trên mỗi kiểm toán viên là áp lực lớn. Nếu như không "được
nhờ" thương hiệu của công ty - khách hàng tự tìm về - thì nhiều nhân viên
kiểm tốn phải tận dụng mọi mối quan hệ để tìm khách hàng. Vì thế, khơng ít
trường hợp cơng ty nọ nói xấu cơng ty kia, thậm chí "vác" cả thư nặc danh lên
Bộ Tài chính, VACPA...
Khơng chỉ cạnh tranh lẫn nhau, các cơng ty kiểm tốn trong nước cịn
phải chịu "sức ép" rất lớn từ nhóm "đại gia". Chẳng hạn, năm 2009 chỉ các
công ty Deloitte Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam, Price Waterhouse
Coopers, KPMG Việt Nam đã có doanh thu khoảng 1.196 tỷ đồng, chiếm
55% tổng doanh thu toàn ngành, với xấp xỉ 4.800 khách hàng. Nếu doanh thu
của các cơng ty trong nhóm này đều trên 250 tỷ đồng, thì những cơng ty tốp
5... trở xuống chưa đạt 90 tỷ đồng, thậm chí khơng hiếm cơng ty có doanh thu
vài tỷ đồng. Tuy nhiên, thật bất ngờ, tại hội nghị giám đốc các cơng ty kiểm
tốn được tổ chức mới đây, VACPA cho biết ba công ty kiểm tốn lớn nhất...
lỗ 96 tỷ đồng.
Thơng tin này đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Đây là những công ty
đã và đang kiểm tốn cho nhiều tập đồn, cơng ty lớn. Hàng loạt câu hỏi được
đặt ra. Có phải những cơng ty này đã đưa ra mức phí q thấp, khơng bù đắp
nổi chi phí với mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh nhằm bóp nghẹt các
cơng ty kiểm tốn trong nước?


×