Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN CỦA HÀNG XUẤT KHẨU SƠN (UN 1263, NHÓM 3) BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 28 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VỀ QUY
TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN CỦA HÀNG XUẤT
KHẨU SƠN (UN 1263, NHÓM 3) BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG
MẠI QUỐC VIỆT
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ MINH HIẾU
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 71547566
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Khóa: 2014 - 2018
TP HCM, NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Báo cáo tốt nghiệp là một trong những quy định trong chương trình đào tạo cho
tất cả sinh viên nói chung cũng như sinh viên ngành quản trị Kinh doanh quốc tế nói
riêng. Nhằm củng cố ơn luyện và tổng hợp những kiến thức sinh viên đã học tập tại
trường áp dụng vào thực tiễn trong công ty và đời sống. Đó sẽ là hành trang vững chắc
cho Tôi vững bước vào đời,tự tin đối mặt với con đường tương lai sắp tới . Khơng có
sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,giúp đỡ dù ít hay nhiều,dù
trực tiếp hay gián tiếp. Vậy nên Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý
thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giúp đỡ Tơi trong suốt q trình học tập tại
trường.
Đặc biệt,Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Lê Minh Hiếu đã nhiệt tình hướng


dẫn,góp ý và truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn giúp cho bài báo cáo của Tôi được hồn
thiện.
Và Tơi xin chân thành cảm ơn đến ban Giám đốc cũng như toàn thể các anh, chị
ở Trung tâm kinh doanh tổng hợp của CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG
MẠI QUỐC VIỆT đã hết lòng giúp đỡ , tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất
cho Tôi trong suốt thời gian thực tập để Tôi có thể hồn thành tốt bài báo cáo của mình.

TP HCM , ngày 04 tháng 11 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thảo


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MSDS

Bảng chỉ dẫn an tồn hàng hố

DGD

Khai báo của người gửi hàng đối với hàng nguy hiểm
(Shipper’s Declaration for Dangerous Goods)


House AWB

Vận đơn của người gom hàng
(House air way bill)

Master AWB

Vận đơn chủ
(Master air way bill)

IATA

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
(International Air Transport Association)


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu sắc với các nền kinh tế khu vực và trên thế
giới như hiện nay, xuất nhập khẩu trở thành một hoạt động thiết yếu. Các nhà sản xuất
không chỉ cạnh tranh với nhau về chất lượng hàng hố, giá cả mà cịn phải cạnh tranh
trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất. Trên thực tế, các doanh nghiệp không thể
tự thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước mà phải nhờ
đến các cơng ty Logistics. Cùng với sự phát triển của ngành giao thơng thì có rất nhiều
hình thức để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa cần được vận chuyển cũng có rất nhiều
loại như: hàng hóa đóng gói sẵn, hàng linh kiện điện tử, hàng dễ vỡ… Và đặc biệt, có
những loại hàng hóa được xếp vào loại hàng nguy hiểm cần phải cẩn thận khi vận
chuyển. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường
có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, mơi trường, an tồn và an

ninh quốc gia (Theo khoản 29, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ ban hành ngày
13/11/2008). Trên thực tế, có rất nhiều món hàng hóa mà chúng ta đang sử dụng hàng
ngày có thể gây nguy hiểm cho con người. Một trong số các loại hàng hố nguy hiểm
đó là các loại sơn. Mặc dù được sử dụng rộng rãi, hầu hết mọi người không biết rằng
sơn là hàng nguy hiểm cần được xem xét đặc biệt và có thể gây rủi ro về an tồn nếu
khơng được chuẩn bị và vận chuyển phù hợp với quy định vận chuyển.
Nhận thức được vấn đề trên, người viết quyết định chọn đề tài “THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
CỦA HÀNG XUẤT KHẨU SƠN (UN 1263, NHÓM 3) BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC VIỆT” để
có một cái nhìn tổng qt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về Cơng ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt.
- Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất khẩu sơn (UN 1263,
nhóm 3) bằng đường hàng khơng.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả
của quy trình trên.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất
khẩu sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng khơng tại Công ty TNHH Vận
Tải Và Thương Mại Quốc Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Tại Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt.
- Về thời gian: Trong 4 năm 2014-2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề án được chia làm ba chương:

- Chương 1 : Tổng quan về Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt.
- Chương 2 : Qui trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất khẩu sơn (UN 1263,
nhóm 3) bằng đường hàng khơng tại Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại
Quốc Việt.
- Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện qui trình nghiệp vụ
giao nhận của hàng xuất khẩu sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng không
tại Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI QUỐC VIỆT
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2010, Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt ra đời với trụ sở
chính ở địa chỉ số 41 đường số 40, tổ 8, khu phố 2, khu định cư Tân Quy Đông,
phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động với vai trị là một
cơng ty giao nhận.
Qua những năm đầu thành lập, cơng ty gặp khơng ít khó khăn về cơ sở vật chất
cũng như về nhân sự chưa được ổn định, giá thành sản phẩm khá cao, kém khả năng
cạnh tranh. Song, nhìn chung, sau hơn 7 năm hoạt động, công ty không những mở rộng
được mạng lưới kinh doanh mà cịn đẩy mạnh các loại hình dịch vụ giao nhận.
Năm 2013, công ty quyết định mở thêm một công ty chi nhánh ở địa chỉ 479/46
Phan Văn Trị, phường 5, quận Gị Vấp, thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích nâng
cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, hướng đến mục tiêu trở thành cầu nối hiệu
quả giữa công ty với các đại lý, các đối tác nước ngoài và khách hàng.
Trải qua hơn 7 năm hoạt động, cơng ty đã có những bước phát triển, từ lúc mới
thành lập thì chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế và nội địa,
đến nay đã có nhiều dịch vụ phục vụ khách hàng hơn và có chỗ đứng nhất định trong
thị trường logicstic. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, do nhu cầu mở rộng quy mô và

phạm vi hoạt động, công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống kho bãi, phục vụ tốt hơn
cho hoạt động của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trong khu vực TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy công ty non trẻ nhưng
những thành công ban đầu mà công ty gặt hái được cho thấy sự cố gắng khơng ngừng
của cơng ty trong thời kì cạnh tranh ngày nay.
Tên giao dịch: Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt
Tên tiếng anh: Quoc Viet Transportation & Trading Co.,Ltd
Tên viết tắt: QV Trans
Số điện thoại: 0084-8-35885793/94
Fax: 0084-8-35885795
Email:
Website: www.qvtrans.com
Mã số thuế : 0310116808 (cấp ngày 12/06/2010)
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty


1.2.1. Chức năng của công ty
Công ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Quốc Việt là một công ty làm chức
năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa, đại lý, tư
vấn… cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực vận
chuyển giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cơng ty cung cấp các dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc gia. Tất cả
các lô hàng được theo dõi ngay từ pick-up cho đến khi giao hàng, khách hàng có
thể theo dõi trực tuyến tình trạng chính xác của lô hàng trong thời gian vận
chuyển. Dịch vụ này được cung cấp cho 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn
thế giới.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa theo đường hàng khơng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa theo đường biển: FCL, LCL,…
- Hàng nguy hiểm: Cung cấp tất cả các loại dịch vụ liên quan đến vận chuyển

hàng nguy hiểm.
Công ty mang lại cho quý khách hàng một hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc tế, đảm bảo an toàn - đúng tiến độ, sự lựa chọn thuận tiện và hiệu quả về chi phí
cho bất cứ yêu cầu chuyển phát nhanh và vận chuyển nào, đồng thời tuân thủ nghiêm
ngặt quy trình chất lượng dịch vụ vận tải và các quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam và tiêu chuẩn quốc tế về giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế.
1.2.2. Nhiệm vụ của cơng ty
Với phương châm: “Đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lượng,
mọi lúc mọi nơi, giá cả cạnh tranh ”, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch
vụ kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành, nhằm mục đích thực hiện các chức
năng của cơng ty:
- Mua sắm, xây dựng, hồn thiện, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật của công ty,
cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải lưu kho, giao nhận hàng hóa và bảo đảm
hàng hóa an tồn trong phạm vi trách nhiệm của công ty.
- Bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, bảo đảm trang trải về tài chính,
làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Nghiên cứu tình hình thị trường để có các biện pháp thích hợp bảo đảm quyền
lợi của các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng đồng thời củng cố
và nâng cao uy tín của cơng ty trên thị trường.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động


Giám đốc

Bộ phận kinh
doanh

Bộ phận chứng
từ


Bộ phận giao
nhận

Bộ phận kế
toán - nhân sự

Bộ phận quản
lí kho

Bộ phận kế tốn

Bộ phận nhân sự
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh mỗi ngày của công
ty.
- Tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty.
Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ công ty, hợp đồng lao
động mà giám đốc ký với công ty.
 Bộ phận kinh doanh
Đại diện cho công ty chủ động tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, sau đó trình
dự án nghiên cứu lên cho giám đốc.
Bộ phận Sales được chia 2 nhánh nhỏ là Outside Sales và InsideSales:
 Outside Sales: Theo dõi, liên lạc, khai thác thơng tin thị trường từ những khách
hàng truyền thống, ngồi ra đánh giá và tìm kiếm khách hàng mới, quan trọng là đàm
phán giá cả, ký kết hợp đồng với khách hàng.

 Inside Sales: Thường xuyên liên hệ theo dõi khách hàng, sắp xếp nhận đặt hàng


(booking), gửi booking confirmation cho khách hàng để xuất hàng, chuyển thông tin
cho bộ phận chứng từ để làm chứng từ, đàm phán cước phí với hãng tàu.
 Bộ phận chứng từ
- Nhận Booking Confirm (xác nhận đặt chỗ) và cho số House Bill of Lading
(HB/L – vận đơn nhà).
- Nhận chứng từ khách hàng gửi, kiểm tra chứng từ; làm đơn nháp cho khách
hàng kiểm tra lại để giảm thiểu sai sót.
- Chủ động liên lạc với bộ phận giao nhận để lấy số liệu kịp thời sau đó kiểm tra
lại số liệu và đối chiếu chứng từ để phát hành vận đơn nhà cho khách hàng.
 Bộ phận giao nhận
- Liên lạc với khách hàng để thu thập thông tin và yêu cầu khách hàng cung cấp
những chứng từ cần thiết có liên quan đến lơ hàng để làm dịch vụ hải quan.
- Tiếp nhận, kiểm tra hàng.
- Dán Seal, bấm Seal, cân đo, kiểm hóa hàng.
- Thanh lý hải quan: Cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thiết có liên quan đến lơ
hàng để phịng chứng từ phát hành Bill of Lading (vận đơn) và theo dõi tiếp.
 Bộ phận kế toán - nhân sự
 Bộ phận kế toán: Quản lý điều hành việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, lập
báo cáo tài chính mỗi tháng, quý, năm cho công ty.
 Bộ phận nhân sự: Tổ chức và xây dựng các hoạt động về văn thư, văn phòng và
nguồn nhân lực cho các bộ phận, nhận nhiệm vụ từ giám đốc và các phòng ban.
 Bộ phận quản lý hoạt động kho
Theo dõi tình hình xuất nhập hàng hóa, sắp xếp hàng và đảm bảo sự thơng suốt
trong q trình hoạt động và báo cáo cho giám đốc về hoạt tình hình xuất nhập của
kho.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2014 – 2016)


Năm
2014
2015
2016

(Đơn vị tính : VNĐ)
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
2,230,241,930
1,776,083,430
454,158,500
3,009,432,269
2,416,270,253
593,162,016
3,875,007,480
3,131,470,597
743,536,883
(Nguồn : Phịng kế tốn)
Bảng 1.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của QV Trans
từ năm 2014 – 2016


4,500,000,000
4,000,000,000
3,500,000,000
3,000,000,000
2,500,000,000

Doanh thu

Chi phí
Lợi nhuận

2,000,000,000
1,500,000,000
1,000,000,000
500,000,000
0

2014

2015

2016

Biểu đồ 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của QV Trans từ năm 2014 – 2016

 Nhận xét
 Về doanh thu
Năm 2015, doanh thu tăng 779,190,339 đồng so với năm 2014.
Năm 2016, doanh thu tăng 865,575,211 đồng so với năm 2015.
Với chiến lược kinh doanh hợp lý, duy trì được khách hàng cố định, đồng thời
thu hút và tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng tiềm năng đã giúp cho cơng ty có
doanh thu ngày càng tăng.
 Về chi phí
Năm 2015, chi phí tăng 640,186,823 đồng so với năm 2014.
Năm 2016, chi phí tăng 715,200,344 đồng so với năm 2015.
Nguyên nhân có sự tăng nhiều như vậy là vì số lượng đơn hàng của cơng ty tăng
lên, kéo theo việc tăng cả doanh thu và chi phí, giá nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào
tăng cao so với năm trước, nên đơn giá hàng nhập khẩu cũng tăng cao, đồng thời do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến chi phí tăng, giá dịch vụ vận chuyển hàng
hóa quốc tế tăng cao, chính sách lương bổng cũng tăng theo.
 Về lợi nhuận


Về lợi nhuận, công ty vẫn giữ được mức lợi nhuận an toàn, tương đối tốt:
Năm 2015, lợi nhuận tăng 139,003,516 đồng so với năm 2014.
Năm 2016, lợi nhuận tăng 150,374,864 đồng so với năm 2015.
Trong năm 2016, công ty cũng tạo được nhiều mối quan hệ với các đối tác,
khách hàng tin cậy, dịch vụ tốt, kinh doanh hiệu quả và trở thành một trong những cơng
ty có uy tín đối với đối tác.
1.5. Định hướng phát triển của cơng ty
Những năm tiếp theo dự báo là vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức, QV Trans
sẽ tiếp tục kiên trì phấn đấu vượt qua. Trước mắt trong năm 2018 này phấn đấu nâng
cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh, phát huy thế mạnh của mình, hướng đến
khách hàng bằng sự chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động, đa dạng trong sản phẩm
dịch vụ và chu đáo nhiệt tình trong phong cách phục vụ. Bên cạnh đó, củng cố những
thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và
đường hàng không.


CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN CỦA HÀNG XUẤT
KHẨU SƠN (UN 1263, NHĨM 3) BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
2.1.

Một số thuật ngữ cơ bản trong vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường
hàng khơng
Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm vận chuyển theo đường hàng không được
chia thành 9 nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ cơng nghiệp.

- Nhóm 2: Khí ga dễ cháy; khí ga khơng dễ cháy, khơng độc hại; khí ga độc hại.
- Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.
- Nhóm 4: Các chất đặc dễ cháy; các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử
nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
- Nhóm 5: Các chất ơxy hóa; các hợp chất ơ xít hữu cơ.
- Nhóm 6: Các chất độc hại; các chất lây nhiễm.
- Nhóm 7: Các chất phóng xạ .
- Nhóm 8: Các chất ăn mịn
- Nhóm 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.
Trong đó, sơn thuộc nhóm thứ 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử

nhậy (chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn hay bằng 61oC).
Hình 2.1. Nhãn hàng nguy hiểm của nhóm 3
2.1.1. Số UN
- Số UN là một dãy số có bốn chữ số xác định các chất độc hại, nguy hiểm trong
khuôn khổ của vận tải quốc tế. Số UN có dải số từ UN0001 đến UN3506 và


được định ra bởi Ủy ban Chuyên gia Liên Hợp Quốc về Vận chuyển Hàng hố
Nguy hiểm.
- Mỗi một nhóm hàng nguy hiểm đều có một số UN riêng. Mã số UN của sơn là
UN 1263.
2.1.2. Số CAS (Chemical Abstracts Service)
- Số CAS (hay còn gọi là số đăng ký CAS) là sự xác định bằng chuỗi số định
danh duy nhất cho các nguyên tố hoá học, các hợp chất hoá học, các polyme,
các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim.
- Mục đích của nó là làm cho việc tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu thuận tiện
hơn. Gần như mọi cơ sở dữ liệu về hóa chất ngày nay đều cho phép tìm kiếm
theo số CAS.
2.1.3. Packing group

Packing group là một dấu hiệu cho thấy mức độ nguy hiểm của các chất trong
một nhóm hàng.
IATA DGR chia mức độ nguy hiểm của hàng nguy hiểm thành 3 loại :
 Packing group 1 : Rất nguy hiểm (một số hãng hàng không không nhận vận
chuyển những hàng hoá thuộc Packing group 1)
 Packing group 2 : Nguy hiểm vừa phải
 Packing group 3 : Ít nguy hiểm hơn
Packing group
Flash Point (closed–cup)
Initial Bolling Point
≤ 35oC
< 23oC
> 35oC
≥23oC ≤ 60oC
> 35oC
Bảng 2.1. Bảng xác định packing group cho nhóm 3
 Flash Point (Nhiệt độ phát sáng) : Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi dễ cháy của
một chất lỏng đốt cháy trong khơng khí khi tiếp xúc trong giấy lát với một
nguồn phát lửa).
 Initial Boiling Point : Nhiệt độ tại đó chất lỏng bắt đầu sơi.
2.1.4. Bảng chỉ dẫn an tồn hố chất MSDS (Material Safety Data Sheet)
- Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan
đến các thuộc tính của một hố chất cụ thể nào đó, được đưa ra để cho những
người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, khơng kể là dài hạn hay
ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an tồn hay các xử lý cần
thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
I
II
III



-

MSDS do công ty xuất khẩu cung cấp. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hồn
tồn trách nhiệm: Lơ hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó
hàng hố có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.
2.2. Qui trình thực hiện quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất khẩu mặt
hàng sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng khơng
2.2.1. Sơ đồ các bước thực hiện quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất khẩu
sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng không

Bước 1
Báo giá, nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ.
Bước 2
Nhận thông tin hàng, lưu trữ chứng từ từ người xuất khẩu cung cấp.
Bước 3
Chuẩn bị DGD (Shipper’s Declaration for Dangerous Goods) nháp.
Bước 4
Đặt chỗ qua hãng đại lý hãng hàng không và nhận lại các thông tin về chuyến bay.
Phát hành House AWB nháp.
Mở tờ khai hải quan điện tử hàng xuất (chưa truyền).
Bước 5
Nhận hàng từ người xuất khẩu.
Tiến hành đóng gói và dán nhãn theo tiêu chuẩn của IATA.
Đưa hàng ra kho.
Cân đo số kiện, số kí và làm tờ cân.
Truyền tờ khai làm thủ tục hải quan.
Bước 6
Nộp DGD hoàn chỉnh, tờ cân cho nhân viên tiếp nhận ở ngoài kho.
Nộp các giấy tờ và chứng từ cần thiết cho hãng hàng không phát hành Master AWB.

Bước 7
Thông báo cho đại lý bên nước nhập khẩu về việc gửi hàng.
Bước 8
Hoàn tất một số thủ tục còn lại và kết thúc.


2.2.2. Diễn giải các bước thực hiện quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất
khẩu sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng không
Bước 1 : Báo giá, nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ
Sau khi người xuất khẩu yêu cầu cung cấp dịch vụ, thì bộ phận Sale sẽ báo giá
cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu chấp nhận mức giá, thì bộ phận Sale sẽ nhận
và chuyển yêu cầu xuống bộ phận chứng từ để chuẩn bị chứng từ cho lô hàng.
Bước 2 : Nhận thông tin hàng, lưu trữ chứng từ từ người xuất khẩu cung cấp
Bộ phận chứng từ sẽ yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thông tin của lô hàng để
lập House AWB nháp, và các chứng từ khác bao gồm : MSDS, phiếu đóng gói hàng
hố (packing list), hố đơn (invoice).
Kiểm tra và xác minh lại các chi tiết đã chính xác và đầy đủ chưa. Nếu có bất cứ
thơng tin nào chưa rõ ràng thì nhân viên có trách nhiệm liên lạc với người bán để xác
nhận lại thông tin chi tiết chính xác nhất.
Đặc biệt, vì sơn là hàng hố nguy hiểm thuộc nhóm 3 nên phải u cầu bảng
MSDS từ khách hàng, cơng ty giao nhận khơng có trách nhiệm làm bảng MSDS. Phải
kiểm tra kỹ bảng MSDS để tránh các rủi ro có thể xảy ra vì ở một số nước phạt rất
nặng nếu phát hiện bảng MSDS sai. Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ chuyên nhận làm
bảng MSDS.
Bước 3 : Chuẩn bị DGD (Shipper’s Declaration for Dangerous Goods) nháp
Về cơ bản, qui trình giao nhận xuất khẩu hàng hố nguy hiểm khơng khác gì so
với những hàng hố bình thường, chỉ thêm bước chuẩn bị DGD. DGD có nghĩa là khai
báo của người gửi hàng đối với hàng nguy hiểm. DGD có sẵn mẫu, người gửi hàng chỉ
cần điền đầy đủ và chính xác thơng tin vào mẫu. DGD phải có 3 bản (màu trắng, màu
hồng, màu xanh) 2 bản do công ty giao nhận giữ, 1 bản giao cho hãng hàng không.

Bước 4 :
- Đặt chỗ qua hãng đại lý hãng hàng không và nhận lại các thông tin về chuyến
bay.
 Khi tiến hành đặt chỗ cần gửi các chứng từ sau đây cho hãng hàng
không, bao gồm: DGD nháp, packing list, invoice.
 Đại lý hãng hàng không thông báo với hãng hàng không và nhận xác
nhận đặt chỗ (Booking Confirm).
 Đại lý hãng hàng không sẽ gửi lại cho công ty bản Booking Confirm, trên
đó có ghi các thơng tin về chuyến bay, ngày giao hàng chậm nhất (cut off
time, nếu giao sau thời gian đó, thì hàng sẽ bị rớt lại), và số bill của


-

-

-

-

 Master AWB để thực hiện khai hải quan, viết Talong (trên Talong sẽ thể
hiện số Master AWB, mã địa điểm đến và số lượng kiện) .
Phát hành House AWB nháp dựa trên chứng từ do người xuất khẩu cung cấp và
các chứng từ khác do người xuất khẩu yêu cầu và gửi cho người xuất khẩu kiểm
tra. Nếu người xuất khẩu kiểm tra House AWB sai quay lại thực hiện bước 2,
nếu đúng thực hiện tiếp các bước sau.
Mở sẵn tờ khai hải quan điện tử hàng xuất (chưa truyền). Vì lý do phải đem
hàng ra kho, cân hàng và nhận phiếu cân (gồm 2 phiếu nhỏ) để biết được chính
xác khối lượng hàng hóa và so sánh với thể tích của hàng. Nếu truyền tờ khai
trước khi biết chính xác được khối lượng hàng, nếu khối lượng trên tờ khai hải

quan mà lệch quá 3% so với thực tế thì tờ khai đó sẽ khơng được chấp nhận.
Bước 5 :
Nhận hàng từ người xuất khẩu, tiến hành kiểm tra hàng hố dựa trên các thơng
tin mà khách hàng đưa ra.
Tiến hành đóng gói hàng hố theo tiêu chuẩn của IATA (packing instruction).
Đóng gói là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an tồn trong q trình vận chuyển
hàng hố nguy hiểm bằng đường hàng khơng. Thùng sơn được bỏ vào thùng
UN, sau đó lót bột hút ẩm, đóng tối đa 5 lít/kiện theo hướng dẫn đóng gói 366
(trong trường hợp lô hàng được gửi đi theo tàu khách).
Sau khi đóng gói xong, làm đánh dấu và dán nhãn cho kiện hàng:

Đánh dấu
1. Nhãn của chất nguy hiểm chính.
2. Nhãn của chất nguy hiểm thứ 2, thứ 3
(nếu có).
3. Nhãn của handling (nếu có).
4. Nhãn hướng (thường được dán ở 2
mặt đối diện của thùng).

Dán nhãn
1. Tên shipper cùng với địa chỉ, điện
thoại, người liên hệ (nếu áp dụng).
2. Tên consignee cùng địa chỉ, điện
thoại, người liên hệ (nếu áp dụng).
3. Tên chất (PSN - Proper Shipping
Name), Mã số UN.
4. Khối lượng tịnh (Net weight) và tổng
khối lượng (Gross weight).
5.Mã số của thùng UN


Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định
IATA hiện hành sẽ không được chấp nhận vận chuyển.


-

-

Đưa hàng ra kho TCS để hoàn thành các thủ tục trước giờ “cut off” đã ghi trên
booking để tránh bị rớt hàng.
Xuống hàng và dán tờ talong đã ghi sẵn ở Bước 4 lên hàng, mỗi kiện hàng phải
dán 1 talong để tránh bị mất hàng.
Đưa hàng vào cân đo số kiện, số kí và làm tờ cân.
Khi có số cân thực tế, thì nhân viên giao nhận sẽ ghi vào tờ hướng dãn gửi hàng
điện thoại về báo cho bộ phận chứng từ để tiếp tục nhập thông tin hàng hóa và
truyền tờ khai.
Truyền tờ khai làm thủ tục hải quan:
 Khai báo thông tin để truyền tờ khai hải quan (bằng phần mềm khai báo
hải quan điện tử ECUS5.
 Truyền thông tin lô hàng đến hải quan, hải quan tiến hành kiểm tra và
phân luồng theo 3 màu đỏ, xanh, vàng.

Truyền tờ khai và nhận phân luồng

Luồng xanh

Thông quan trên
mạng (sau nộp
thuế)


Luồng vàng

Luồng đỏ

Nộp hồ sơ để hải
quan kiểm tra tại
chi cục

Nộp hồ sơ để hải
quan kiểm tra tại
chi cục

Thông quan tờ
khai nếu hợp lệ
(đã nộp thuế)

Chuyển sang
luồng đỏ nếu có
dấu hiệu vi phạm
Thơng quan tờ
khai nếu hợp lệ
(đã nộp thuế)

Xuất trình hàng
hố để hải quan
kiểm tra thực tế
Thông quan tờ
khai nếu hợp lệ
(đã nộp thuế)



Hàng nguy hiểm nguy hiểm khi vận chuyển là theo quy định của vận chuyển, cụ
thể ở đây là theo quy định của IATA. Vì vậy, hải quan vẫn sẽ tiến hành kiểm tra và
phân luồng như bình thường. Trên thực tế, sơn thường được nhận phân luồng vàng.
Bước 6 :
- Nộp DGD hoàn chỉnh cùng tờ cân cho nhân viên tiếp nhận ở ngoài kho.
- Nhân viên tiếp nhận sẽ xem xét hàng hóa có đủ điều kiện để được lên máy bay
hay không bằng cách tiến hành đánh check list. Check list là một bản kiểm tra lô
hàng này từ kiện hàng cho đến các chứng từ xem có đúng và phù hợp khơng.
Mỗi mục check list có 3 ô: Yes, No, N/A (Not Applicable). Bất cứ mục nào mà
bị đánh dấu vào ơ “No” thì lơ hàng sẽ không được chấp nhận vận chuyển.
- Trong trường hợp không được chấp nhận vận chuyển, nhân viên tiếp nhận sẽ
yêu cầu nhân viên giao nhận hiện trường đóng hàng lại hàng để đáp ứng được
yêu cầu an toàn khi lên máy bay, cịn ngược lại thì họ sẽ ký tên để tiếp nhận
hàng vào tờ cân (Hướng dẫn gửi hàng). Khi nhân viên tiếp nhận đã ký lên tờ cân
thì hãng hàng khơng đã nhận hàng, mọi trách nhiệm nếu mất mát thì hãng hàng
khơng sẽ chịu trách nhiệm.
- Nộp các chứng từ sau đây cho hãng hàng không để hãng phát hành Master AWB
và gửi kèm toàn bộ chứng từ theo lơ hàng:
 Tờ cân (đã kí)
 DGD hoàn chỉnh
 Check list
 House AWB (bắt buộc)
 Packing list (nếu có)
 Invoice (nếu có)
Lưu ý: Khi xuất House AWB thì viết dịng “Dangerous Goods as per attached
Shipper’s Declaration” vào ô Handling information. Trên Master AWB thì hãng hàng
không sẽ tự điền vào.
Bước 7 : Thông báo cho đại lý bên nước nhập khẩu về việc gửi hàng
- Số Master AWB và House AWB

- Người gửi
- Người nhận
- Tên hàng
- Số lượng
- Trọng lượng
- Thể tích


- Tên sân bay đi
- Tên sân bay đến
- Ngày khởi hành (ETD)
- Ngày dự kiến tới (ETA)
Bước 8 : Hồn tất một số thủ tục cịn lại và kết thúc
- Thông báo cho người xuất khẩu khi hàng đến ở nước nhập khẩu.
- Lên chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết:
 Làm Debit Note (giấy nợ), liệt kê tất cả các chi phí phát sinh trong quá
trình làm hàng và cộng thêm một khoản lợi nhuận để gửi cho khách hàng.
 Lưu trữ các chứng từ bằng file mềm để tiện lưu trữ dữ liệu, giải quyết các
vấn đề phát sinh cũng như có thơng tin để so sánh cho các lô hàng tiếp
theo.
 Chuyển dữ liệu chi phí, danh thu cho kế tốn để thống kê và thuận tiện
cho việc khai báo nộp thuế.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất khẩu
sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng khơng
2.3.1. Các yếu tố bên ngồi cơng ty
 Mơi trường văn hố
Mỗi nước sẽ có một số ngày lễ khác nhau và vào ngày đó họ thường nghỉ, cho
nên gửi hàng hóa xuất khẩu nên tìm hiểu ngày ETA (ngày hàng đến) có trùng vào các
dịp lễ nghỉ dài ngày hay không, tránh bị ảnh hưởng tới công việc nhận hàng ở nước
nhập khẩu, đồng thời tránh làm phát sinh phí lưu kho, gây tốn kém cho người nhập

khẩu và làm mất uy tín của QV Trans.
 Mơi trường pháp luật
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không liên
quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những mơi
trường luật pháp nói trên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hố.
Các thơng tư và nghị định của chính phủ ở mỗi thời kỳ thường có sự thay đổi, do đó
cần nắm bắt được những sự thay đổi đó kịp thời để khơng xảy ra các tình huống bất
ngờ làm kéo dài quy trình, chậm trễ việc giao hàng hố xuất khẩu. Việc hiểu biết về
những nguồn luật sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng khơng là một hình thức
vận tải khá khó khăn và cần phải tuân thủ theo quy định của IATA. Muốn làm hàng
nguy hiểm thì phải có chứng chỉ DG do IATA cấp.


 Cước phí của hãng hàng khơng
Cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế. Những
ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết thì cước vận chuyển hàng khơng có thể cao gấp 3,
4 thậm chí gấp nhiều lần. Đa số các lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không ở QV
Trans được đặt chỗ thẳng qua hãng hàng không, tuy nhiên đối với một số lộ trình cơng
ty ít đi với mức cước mà hãng hàng không hoặc đại lý hãng hàng không báo giá, QV
Trans sẽ chọn đặt chỗ qua chỗ nào báo giá tốt hơn, vừa để đảm bảo lợi nhuận cũng như
uy tín của cơng ty đối với khách hàng.
 Thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên
chở hàng hố bằng đường hàng khơng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và
thời gian giao nhận hàng hoá.
 Sự phối hợp giữa người xuất khẩu và QV Trans
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người xuất khẩu và QV Trans. Nếu phát
sinh một số trục trặc, dẫn đến việc không kịp giao hàng ở sân bay để làm các thủ tục ở
kho cũng như hải quan sẽ dẫn tới tình trạng rớt hàng, QV Trans sẽ phải hủy đặt chỗ với

hãng hàng không, làm mất uy tín của cơng ty với đại lý và hãng hàng không. Đồng thời
làm mất thời gian và các khoản chi phí khơng cần thiết. Do đó, giữa người xuất khẩu
và QV Trans phải có sự tương tác cao, cơng ty nắm bắt nhu cầu của người xuất khẩu
một cách rõ ràng và chính xác nhất để từ đó đưa ra các phương án làm việc hiệu quả.
2.3.2. Bên trong công ty
 Trình độ nhân viên
Vận chuyển hàng nguy hiểm địi hỏi kiến thức và trình độ chun mơn cao. Trên
thực tế, khơng có q nhiều cơng ty giao nhận có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.
Đây là nhân tố quan trọng mang tính quyết định và ảnh hưởng hàng đầu. Quy trình
nghiệp vụ giao nhận hàng hố có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng
hoá đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người
tham gia vào quy trình.
 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận (văn phòng, kho hàng, các
phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,…) phục vụ cho việc
gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng.
Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hồn chỉnh và khơng đầy đủ
sẽ gây khó khăn và trở ngại cho q trình giao nhận hàng hố. QV Trans chưa thực sự
có một hệ thống cơ sở vật chất, máy móc đầy đủ và tiện nghi phục vụ cho công việc.


2.4.

Đánh giá quy trình nghiệp vụ giao nhận của hàng xuất khẩu sơn (UN 1263,
nhóm 3) bằng đường hàng khơng
2.4.1. Tích cực
- Cơng ty am hiểu và tn thủ đầy đủ các luật của Việt Nam cũng như tham chiếu
các luật của các nước là địa điểm được gửi hàng đến.
- Có chứng chỉ IATA để thực hiện các nghiệp vụ giao nhận đối với một số mặt
hàng nguy hiểm.

- Đội ngũ nhân viên của công ty đa số là nhân viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề
nghiệp, ham học hỏi và trách nhiệm với sự sáng tạo trong công việc.
- Cơng ty có thế mạnh trong lĩnh vực vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường
hàng khơng, có mối quan hệ tốt với nhiều hãng hàng không cũng như đại lý
hãng hàng không.
- Việc thực hiện giao nhận vận tải chủ yếu do QV Trans tự đảm nhận, cho nên ít
có tình trạng th các cơng ty khác làm nên giảm được một khoản chi phí đáng
kể.
2.4.2. Tiêu cực
- Vì là hàng hóa nguy hiểm, nên quy trình sẽ phức tạp hơn các loại hàng hố
thơng thường.
- Tốn nhiều thời gian và chi phí hơn trong việc đào tạo nghiệp vụ về hàng nguy
hiểm.
- Chưa có hệ thống xe nội bộ tại doanh nghiệp, dẫn đến việc phát sinh thêm các
chi phí liên quan tới vận chuyển hàng hóa.
- Chưa có hệ thống đại lý giao nhận vận tải ở nước ngoài.
- Thiếu nguồn nhân lực trong một số ngày cao điểm, nhân viên thường một lúc
làm nhiều lô hàng một lúc, dễ dẫn đến việc xảy ra sai sót trong quá trình thực
hiện, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của cơng ty.
- Chưa thực sự có một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và tiện nghi phục vụ cho
q trình giao nhận hàng hố.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN QUI
TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN CỦA HÀNG XUẤT KHẨU SƠN (UN 1263,
NHĨM 3) BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
3.1.

Giải pháp cho cơng ty nhằm hồn thiện qui trình nghiệp vụ giao nhận của
hàng xuất khẩu sơn (UN 1263, nhóm 3) bằng đường hàng khơng

 Giải pháp 1: Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên
Như đã nói ở trên, nghiệp vụ về hàng nguy hiểm là một trong những lĩnh vực
khó nhất của vận tải hàng khơng, địi hỏi nhân viên phải có kiến thức và trình độ
chun mơn cao. Hiện nay, để thực hiện được quy trình xuất khẩu các mặt hàng nguy
hiểm nói riêng và sơn (UN 1263, nhóm 3) nói riêng, các cơng ty phải có nhân viên có
chứng chỉ của khóa học IATA DGR do IATA hoặc các trung tâm đào tạo được IATA
cấp phép. Đa số đội ngũ nhân viên đều trẻ và thiếu kinh nghiệm hoặc chưa có kinh
nghiệm về lĩnh vực này. Bên cạnh việc tuyển chọn thêm nhân viên, QV Trans nên tạo
cơ hội để các nhân viên được học hỏi và đào tạo nhiều hơn, lựa chọn những nhân viên
xuất sắc để gửi họ đi học tập và nâng cao nghiệp vụ của IATA DGR…Từ những nhân
viên được gửi đi đào tạo, họ sẽ chia sẽ kiên thức với toàn bộ nhân viên trong công ty, tổ
chức các buổi huấn luyện nghiệp vụ ở cơng ty để nâng cao trình độ nhân viên cũng như
nâng cao chất lượng và uy tín của doanh nghiệp.
 Giải pháp 2: Đầu tư phương tiện vận tải
QV Trans chưa có hệ thống xe nội bộ tại doanh nghiệp, dẫn đến việc phát sinh
thêm các chi phí liên quan tới vận chuyển hàng hóa. Nhu cầu giao nhận hàng hố thì
ngày càng tăng lên, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhau hơn. Vì
vậy, QV Trans nên đầu tư thêm trong việc mua sắm các xe vận chuyển để giảm chi phí
th ngồi khi có các đơn hàng lớn cần vận chuyển nội địa cũng như để nâng cao chất
lượng dịch vụ của cơng ty, làm cho hàng hố lưu thơng nhanh hơn cũng như dễ quản lí,
kiểm sốt hơn trong q trình vận chuyển.
 Giải pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất
Công ty thành lập và tồn tại trong một thời gian không quá dài với quy mô nhỏ
nên việc chưa có được các thiết bị máy móc cũng như cơ sở vật chất hiện đại đầy đủ là
một điều dễ hiểu.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho Logistics bao gồm rất nhiều yếu
tố như mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất, trao đổi dữ liệu điện tử… QV Trans nên
đầu tư nhiều hơn trong vấn đề này, trang bị thêm các máy tính mới, đảm bảo đường
truyền internet mạnh và ổn định, mua thêm một số thiết bị mới cần thiết. Bên cạnh đó,



để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay
thế mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mịn này hoặc đổi mới. Đồng thời
tạo một mơi trường làm việc tiện nghi và tốt nhất cho nhân viên để khuyến khích, nâng
cao tinh thần làm việc, bằng cách cải tạo phòng ốc, bàn ghế, máy lạnh,…
 Giải pháp 4: Thiết lập các mối quan hệ
QV Trans hiện chưa có hệ thống đại lý giao nhận vận tải cũng như chi nhánh
cơng ty ở nước ngồi, việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp
Logistics ở nước ngồi giúp cơng ty thể nhận được thêm các đơn hàng từ các đại lý đó.
Tạo mối quan hệ tốt với các hãng vận chuyển và đại lý để có được mức cước phí
rẻ, giúp cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
3.2. Kiến nghị đối với nhà nước
 Kiến nghị 1 : Hồn thiện chính sách pháp luật về Logistics
Bổ sung, sửa đổi nội dung về dịch vụ Logistics trong Luật Thương mại nhằm cơ
sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động Logistics. Kiến nghị sửa đổi, ban hành mới các
chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics, vận tải đa phương thức, vận tải
xuyên biên giới.
Khi cập nhật các văn bản pháp luật cần có sự thông báo rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông, trực tiếp gửi các công văn đến các doanh nghiệp, cơng ty
hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan.
 Kiến nghị 2 : Hoàn thiện kết cấu hạ tầng Logistics
Thông thường, khi đánh giá quốc gia phát triển kinh tế bền vững, người ta ln
nhìn vào cơ sở hạ tầng giao thơng và hệ thống cảng biển, bởi vì những yếu tố này góp
phần quan trọng cho sự tăng trưởng, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc để phát triển
Logistics ở một nước.
Nhìn chung hệ thống giao thơng Việt Nam đang thiếu và yếu kém so với yêu
cầu phát triển đất nước cũng như Logistics. Điểm nổi bật là cầu đường còn đang dưới
tiêu chuẩn qui định để bảo đảm tải trọng cho xe container lưu thông, chưa kết nối tốt hệ
thống giao thông nội địa với các cảng biển nước sâu, cảng biển là cửa ngõ giao thương
quốc tế và hiệu quả sử dụng đa phương thức vận tải trong giao thơng cịn thấp. Tích

cực thực hiện cũng như rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ
tầng giao thơng và dịch vụ vận tải.
 Kiến nghị 3 : Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ
Triển khai các hoạt động Logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin
và các công nghệ mới trong Logistics.


Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và
tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ Logistics.
Hỗ trợ xây dựng những doanh nghiệp, cơng ty Logistics, triển khai các chính
sách vay vốn với lãi suất thấp, các gói ưu đãi đối với các doanh nghiệp.
 Kiến nghị 4: Phát triển thị trường dịch vụ Logistics
Chủ động đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về Logistics.
Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về Logistics.
Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn doanh nghiệp nước
ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ Logistics
Tăng cường liên kết với các hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ Logistics khu vực
ASEAN và trên thế giới.
Thu hút đơng đảo doanh nghiệp Logistics nước ngồi đến làm ăn, hợp tác với
doanh nghiệp Việt Nam…


PHỤ LỤC
[ , 20/11/2017

Hình 1: Tờ khai hàng nguy hiểm EK


×