Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI LANDRACE x YORKSHIRE VÀ YORKSHIRE x LANDRACE TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH, HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.28 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI
LANDRACE x YORKSHIRE VÀ YORKSHIRE x LANDRACE
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH,
HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên : ĐINH THỊ THU SƯƠNG
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002 - 2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI
LANDRACE x YORKSHIRE VÀ YORKSHIRE x LANDRACE
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH,
HUYỆN LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

ĐINH THỊ THU SƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


Cấp bằng Bác Sỹ
Ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ
Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và luôn động viên hỗ trợ cho con trên
đường học vấn cũng như trong cuộc sống để con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
-Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
-Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
-Cùng toàn thể quý thầy, quý cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt thời gian học tập.
Kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
TS. Trần Văn Chính, thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn
-Ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, Ban Lãnh Đạo Trại chăn
nuôi Heo Long Thành.
-Cùng toàn thể cô chú, anh chị em công nhân viên trại chăn nuôi heo Long
Thành đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Cảm ơn
Tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học

tập và thực hiện tốt nghiệp.

Đinh Thị Thu Sương

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ 09/04/2007 đến 29/07/2007 tại Trại Chăn Nuôi Heo
Long Thành (chi nhánh Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn), Đồng Nai.
Nội dung của nghiên cứu là đánh giá sức sinh sản của hai nhóm giống heo nái
lai Landrace x Yorshire (LY) và Yorshire x Landrace (YL) qua 1013 ổ đẻ của 259 nái,
trong đó 160 nái LY và 99 nái YL.
Kết quả cho thấy trung bình của một số chỉ tiêu về sức sinh sản của hai nhóm
giống như sau:
Tuổi phối giống lần đầu (279,00 ngày), tuổi đẻ lứa đầu (395,21 ngày), số heo
con đẻ ra trên ổ (10,25 con/ổ), số heo con sơ sinh còn sống (9,94 con/ổ), số heo con sơ
sinh còn sống đã điều chỉnh (10,54 con/ổ), số heo con chọn nuôi (9,18 con/ổ), số heo
con giao nuôi (10,02 con/ổ), tuổi cai sữa heo con (27,35 ngày), số heo con cai sữa
(8,97 con/ổ), trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (64,59 kg/ổ), trọng lượng bình quân
heo con cai sữa (7,20 kg/con), trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (60,28
kg/ổ), khoảng cách giữa hai lứa đẻ (162,62 ngày), số heo con cai sữa của nái trên năm
(20,49 con), số lứa đẻ của nái trên năm (2,27 lứa).
Dựa vào chỉ số sinh sản heo nái (SPI), hai nhóm giống heo được xếp hạng về
khả năng sinh sản như sau: LY (100,71 điểm) > YL (99,39 điểm).

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .....................................................................................2
1.2.1. Mục đích ...............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH.......................................3
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................3
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trại ............................................................3
2.1.3. Nhiệm vụ hiện nay của trại....................................................................................3
2.1.4. Cơ cấu đàn .............................................................................................................3
2.1.5. Giống và công tác giống ........................................................................................4
2.1.6. Hệ thống chuồng trại .............................................................................................4
2.1.7. Thức ăn ..................................................................................................................4
2.1.8. Chăm sóc – quản lý ...............................................................................................5
2.1.9. Vệ sinh – Phòng bệnh ............................................................................................5
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................7
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...................................................................................7
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................................................................7
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .......................................................................................7
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ...................................................................................7
3.4.1. Tuổi phối giống lần đầu ........................................................................................7

iv


3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................................7
3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .................................................................................7
3.4.4. Số lứa đẻ của nái trên năm.....................................................................................8
3.4.5. Số heo con đẻ ra trên ổ ..........................................................................................8
3.4.6. Số heo con sơ sinh còn sống..................................................................................8
3.4.7. Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ...........................................................8
3.4.8. Số heo con chọn nuôi ............................................................................................8
3.4.9. Số heo con giao nuôi .............................................................................................8
3.4.10. Tuổi cai sữa heo con ............................................................................................8
3.4.11. Số heo con cai sữa ...............................................................................................8
3.4.12. Số heo con cai sữa của nái/năm ...........................................................................9
3.4.13. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ....................................................................9
3.4.14. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ..............................................................9
3.4.15. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (kg/ổ) ...................................9
3.4.16. Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống .........10
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................10
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................11
4.1. TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU ...........................................................................11
4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU ..............................................................................................12
4.3. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ................................................................13
4.4. SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM ....................................................................15
4.5. SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ ............................................................................16
4.6. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ..................................................................18
4.7. SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ...................................21
4.9. SỐ HEO CON GIAO NUÔI ..................................................................................24
4.10. TUỔI CAI SỮA HEO CON .................................................................................27
4.11. SỐ HEO CON CAI SỮA .....................................................................................29

4.12. TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ............................................31
4.13.TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA .......................................34
4.14. TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ..............36
4.15. SỐ HEO CON CAI SỮA CỦA NÁI TRÊN NĂM ..............................................37
v


4.16. CHỈ SỐ SINH SẢN HEO NÁI (SPI) VÀ XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA HAI NHÓM NÁI ..........................................................................................39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................47
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................47
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC .....................................................................................................................51

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TC

: Tính chung

TSTK : Tham số thống kê
X

: Trung bình

SD


: Độ lệch chuẩn (Stardard deviation)

CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of variance)

DF

: Độ tự do (Degreed of freedom)

SV

: Nguồn gốc biến thiên (Source of variance)

SS

: Tổng bình phương (Sum of square)

MS

: Trung bình bình phương (Means of square)

NSIF : Hiệp hội cải thiện giống heo của Mỹ (National Improvement Swine Fedration)
SPI

: Chỉ số sinh sản heo nái (Sow production Index)

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng đàn heo tại Trại chăn nuôi heo Long Thành ...............6
Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn.............8
Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo con
chuẩn ...............................................................................................................9
Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh
tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày) về cùng số con giao nuôi chuẩn ..........9
Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh
cùng tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày), cùng số heo con giao nuôi chuẩn
(≥10 con) về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2) ........................................................10
Bảng 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................11
Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................12
Bảng 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .........................................................................14
Bảng 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................................15
Bảng 4.5: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm nái ..........................................................16
Bảng 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ...............................................................17
Bảng 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm nái .................................................19
Bảng 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ......................................................20
Bảng 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ..................................................21
Bảng 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm nái ..........................................................22
Bảng 4.11: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...............................................................23
Bảng 4.12: Số heo con giao nuôi theo nhóm nái ...........................................................25
Bảng 4.13: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ................................................................26
Bảng 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm nái ...........................................................27
Bảng 4.15: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ.................................................................28
Bảng 4.16: Số heo con cai sữa theo nhóm nái ...............................................................29
Bảng 4.17: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ....................................................................31
Bảng 4.18: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm nái ....................................32
Bảng 4.19: Trọng lượng toàn ổ cai sữa heo con theo lứa đẻ .........................................33

Bảng 4.20: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm nái ..............................34
viii


Bảng 4.21: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa ........................................35
Bảng 4.22: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh .....................................36
Bảng 4.23: Số heo con cai sữa của nái trên năm ...........................................................38
Bảng 4.24: Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản của hai nhóm nái ... 39
Bảng 4.25: Xếp hạng từng cá thể nái của nhóm heo lai LY theo chỉ số sinh sản heo nái ... 40
Bảng 4.26: Xếp hạng từng cá thể nái của nhóm heo lai YL theo chỉ số sinh sản heo nái ... 44

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................11
Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu .........................................................................................13
Biểu đồ 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.....................................................................14
Biểu đồ 4.4: Số lứa đẻ của nái trên năm ........................................................................15
Biểu đồ 4.5: Số heo con đẻ ra trên ổ theo giống ...........................................................17
Biểu đồ 4.6: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa đẻ ...........................................................18
Biểu đồ 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm nái .............................................19
Biểu đồ 4.8: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ..................................................20
Biểu đồ 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ..............................................22
Biểu đồ 4.10: Số heo con chọn nuôi theo nhóm nái ......................................................23
Biểu đồ 4.11: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...........................................................24
Biểu đồ 4.12: Số heo con giao nuôi theo nhóm nái .......................................................25
Biểu đồ 4.13: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ............................................................26
Biểu đồ 4.14: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm nái .......................................................27

Biểu đồ 4.15: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ ............................................................29
Biểu đồ 4.16: Số heo con cai sữa theo nhóm nái...........................................................30
Biểu đồ 4.17: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ................................................................31
Biểu đồ 4.18: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm nái................................32
Biểu đồ 4.19: Trọng lượng toàn ổ cai sữa heo con theo lứa đẻ .....................................33
Biểu đồ 4.20: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm nái..........................35
Biểu đồ 4.21: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa....................................36
Biểu đồ 4.22: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh .................................37
Biểu đồ 4.23: Số heo con cai sữa của nái trên năm .......................................................38
Biểu đồ 4.24: Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản của các nhóm nái ... 39

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang có những bước phát triển mới mạnh mẽ
theo hướng công nghiệp đối với tất cả các vật nuôi như: chăn nuôi gà công nghiệp,
chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chăn nuôi heo nạc công nghiệp… Trong đó, chăn nuôi
heo ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi về việc cung cấp nguồn
thịt thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, ngành chăn nuôi heo trong nước không ngừng cải
tiến về qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuồng trại
cho phù hợp với việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đặc biệt là con giống và
công tác giống có tính chất quyết định đến chất lượng và năng suất qua viêc tạo ra
những dòng heo có khả năng sinh sản cao, tỉ lệ nạc nhiều, sức tăng trưởng nhanh, có
đủ sức đề kháng để thích nghi với điều kiện môi trường chăn nuôi mới. Để làm cơ sở
cho công tác giống tốt, cần phải thường xuyên khảo sát đánh giá các thông số kỹ thuật
của đàn heo nhất là đàn heo nái sinh sản.

Góp phần với công việc này với trại, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
và Bộ Môn Di Truyền Giống, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính và sự giúp
đỡ của Trại chăn nuôi Heo Long Thành (chi nhánh Công Ty Cổ Phần Phú Sơn), Đồng
Nai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo
nái lai LY và YL tại Trại chăn nuôi Heo Long Thành, Đồng Nai”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của các nhóm giống nái ở trại nhằm góp
phần làm cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác giống và đề xuất một số biện pháp để cải
thiện, nâng cao năng suất của đàn heo nái tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, quan sát, thu thập các số liệu từ đó phân tích so sánh kết quả một số
chỉ tiêu về sức sinh sản của heo nái các giống hiện đang được nuôi tại trại trong thời
gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU TRẠI CHĂN NUÔI HEO LONG THÀNH
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Heo Long Thành tọa lạc tại ấp 2 xã Long An, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai. Phía Đông giáp suối Bảng Môn, phía Tây giáp lô cao su thuộc
đội 2, nông trường cao su Long Thành, phía Bắc và Nam giáp với các hộ dân cư.
Nguồn nước sử dụng cho trại hầu hết là giếng khoan, do có cấu tạo thổ nhưỡng

đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú. Mạch nước ngầm rất tốt, nước trong, mát, ít
phèn, không hôi thối, lưu lượng nước rất lớn và đạt vệ sinh nên được sử dụng cho hoạt
động chăn nuôi của Trại.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trại
Tiền thân Trại chăn nuôi Heo Long Thành là trại chăn nuôi Quốc Doanh Long
Thành sau đó đổi tên là trại heo Long Thành do UBND Huyện Long Thành trực tiếp
quản lý, hoạt động độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
Năm 1995 theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, trại được giao về xí
nghiệp chăn nuôi Phú Sơn, nay là Công Ty cổ phần Phú Sơn. Và hoạt động dưới hình
thức là đơn vị trực thuộc.
2.1.3. Nhiệm vụ hiện nay của trại
- Sản xuất heo thịt có tỷ lệ nạc cao cho thị trường tiêu thụ.
- Sản xuất heo con thịt thương phẩm có chất lượng tốt phục vụ cho thị trường
chăn nuôi ở địa phương và vùng lân cận.
2.1.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 29/07/2007 tổng đàn heo của trại có khoảng 4489 con bao gồm:
Đực giống:18 con
Heo nái sinh sản: 499 con
Hậu bị chờ phối: 49 con
3


Heo con theo mẹ: 769 con
Heo con cai sữa:1119 con
Heo thịt: 2035
2.1.5. Giống và công tác giống
Nguồn giống của trại hầu hết là heo lai LY và YL đều được nhận từ Công Ty
Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, Đồng Nai.
Việc phối giống được thực hiện 2 lần/ngày: sáng sớm và chiều mát, cách nhau 8
giờ. Ít khi cho giao phối trực tiếp mà thường là gieo tinh nhân tạo.

2.1.6. Hệ thống chuồng trại
Chuồng trại được xây thành từng dãy, kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp bằng tôn,
nền chuồng bằng ximăng với độ dốc thích hợp cho sự thoát nước và tắm rửa, có hệ
thống vòi uống tự động, nguồn nước uống là nguồn nước riêng của trại đã được khử
trùng.
Hai đầu dãy chuồng có cửa ra vào và có hố sát trùng, xung quanh các dãy
chuồng nái đẻ và nuôi con, heo con cai sữa đều có rèm che tránh mưa tạt gió lùa, bên
trong dãy chuồng có gắn quạt máy làm tăng sự thông thoáng. Trên chuồng nái nuôi
con có lồng úm và bao bố ủ ấm cho heo con vào buổi tối và những khi trời lạnh.
- Chuồng nái mang thai: dạng chuồng cá thể, vách ngăn bằng những song sắt,
máng ăn làm bằng ximăng, máng uống là núm cắn tự động.
- Chuồng nái đẻ và nuôi con: trước khi sinh 3 – 5 ngày nái được đưa lên chuồng
sàn được thiết kế với phần rộng nằm của nái là 0,8m, phần rộng nằm của heo con là
0,65m hai bên, máng ăn bằng sắt.
2.1.7. Thức ăn
Heo con được một tuần tuổi cho đến lúc cai sữa sẽ được cho ăn cám Pigcare1.
Heo con cai sữa tuần đầu cho ăn loại thức ăn Pigcare1, sau một tuần thì cho ăn
loại thức ăn Pigcare2 do công ty Anco sản xuất.
Thức ăn cho heo thịt, cái hậu bị, đực giống, nái sinh sản là do công ty đưa về
cho trại (thức ăn được công ty tự mua nguyên liệu và tổ hợp thành phần phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của heo).

4


2.1.8. Chăm sóc – quản lý
- Nái khô và nái mang thai: mỗi sáng công nhân cho ăn và quan sát phát hiện
những heo bất thường, cho heo ăn ngày 2 lần, dọn phân và tắm mỗi ngày 1 lần vào
buổi trưa. Hàng ngày những con đực được dẫn đi vòng quanh chuồng để phát hiện
những nái lên giống và kích thích nái lên giống. Trước khi đẻ khoảng 3 – 5 ngày nái

được chuyển lên chuồng sàn.
- Nái đẻ và nuôi con: khi mới đưa lên chuồng sàn nái được tắm rửa sạch sẽ, khi
đẻ nái được theo dõi thường xuyên để can thiệp kịp thời những nái đẻ khó. Đẻ xong
nái được tiêm 2 – 4 ml oxytoxin. Trong thời gian nái đẻ không được cho ăn mà chỉ cho
uống nước, qua ngày thứ 2 cho nái ăn với lượng thức ăn vừa phải, nái được cho ăn
bình thường trở lại sau 3 – 4 ngày. Trong thời gian đẻ và nuôi con, công nhân không
được tắm cho heo nái mà chuồng nái chỉ dọn phân ngày 2 lần và rửa sàn ngày 1 lần.
- Heo con theo mẹ: heo con mới đẻ ra được bấm tai, ủ ấm bằng lồng úm, cho bú
sữa đầu, kiểm tra và loại bỏ những con dị tật, ốm yếu, có trọng lượng nhỏ hơn 0,7kg.
Heo con 1 ngày tuổi thì cắt răng, cắt đuôi và 3 ngày tuổi thì tiêm sắt, uống Baycos
5%(1cc/con) và thiến những con heo đực. Đến 1 tuần tuổi thì cho heo con tập ăn.
Heo con được cai sữa lúc 26 – 28 ngày tuổi, những con yếu và có trọng lượng
nhỏ hơn 5kg thì được giữ lại và ghép chung thành một bầy nuôi riêng một thời gian.
Trong thời gian theo mẹ heo con không được tắm, cán bộ kỹ thuật theo dõi hàng ngày
để phát hiện và điều trị kịp thời những con bị bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm
khớp.
- Đực giống: heo đực được cho ăn và tắm ngày 2 lần. Đực giống cho nhảy giá
để lấy tinh cách 4 – 5 lần/ngày. Trước khi phối hoặc lấy tinh đực được tắm sạch sẽ và
không cho ăn.
2.1.9. Vệ sinh – Phòng bệnh
- Vệ sinh:
Có hố sát trùng ở đầu mỗi trại, cổng chính, nhà thay đồ và được thay mới vào
mỗi sáng bằng dung dịch Lenka 5%.
Các dãy chuồng heo: phun thuốc sát trùng vào đàn heo và xung quanh các dãy
chuồng định kỳ một lần một tuần bằng Bioxide.

5


Đường đi chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo được phun thuốc sát

trùng Formol 5% định kỳ 2 lần/tuần.
Cán bộ công nhân viên, sinh viên thực tập, khách tham quan được trang bị quần
áo, ủng để thay và đi qua hố nước sát trùng trước khi vào trại làm việc và tham quan.
Các xe ra vào trại phải được phun thuốc sát trùng.
Sau mỗi lần chuyển heo, chuồng sẽ được rửa sạch sẽ, để khô phun thuốc NaOH
2% một lần. Rửa lại bằng nước sạch, để khô, tạt nước vôi 20%, để khô sau 2 ngày thì
có thể tiếp tục nhận heo.
- Phòng bệnh: quy trình tiêm phòng một số bệnh cho đàn heo được trình bày qua
bảng 2.1
Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng đàn heo tại Trại chăn nuôi heo Long Thành
Loại heo
Heo con theo mẹ

Thời gian tiêm

21 ngày tuổi
42 ngày tuổi
Heo cai sữa
49 ngày tuổi
12 tuần tuổi
14 tuần tuổi
17 tuần tuổi
185 ngày tuổi
Heo hậu bị
190 ngày tuổi
200 ngày tuổi
205 ngày tuổi
210 ngày tuổi
215 ngày tuổi
80 ngày

Heo nái mang thai
85 ngày
90 ngày
10 ngày
15 ngày
Heo nái nuôi con
21 ngày
27 ngày

Dịch tả

Loại vaccine phòng bệnh
Lở mồm
Giả dại
Parvovirus
long móng

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X

6


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: từ 09/04/2007 đến 29/07/07.
- Địa điểm: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, chi nhánh Long Thành,
Đồng Nai.
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
- Trực tiếp: lập phiếu cho từng cá thể và ghi lý lịch, thành tích sản xuất của mỗi
nái. Kiểm tra theo dõi và ghi nhận số liệu hằng ngày các chỉ tiêu khảo sát của mỗi nái
đẻ và nái nuôi con trong thời gian thực tập.
- Gián tiếp: sử dụng hồ sơ lưu trữ của trại về sức sinh sản của tất cả các nái
khảo sát từ lứa 1 đến lứa 8.
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Tất cả những heo mẹ và heo con theo me đến cai sữa trong thời gian thực tập.
Gồm 2 nhóm:
Landrace x Yorkshire (LY): là heo lai có cha là giống heo Landrace và heo mẹ
là heo Yorkshire với 160 nái với 653 ổ đẻ.
Yorkshire x Landrace (YL): là heo lai có cha là giống heo Yorkshire và heo mẹ
Landrace với 99 nái với 360 ổ đẻ.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT

3.4.1. Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Là số ngày tuổi tính từ khi nái đuợc đẻ ra cho đến ngày nái được phối giống lần
đầu tiên.
3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Là số ngày tuổi được tính từ khi nái được sinh ra đến khi nái đẻ lứa đầu tiên.
3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày)
Là số ngày được tính từ ngày đẻ của lứa trước đến ngày đẻ của lứa sau.
7


3.4.4. Số lứa đẻ của nái trên năm (SLĐN/N) (lứa)
Được tính bằng công thức:
SLĐN/N = 365/khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
3.4.5. Số heo con đẻ ra trên ổ (con/ổ)
Là số heo con đẻ ra trên ổ của mỗi nái bao gồm tất cả các heo con sống, heo
con chết ngộp, thai khô, dị tật.
3.4.6. Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ)
Là số heo con đẻ ra trên ổ sau khi loại đi những heo con chết ngộp, thai chết,
thai khô.
3.4.7. Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (con/ổ)
Do đàn heo nái khảo sát không đồng đều về lứa đẻ giữa các nhóm giống nên chỉ
tiêu số heo con sơ sinh còn sống được điều chỉnh về cùng lứa chuẩn (lứa 4, lứa 5) theo
phương pháp của MỸ (NSIF, 2004) để so sánh chỉ tiêu này giữa các giống được chính
xác hơn.
Hệ số điều chỉnh heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 4, lứa 5)
được trình bày qua bảng 3.4.1
Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn
Lứa

1


2

3

4

5

6

7

8

≥9

Số heo con cộng thêm (con)

1,2

0,9

0,2

0,0

0,0

0,2


0,5

0,9

1,1

3.4.8. Số heo con chọn nuôi (con/ổ)
Là số heo con sơ sinh còn sống sau khi loại đi những heo con yếu, dị tật, trọng
lượng nhỏ hơn 0,7 kg.
3.4.9. Số heo con giao nuôi (con/ổ)
Là số heo con để nuôi được được tách ghép bầy trên cơ sở số heo con chọn nuôi
giữa các nái cho phù hợp giữa số lượng heo con với số vú của từng nái.
3.4.10. Tuổi cai sữa heo con (ngày)
Được tính từ lúc heo con mới sinh ra cho đến khi cai sữa.
3.4.11. Số heo con cai sữa (con/ổ)
Là toàn bộ số heo con giao nuôi còn sống đến khi cai sữa.

8


3.4.12. Số heo con cai sữa của nái/năm (SHCCSNN)
SHCCSNN = Số heo con cai sữa của nái trên lứa x Số lứa đẻ của nái trên năm
3.4.13. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ)
Là trọng lượng toàn ổ của heo con lúc cai sữa
3.4.14. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân (TLHCCSBQ) (kg/con)
Được tính theo công thức:
TLHCCSBQ = TLTOHCCS/SHCCS
TLTOHCCS: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
SHCCS: Số heo con cai sữa

3.4.15. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (kg/ổ)
Do đàn nái khảo sát có ngày tuổi cai sữa heo con không đều nhau, số heo con
giao nuôi và số lứa đẻ của heo nái cũng khác nhau giữa các nhóm giống nên cần phải
điều chỉnh để đánh giá chính xác chỉ tiêu trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa giữa các
giống theo phương pháp của Mỹ (NSIF, 2004) với 3 bước sau:
+ Bước 1: Điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo con
chuẩn (21 ngày tuổi) bằng cách lấy trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ở ngày tuổi
thực nhân với hệ số điều chỉnh ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về tuổi cai sữa heo con
chuẩn (21 ngày)
Tuổi cai sữa heo con

22

23

24

25

26

27

28

29

30


31

Hệ số nhân thêm

0,97 0,94 0,91 0,88 0,86 0,84 0,82 0,80 0,78 0,76

+ Bước 2: Trên cơ sở trọng lượng toàn ổ heo con cai đã điều chỉnh ở bước 1 tiếp tục
điều chỉnh về cùng số heo con giao nuôi (≥10con) bằng cách cộng thêm hệ số điều
chỉnh ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh
tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày) về cùng số con giao nuôi chuẩn (≥10 con)
Số heo con giao nuôi

1-2

3

4

5

6

7

8

9

≥10


Hệ số cộng thêm(kg)

47,1

34,4

27,6

23,1

18,6

13,6

9,5

7,7

0

9


+ Bước 3: Trên cơ sở trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ở bước 2,
tiếp tục điều chỉnh về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2) bằng cách cộng thêm với hệ số điều
chỉnh ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sau khi đã điều chỉnh
cùng tuổi cai sữa heo con chuẩn (21 ngày), cùng số heo con giao nuôi chuẩn (≥10 con)
về cùng lứa đẻ chuẩn (lứa 2)

Lứa đẻ

1

2

3

4

5

6

7

8

Hệ số cộng thêm (kg)

2,81

0,00

0,45

1,72

2,81


4,30

5,25

6,88

3.4.16. Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống
Khả năng sinh sản các nhóm giống heo nái được đánh giá và xếp hạng dựa vào
chỉ số sinh sản (Sow Productivity Index - SPI) theo phương pháp Mỹ (NSIF, 2004)
theo công thức sau:
SPI = 100 + 6,5(X1 - X 1 ) + 2,2(X2 - X 2)
Trong đó:
X1: là số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh của mỗi nái.
X 1: là số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của quần thể.

X2: là trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh của mỗi nái.
X 2: là trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh trung bình của quần thể.

Để xếp hạng khả năng sinh sản của từng cá thể nái trong cùng một nhóm giống thì vẫn
áp dụng công thức như trên nhưng trong đó:
X 1: là số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh trung bình của nhóm tương đồng.
X 2: là trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh trung bình của nhóm tương

đồng.
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab 12.21
For Windows.

10



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU
Tuổi phối giống lần đầu cho biết sự phát triển về tính dục của heo sớm hay
muộn. Thành thục sớm và động dục theo đúng chu kỳ là rất quan trọng đối với quá
trình sinh sản của heo hái.
Tuổi phối giống lần đầu được trình bày qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1
Bảng 4.1: Tuổi phối giống lần đầu
Nhóm nái

LY

YL

Tính chung

160

99

259

X (ngày)

279,34

278,79

279,00


SD (ngày)

55,82

62,43

58,32

CV (%)

19,98

22,39

20,90

TSTK
N (nái)

P > 0,05
Ngày
300

279.34

279

278.79


250
200
150
100
50
0

LY

YL

TC

Nhóm nái

Biểu đồ 4.1: Tuổi phối giống lần đầu
11


Kết quả cho thấy tuổi phối giống lần đầu trung bình của hai nhóm heo lai là
279,00 ngày, trong đó nái lai LY là 279,34 ngày trễ hơn so với nái lai YL là 278,79
ngày.
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi phối giống lần đầu giữa các
giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của đàn heo nái tại trại ở độ tuổi 8 – 9,5 tháng,
khi đó cơ thể và cơ quan sinh dục của các heo nái đã hoàn chỉnh sẽ giúp cho tỷ lệ phối
giống đậu thai cao và sử dụng heo nái bền hơn sau này.
Tuổi phối giống lần đầu được ghi nhận bởi Hà Văn Mạnh (2003) là 256,81
ngày, Trần Văn Trung (2004) là 277,66 ngày, Nguyễn Thanh Tuyền (2005) là 262,95
ngày, Trần Hải Lynh (2006) là 261,88 ngày, đều thấp hơn kết quả của chúng tôi khảo

sát là 279,00 ngày.
Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của đàn heo nái lai LY, YL ở trại Long Thành
là trễ hơn so với một số trại khác, điều này có lẽ do đàn heo của trại được chăm sóc,
nuôi dưỡng kỹ, bỏ qua 1 - 2 chu kỳ lên giống đầu để cho thể vóc của nái được phát
triển hoàn thiện rồi mới cho nái phối để bắt đầu khai thác.
4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU
Nếu tuổi đẻ lứa đầu của nái càng sớm thì thời gian sử dụng nái càng lâu và tuổi
đẻ lứa đầu phụ thuộc vào thời điểm phối giống lần đầu, đậu thai và thai phát triển bình
thường.
Kết quả được trình bày qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2
Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu
Nhóm nái

LY

YL

Tính chung

160

99

259

X (ngày)

394,91

395,70


395,21

SD (ngày)

55,72

64,68

59,18

CV (%)

14,11

16,35

14,97

TSTK
N(nái)

P > 0,05

12


Ngày
400


394.91

395.7

395.21

350
300
250
200
150
100
50
0

LY

YL

TC

Nhóm nái

Biểu đồ 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của 2 nhóm heo lai là 395,21 ngày, trong đó nái lai
LY có tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 394,91 ngày sớm hơn so nái lai YL là 395,70
ngày.
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Tuổi đẻ lứa đầu của đàn nái chúng tôi khảo sát là 395,21 ngày cao hơn ghi nhận
của Ngô Khánh Di (2003) là 351,49 ngày, Lê Việt Sơn (2005) là 377,00 ngày, Đỗ

Nguyễn Thu Nguyên (2006) là 366,90 ngày. Tuy nhiên theo Cao văn Kha (2006) là
397,75 ngày, Lê Hoàng Anh (2006) là 414,80 ngày, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006) là
402,99 ngày đều cao hơn kết quả chúng tôi theo dõi.
4.3. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian nái nuôi
con đến cai sữa, số ngày lên giống trở lại sau khi cai sữa heo con, sự phối giống đậu
thai tốt, thai phát triển và quá trình sinh đẻ bình thường.
Kết quả được trình bày qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3.
Khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ của hai nhóm heo lai là 162,62 ngày, ở
heo nái lai LY là 164,81 ngày dài hơn so với nái lai YL là 158,91 ngày.
Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt ở chỉ tiêu này giữa hai
nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
13


Bảng 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Nhóm nái

LY

YL

Tính chung

154

91

245


X (ngày)

164,81

158,91

162,62

SD (ngày)

26,08

24,22

25,51

CV (%)

15,82

15,24

15,69

TSTK
N (nái)

P > 0,05

Ngày

180

164.81

158.91

162.62

160
140
120
100
80
60
40
20
0

LY

YL

TC

Nhoùm naùi

Biểu đồ 4.3: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ theo ghi nhận của Hoàng Thanh Vân (2005) là
165,46 Lê Hoàng Anh (2006) là 171,16 ngày, Nguyễn Thành Tứ (2006) là 165,30
ngày đều cao hơn, nhưng theo Tăng Thị Thu Tâm (2006) là 152,00 ngày, Lê Bé Riêng

(2006) là 151,00 ngày đều thấp hơn kết quả mà chúng tôi ghi nhận (162,62 ngày).
Sự khác nhau về chỉ tiêu này giữa các trại chăn nuôi có thể là do qui trình chăm
sóc, quản lý giống, chất lượng heo nái có nhiều khác biệt..

14


×