Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar – Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.19 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

PHẠM VIỆT HÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÂN BIOCHAR - KHOÁNG THẾ HỆ MỚI
BMT18 ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính - Môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

PHẠM VIỆT HÙNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÂN BIOCHAR - KHOÁNG THẾ HỆ MỚI
BMT18 ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Địa chính – Môi trường
: K45 - ĐCMT - N03
: Quản lý tài nguyên
: 2013 - 2017
: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi
sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua đó sinh viên ra
trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công
tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc say này.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của
các thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua các khó khăn ấy và hoàn
thành bài khóa luận.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường - Ban Chủ nhiệm
Khoa Quản Lý Tài Nguyên - Các thầy, cô giáo trong Khoa Quản Lý Tài Nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên những người đã trực tiếp giảng dạy, trang
bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học đại học.
Mặc dù bản thân có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ
và kinh nghiệm song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự cảm
thông, đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè
để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phạm Việt Hùng


ii

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2009 –
2013. ...................................................................................................... 27
Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính năm 2009 –
2013. ...................................................................................................... 28
Bảng 2.3: Sản lượng chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính năm 2009 2013 ....................................................................................................... 29
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam ............................. 30
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Thái Nguyên năm 2012 – 2015 34
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng thân cành chè . 40
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến động thái
tăng trưởng chiều dài búp (cm) ............................................................... 42
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 đến đợt sinh trưởng của giống
chè .......................................................................................................... 43
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới biểu hiện một số sâu bệnh
hại trên chè ............................................................................................. 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân BMT 18 tới sinh trưởng đến hàm
lượng một số chất hóa học trong búp chè ................................................ 49
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến chất lượng
chè xanh ................................................................................................. 50
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân BMT 18 tới sinh trưởng đến năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất .................................................... 51
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế các công thức phân NTR1, BMT18 trên cây chè ....... 53


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến động thái
tăng trưởng chiều dài búp (cm) ............................................................... 42



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công Thức

ĐC

: Đối chứng

K2O

: Kali

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KTCB

: Kiến thiết cơ bản

LAI

: Chỉ số diện tích lá


MN

: Miền núi

N

: Đạm

NLN

: Nông lâm nghiệp

NXB

: Nhà xuất bản

P2O5

: Lân

SP

: Sản phẩm

TB

: Trung Bình

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục đích đề tài ................................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu đề tài ................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập..................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất..................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Tổng quan về việc bón phân cho chè .................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học .............................................................................................. 3
2.1.2. Nguồn gốc của cây chè .................................................................................. 3
2.1.3. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè ....................................... 4
2.1.4. Vai trò của phân khoáng đối với cây chè........................................................ 5
2.2. Thực trạng đất trồng chè trên thế giới và Việt Nam........................................... 8
2.2.1. Sự phân bố của cây chè .................................................................................. 8
2.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở Việt Nam ............................................................. 9
2.2.3. Thực trạng đất trồng chè trên thế giới .......................................................... 12
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng phân bón cho cây chè ........ 14

2.3.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè trên thế giới...................... 14
2.3.2. Những kết quả nghiên cứu về đất và phân bón cho chè ở Việt Nam ............. 18
2.4. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và việt Nam ............................................ 26
2.4.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ............................................................. 26


vi

2.4.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam .............................................................. 30
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên ............................................. 32
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 36
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 36
3.1.1 Đối tượng: .................................................................................................... 36
3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 36
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 36
3.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................. 37
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 39
3.3.4. Phương pháp khác ....................................................................................... 39
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 40
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân BMT 18 đến sinh trưởng chè ....... 40
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 đến sinh trưởng thân cành chè ..... 40
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng BMT 18 đến động thái tăng trưởng chiều dài búp...... 41
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón BMT 18 đến đợt sinh trưởng của giống chè . 43
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp phân NTR1, BMT18 đến các yếu tố cấu
thành năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. .................................................... 46
4.3.1. Ảnh hưởng phân NTR1, BMT18 đến chất lượng chè ................................... 46
4.3.2. Ảnh hưởng liều lượng phân BMT 18 đến năng suất chè và hiệu quả kinh tế sử
dụng phân bón ....................................................................................................... 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 54

5.1. Kết luận .......................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân hữu cơ khoáng BMT18 là sản phẩm khoa học Công nghệ của trường Đại
học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên. Phân BMT18 có hàm lượng phân có hàm lượng
N và K20 cao có thể dùng bón thúc cho cây trồng. Phân BMT18 đã nghiên cứu sử
dụng cho nhiều loại cây trồng nhưng chưa nghiên cứu xậy dựng quy trình kỹ thuật bón
phân cho cây chè.
Hiện nay, vấn đề về sản xuất chè an toàn theo quy trình Viet GAP đang được cả
dư luận và xã hội quan tâm, trong đó ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất
lượng cây chè được coi là vấn đề quan trọng nhất. Phân BMT18 là sản phẩm mới gồm:
than sinh học, phân hữu cơ sinh học và phân khoáng. Để xây dựng quy trinh kỹ thuật
sử dụng phân bón này cho cây chè nói chung và cây chè tại Đại Từ nói riêng cần phải
nghiên cứu ảnh hưởng của liều phân bón đến năng suất và chất lượng cây chè.
Vùng sản xuất chè an toàn Đại Từ – Thái Nguyên là nơi có diện tích trồng chè
thuộc loại lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên người dân sản xuất chè chưa được
khoa học theo quy trình Viet GAP và chè chưa đảm bảo chất lượng như bà con còn sử
dụng phân chuồng tươi và sử dụng nhiều phân khoáng... Trong quá trình chăm sóc,
nông dân bón phân chưa cân đối, bón nhiều đạm (ure) làm cây mất cân đối về dinh
dưỡng (gây ra thừa đạm) ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, cây dễ bị nhiễm các loại
sâu bệnh hại dẫn đến năng suất còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt
việc bón quá nhiều đạm hoặc gần ngày thu hoạch gây dư lượng nitrat tích lũy trong cây
vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Ở nước ta

hiện đã có nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất
lượng của cây chè như Phạm Minh Tâm (2001), Ngô Thị Hạnh (2010)... Tuy nhiên vẫn
chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng phân BMT18 cho cây
chè tại vùng sản xuất chè an toàn Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.


2

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu
ảnh hưởng phân Biochar – Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng chè tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích đề tài
Xác định liều lượng phân BMT18 phù hợp đặt hiệu quả kinh tế cao trên cây chè tại
huyện Đại Từ. Góp phần nâng cao hiệu quả trồng chè bằng sử dụng phân bón hữu cơ
khoáng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tiến tới sản xuất chè an toàn và bền vững.
1.3. Yêu cầu đề tài
+ Đánh giá được ảnh hưởng các liều lượng phân BMT18 đến khả năng sinh
trưởng, năng suất, chất lượng chè vụ xuân 2017
+ Xác định được liều lượng tổ hợp phân BMT18 hợp lý thích hợp có hiệu quả
cao cho cây chè ở vùng chè Đại Từ
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
+ Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học
và làm quen dần với công việc thực tế
+ Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân, bổ
sung tài liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về cây chè
+ Kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển rộng rãi việc đưa phân bón
BMT18 vào sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong
quá trình điều tra nghiên cứu.

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đưa ra được liều lượng phân BMT18 thích hợp cho cây chè nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng chè ở vùng chè sản xuất chất lượng cao huyện Đại Từ tỉnh
Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình sử
dụng phân bón cho cây chè.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×