Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC LÀM MÁT CHUỒNG NUÔI TRÊN LƯỢNG ĂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NÁI NUÔI CON TẠI TRẠI HEO GIỐNG VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.69 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC LÀM MÁT CHUỒNG NUÔI
TRÊN LƯỢNG ĂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NÁI NUÔI CON TẠI
TRẠI HEO GIỐNG VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HOÀNG NHƯ AN
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC LÀM MÁT CHUỒNG NUÔI TRÊN
LƯỢNG ĂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NÁI NUÔI CON TẠI TRẠI
HEO GIỐNG VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG NHƯ AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành


Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM ƠN
* Thành kính tri ân
Suốt đời biết ơn cha mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, tận tụy chăm lo cho
con có được ngày hôm nay.
* Xin bày tỏ lòng biết ơn
PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
* Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TPHồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc cùng
toàn thể quý thầy cô thuộc khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban giám đốc trại heo Vĩnh Cửu cùng các anh chị công nhân đã tận tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được thực hiện từ ngày 2/5/2007 đến ngày 2/9/2007 tại trại chăn nuôi heo
giống Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai với nội dung“ Khảo sát ảnh hưởng việc làm mát
chuồng nuôi trên lượng ăn và năng suất của nái nuôi con” góp phần làm cơ sở dữ
liệu cho công ty trong việc cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và nâng cao năng suất
của nái nuôi con.
Số liệu được thu thập từ 143 heo nái ở hai kiểu chuồng khác nhau
Dãy

n

Yếu tố chuồng

A7

85

Chuồng hở có la phông và quạt.

A4

58

Chuồng hở có hệ thống phun nước.

Kết quả nhiệt độ giữa hai chuồng được theo dõi qua toàn thời điểm: chuồng hở
có la phông và quạt là 30,1oC và chuồng hở có hệ thống phun nước là 31,2oC. Ẩm độ
ở dãy chuồng hở có la phông và quạt là 67,5% và chuồng hở có hệ thống phun nước là
68,3%.
Kết quả trung bình chung về một số chỉ tiêu trên heo nái của hai dãy chuồng
được ghi nhận như sau:

Số heo giao nuôi (9,6 con/ổ); số heo con cai sữa (8,4 con/ổ); tỉ lệ nuôi sống đến
cai sữa (89,1%); trọng lượng toàn ổ giao nuôi (15,3kg); trọng lượng cai sữa toàn ổ
(47,8kg); trọng lượng bình quân heo giao nuôi (1,6kg); trọng lượng bình quân heo cai
sữa (5,61kg); năng suất sữa của nái thí nghiệm (110,8kg/con); mức giảm trọng của nái
thí nghiệm (12,1kg); tỉ lệ giảm trọng của nái (7,2%).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................3
2.1.1 Sơ lược một số nét về khí hậu ở Nam Bộ...............................................................3
2.1.1 Nhiệt độ ..................................................................................................................3
2.1.3 Độ ẩm .....................................................................................................................4
2.1.4 Khí Amonia ............................................................................................................4
2.1.5 Khí Hydrogen Sulfide.............................................................................................5
2.1.6 Gió ..........................................................................................................................6

2.2 Đặc điểm sinh lý và một số chỉ tiêu trên nái .............................................................6
2.2.1 Nhịp tim ..................................................................................................................6
2.2.2 Tần số hô hấp..........................................................................................................7
2.2.3 Chăm sóc nái sau khi sinh và nuôi con ..................................................................7
2.2.4 Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con ..........................................................7
2.2.5 Năng suất sữa..........................................................................................................7
2.2.6 Số heo sơ sinh còn sống .........................................................................................8
2.2.7 Trọng lượng heo con lúc cai sữa ............................................................................8
2.2.8 Sự động dục trở lại sau cai sữa ...............................................................................8
2.2.9 Bệnh tật ...................................................................................................................8
iv


2.3 Sơ lược về trại heo giống Vĩnh Cửu ..........................................................................9
2.3.1 Vị trí địa lý trại .......................................................................................................9
2.3.2 Lịch sử hình thành ..................................................................................................9
2.3.3 Nhiệm vụ của trại ...................................................................................................9
2.3.4 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................9
2.3.5 Nguồn gốc con giống............................................................................................10
2.3.6 Công tác giống và chọn giống ..............................................................................10
2.3.7 Cơ cấu đàn ............................................................................................................11
2.3.7 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................11
2.3.7.1 Chuồng trại ........................................................................................................11
2.3.7.2 Thức ăn ..............................................................................................................12
2.3.7.3 Nước uống .........................................................................................................13
2.3.7.4 Chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................................13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................14
3.1 Nội dung ..................................................................................................................14
3.2 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................14
3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................14

3.4 Đối tượng khảo sát...................................................................................................15
3.5 Quy trình vệ sinh và phòng bệnh.............................................................................15
3.6 Chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................................16
3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................................17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................18
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong toàn thời gian khảo sát ................................18
4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................................19
4.1.2 Ẩm độ ...................................................................................................................19
4.2 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong từng thời điểm khảo sát ..............................20
4.2.1 Nhiệt độ ................................................................................................................21
4.2.2 Ẩm độ ...................................................................................................................22
4.3 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng........................................................23
4.3.1 Nhiệt độ ................................................................................................................24
4.3.2 Ẩm độ ...................................................................................................................24
v


4.4. Tần số hô hấp của nái thí nghiệm ở các thời gian khảo sát ....................................25
4.5. Nhịp tim của nái thí nghiệm ở các thời gian khảo sát ............................................27
4.6. Lượng thức ăn trung bình của heo thí nghiệm .......................................................28
4.7. Số heo con giao nuôi, số heo con cai sữa, tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa .............29
4.7.1 Số heo giao nuôi ...................................................................................................29
4.7.2 Số heo con cai sữa ................................................................................................30
4.7.3 Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa ...................................................................................30
4.8 Trọng lượng toàn ổ heo con giao nuôi, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ...........31
4.8.1 Trọng lượng toàn ổ heo con giao nuôi .................................................................32
4.8.2. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ....................................................................32
4.9 Trọng lượng bình quân heo con giao nuôi, trọng lượng bình quân heo con cai sữa.... 33
4.9.1 Trọng lượng bình quân heo con giao nuôi ...........................................................33
4.9.2 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ...............................................................34

4.10 Năng suất sữa của heo nái thí nghiệm ...................................................................34
4.11 Trọng lượng của nái ba ngày sau khi sinh, trọng lượng của nái khi cai sữa, mức
giảm trọng, tỉ lệ giảm trọng ....................................................................................35
4.11.1 Trọng lượng của nái ba ngày sau khi sinh, trọng lượng của nái khi cai sữa ......36
4.11.2. Mức giảm trọng .................................................................................................36
4.11.3. Tỷ lệ giảm trọng ................................................................................................36
4.12. Tỉ lệ tiêu chảy của heo con từ sơ sinh đến cai sữa (24 ngày tuổi)........................37
4.13. Tỉ lệ viêm tử cung trên nái thí nghiệm .................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................39
5.1. Kết luận...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
PHỤ LỤC .....................................................................................................................42

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong toàn thời gian khảo sát .....................18
Bảng 4.2: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong từng thời điểm khảo sát....................20
Bảng 4.3 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng ..............................................23
Bảng 4.4: Tần số hô hấp của nái thí nghiệm ở các thời gian khảo sát ..........................25
Bảng 4.5: Nhịp tim của nái thí nghiệm ở các thời gian khảo sát ..................................27
Bảng 4.6: Lượng thức ăn trung bình của heo thí nghiệm ..............................................28
Bảng 4.7: Số heo con giao nuôi, số heo con cai sữa, tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa ...29
Bảng 4.8: Trọng lượng toàn ổ heo con giao nuôi, trọng lượng toàn ổ heo cai sữa.........31
Bảng 4.9 Trọng lượng bình quân heo con giao nuôi, trọng lượng bình quân heo con cai
sữa .................................................................................................................33
Bảng 4.10: Năng suất sữa của heo nái thí nghiệm ........................................................34

Bảng 4.11 Trọng lượng của nái ba ngày sau khi sinh, trọng lượng của nái khi cai sữa,
mức giảm trọng, tỉ lệ giảm trọng ..................................................................35
Bảng 4.12: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con.........................................................................37
Bảng 4.13: Tỷ lệ viêm tử cung trên nái thí nghiệm .......................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi trong toàn thời gian khảo sát ..................................18
Biểu đồ 4.2 Nhiệt độ chuồng nuôi trong từng thời điểm khảo sát ................................21
Biểu đồ 4.3 Ẩm độ chuồng nuôi trong từng thời điểm khảo sát ...................................22
Biểu đồ 4.4 Nhiệt độ chuồng nuôi qua các tháng ..........................................................24
Biểu đồ 4.5 Ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng.............................................................25
Biểu đồ 4.6: Tần số hô hấp của heo thí nghiệm ở các thời gian khảo sát .....................26
Biểu đồ 4.7: Nhịp tim của nái thí nghiệm ở các thời gian khảo sát ..............................27
Biểu đồ 4.8: Số heo con giao nuôi, số heo con cai sữa .................................................29
Biểu đồ 4.9: Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa .......................................................................30
Biểu đồ 4.10: Trọng lượng toàn ổ heo con giao nuôi, trọng lượng toàn ổ heo cai sữa ...32
Biểu đồ 4.11: Trọng lượng bình quân heo con giao nuôi, trọng lượng bình quân heo
con cai sữa ..............................................................................................................33
Biểu đồ 4.12: Năng suất sữa của heo nái thí nghiệm ....................................................34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Nền nông nghiệp nước ta đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn để không
ngừng cung cấp những thực phẩm tốt nhất, giàu dinh dưỡng nhất đến người tiêu dùng.
Từ rất lâu ngành chăn nuôi heo luôn cố gắng cải tiến giúp nâng cao năng suất
sinh sản, khả năng nuôi con tốt, phẩm chất thịt tốt để cung cấp đủ sản phẩm thịt cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang một số nước. Để đạt được điều đó có
rất nhiều cách để tăng năng suất vật nuôi như: giống, chăm sóc, vệ sinh thú y. Trong
đó yếu tố chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng không kém phần quan trọng.
Nếu thỏa mãn được yêu cầu của heo về các yếu tố môi trường trên sẽ tạo điều kiện
sinh trưởng thuận lợi cho gia súc, giảm chi phí phòng trị bệnh rất nhiều cho nhà chăn
nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao heo sẽ bị mất nước, mệt mỏi, ăn ít, thậm chí bỏ ăn
nhưng khi nhiệt độ thấp sức đề kháng của heo giảm, tăng tiêu tốn thức ăn, giảm sản
lượng thịt. Vì vậy, các nhà chăn nuôi cần quan tâm đến việc làm mát chuồng nuôi để
tạo bầu tiểu khí hậu tối ưu giúp heo khỏe mạnh, sản xuất tốt, tăng trưởng nhanh. Do đó
việc đánh giá được những ảnh hưởng của các yếu tố về khí hậu lên các chỉ tiêu sản
xuất của thú là việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y, Bộ môn Dinh Dưỡng dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Bùi Huy Như Phúc, sự giúp
đỡ của trại heo giống Vĩnh Cửu chúng tôi tiến hành “Khảo sát ảnh hưởng việc làm
mát chuồng nuôi trên lượng ăn và năng suất của nái nuôi con”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng khí hậu chuồng nuôi đến lượng ăn vào của nái nuôi con.
Từ đó đánh giá khả năng cho sữa, nuôi con của nái.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi lượng ăn vào của nái.
- Năng suất sữa.

- Theo dõi khả năng sinh trưởng, sống còn của heo con.
- Tỉ lệ bệnh của nái và heo con từ 1 -> khi cai sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Sơ lược một số nét về khí hậu ở Nam Bộ
Nam Bộ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều,
có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Với những đặc điểm khí hậu khác nhau của
mỗi vùng nên các nhà chăn nuôi phải xây dựng các kiểu chuồng có kết cấu khác nhau
để tạo được bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp cho thú phát triển tốt nhất. Không
khí nóng ẩm cũng là yếu tố bất lợi cho heo và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn gây bệnh phát triển. Bên cạnh đó nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe của công nhân từ đó năng suất làm việc cũng giảm dần.
Vì vậy để đạt hiệu quả cao về kinh tế đòi hỏi các nhà chăn nuôi cần phải làm
giảm tối thiểu tác động nóng của môi trường.
2.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thường biến thiên theo mùa, theo năm, theo ngày, đêm, bức xạ nhiệt
và độ thông thoáng của chuồng trại. Nhiệt độ chuồng nuôi còn bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như: mật độ nuôi nhốt, ẩm độ, sự thông thoáng, kiểu chuồng trại… Ở mỗi loài
gia súc, giống, lứa tuổi, giới tính yêu cầu về nhiệt độ cũng khác nhau vì vậy để đạt
được nhiệt độ tối ưu cho thú là rất khó.
Ở mức trọng lượng nhất định heo cần một nhiệt độ thích hợp cho quá trình biến
dưỡng mới đạt được hiệu quả tốt cho tăng trọng. Nhiệt độ thích hợp cho heo phát triển
là ở 27 – 28ºC. Nhiệt độ và ẩm độ cao trong khoảng thời gian từ 1 – 16 ngày đầu hay
là từ 10 – 110 ngày cuối của thai kỳ làm giảm số heo đẻ ra trên ổ (Võ Văn Ninh,
2003). Theo Gosvani (1964) trích dẫn Trương Hoàng Huân, 2004 khi nhiệt độ môi

trường ở 40ºC sẽ làm giảm tiết dịch, mất nước dẫn đến rối loạn acid, bazơ, mất muối…
làm gia súc co giật, đau cơ bắp, mệt mỏi, ăn ít, tim đập nhanh, tụ huyết trên da, làm
chậm hoặc ngăn cản sự động dục, giảm rụng trứng, tăng tình trạng chết thai. Nguyễn
3


Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) trích dẫn Đoàn Thị Ánh Tuyết ở nhiệt độ cao heo
thở gấp, nhanh, tiết nhiều mồ hôi, dãn mạch ngoại vi, kém ăn giảm tăng trọng, giảm
sức đề kháng, rối loạn cân bằng acid, bazo trong máu đưa đến co giật, đau cơ bắp,
protein huyết tăng, hồng cầu huyết sắc tố tăng gây cảm nóng.
Trong môi trường nhiệt độ thấp việc hấp thu protein và sự tổng hợp glycogen
giảm làm cho sức đề kháng của thú cũng giảm, thú dễ mắc bệnh đường hô hấp, kém
ăn, chậm lớn… Hàm lượng glycogen dự trữ trong gan ở heo con chỉ đủ oxy hóa giữ
thân nhiệt trong môi trường 30 phút vì vậy không cung dinh dưỡng và giữ ẩm kịp thời
heo sẽ bị hạ thân nhiệt, giảm sức đề kháng, hay mắc bệnh và chết đột ngột (Nguyễn
Bạch Trà, 2002). Bên cạnh đó nhiệt độ nóng khiến heo ăn ít dẫn đến việc thiếu dưỡng
chất cho cơ thể, nếu ăn khẩu phần nhiều chất béo thì sự tiêu hóa không trọn vẹn gây
tiêu chảy cho heo con (Võ Văn Ninh, 2003).
2.1.3 Độ ẩm
- Độ ẩm là sự biểu thị mức độ khô ráo hay ẩm ướt của không khí.
- Độ ẩm cũng không kém phần quan trọng trong việc cân bằng nhiệt độ. Ẩm độ
chuồng nuôi thường cao hơn ẩm độ môi trường bên ngoài và phụ thuộc vào một số yếu
tố như: mật độ nuôi nhốt, độ dốc nền chuồng, cách thiết kế chuồng, mức độ vệ sinh,
ẩm độ không khí ngoài trời….
- Theo Hồ Thị Kim Hoa (2000) ẩm độ cao ngăn cản sự thoát hơi nước trên bề
mặt da làm cho các khí độc: NH3, H2S, CO2 không được thải ra ngoài gây cho gia súc
cảm giác ngột ngạt, khó chịu dẫn đến mắc bệnh đường hô hấp.
- Ẩm độ tương đối thấp (Hr< 50 %) gây khô da, khát nước cho thú do sự bốc
hơi nước qua bề mặt da tăng cao.
- Ẩm độ tương đối cao (Hr> 90 %) ngăn cản sự khuyếch tán hơi nước trên bề

mặt da và làm thú ngột ngạt khó chịu, mất cảm giác ăn ngon.
- Heo sẽ phát triển tốt ở ẩm độ thích hợp (độ ẩm tương đối giữa 50 - 60 %) nó
tác dụng tới quá trình đồng hóa và khả năng sử dụng thức ăn cho việc tăng trọng.
2.1.4 Khí Amonia (NH3)
- NH3 là khí không màu, mùi khai, nhẹ, bay hơi, tỉ trọng d = 0,597 nồng độ cho
phép trong chuồng nuôi là 0,024-0,031 mg/l.

4


- NH3 xuất phát từ phân và nước tiểu, NH3 ở chuồng nuôi tăng cao do cách thiết
kế chuồng, mật độ thông thoáng kém, vệ sinh kém.
Tác hại của NH3 đối với người và heo
Nồng độ tiếp xúc
6 - 20 ppm trở lên
10 ppm trong 1h

Tác hại hay triệu chứng
Đối với người

Đối với heo

Ngứa mắt, khó chịu đường
hô hấp.
Ngứa bề mặt niêm mạc
Giảm năng suất và sức khỏe, tiếp

50 ppm

xúc lâu dễ sinh chứng viêm phổi

và các bệnh đường hô hấp.
Hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không

100 ppm

ngon.

> 300 ppm
400 ppm trong 21h
700 ppm

Thở gấp, thở không đều, co giật.
Ngứa, mắt, mũi, cổ họng
Gây khó thở và chóng ngạt

> 10000 ppm

thở
Tử vong
(Nguồn Barker và ctv theo Hồ Thị Kim Hoa, 2000)

2.1.5 Khí Hydrogen Sulfide (H2S)
- Phân, thức ăn, chất độn chuồng bị phân hủy thành các hợp chất hữu cơ có
chứa lưu huỳnh.
- Nồng độ H2S cao sẽ kích thích cơ quan khứu giác làm thú bị ho. Khi H2S đi
vào máu tác dụng Na+ tạo thành Na2S và đi vào máu tạo ra H2S tân sinh rất độc. Nó
kích thích thần kinh trung ương làm cho trung khu vận mạch và trung khu hô hấp bị tê
liệt. Khi H2S kết hợp với Hb làm mất khả năng vận chuyển O2,H2S còn gây phá hủy
hồng cầu, thiếu máu ở gia súc.


5


Tác hại của khí H2S đối với người và heo
Nồng độ tiếp xúc
10ppm

Tác hại hay triệu chứng
Đối với người
Ngứa mắt
Sợ ánh sáng, ăn không ngon,

20 ppm
> 20ppm trong hơn 20
phút
50 - 100 ppm

200 ppm

500 ppm trong 30 phút
> 600 ppm

Đối với heo

có hiện tượng thần kinh.
Ngứa mắt, mũi, họng.
Buồn nôn, nôn mửa, tiêu
chảy.
(Trong 1h) Choáng váng,


Sinh chứng thủy thủng ở

thần kinh suy nhược dễ sinh

phổi, khó thở, bất tỉnh rồi

viêm phổi.

chết.

Nôn mửa trong trạng thái
hưng phấn bất tỉnh.
Mau chóng tử vong.
(Nguồn Barker và ctv theo Hồ Thị Kim Hoa, 2000)

2.1.6 Gió
Trong chuồng nuôi tốc độ gió không đều và hướng gió không cố định vì tùy
thuộc vào cách thiết kế chuồng trại, chiều cao tường bao, cách bố trí cửa, chiều cao
nóc và tùy thuộc vào mùa trong năm.
Sự thông thoáng có tác dụng điều hòa nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi.Gió
giúp loại bỏ các khí độc (NH3, H2S, CO2...) các vi sinh vật, nấm, làm phát triển sự bốc
hơi nước, loại bỏ hơi nước nên giảm độ ẩm chuồng.
2.2 Đặc điểm sinh lý và một số chỉ tiêu trên nái
2.2.1 Nhịp tim
Kiểm tra cường độ tim đập giúp ta xác định tình trạng làm việc của tim. Ở mỗi
loài gia súc khác nhau thì tần số khác nhau. Thú sợ hãi, làm việc nặng, sốt, mắc các
bệnh về tim, shock hoặc hấp hối làm tăng nhịp tim. Bên cạnh đó nhiệt độ môi trường
tăng làm tim tăng co bóp đưa máu đến ngoại biên để thoát nhiệt, tần số tim đập bình
thường từ 60 – 80 lần/phút (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
6



2.2.2 Tần số hô hấp
Khi thấy thú thở đều đặn, khoảng cách các lần thở đều nhau, thường thời gian
thở ra nhiều hơn hít vào đó là nhịp thở bình thường của thú. Thú thở chậm do trung
tâm hô hấp bị ức chế như các trường hợp: trúng độc, các nguyên nhân làm tăng áp lực
ở não, các bệnh như hẹp khí quản, hẹp phế quản. Khi thời tiết quá nóng thú thở nhanh
để thải nhiệt, khi sốt, thiếu máu hoặc suy tim, gây ứ máu phổi cũng làm thú thở nhanh.
2.2.3 Chăm sóc nái sau khi sinh và nuôi con
Sau khi sinh nái thường mệt, ăn ít hay bỏ ăn dẫn đến tình trạng thiếu glucose
trong máu gây sốt sữa. Ở giai đoạn này đòi hỏi việc tiết sữa nhiều, khi thức ăn hằng
ngày không đủ bù cho nhu cầu tiết sữa, cơ thể sẽ lấy dưỡng chất dự trữ trong cơ thể để
sản xuất sữa nếu tình trạng này kéo dài nái sẽ bị suy kiệt, chậm động dục…. Vì vậy
cho nái ăn đủ lượng đủ chất để tránh việc mất cân bằng dưỡng chất. Tuy nhiên lượng
ăn vào của nái thường thấp hơn ước tính do có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: thức ăn,
sự nuôi dưỡng không hợp lý do tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nước uống cũng quan trọng
không kém giúp nái ăn nhiều hơn vì thế nước luôn cung đầy đủ, phải sạch, phải mát.
2.2.4 Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con
Nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm khoảng 10 % trọng lượng cơ thể,
thức ăn xấu hay nhiệt độ chuồng nuôi không phù hợp sẽ làm nái giảm trọng nhiều hơn
từ đó việc động dục trở lại sau cai sữa sẽ lâu hơn (Võ Văn Ninh, 2003). Trong giai
đoạn nuôi con mức giảm trọng tối đa có thể chấp nhận là 20 % của trọng lượng nái khi
đẻ (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Khi sống trong môi trường nhiệt độ
quá nóng không phù hợp với nái sẽ làm nái giảm lượng ăn dẫn đến việc giảm trọng
càng nhiều hơn.
2.2.5 Năng suất sữa
Sữa đầu chứa nhiều dưỡng chất kháng thể và chất chống nhiễm độc từ heo mẹ
sang heo con. Sữa đầu được heo mẹ tiết ra trong 2 - 3 ngày đầu, lượng sữa được tiết ra
nhiều đến 21 - 22 ngày sau đó giảm dần. Lượng sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố
di truyền, sự nuôi dưỡng, nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến lượng ăn làm hạn chế

khả năng tiết sữa của heo mẹ. Nái cho nhiều sữa với đủ dưỡng chất sẽ giúp heo con
khỏe và tăng trọng tốt.

7


2.2.6 Số heo sơ sinh còn sống
- Theo Fajerson (1992) trích dẫn Trần Đại Nghĩa, 2004 khoảng 10 % heo con
hao hụt trong lúc sinh và 18,5% hao hụt trong giai đoạn từ sơ sinh đến khi cai sữa. Số
heo con còn sống cũng khác nhau giữa các lứa đẻ, ở lứa đầu và lứa thứ hai lúc nào
cũng thấp bắt đầu cao từ lứa thứ ba đến lứa thứ năm và có xu hướng giảm dần ở lứa
thứ sáu.
- Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố như giống, lứa đẻ, bệnh tật, nái quá
mập, nái bị stress lúc đẻ, nhiệt độ chuồng nuôi…. Để đạt tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa
cao thì yếu tố chăm sóc quản lý cũng là yếu tố quan trọng, thường thì heo con chết do
lạnh, mẹ đè, tiêu chảy, thiếu sữa....
2.2.7 Trọng lượng heo con lúc cai sữa
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của nái nếu nái không đựơc cung đủ
dưỡng chất sẽ dẫn đến tình trạng sốt sữa kéo theo việc giảm trọng của heo con, nái bị
giảm trọng nhiều sự động dục trở lại lâu làm hao hụt về kinh tế. Ở giai đoạn này tình
trạng sức khỏe của nái không kém phần quan trọng nên việc chăm sóc phải hết sức kĩ
lưỡng.
2.2.8 Sự động dục trở lại sau cai sữa
Theo Hội Đồng Hạt Cốc Hoa Kỳ (2000) trích dẫn Trần Văn Chính, 2005 thông
thường heo nái đẻ lứa đầu sẽ có biểu hiện động dục trong vòng 7 ngày sau cai sữa thì
thấp hơn một chút so với nái đã đẻ một vài lứa. Thời gian nuôi con cũng ảnh hưởng
đến sự động dục trở lại, sự động dục sẽ trễ hơn nếu heo mẹ cai sữa quá sớm. Chăm sóc
nuôi dưỡng nái trong quá trình nuôi con cũng góp phần cho việc động dục trở lại. Nếu
khẩu phần ăn đủ dưỡng chất, nhiệt độ phù hợp không gây stress cho nái thì sự động
dục trở lại sau cai sữa sớm hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.9 Bệnh tật
1. Viêm tử cung (Metritis)
Sau khi sinh tử cung thường bị viêm do sự can thiệp, đẻ khó, nhiễm vật lạ vào
tử cung, sự suy nhược của thú mẹ, sự căng thẳng do sinh đẻ, sẩy thai, đẻ khó, sót nhau.
Nái có biểu hiện toàn thân suy nhược, thân nhiệt tăng, tử cung co teo lại chậm,
thành tử cung viêm nặng, dễ rách, chảy các tiết vật và tiết chất rất hôi thối, dịch có
màu trắng xám có lẫn máu hay tế bào.
8


2. Viêm âm đạo (Vaginitis)
Màng niêm âm đạo và âm hộ thường bị tổn thương sau khi sinh, nhất là những
heo đẻ lứa đầu hay bộ phận sinh dục có kích thước nhỏ hơn bình thường. Nguyên
nhân:
 Trong giai đoạn sinh do sự can thiệp bên ngoài hay đẻ khó làm tổn thương
lớp niêm mạc tử cung như rách, trầy.
 Sa âm đạo sau khi sinh.
 Do nhiễm các chất dơ từ bên ngoài như phân ở hậu môn dính vào.
 Ung thư âm đạo, âm đạo có hạt bột triển.
2.3 Sơ lược về trại heo giống Vĩnh Cửu
2.3.1 Vị trí địa lý trại
Xây dựng năm 1977 tại địa chỉ Ấp 1, xã Thanh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai. Cách trung tâm Biên Hòa 12 km về hướng Bắc, trại nằm trên triền đồi, cây
xanh bao bọc, thuận tiện đi lại và vận chuyển.
2.3.2 Lịch sử hình thành
- 1977 trại được thành lập dưới sự quản lý của Ủy Ban huyện Vĩnh Cửu và chịu
sự quản lý trực tiếp của công ty chăn nuôi huyện.
- 1990 Công ty chăn nuôi huyện bị giải thể trại được xác nhập vào trại chăn
nuôi heo thương phẩm của công ty thương nghiệp huyện.
- 1993 Trại heo được giao về Công ty Chăn Nuôi Đồng Nai quản lý.

- 2004 xác nhập với những công ty ở Đồng Nai và cổ phần hóa nên trại thuộc
Tổng Công ty Công Nghiệp Thương Phẩm - Công ty cổ phần nông súc sản Đồng Nai.
2.3.3 Nhiệm vụ của trại
- Cung cấp heo con giống heo thịt thương phẩm, nái cho giới chăn nuôi trong
tỉnh và vùng lân cận.
- Cung cấp heo thịt cho xưởng chế biến thực phẩm của công ty.
2.3.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của trại gồm có quản đốc làm nhiệm vụ quản lý và điều hành
công việc của trại. Tổ chăn nuôi heo giống gồm có tổ kỹ thuật và tổ công nhân chăn
nuôi, tổ kỹ thuật làm công tác điều trị và quản lý công tác giống. Tổ văn phòng gồm

9


có: cơ khí, thủ kho, bảo vệ. Tổ chăn nuôi heo thịt gồm kỹ thuật điều trị và công nhân
chăn nuôi.
2.3.5 Nguồn gốc con giống
- Đàn nái được nhập từ xí nghiệp chăn nuôi heo Đông Phương, Phú Sơn,
Canada, Mỹ, Pháp. Qua quá trình chăn nuôi trại đã chọn những con tốt từ đàn heo hậu
bị gây lại đàn nái cho trại.
- Nọc mua từ Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, trại heo 2/9, Canada, Mỹ, Pháp trại
chọn những con đực tốt, lý lịch rõ ràng để làm giống.
2.3.6 Công tác giống và chọn giống
Heo hậu bị được tuyển lựa từ đàn nái của trại, cho phối thuần để giữ dòng và
một số nái cho lai tạo để tạo heo thương phẩm. Heo hậu bị được chọn từ những con nái
có lý lịch rõ ràng, có theo dõi những chỉ tiêu về sinh sản như số con sơ sinh còn sống,
trọng lượng heo con sơ sinh, trọng lượng heo con cai sữa, số lứa đẻ của nái trên năm
các giai đoạn chọn giống.
- Heo con sơ sinh lúc 7 ngày tuổi: có ông bà tốt, chọn những con trội trong đàn,
không bị dị tật, lông bóng mượt, có 12 vú trở lên và cách đều nhau, bộ phận sinh dục

bình thường. Heo con sau khi chọn được tiến hành bấm tai và ghi vào sổ giống.
- Heo con cai sữa: yêu cầu trọng lượng phải đạt từ 5kg trở lên.
- Heo 60 ngày tuổi: chọn những con có ngoại hình đẹp, tăng trưởng tốt trọng
lượng phải đạt từ 15 kg trở lên, chân khỏe cứng cáp, khỏe mạnh, bộ phận sinh dục lộ
rõ cân đối.
- Heo lúc 120 ngày tuổi: chọn heo để chuyển đến dãy chuồng chờ phối trọng
lượng phải đạt từ 100 – 120 kg. Chọn những con có ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, lông
da bóng mượt, các núm vú lộ rõ, hai hàng vú đều nhau hoặc so le, hai hàng vú cách xa
nhau, bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt, chân móng tốt. Đối với đực chú ý đến
dịch hoàn, vú và móng, những con không đạt chuẩn sẽ loại thịt.
Mỗi cá thể làm hậu bị được lập một phiếu theo dõi, sức sinh trưởng, trọng
lượng, dài thân, tiêu tốn thức ăn, tăng trọng trên ngày, thành tích sinh sản và lịch tiêm
phòng vaccine. Đồng thời dựa vào phiếu lý lịch để dễ quản lý trong công tác giống.

10


2.3.7 Cơ cấu đàn
Heo nái mang thai

: 199

Heo nái nuôi con

: 85

Heo con theo mẹ

: 443


Heo con cai sữa

: 876

Heo đực giống

: 20

Heo đực hậu bị

:5

Heo hậu bị cái lớn

: 105

Heo hậu bị cái nhỏ

: 156

Heo thịt

: 1399

Tổng đàn

: 3288

2.3.7 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
2.3.7.1 Chuồng trại

-Tổng diện tích toàn trại 21480 m2, diện tích xây dựng 4870 m2 chiếm 22,67%.
Diện tích đất sân, đường, cây xanh là 16610 m2 chiếm 77,33 % trại có tường bao
quanh.
 Chuồng sàn nái đẻ và nuôi con: tất cả được dựng bằng sắt có 2 dãy đối xứng
nhau, sàn cách mặt đất 0,5m.
Ô nái đẻ: diện tích 1,56 m2; cao 1 m 1
Ổ úm: diện tích 2 x1 m 2; cao 0,5 m
 Chuồng sàn dành cho heo cai sữa từ 30 - 60 ngày tuổi
Diện tích mỗi ô: 14,4 m2
 Chuồng nền dành cho heo hậu bị, nái khô, nái chữa giai đoạn 1:
Diện tích mỗi ô: 27,5 m2
 Chuồng cá thể dành cho nái chữa giai đoạn 2:
Diện tích 1,56 m2
 Chuồng cũi dành cho heo đực giống.
Chuồng được thiết kế có hệ thống phun sương, hệ thống quạt làm mát, máng ăn
bán tự động và hệ thống nước uống tự động.

11


2.3.7.2 Thức ăn
- Công ty mua nguyên liệu và tự tổ hợp khẩu phần(6, 6 B, 7 B, số 8, số 9) tại
xưởng chế biến thức ăn gia súc của công ty.
 Thức ăn số 6

: cho heo thịt từ 20 → 40 kg.

 Thức ăn số 6B

: cho heo hậu bị từ 15 → 20 kg.


 Thức ăn 7B

: cho heo hậu bị từ 60 kg→ khi phối giống.

 Thức ăn số 8

: cho heo thịt từ 60 kg→ xuất chuồng.

 Thức ăn số 9

: cho nái khô chữa.

 Thức ăn U41(Anco)

: cho heo con từ 15 → 30 kg.

 Thức ăn U21

: heo con từ 7 → 15 kg.

 Thức ăn C18B(Con Cò)

: cho nái nuôi con và đực giống.

 Thức ăn RT Vàng, RT Đỏ: cho heo con trong giai đoạn bú mẹ.
Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng cám nái nuôi con và cám heo con trong
giai đoạn bú mẹ:
Loại thức ăn


C18B

RT Đỏ

RT Vàng

2900

3100

3200

16,5

19

20

Xơ (max%)

7

5

5

Độ ẩm (max%)

13


14

14

0,7 - 1

0,8 - 1,25

0,8 - 1,25

0,6

0,65

0,65

0,3 - 0,8

0,8

0,8

5

3

Tylosin (mg/kg)

50 max


50 max

Colistin (mg/kg)

80 max

80 max

Thành phần
Năng lượng trao đổi
(Kcal/kg)
Đạm thô (min%)

Ca (min% - max%)
Phospho (min%)
NaCl (min% - max%)
Béo (%)

Bột, đường, đạm động- Đường lactose, bột cá, tấm gạo, cám
Nguyên liệu

thực vật.

gạo, bắp, cám mì, đạm đậu nành cô

Khoáng vi và đa lượng.

đặc, các acid amin, chất bổ sung

Acid amin, sinh tố.


khoáng và vi lượng.

12


2.3.7.3 Nước uống
- Được cung cấp đầy đủ từ các giếng bơm lên bồn chứa, từ đây nước được đưa
đến các núm uống tự động ở mỗi ô chuồng. Riêng nước tắm heo và rửa chuồng được
bơm trực tiếp từ các giếng ở mỗi dãy chuồng.
2.3.7.4 Chăm sóc nuôi dưỡng
 Thời gian cho ăn: 2 lần/ngày
Sáng: 8 h – 9 h
Chiều: 14 h – 15 h
 Phân được dọn sạch trước khi tắm mát. Trời nắng tắm heo 2 lần/ngày, trời
mưa chỉ rửa nền cho sạch.
 Heo cai sữa và nái nuôi con chỉ rửa sạch nền và cào phân trên ô chuồng.
 Nái sắp sinh: nái mang thai được chuyển lên chuồng lồng từ 7 - 14 ngày
trước khi sinh, chuồng được sát trùng quét vôi. Khi chuyển lên chuồng lồng nái được
giảm ăn cho đến khi sinh.
 Nái đẻ và nuôi con: sau khi sinh nái được thụt rửa bằng dung dịch KMnO4 1%
cho đến khi thấy âm hộ không còn dịch mủ. Nái được tiêm Ampi - Kana trong vòng 3 4 ngày sau sinh. Trong quá trình nuôi con nái bỏ ăn sẽ được truyền dịch Glucose 5 % và
Vitamine C giúp nái ăn lại. Với những nái thiếu hụt Calcium với biểu hiện chân yếu sau
sinh sẽ được cung Ca. Nái được cho ăn ngay trong ngày với lượng thức ăn ít và tăng dần
ở các ngày kế tiếp, nước uống tự do, chuồng luôn được làm sạch.
 Heo con theo mẹ:
- Heo con mới đẻ được bấm răng, cắt đuôi, ủ ấm bằng bao bố và đèn úm. Thực
hiện việc ghép con nếu nái sinh nhiều con. Lúc heo sinh được 2 ngày tuổi tiêm 2 ml Fe
- Cho heo con tập ăn lúc 7 ngày tuổi bằng cám Cargill. Heo được chọn làm
giống thì bấm tai từ 3 - 14 ngày tuổi, những con đực đem nuôi thịt thì bị thiến lúc 7 10 ngày tuổi.

- Cân trọng lượng heo cai sữa ở 24 ngày nếu sau cai sữa những heo con có
trọng lượng nhỏ thí phải bú lại ở những bầy ít con.
- Sau khi tách bầy nái được chuyển sang chuồng nái khô, heo con ở lại
khoảng 1-2 tuần rồi đưa sang chuồng sàn, ở đây cho đến 60 ngày tuổi sau đó chuyển
sang nuôi hậu bị, nuôi thịt hoặc bán.
13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Nội dung
Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của hai dãy chuồng nái nuôi con trên một số chỉ
tiêu sinh lý (hô hấp và nhịp tim) và năng suất của nái.
3.2 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 2/5/2007 đến 2/9/2007.
- Địa điểm: Trại heo giống Vĩnh Cửu, ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai.
3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Dãy

n

Yếu tố chuồng

A7

85

Chuồng hở có la phông và quạt.


A4

58

Chuồng hở có hệ thống phun nước.

- Khảo sát đàn nái đang nuôi con trong hai dãy chuồng hở tại trại heo giống
Vĩnh Cửu.
- Dãy A7: chuồng được xây dựng bằng xi măng, lợp mái tôn (hai mái) dưới mái
tôn có thiết kế dàn la phông bằng bạc để giảm nhiệt. Heo nái được nuôi trong chuồng
sàn cá thể có hệ thống núm uống tự động và máng ăn cá thể. Cuối chuồng có gắn quạt
giúp cho việc lưu thông khí. Hệ thống nước thải được thiết kế dưới sàn chuồng rồi
chảy ra hầm xử lý.
Có 80 ô chuồng trong thời gian thực tập khảo sát được 85 nái.
- Dãy A4: chuồng được xây dựng bằng xi măng, lợp mái tắp rô (nóc đôi) có hệ
thống phun nước để làm mát. Sử dụng chuồng sàn cá thể cho nái, núm uống tự động
và máng ăn cá thể. Hệ thống nước thải được đưa thẳng ra đường mương rồi vào hầm
xử lý.
Có 50 ô chuồng trong thời gian thực tập khảo sát được 58 nái.
14


-Trong thời gian khảo sát chúng tôi thấy các nhóm giống của trại chủ yếu là các
nhóm L, LY, Y, YL.
3.4 Đối tượng khảo sát
Nái đang nuôi con và con của chúng.
3.5 Quy trình vệ sinh và phòng bệnh
1. Vệ sinh chuồng trại
Trại có hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi dãy chuồng, xe cơ giới trước
khi vào trại đều phải chạy qua hố sát trùng và phun xịt thuốc sát trùng nhằm đảm bảo

vệ sinh phòng bệnh.
Sau khi cai sữa chuồng được rửa sạch bằng vòi xịt cao áp rồi sát trùng bằng
dung dịch B.K.A. Được quét vôi để khô sau đó cho heo bầu lên.
Phân được dọn sạch vào bao rồi đem bán.
Vào mỗi thứ năm và chủ nhật hằng tuần tiến hành sát trùng toàn trại. Công nhân
thường xuyên phát hoang bụi rậm, khai thông cống rãnh ở mỗi dãy chuồng.
2. Vệ sinh công nhân và khách tham quan
Công nhân được trang bị ủng, quần áo lao động, công nhân không được mặc
quần áo lao động ra khỏi trại và ngược lại.
Đối với khách tham quan phải thay áo blouse và mang ủng, đi qua hố sát trùng
trước vào dãy chuồng, khi vào phải có kỹ thuật đi cùng để hướng dẫn và phải được sự
đồng ý của trưởng trại.
3. Quy trình tiêm phòng
 Heo đực hậu bị và đực làm việc
Chích vaccine ngừa bệnh: Parvo, Dịch tả, Aujezsky, tụ huyết trùng, FMD sáu
tháng tiêm phòng một lần vào tháng 3 và tháng 9.
 Nái hậu bị
- 6 táng tuổi: PRRS lần 1
- 7 thánh tuổi: PRRS lần 2
- 7 tháng và 1 tuần tuổi: Parvovax, Aujezsky.
- 7 tháng và 2 tuần tuổi: Dịch tả, FMD.
 Heo nái và hậu bị trước khi sinh
- Khi có bầu tháng đầu: PRRS
15


- Trước khi sinh 1 tháng: Aujezsky, FMD, Dịch tả, E. coli
 Heo con theo mẹ
- Chích sắt lúc 2 - 3 ngày sau sinh
- 7 ngày tuổi (1ml) và 21 ngày tuổi (1 ml): Viêm phổi.

- 21 ngày tuổi: Dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng.
Heo thịt:
- 50 - 60 ngày tuổi: Dịch tả, FMD, Aujezsky.
3.6 Chỉ tiêu theo dõi
 Chuồng nuôi
- Nhiệt độ (oC): được đo bằng nhiệt kế, đặt giữa dãy chuồng, cách mặt đất 1m5
cho cả 2 dãy A4 và A7. Lấy nhiệt độ ở 3 thời điểm: 8 h,13 h,16 h.
- Ẩm độ (%): đo bằng ẩm độ kế, vị trí đặt và thời gian như đo nhiệt độ.
 Trên nái nuôi con
- Nhịp tim (lần/phút): đo trực tiếp trên nái bằng ống nghe ở 3 thời điểm 8h, 13h,
16h.
- Tần số hô hấp (lần/phút): quan sát nhịp lên xuống của vùng bụng nái ở 3 thời
điểm 8h, 13h, 16h.
- Trọng lượng nái (kg/nái): đo bằng thước dây và tính bởi công thức.
Trọng lượng = (dài thân cẳng x (vòng ngực)2)/ 14400
- Sự giảm trọng lượng (kg/nái) và tỉ lệ giảm trọng (%) của nái nuôi con: cân
trọng lượng nái sau sinh 3 ngày và khi cai sữa.
Mức giảm trọng = P3ngày - Pcaisữa
Tỉ lệ giảm trọng = ((P3ngày - Pcaisữa )/P3ngày) x 100
- Năng suất sữa (kg): dựa vào việc ước tính sản lượng sữa sản xuất được của
heo nái lúc đẻ và trong thời gian cho con bú đến lúc cai sữa.
P21 caisữa: trọng lượng toàn ổ heo con (kg).
Pchết: tổng trọng lượng những heo con chết từ ngày thứ nhất đến khi cai sữa
(kg).
Psơ sinh: trọng lượng sơ sinh toàn ổ còn sống.
3: là hệ số quy đổi (1kg tăng trọng tương đương 3kg sữa).
Năng suất sữa = (p caisữa + pchết - psơsinh) x 3.

16



×