Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI, NGHỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ệ LÊN MỘT S SINH HÓA MÁU VÀ SỨC TĂNG TRƯỞNG TRÊN HEO CON TỪ CAI SỮA ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI,
NGHỆ LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ - SINH HÓA MÁU
VÀ SỨC TĂNG TRƯỞNG TRÊN HEO CON
TỪ CAI SỮA ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HẢO
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GỪNG, TỎI, NGHỆ LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ - SINH HÓA MÁU VÀ SỨC TĂNG
TRƯỞNG HEO CON TỪ CAI SỮA ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Tác giả

NGUYỄN THỊ HẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


Cấp bằng Bác Sỹ
Ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN
ThS. HỒ THỊ NGA

Tháng 11 năm 2007
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ HẢO
Tên khóa luận: “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng, tỏi, nghệ lên một số
chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu và tăng trưởng trên heo con từ cai sữa đến 90 ngày
tuổi”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
ngày 30/11/2007.
Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ThS. HỒ THỊ NGA

ii



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã hết lòng nuôi dạy cho con có
được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi Heo cùng toàn thể
quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
ThS. Nguyễn Thị Kim Loan, ThS. Hồ Thị Nga đã tận tình hướng dẫn tôi thực
hiện và hoàn thành đề tài và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám đốc bệnh viện thú y và bộ môn Sinh lý – Sinh hóa trường ĐHNL TP.
Hồ Chí Minh.
ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, BSTY. Lê Thụy Bình Phương, BSTY. Trần Thanh
Trúc đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại phòng thí
nghiệm.
Bác Nguyễn Văn Thành chủ trại heo Thành An và gia đình đã giúp đỡ tôi trong
thời gian thực hiện đề tài tại trại.
Chân thành cảm ơn:
Tất cả các bạn lớp Thú Y19 đã động viên, chia sẻ những khó khăn trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.

Nguyễn Thị Hảo

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận: “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng, tỏi, nghệ lên sức tăng

trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu trên heo con từ cai sữa đến 90
ngày tuổi” đựơc tiến hành từ 05/2007 đến 09/2007 tại trại heo Thành An, Bệnh Viện
Thú Y và phòng Sinh lý – Sinh hóa Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát 72 con heo con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi được bố trí vào 8 lô (7
lô bổ sung chế phẩm và 1 lô đối chứng) từ các chỉ tiêu theo dõi, chúng tôi thu được kết
quả như sau:
+ Các chỉ tiêu sinh lý máu
Số lượng hồng cầu ở các lô bổ sung chế phẩm cao hơn lô đối chứng. Ở thời điểm
90 ngày tuổi, lô bổ sung 0,2 % gừng là 8,12 triệu/mm3 và lô bổ sung 0,2 % nghệ là
8,26 triệu/mm3, 2 lô này có số lượng hồng cầu cao hơn trung bình chung của loài.
Số lượng bạch cầu lô 0,2 % nghệ cao nhất (12,66 ngàn/mm3) và thấp nhất là lô
0,1 % tỏi (8,96 ngàn/mm3).
Tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm dần qua 3 thời điểm lấy máu ở tất cả các lô. Lô
đối chứng có tỷ lệ bạch cầu trung tính cao nhất ở 2 thời điểm 60 và 90 ngày tuổi
(28,62; 25,25 %). Tỷ lệ bạch cầu lympho tăng dần ở các thời điểm lấy máu. Tỷ lệ bạch
cầu lympho ở 2 thời điểm 60 và 90 ngày tuổi ở lô 0,1 % nghệ cao nhất (64,25; 72,78
%) và thấp nhất ở lô đối chứng (49,63; 53,50 %). Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân cũng tăng
dần ở các lô và lô đối chứng cao hơn so với các lô bổ sung chế phẩm.
Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào ở lô 0,2 % tỏi cao nhất ở cả 2 thời điểm 60 và
90 ngày tuổi (74,33; 81,00 %). Chỉ số thực bào của bạch cầu trung tính của lô hỗn hợp
cao nhất ở hai thời điểm 60 và 90 ngày tuổi (13,22; 14,91 vi khuẩn/bạch cầu) và lô đối
chứng thấp nhất (10,08; 9,97 vi khuẩn/bạch cầu).
+ Các chỉ tiêu sinh hóa máu
Protein huyết thanh của các lô bổ sung chế phẩm cao hơn lô đối chứng ở cả 2
thời điểm 60 và 90 ngày tuổi.
Albumin ở 60 ngày tuổi thấp hơn 30 và 90 ngày tuổi. Ở 90 ngày tuổi lô đối
chứng cao nhất (4,42 g/dl) và thấp nhất ở lô 0,1 % nghệ (3,95 g/dl).
iv



Globulin ở 3 thời điểm lấy máu của lô 0,1 % gừng thấp nhất (1,05 g/dl) và cao
nhất ở lô 0,2 % nghệ (2,26 g/dl). Ở 90 ngày tuổi, lô bổ sung hỗn hợp có hàm lượng
globulin cao nhất (2,89 g/dl) và thấp nhất ở lô đối chứng (1,94 g/dl).
+ Các chỉ tiêu khác
Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở lô 0,2 % nghệ cao nhất (40,48
kg; 608,3 g/con/ngày). Xếp theo thứ tự giảm dần về tăng trọng bình quân ở các lô như
sau: lô 0,2 % nghệ; lô 0,2 % gừng; lô hỗn hợp; lô 0,1 % tỏi; lô 0,2 % tỏi; lô đối chứng;
lô 0,1 % nghệ; lô 0,1 % gừng.
Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô bổ sung 0,2 % gừng tốt
nhất và lô 0,1 % gừng kém nhất.
Lô hỗn hợp tỏi – gừng – nghệ có tỷ lệ ngày con bệnh thấp nhất (4,2 %) và lô 0,1
% gừng cao nhất (25 %).
+ Chi phí sản xuất
Nếu coi chi phí về thức ăn, chế phẩm và thuốc thú y điều trị của lô đối chứng là
100 % thì chi phí của các lô bổ sung chế phẩm tăng lần lượt là: lô bổ sung cả 3 chế
phẩm tỏi - gừng - nghệ (68,83%); 0,2 % gừng (71,14%); 0,2 % nghệ (77,09 %); 0,1 %
tỏi (79,68 %); 0,2 % tỏi (83,45 %); 0,1 % nghệ (90,83 %); 0,1 % gừng (117,65 %).

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các hình và sơ đồ ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix

Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về thảo dược ................................................................................3
2.1.1 Cây tỏi và công dụng ..............................................................................................3
2.1.2 Cây nghệ và công dụng ..........................................................................................5
2.1.3 Cây gừng và công dụng ..........................................................................................6
2.2 Đặc điểm sinh lý máu ................................................................................................6
2.2.1 Chức năng của máu ................................................................................................6
2.2.2 Chức năng và số lượng hồng cầu ...........................................................................7
2.2.3 Chức năng và số lượng bạch cầu ............................................................................8
2.2.4 Chức năng của các loại bạch cầu ..........................................................................10
2.3 Đặc điểm sinh hóa máu ...........................................................................................11
2.3.1 Protein tổng số ......................................................................................................12
2.3.2 Albumin huyết thanh ............................................................................................12
2.3.3. Globulin ...............................................................................................................13
2.4 Hoạt động miễn dịch của cơ thể .............................................................................14
2.4.1 Sự thực bào ...........................................................................................................14
2.4.2 Hoạt động miễn dịch của bạch cầu lympho .........................................................15
vi


2.4.3 Hệ thống miễn dịch của heo .................................................................................15
2.4.3.1 Hệ miễn dịch của heo ........................................................................................15
2.4.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch............................................16
2.5 Đặc điểm về sinh trưởng và sinh lý tiêu hóa của heo con cai sữa ...........................16

2.5.1 Đặc điểm về sinh trưởng ......................................................................................16
2.5.2 Sinh lý tiêu hóa và hấp thu của heo con cai sữa ...................................................18
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................20
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................20
3.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................20
3.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................21
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................................21
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu .......................................................................................21
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh hóa máu.....................................................................................21
3.4.3 Một số chỉ tiêu khác .............................................................................................21
3.5 Phương pháp tiến hành ............................................................................................21
3.5.1 Lấy máu và bảo quản ............................................................................................21
3.5.2 Dụng cụ và vật liệu ...............................................................................................22
3.5.3 Phương pháp thực hiện chỉ tiêu ............................................................................22
3.5.3.1 Các chỉ tiêu sinh lý ............................................................................................22
3.5.3.2 Các chỉ tiêu sinh hóa..........................................................................................24
3.5.3.3 Các chỉ tiêu khác ...............................................................................................24
3.6 Xử lý số liệu ............................................................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................26
4.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh lý máu ...............................................................26
4.1.1 Số lượng hồng cầu ................................................................................................26
4.1.2 Số lượng bạch cầu ................................................................................................28
4.1.3 Công thức bạch cầu ..............................................................................................29
4.1.4 Khả năng thực bào của bạch cầu trung tính .........................................................35
4.2 Kết quả các chỉ tiêu sinh hóa máu ...........................................................................38
4.2.1 Hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh......................................................38
4.2.2 Hàm lượng albumin .............................................................................................40
vii



4.2.3 Hàm lượng glolbulin.............................................................................................41
4.3 Kết quả các chỉ tiêu khảo sát khác...........................................................................43
4.3.1 Chỉ tiêu tăng trọng ................................................................................................43
4.3.2 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ...........................................45
4.3.3 Tỷ lệ ngày con bệnh .............................................................................................47
4.3.4 Chi phí sản xuất ....................................................................................................48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................50
5.1 Kết luận....................................................................................................................50
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................54

viii


DANH SÁC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng hồng cầu của các loài ......................................................................8
Bảng 2.2: Số lượng bạch cầu các loài .............................................................................9
Bảng 2.3: Công thức bạch cầu của máu heo ...................................................................9
Bảng 2.4: Hàm lượng protein tổng số, albumin và globulin huyết thanh trên heo .......12
Bảng 2.5: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ...................................................17
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................20
Bảng 3.2: Phương pháp định hàm lượng albumin trong huyết thanh ...........................24
Bảng 4.1: Số lượng hồng cầu của heo ở các lô thí nghiệm qua 3 thời điểm lấy máu ...26
Bảng 4.2: Số lượng bạch cầu qua các lần lấy mẫu ........................................................28
Bảng 4.3: Tỷ lệ bạch cầu trung tính ..............................................................................30
Bảng 4.4: Tỷ lệ bạch cầu lympho ..................................................................................31
Bảng 4.5: Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân ...............................................................................33
Bảng 4.6: Tỷ lệ bạch cầu ái toan ...................................................................................34

Bảng 4.7: Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào của các lô ..............................................35
Bảng 4.8: Chỉ số thực bào ở 3 lần lấy mẫu....................................................................37
Bảng 4.9: Hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh ..............................................39
Bảng 4.10: Hàm lượng Albumin ..................................................................................40
Bảng 4.11: Hàm lượng globulin của các lô ở các lần lấy máu ......................................42
Bảng 4.12: Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối.............................................43
Bảng 4.13: Lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn .....................................45
Bảng 4.14: Tỷ lệ ngày con bệnh ....................................................................................47
Bảng 4.15: chi phí sản xuất ...........................................................................................48

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Số lượng hồng cầu của các lô qua 3 thời điểm lấy máu ...........................27
Biểu đồ 4.2: Số lượng bạch cầu ở các lô qua 3 thời điểm lấy máu ...............................29
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bạch cầu trung tính của các lô qua 3 thời điểm lấy máu .................30
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ bạch cầu lympho qua 3 thời điểm lấy máu .....................................32
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân qua 3 thời điểm lấy máu ...................................33
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ thực bào của các lô qua 3 lần lấy máu .............................................36
Biểu đồ 4.7: Chỉ số thực bào của các lô qua 3 thời điểm lấy máu ................................38
Biểu đồ 4.8: Hàm lượng protein huyết thanh ở các lô qua 3 thời điểm lấy máu ..........39
Biểu đồ 4.9: Hàm lượng albumin ở các lô qua 3 thời điểm lấy máu.............................41
Biểu đồ 4.10: Hàm lượng globulin của các lô qua 3 thời điểm bổ sung chế phẩm.......42
Biểu đồ 4.11: Tăng trọng bình quân ..............................................................................44
Biểu đồ 4.12: Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................44
Biểu đồ 4.13: Lượng thức ăn tiêu thụ ............................................................................46
Biểu đồ 4.14: Hệ số chuyển hoá thức ăn của các lô thí nghiệm ....................................46
Biểu đồ 4.15: Tỷ lệ ngày con bệnh ở các lô ..................................................................48


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói
riêng gặp rất nhiều khó khăn trước môi trường chăn nuôi ngày càng có nhiều dịch
bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu xã hội,
ngành chăn nuôi cần quan tâm đến việc gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm thực tế, nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và
chọn ra những con giống tốt, chất lượng cao. Chăn nuôi theo hướng sinh học, hướng
tới sản phẩm “sạch”, “an toàn” không còn hiện tượng tồn dư kháng sinh hay hóa chất
độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
Hiện nay phương pháp sinh học và ứng dụng các chất có nguồn gốc thiên nhiên
có trong các loại thảo dược đang được mở rộng nghiên cứu và được xem là biện pháp
phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi. Đã từ
lâu, con người biết công dụng của thảo dược và ứng dụng trong chăn nuôi. Hiện nay
với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số chất có hoạt
tính sinh học cao trong thảo dược như zingerol có trong gừng, curcumin có trong nghệ,
allicin có trong tỏi,… chúng có tác dụng cải thiện tăng trọng, kích thích hoạt động hệ
thống miễn dịch và nhất là có thể phòng và chữa một số bệnh cho người và động vật.
Để tiếp tục khai thác và tìm ra công dụng của những thảo dược kể trên bổ sung
vào khẩu phần thức ăn của heo, với hy vọng giúp heo tăng trọng nhanh, tăng khả năng
đáp ứng miễn dịch, giảm tiêu tốn thức ăn, hạ giá thành sản phẩm...
Được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn
Thị Kim Loan, ThS Hồ Thị Nga và sự giúp đỡ của chủ trại heo Thành An, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm gừng, tỏi, nghệ lên
một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu và sức tăng trưởng trên heo con từ cai sữa

đến 90 ngày tuổi”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tác dụng của các loại thảo dược: gừng, tỏi, nghệ và hỗn hợp cả 3 loại
thảo dược lên khả năng tăng trưởng và sức khỏe đàn heo thông qua các chỉ tiêu về tăng
trưởng, sinh lý– sinh hóa máu và tỷ lệ ngày con bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
- Thực hiện các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu thường quy.
- Xác định tỷ lệ thực bào và chỉ số thực bào của bạch cầu trung tính.
- Ghi nhận tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn.
- Theo dõi số ngày con có những biểu hiện bệnh lý (gọi chung là bệnh).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về thảo dược
Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về các chất thiên nhiên có trong cây cỏ.
Các nhà khoa học khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của
các dân tộc, cùng với mục đích hạn chế tối đa việc đưa các hoá chất có nguồn gốc hoá
học tổng hợp vào cơ thể, thủ phạm gây nên các bệnh hiểm nghèo và hiện tượng lờn
thuốc. Xu thế này cùng với thành tựu mới của công nghệ sinh học và những tiềm năng
to lớn của chúng ta về tài nguyên sinh học, đó là động lực thúc đẩy việc nghiên cứu
các tác dụng của thảo dược trong việc phòng và chữa bệnh cho người và động vật.
Chúng không chỉ có ích về mặt ẩm thực, dinh dưỡng mà còn sử dụng như là một vị

thuốc. Trong đó, các hoạt chất của gừng, tỏi, nghệ đã và đang được sử dụng rộng rãi,
chúng có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ và cân bằng hệ vi sinh đường ruột,
khống chế các vi sinh có hại, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tăng trưởng,… giúp cơ thể
thích nghi với hoàn cảnh sống bất lợi.
2.1.1 Cây tỏi và công dụng
- Tỏi còn có tên là Đại toán
- Tên khoa học: Allium sativum
- Thuộc họ hành: Liliaceae
+ Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của tỏi gồm tinh dầu chứa hợp chất sulfur như: ajoene, Sallyl cystin, diallyl disulfide, triallyl disulfide, silfoxides, methionin, thiosulfinate (Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004). Trong tỏi có allicin được xem như hoạt chất chính, allicin
được tạo ra khi chất alliin là một amino acid có chứa gốc sulfur (S-allycystine
sulphoxide) tiếp xúc với enzyme allinase lúc tỏi được băm nhỏ hay nghiền nát và được
coi như một chất kháng sinh thiên nhiên (Nguyễn Ngọc Lan và ctv, 2006).
Ngoài ra, tỏi còn chứa các vitamin A, E, C và vitamin nhóm B (gồm B1, B2,
B6). Các chất khoáng như selenium, germanium, iod, kẽm…
3


+ Công dụng
- Tác dụng tăng cường miễn dịch
Một số chất trong cây tỏi như allicin, selenium,… có tác dụng đáng kể đến hệ
thống miễn dịch, tăng hoạt tính tế bào lympho T, giúp bảo vệ màng tế bào, chống tổn
thương nhiễm sắc thể và ADN.
Tỏi sống và tỏi chế biến có diallyl disulfide, triallyl disulfide và allicin làm tăng
tính miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, virus in vitro, chống virus cúm B, Herpesvirus
typ I, virus đậu bò, virus bệnh viêm miệng có mủ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư, ngăn ngừa cảm cúm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
- Tác dụng đối với hệ tiêu hóa
Tỏi có tác dụng phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, kích thích tiết dịch vị,

phòng tránh nhiễm khuẩn dạ dày ruột (Paktribune, 2005). Tỏi còn có tác dụng loại thải
vi sinh vật ra khỏi đường ruột. Từ chứng rối loạn tiêu hóa do thần kinh, khó tiêu, đầy
hơi, chướng hơi, co thắt dạ dày (Ngưu Hồng Quân, 2004).
- Tác dụng kháng sinh
Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Canallito đã phân tích được hoạt chất chính
trong tỏi có công dụng như là thuốc kháng sinh. Đó là allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu
hay chưa chế hóa. Allicin là kháng sinh có thể mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10
thuốc tetracycline và ajoene có công dụng gần giống như aspirin (chúng có tác dụng
diệt nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt sâu bọ, kí sinh trùng: giun tóc, giun
móc, giun kim…, nấm và các loại virus khác…).
Năm 1958, nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh công dụng
diệt khuẩn của tỏi.
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tỏi kháng nấm và khuẩn phổ rộng. Tinh dầu,
cao nước, dịch ép từ tỏi có tác dụng ức chế sự phát triển in vitro của Staphylococcus,
Shigella sonnei, trực khuẩn lao, Escherichia coli, Pastuerella multocida, Bacillus spp,
Candida spp, Cryptococus,…Theo nhiều công trình nghiên cứu, allicin có tác dụng ức
chế sự sinh trưởng của vi khuẩn hơn là diệt chúng. Vì vậy, tỏi có thể ngăn ngừa bệnh,
nâng cao tính miễn dịch và giúp bệnh mau lành.

4


2.1.2 Cây nghệ và công dụng
- Phần dùng làm thuốc: thân và rễ (còn gọi là khương hoàng), củ gọi là uất kim.
- Tên khoa học: Curcuma longa L
- Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
- Nghệ vàng: Rizoma curcumae longae
+ Thành phần hoạt chất trong cây nghệ
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), nghệ có 13 % nước, 6,3 %protein, 5,1 % chất
béo, 2,6 % sợi, carbohydrate 69,4 %. Hoạt chất mang màu vàng của củ nghệ đó là dẫn

xuất của phenolic: hoạt chất chính là curcumin hay curcuminoid gồm 3 chất
(curcumin, demethoxy curcumin (DMC), bidemethoxy curcumin (BDMC)). Từ 100 kg
củ nghệ lấy được 5 kg curcumin.
Tác dụng sinh học: cả 3 chất này đều có tác dụng sinh học nhưng trong đó
curcumin có tác dụng mạnh hơn cả. Curcuminoid có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan,
chống oxy hoá, kích thích hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, chống co thắt cơ
trơn, chống hoại tử và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa, trị bệnh ung thư (Lê Hà,
2006).
+ Công dụng
Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ vàng, có khả năng loại bỏ gốc tự do
mạnh mẽ và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống, bởi vậy curcumin được
coi là chất tiêu biểu cho các chất chống ung thư.
Curcumin có khả năng diệt khuẩn rất cao. Curcumin pha loãng ở 1:5000 đến
1:40000 có tác dụng kháng lại vi khuẩn: Staphylococcus, Salmonella paratyphi,
Mycobacterium tuberculosis, Trychophyton gupreum (Nguyễn Đức Minh, 1995). Theo
Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tác dụng ức chế invitro của trực khuẩn lao ở nồng độ tối
thiểu 25 μg/ml, Salmonella paratyphi và Streptococus ở 50 μg/ml.
Curcumin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và kích thích hệ tiêu hóa tiết enzyme tiêu
hóa chất béo và carbohydrate rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.
Curcumin có khả năng giải độc và bảo vệ gan, làm giảm hàm lượng
urobilirubin trong nước tiểu, làm tăng số lượng và bảo vệ hồng cầu, hạ mỡ máu, bảo
vệ tế bào hồng cầu, kích thích sự tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi
mật của tế bào gan.
5


Chống viêm do có tác dụng bài trừ gốc tự do trong quá trình viêm, chống oxy
hóa điển hình có thể sử dụng như corticoid (hydrocortisol phenylbutazon).
2.1.3 Cây gừng và công dụng
- Gừng có tên gọi khác: sinh khương, tiền khương, khương bì, can khương.

- Tên khoa học: Zingiber officinale rose
- Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
+ Thành phần
Theo Nguyễn Thiện Luân và ctv (1997), trong gừng có 2 – 5% tinh dầu, 5%
nhựa dầu, chất béo 3,7%, tinh bột, các chất cay zingerarol, zingerol shoyaola. Tinh dầu
gừng chứa camplen, pheladren, zingebenzen (C15H14), rượu sesquitecpen…Hiện nay
người ta xác định zingerol là hoạt chất chính trong gừng vàng. Theo Trần Xuân Thuyết
(2003), thì gừng có trên 400 chất khác nhau bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin
B1, B2, B6, C và các khoáng chất K, Ca, Fe, Zn
+ Công dụng
Theo Trần Xuân Thuyết (2003), gừng có những công dụng sau:
Giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch
mật và sự vận chuyển các chất trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng của
một số loài vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do
sử dụng kháng sinh. Gừng làm giảm tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự
phát triển của vi khuẩn trong dạ dày.
Gừng còn giúp cho hệ miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống
lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm. Có khả năng kháng các vi khuẩn Bacillus
mycoides, Staphylococcus, Salmonella, Shigella dysenteriacz.
2.2 Đặc điểm sinh lý máu
2.2.1 Chức năng của máu
Máu có 3 loại tế bào: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chức năng của hồng cầu là
vận chuyển O2, CO2 và điều hòa pH, bạch cầu bảo vệ cơ thể, tiểu cầu giúp đông máu.
Hơn 90% tế bào máu là hồng cầu (Trần Thị Dân, 2006).
Theo Nguyễn Văn Phát (2004), máu có chức năng sau:
- Chức năng hô hấp: Hemoglobin (Hb) chuyên chở O2, CO2 từ phế nang đi đến
các tế bào và ngược lại.
6



- Chức năng dinh dưỡng: vận chuyển glucose, acid amin, acid béo, vitamin từ
nhung mao ruột tới tổ chức tế bào.
- Chức năng đào thải: chuyển cặn bã từ sự chuyển hóa ở tế bào tới cơ quan bài
tiết (thận, phổi, ruột, tuyến mồ hôi…).
- Chức năng điều hòa hoạt động các cơ quan: hormon, các tuyến nội tiết (kích
thích giúp điều hòa biến dưỡng cơ thể).
- Chức năng điều hòa thân nhiệt:
+ Giúp cơ thể chống nóng bằng cách bốc hơi nước
+ Máu lưu thông trong mạch sẽ truyền nhiệt cho cơ thể
- Chức năng bảo vệ: thông qua hệ thống miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
+ Thực bào.
+ Tiết kháng thể, kháng độc tố.
2.2.2 Chức năng và số lượng hồng cầu
Chức năng
Hồng cầu vận chuyển O2, CO2 và tham gia điều hoà pH máu. Ngoài ra, hồng
cầu còn có chức năng chứa một lượng lớn men carbonic anhydrase, men này xúc tác
cho phản ứng giữa CO2 và H2O làm tăng tốc độ của phản ứng lên hàng ngàn lần giúp
cho máu có thể vận chuyển một lượng lớn CO2 từ các mô đến phổi dưới dạng H2CO3.
(Phùng Xuân Bình, 2001).
Chức năng miễn dịch: hồng cầu tham gia vào đáp ứng miễn dịch bằng cách bắt
lấy phức hợp kháng nguyên – kháng thể – bổ thể, tạo thuận lợi cho quá trình thực bào.
Hồng cầu có thể bám dính vào tế bào lympho T giúp tăng khả năng giao nộp kháng
nguyên cho đại thực bào của tế bào này. Nhờ hoạt động của enzyme bề mặt
(peroxidase) làm cho hồng cầu tiếp cận với đại thực bào và mang tính đặc trưng cho
từng nhóm máu (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
Số lượng hồng cầu
Số lượng hồng cầu có thể thay đổi theo giới tính, tuổi, vận động, chế độ dinh
dưỡng, mang thai, tiết sữa, độ cao…

7



Bảng 2.1: Số lượng hồng cầu của các loài
Loài
Số lượng hồng cầu
(Triệu/mm3máu)

Heo





Cừu

Chó

5,0 - 8,0 6,0 - 8,0 13,0 - 17,0 7,6 - 11,2 5,2 - 8,4

Mèo
6,5 - 9,0

(Lưu Trọng Hiếu, 1987)
- Số lượng hồng cầu tăng: trong trường hợp cơ thể bị mất nước do tiêu chảy
nặng, các bệnh truyền nhiễm cấp tính, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, ngoài ra thấy trong
trường hợp ngựa bị xoắn ruột (hồng cầu tăng cao 12 – 14 triệu).
- Số lượng hồng cầu giảm: trong trường hợp như bệnh thiếu máu, bệnh làm vỡ
hồng cầu nhiều, viêm phổi thùy, trúng độc, kí sinh trùng đường máu…
2.2.3 Chức năng và số lượng bạch cầu
Chức năng

Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua khả năng thực bào và
thực hiện các phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, bạch cầu có khả năng tiết enzyme phân
hủy protein, các chất diệt khuẩn…
Số lượng bạch cầu
Theo Trần Thị Dân (2006), hồng cầu làm nhiệm vụ khi còn trong mạch máu,
trong khi bạch cầu sử dụng mạch máu như công cụ vận chuyển đến những vị trí viêm
do siêu vi, nấm, ký sinh trùng. Bạch cầu có nhiều loại, mỗi loại có cơ chế bảo vệ khác
nhau. Số lượng bạch cầu ít, chỉ khoảng 1/500 đến 1/1.000 so với số lượng hồng cầu.
Số lượng bạch cầu thay đổi đáng kể trong sinh lý bình thường như tăng sau bữa ăn hay
theo tuổi. Trong hệ thống tuần hoàn, bạch cầu phân bố không đều, chúng tích tụ
quanh mạch máu của hệ tiêu hóa trong lúc tiêu hóa.
- Bạch cầu tăng: chứng Leucocythosis thấy nhiều ở bệnh truyền nhiễm cấp tính
do vi khuẩn, trúng độc do độc tố, những chứng viêm cấp, ổ mủ và trong nhiều trường
hợp nhiễm trùng khác.
- Bạch cầu giảm: chứng tỏ cơ quan tạo máu bị suy nhược, thấy trong các bệnh
do virus (ví dụ virus gây bệnh dịch tả heo), thiếu máu ác tính, trúng độc do hóa chất…

8


Bảng 2.2: Số lượng bạch cầu các loài
Loài
Số lượng bạch cầu
(ngàn/mm3 máu)

Heo



8 - 16


5 - 10

Ngựa

Cừu

6 - 10 15 - 20

Chó

Mèo



7 - 17

9 - 17

8 - 12

(Lưu Trọng Hiếu, 1987)
Tỷ lệ các loại bạch cầu
Bạch cầu được chia làm 2 loại, bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt. Bạch
cầu có hạt gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm. Bạch cầu
không hạt gồm bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân.
Mỗi loại bạch cầu có tỷ lệ phần trăm công thức bạch cầu và chức năng khác
nhau tùy theo phản ứng miễn dịch của cơ thể trong đề kháng bệnh.
Bảng 2.3: Công thức bạch cầu của máu heo
Loại bạch


Bạch cầu

Bạch cầu ái

Bạch cầu ái

Bạch cầu

Bạch cầu

cầu

trung tính

toan

kiềm

lympho

đơn nhân

Tỷ lệ (%)

45 – 55

2–3

0,0 – 0,8


40 – 50

2–6

(Lưu Trọng Hiếu, 1987)
Công thức bạch cầu có thể thay đổi theo tình trạng khỏe hay mắc bệnh. Trong
điều kiện sinh lý bình thường, cơ quan tạo máu không ngừng bổ sung những bạch cầu
trưởng thành vào máu để thay thế những bạch cầu già nhằm cân bằng tỷ lệ và số lượng
giữa các loại bạch cầu trong cơ thể. Trong điều kiện bệnh thì cơ quan tạo máu chịu
kích thích của những nhân tố gây bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh, căn cứ vào sự
thay đổi tỷ lệ của bạch cầu và quá trình phát triển bệnh có thể chia sự thay đổi bạch
cầu theo ba thời kỳ:
- Giai đoạn khởi phát: tổng số bạch cầu tăng, tăng bạch cầu trung tính (có hiện
tượng nghiêng trái), bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho và giảm bạch cầu đơn nhân.
- Giai đoạn bệnh chuyển biến tốt: tổng số bạch cầu giảm dần về mức bình
thường, bạch cầu trung tính giảm dần, bớt nghiêng trái. Bạch cầu ái toan xuất hiện,
bạch cầu lympho tăng và bạch cầu đơn nhân xuất hiện nhiều.
- Giai đoạn phục hồi (khỏi bệnh): tổng số bạch cầu về mức bình thường, bạch
cầu trung tính giảm, tăng bạch cầu ái toan, lympho và đơn nhân (Nguyễn Văn Phát,
2004).
9


2.2.4 Chức năng của các loại bạch cầu
(1) Chức năng của bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính hay còn gọi là tiểu thực bào, cấu trúc gồm nhân và nguyên
sinh chất, trong nguyên sinh chất có chứa các hạt rất giàu enzyme, các hạt này đóng
vai trò rất quan trọng trong chức năng của bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính là
những tế bào trưởng thành ở trong máu và có một chức năng quan trọng là thực bào,

chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu khi các vi sinh
vật này vừa xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạch cầu trung tính tăng trong trường hợp
nhiễm trùng cấp tính. Sau khi thực bào, bạch cầu trung tính sẽ tiết ra các enzyme tiêu
diệt vi khuẩn. Đôi khi, trong những trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng
huyết, suy nhược cơ thể, lượng bạch cầu này sẽ giảm xuống, nếu giảm quá thấp thì thú
sẽ gặp nguy hiểm vì sức chống lại vi khuẩn gây bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng. Bạch
cầu trung tính giảm trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như: chì, arsenic, suy
tủy và nhiễm một số virus (Lâm Thị Thu Hương, 2002).
(2) Bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân là tiền thân của đại thực bào. Khi bạch cầu đơn nhân rời
dòng máu vào mô thì chúng chưa trưởng thành, chúng trưởng thành khi đã ở mô bào,
lúc bấy giờ trở thành đại thực bào. Bạch cầu đơn nhân (đại thực bào) có vai trò bảo vệ
cơ thể thông qua việc thực bào và trình diện kháng nguyên.(Trần Thị Dân, 2006).
Bạch cầu đơn nhân phân bố khắp mọi tổ chức của cơ thể: máu, tủy xương, gan,
tổ chức dạng lympho, tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh và trong các xoang rỗng của
cơ thể. Tế bào tham gia vào một trong những cơ chế đề kháng là loại bỏ vi sinh vật ra
khỏi máu và tổ chức của cơ thể. Chúng có vai trò rất quan trọng trong các hiện tượng
đầu tiên khởi động đáp ứng miễn dịch.
(3) Bạch cầu ái toan
Bạch cầu ái toan chỉ có ít trong mạch máu ngoại vi, có ít khả năng thực bào và
tiêu hóa vi khuẩn nên không có tính bảo vệ cơ thể, nhưng chúng tập trung quanh vùng
bị ký sinh trùng, dị ứng (Trần Thị Dân, 2006).
Chức năng khử độc các protein lạ trước khi chúng có thể gây hại cơ thể, tham
gia đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Bạch cầu này thường hấp dẫn hóa hướng động đến
những nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể, trong phản ứng dị ứng và tiêu
10


hóa các phức hợp này bằng cách phóng thích các enzyme (acid phosphatase, peroxidase,
proteinase) sau khi quá trình miễn dịch đã hoàn thành (Cù Xuân Dần, 1996).

Bạch cầu ái toan tăng trong trường hợp ký sinh trùng, dị ứng, bệnh trên da,
giảm khi gia súc bị stress (Trần Thị Dân, 2006).
(4) Bạch cầu ái kiềm
Bạch cầu ưa base chứa hạt phân tiết histamin, heparin, dạng polysaccharic,
sulphate. Heparin giúp loại thải mỡ từ máu sau khi ăn và hấp thu, ngăn chặn tạo thành
cục máu đông. Bạch cầu ái kiềm cũng như tế bào mast nằm kề mạch máu, cả hai có vai
trò đáp ứng dị ứng. Khi kháng nguyên gây dị ứng kết hợp với phân tử kháng thể, hai tế
bào này loại thải hạt vào dịch gian bào. Histamin được phóng thích đáp ứng với các
phản ứng dị ứng (Trần Thị Dân, 2006).
(5) Bạch cầu lympho
Bạch cầu lympho hay còn gọi là lâm ba cầu, được tạo thành từ hạch bạch huyết,
lách và tuyến ức. Chúng có khả năng vận động amip giới hạn và di chuyển từ cơ quan
bạch huyết vào dòng máu vài giờ trước khi định cư ở mô bào, sau đó quay lại mô bào
làm nhiệm vụ kiểm soát. Bạch cầu lympho bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ
thống miễn dịch tạo kháng thể tiêu diệt vi sinh vật và chống tề bào ung thư. Đặc biệt,
chúng trở thành những tế bào “nhớ” sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại
lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân, khi ấy chúng sẽ gây ra những
phản ứng miễn dịch mạnh, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu tiên.
2.3 Đặc điểm sinh hóa máu
Máu gồm huyết tương và các tế bào máu. Huyết tương có 92 % nước, 7 %
protein và 1 % chất khác. Huyết tương và tế bào máu gia súc thể hiện bằng con số
không đổi gọi là “hằng số sinh lý máu – sinh hóa máu”. Hằng số này ổn định nhờ điều
hòa hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể bằng quá trình biến dưỡng, loại thải, dự
trữ và thay thế giữa dịch nội bào và ngoại bào (Trần Thị Dân, 2006).
Huyết thanh là một trong những dịch sinh học. Sự theo dõi các chỉ tiêu sinh hóa
máu trên cơ sở phân tích các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng như là các
isoenzyme, các hệ thống protein… đã giúp phát hiện ra các cấu trúc hóa sinh mang
bản chất di truyền, đặc thù cho phẩm chất của các giống gia súc, gia cầm và di truyền

11



theo nguyên tắc các tính trạng chất lượng, đồng thời tìm ra mối tương quan giữa chỉ
tiêu sinh hóa đối với khả năng sản xuất.
2.3.1 Protein tổng số
Protein trong huyết thanh được tổng hợp phần lớn ở gan, chủ yếu là albumin,
prothrombin, fibrinogen và một phần globulin, đặc biệt là globulin miễn dịch nằm
trong tiểu phần -globulin. Hàm lượng protein tổng số huyết thanh là 1 hằng số đặc
trưng cho từng loài, từng giống và được duy trì ở mức tương đối ổn định. Những biến
đổi chỉ tiêu này thường do tuổi, trạng thái sinh lý, thức ăn và các yếu tố bên ngoài.
Protein tổng số trong huyết tương thường tăng do huyết tương cô đặc (cơ thể mất nước
hoặc bệnh mãn tính) làm cho tỷ lệ giữa albumin và globulin thay đổi, giảm do dinh
dưỡng, đói lâu ngày, bệnh đường tiêu hóa mãn tính, bệnh gan, tích nước xoang ngực
và xoang bụng (Nguyễn Văn Phát, 2004).
Vai trò của protein rất quan trọng, chúng tham gia vào tất cả các biểu hiện hoạt
động sống như vận động, đáp nhận kích thích bên ngoài, sự sinh trưởng, phát dục, sinh
sản, sự di truyền biến dị, sự trao đổi chất không ngừng với môi trường xung quanh.
Đặc biệt protein còn đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể thông qua các globulin miễn
dịch, duy trì áp suất thẩm thấu, xúc tác phản ứng sinh hóa, là chất đệm giữ thăng bằng
acid bazơ, điều hoà hormone…
Bảng 2.4: Hàm lượng protein tổng số, albumin và globulin huyết thanh trên heo
theo một số tác giả
Dẫn liệu

Protein tổng số (g/dl)

Albumin (g/dl)

Globulin (g/dl)


Hồ Văn Nam (1982)

6,5 – 8,5

4 – 4,5

1,4 – 2

Kaneko (1989)

7,9 – 8,9

1,7 – 2,7

-

5,09 – 6,51

2,99 – 5,43

-

6,5 – 8,5

3,2 – 4,0

3,4 – 4,0

Bùi Thị Thu Thảo (2002)
William (2004)

Ghi chú: g/dl là gam/ decilit
2.3.2 Albumin huyết thanh

Albumin là 1 loại protein có nhiều trong huyết thanh và tham gia cấu tạo hầu
hết cấu tử của mô bào, chúng được tổng hợp từ gan. Do đó, hàm lượng albumin được
biểu thị cho khả năng sinh trưởng của gia súc. Albumin ở gan sau đó đi vào máu, theo

12


máu đến các mô bào, sự thoái biến albumin xảy ra trong gan và các mô khác như cơ,
thận, da.
Ở động vật, albumin chiếm khoảng 35-50 % protein tổng số trong huyết thanh
là loại protein tải, có độ đàn hồi và phân tán cao, ngoài ra nó còn là loại protein dự trữ.
Trong hệ tuần hoàn, albumin đảm nhận những chức năng sau: giữ áp lực keo cho máu,
điều hòa sự trao đổi chất giữa máu và dịch gian bào, vận chuyển các dưỡng chất
(khoáng, acid béo, carbohydrate, một số vitamin…) đến các mô bào và đến mạng lưới
nội chất ở gan để kết hợp, đào thải hoặc bị phân hủy. Vì vậy, albumin còn có chức
năng giải độc.
Hàm lượng albumin trong huyết thanh giảm có thể là dấu hiệu lâm sàng của
bệnh gan làm giảm tổng hợp albumin. Ngoài ra, albumin có thể giảm ở các trường hợp
bệnh lý ở quản cầu, dãn mạch huyết ruột, mất protein do bệnh ở ruột, tiểu đường,
cường năng tuyết phó giáp, bệnh thận. Hàm lượng albumin trong huyết thanh cũng rất
nhạy cảm với chế độ nuôi dưỡng.
Khi cơ thể mất nước hàm lượng albumin huyết thanh thường tăng.
2.3.3. Globulin
Globulin huyết thanh chiếm một phần trong tổng số protein của huyết thanh,
globulin gồm có 3 tiểu phần chính là , , -globulin, với các chức năng sinh lý khác nhau.
-globulin có trong thành phần cấu tạo lipoprotein và glucoprotein liên quan
đến sự chuyển hóa lipid, glucid.

-globulin là 1 loại protein đa dạng liên quan đến sự chuyển hóa kim loại như
sắt (tiểu phần transferrin), đồng (tiểu phần seruloplasmin).
-globulin là tiểu phần có chức năng miễn dịch cho động vật với các kháng thể.
Ở thú sơ sinh không có -globulin, chúng chỉ xuất hiện trong huyết thanh thú sau 3-4
ngày được bú sữa đầu từ mẹ, các kháng thể này sẽ được hấp thu trực tiếp vào máu qua
vách ruột của thú non.
Hàm lượng globulin tăng trong các trường hợp: u tủy và những u khác ở võng
nội chất, bệnh gan, mẫn cảm, phản vệ.
Hàm lượng globulin giảm trong trường hợp ở bào thai, con vật sơ sinh trước khi
bú sữa đầu, bệnh suy giảm miễn dịch, mất globulin máu (Nguyễn Phước Nhuận và ctv,
2003).
13


2.4 Hoạt động miễn dịch của cơ thể
Bình thường, cơ thể luôn phải tiếp xúc với vi khuẩn, virus, nấm mốc và kí sinh
trùng. Đặc biệt ở da, đường tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp các tác nhân này có thể gây
bệnh nếu chúng xâm nhập sâu vào cơ thể. Cơ thể có một hệ thống đặc biệt chống lại
tác nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc đó là các bạch cầu. Các bạch cầu bảo vệ cơ thể
bằng quá trình thực bào và quá trình miễn dịch (Lê Công Tiến, 2001).
2.4.1 Sự thực bào
Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào gồm bạch cầu trung tính (tiểu thực bào) và
bạch cầu đơn nhân (đại thực bào). Những tế bào này tiền thân ở tủy xương, nhưng khi
đã được biệt hóa phóng thích vào máu để làm nhiệm vụ thực bào.
Quá trình thực bào gồm 4 giai đoạn: hóa hướng động, kết dính, nuốt và tiêu hóa.
+ Sự thực bào của bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính khi vào mô đã là bạch cầu trưởng thành và có thể thực bào
ngay. Bạch cầu trung tính gắn vào vật lạ rồi phóng chân giả bao vây vật lạ, tạo thành
một túi kín chứa vật lạ. Túi này xâm nhập vào khoang bào tương, tách khỏi màng
ngoài của tế bào tạo ra túi thực bào trôi tự do ở bên trong bào tương. Bạch cầu trung

tính có thể thực bào từ 5-20 vi khuẩn trước khi bản thân nó bị chết (Trịnh Bỉnh Dy,
2001).
+ Sự thực bào của bạch cầu đơn nhân (đại thực bào)
Sau khi hoạt hóa bởi hệ thống miễn dịch, đại thực bào có khả năng thực bào
mạnh hơn bạch cầu trung tính. Nó có thể ăn tới 100 vi khuẩn. Chúng có khả năng nuốt
những vật lạ lớn như kí sinh trùng sốt rét, hồng cầu…
Sau khi tiêu hóa các vật lạ, đại thực bào có khả năng tống các sản phẩm của vật
lạ ra ngoài và chúng tiếp tục sống thêm vài tháng nữa (Trịnh Bỉnh Dy, 2001).
+ Sự tiêu hóa và đào thải các vật lạ bị thực bào
Khi vật lạ bị thực bào, lysosom và các hạt khác trong bào tương sẽ đến tiếp xúc
với túi thực bào, hòa màng rồi hút các enzym tiêu hóa và các tác nhân diệt khuẩn, túi
này trở thành túi tiêu hóa và sự tiêu hóa của các vật lạ bị thực bào bắt đầu ngay lập tức.
Tuy nhiên có một số vi sinh vật có thể sống và nhân lên trong túi thực bào tạo nên hiện
tượng nhiễm trùng nội bào như: Mycobacterium, Listeria monocytogenes, Salmonella
typhi, Brucella, Toxoplasma, Candida…
14


×