Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TỪ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.39 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TỪ CHẤT THẢI TRONG
CHĂN NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Ngành

: Thú y

Khóa

: 2002 – 2007

Lớp

: TC02TY

Sinh viên thực hiện : PHAN THÚC TÂN

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGUỒN
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TỪ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Tác giả


PHAN THÚC TÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S VÕ VĂN NINH

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin dâng lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình và những người thân đã tạo
mọi điều kiện để tôi đạt được kết quả ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Th.S VÕ VĂN NINH

Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong
những năm đại học.
Xin chân thành cảm ơn!
Ban giám đốc công ty TNHH một thành viên Thọ Vực
Ban giám đốc trại heo giống cao sản Xuân Phú. Cùng toàn thể anh chị em trong
trại đã nhiệt tình giúp đở trong suốt quá trình thực tập.
Không quên!
Tập thể lớp Thú Y 19 và cô chủ nhiệm đã động viên, chia sẻ cùng tôi trong thời

gian học tập và sinh hoạt tại trường.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thời gian khảo sát “Quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế nguồn
năng lượng tái tạo từ chất thải trong chăn nuôi” tại trại heo Xuân Phú Huyện Xuân Lộc
Tỉnh Đồng Nai chúng tôi ghi nhận được kết quả:
Hầm ủ Biogas bê tông phủ bạt đang hoạt động rất tốt không gây ô nhiễm môi
trường.
Các chỉ tiêu lý hoá tương đương với các mô hình xử lý khác: túi ủ bằng plastic,
hầm ủ nắp cố định …
Vốn đầu tư ban đầu tương đối chấp nhận được, thời gian sử dụng hầm ủ dài
(với chu kỳ 4 năm thì hầm ủ có thể sử dụng được 3 – 4 chu kỳ).
Khi xảy ra sự cố dễ dàng sửa chữa xử lý.
Chất thải sau Biogas được dùng nuôi động vật thủy sinh, phân bón cho cây
trồng…
Đầu tư vốn vào quy trình sản xuất nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất
chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chủ động được nguồn điện phục vụ cho sản xuất và chăn nuôi, giảm sự lệ thuộc
vào nguồn năng lượng khác:dầu mỏ, điện lưới…
Ngoài ra khí sinh học còn được dùng để xử lý các phế phụ phẩm trong chăn
nuôi: xác thú bệnh…đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các biện pháp khác: hoá
chất, cơ học…

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
I.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................2
2.1. Biogas: ..................................................................................................................2
2.1.1. Khí sinh học ...................................................................................................2
2.1.2. Đặc đính khí sinh học Biogas ........................................................................2
2.1.3. Đặc tính của khí CH4......................................................................................2
2.2. Cơ chế tạo thành khí sinh học trong hệ thống Biogas ..........................................3
2.2.1.Con đường thứ nhất.........................................................................................3
2.2.2. Con đường thứ 2.............................................................................................4
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến úa trình lên men yếm khí: .....................................6
2.3.1. Điều kiện kỵ khí tuyệt đối: .............................................................................6
2.3.2. Nhiệt độ ..........................................................................................................6
2.3.3. pH ...................................................................................................................6
2.3.4. Ẩm độ .............................................................................................................6
2.3.5. Thời gian ủ .....................................................................................................6
2.3.6. Hàm lượng chất rắn (vật chất khô).................................................................6
2.3.7.Thành phần dinh dưỡng ..................................................................................7
2.3.8. Các chất gây trở ngại quá trình lên men kỵ khí .............................................7
2.3.9. Một số yếu tố khác .........................................................................................8
2.4. Vai trò của Biogas trong sản xuất và đời sống .....................................................9
2.4.1. Cung cấp năng lượng .....................................................................................9
2.4.2. Hạn chế ô nhiễm-Bảo vệ môi trường .............................................................9
2.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS .......................................................................9
2.5.1. Trên thế giới ...................................................................................................9

iv


2.5.2.Ở Việt Nam ...................................................................................................10
2.6. Một số hầm ủ biogas ở Việt Nam .......................................................................10
2.6.1. Loại nắp trôi nổi ...........................................................................................10
2.6.2. Loại hầm nắp cố định ...................................................................................11
2.6.3.Túi Cao Su.....................................................................................................11
2.3.4 Túi ủ làm bằng Plastic ...................................................................................11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................12
3.1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ ...............................12
3.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................................12
3.1.2 Lịch sử hình thành .........................................................................................12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ...........................................................................13
3.1.4. Cơ cấu đàn và công tác giống ......................................................................13
3.1.5. Nhiệm vụ và phương hướng chăn nuôi của xí nghiệp .................................15
3.2 Nội Dung..............................................................................................................15
3.2.1 Thời gian và địa điểm....................................................................................15
3.2.2. Điều kiện và nội dung khảo sát. ...................................................................16
3.2.3

Nội dung và phương pháp tiến hành khảo sát .........................................17

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................21
4.1 Tỷ lệ phân nước ...................................................................................................21
4.2 Nhiệt độ................................................................................................................21
4.3 Chỉ tiêu pH ...........................................................................................................22
4.4. Lượng điện sinh ra: .............................................................................................22
4.4.1. Máy 1 ...........................................................................................................23
4.4.2. Máy 2 ...........................................................................................................23

4.4.3. Khảo sát các thiết bị sử dụng điện từ biogas ................................................23
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................................................24
4.5.1. Máy 1 ...........................................................................................................24
4.5.2 Máy 2 ............................................................................................................27
4.6 Đánh giá nhận xét về mô hình .............................................................................30
4.6.1 Môi trường ....................................................................................................30
4.6.2 Kinh tế ...........................................................................................................31
v


4.6.3 Xã hội ............................................................................................................31
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................32
5.1. Kết luận ...............................................................................................................32
5.2. Đề nghị ................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................33

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ C/N trong một số loại phân: ..................................................................7
Bảng 2.2: Nồng độ các chất gây ức chế quá trình lên men của vi khuẩn kỵ khí
(Nguyễn Việt Năng, trích dẫn Đoàn Văn Nhựt 1997).....................................................8
Bảng 3.1. Phác thảo chi phí và doanh thu dự kiến của mô hình ...................................19
Bảng 3.2. Phác thảo tổng hợp so sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 giả thuyết của mô hình
( chu kỳ 4 năm) ..............................................................................................................20
Bảng 4.1 Tỷ lệ phân - nước nạp vào hầm ủ ...................................................................21
Bảng 4.2. Nhiệt độ đầu vào - đầu ra của các hầm ủ ......................................................21
Bảng 4.3. Kết quả pH được ghi nhận ở 5 hầm ủ. ..........................................................22
Bảng 4.4. Các thiết bị sử dụng điện từ biogas phục vụ sản xuất, chăn nuôi. ................23

Bảng 4.5. Các thiết bị sử dụng điện từ biogas phục vụ sản xuất, chăn nuôi. ................24
Bảng 4.6. Dự kiến doanh thu và hiệu quả kinh tế của mô hình: ..................................25
Bảng 4.7. Dự kiến doanh thu và hiệu quả kinh tế của mô hình (Giả thuyết 2) ...........26
Bảng 4.8. Tổng hợp so sánh hiệu quả kinh tế của các giả thuyết ( Chu kì 4 năm ) ......27
Bảng 4.9. Dự kiến doanh thu và hiệu quả kinh tế của mô hình máy 2..........................28
Bảng 4.10. Dự kiến doanh thu và hiệu quả kinh tế của mô hình (Giả thuyết 2) ...........29
Bảng 4.11. Tổng hợp so sánh hiệu quả kinh tế của các giả thuyết (Chu kì 4 năm ) .....30

vii


Chương 1
TỔNG QUAN
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, bên cạnh là các ngành trồng
trọt, nuôi trồng thủy sản… thì chăn nuôi là ngành chính không thể thiếu trong sự phát
triển của nền nông nghiệp ở nước ta.
Để tăng hiệu quả kinh tế và đem lại hiệu quả, lợi nhuận cao nhất cho người chăn
nuôi. Ngoài các biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi: Công tác giống,
khẩu phần, dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh thú y… thì biện pháp xử lý chất thải trong
chăn nuôi để làm nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng chất thải sau xử lý để làm phân
bón cho cây trồng, nuôi trồng thủy sản… là những biện pháp đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người chăn nuôi và mặt khác là làm giảm áp lực về sinh thái, tài nguyên, môi
trường…
Do những lý do trên và được sự phân công của bộ môn CHĂN NUÔI CHUYÊN
KHOA – KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ
CHÍ MINH, được sự hướng dẫn của thạc sỹ Võ Văn Ninh và được sự đồng ý của ban
giám đốc Công Ty TNHH một thành viên Thọ Vực, trại chăn nuôi Xuân Phú, Huyện
Xuân Lộc - Đồng Nai chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Và
Hiệu Quả Kinh Tế Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Từ Chất Thải Trong Chăn Nuôi”.

I.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi qua hệ thống hầm biogas
thành nguồn năng lượng tái tạo
- Kiểm tra một số chỉ tiêu lý hoá của hầm ủ.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Tuy hết sức cố gắng để thực hiện đề tài, nhưng do hạn chế về kiến thức, thời
gian, nên không tránh khỏi thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của
quý thầy cô cùng các bạn.
1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Biogas:
2.1.1. Khí sinh học
Biogas hay còn gọi là khí sinh học là một hổn hợp khí được sản sinh từ sự phân
hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí.
Hổn hợp khí này chiếm tỷ lệ gồm: CH4: 60 - 70 %, CO2: 30 - 40 %, phần còn lại là
một lượng nhỏ khí N2, H2, H2S… CH4 có số lượng lớn và là khí chủ yếu tạo ra năng
lượng khi đốt. Lượng CH4 chịu ảnh hưởng bởi quá trình phân hủy sinh học, do đó số
lượng khí sinh ra này sẽ phụ thuộc tùy loại phân, tỷ lệ phân nước, nhiệt độ môi trường,
tốc độ dòng chảy… trong hệ thống phân hủy sinh học.
2.1.2. Đặc đính khí sinh học Biogas
Khí sinh học Biogas có trọng lượng riêng khoảng 0,9 - 0,94 kg/m3 trọng lượng
riêng này thay đổi do tỉ lệ CH4 so với các khí khác trong hổn hợp. Lượng H2S chiếm
một lượng ít, có mùi hôi, tạo thành acid H2SO4 khi tác dụng với nước gây độc cho
người và làm hư dụng cụ đun nấu, động cơ, thiết bị… khi nó tiếp xúc. Mùi hôi của khí
này giúp xác định nơi hư hỏng của túi ủ, hầm ủ… để phát hiện sửa chữa.
Khí Biogas có tính dể cháy nếu được hòa lẫn với nó với tỉ lệ 6 - 25 % không
khí, vì thế sử dụng gas này sẽ có tính an toàn cao. Nếu hổn hợp khí mà CH4 chỉ chiếm

60 % thì 1 m3 gas cần 8 m3 không khí. Nhưng trong thực tế, khí Biogas được cháy tốt
trong không khí khi nó được hòa lẫn ở tỷ lệ 1/9 - 1/10 (Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật
Đồng Nai, 1989)
2.1.3. Đặc tính của khí CH4
Khí CH4 là một chất khí không màu, không mùi và nhẹ hơn không khí. CH4
ở 200C, 1 atm, khí CH4 có trọng lượng 0,716 kg. Khi đốt hoàn toàn 1 m3 khí CH4 cho
khoảng 5.550 – 6.000 Kcal.
Mặt khác khi CH4 thoát vào trong khí quyển sẽ gây hiệu ứng nhà kính rất lớn,
cao gấp 21 lần khí CO2.
2


2.2 . Cơ chế tạo thành khí sinh học trong hệ thống Biogas
-

Sự tạo thành khí sinh học là một quá trình lên men phức tạp xảy ra qua nhiều

phản ứng, cuối cùng tạo ra CH4, CO2 và một số chất khác. Quá trình này được thực
hiện theo nguyên tắc phân hủy kỵ khí, dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí để phân
hủy những chất hữu cơ ở dạng phức tạp chuyển thành dạng đơn giản là chất khí và các
chất khác.
-

Sự phân hủy kỵ khí diễn ra qua nhiều giai đoạn tạo ra hàng ngàn sản phẩm

trung gian nhờ sự hoạt động của các chủng loại vi sinh vật đa dạng. Đó là sự phân hủy
protein, tinh bột, lipid để tạo thành acid amin, glycerin, acid béo, acid béo bay hơi,
methylamine, cùng các chất độc hại như tomain (độc chất thịt thối), sản phẩm bốc mùi
như indol, scatol. Các chất cao phân tử cellulose, lignin sẽ bị vi khuẩn yếm khí có
enzyme cellulase phân hủy theo sơ đồ

0

,t
(C6H10O5)n + n H2O VSV

 3nCO2 + 3nCH4 + 4,5Calo

Lượng CO2 sinh ra một phần sẽ bị giữ lại bởi các ion: K+, Ca2+, Na2+, NH3+…
do đó hổn hợp khí sinh ra có từ 60 - 70 % CH4 và khoảng 30 – 40 % CO2.
Những chất hữu cơ liên kết phân tử thấp như đường, đạm, tinh bột và ngay cả
cellulose có thể bị phân hủy nhanh tạo ra acid hữu cơ, các acid hữu cơ này tích tụ
nhanh sẽ gây phân hủy. Ngược lại lignin, cellulose được phân hủy từ từ nên gas được
sinh ra một cách liên tục.
Tóm lại, quá trình tạo khí methane có thể diễn ra theo hai con đường và mỗi
con đường gồm hai giai đoạn sau:
2.1.4. Con đường thứ nhất
a) Giai đoạn 1:
- Sự acid hóa cellulose:
(C6H10O5)n + nH2O VSV

 3nCH3COOH
- Sự tạo muối: Các bazơ hiện diện trong môi trường (đặc biệt là NH4OH) sẽ kết hợp
với acid hữu cơ.
CH3COOH + NH4OH  CH3COONH4 + H2O
b) Giai đoạn 2: lên men methane do sự thuỷ phân của muối hữu cơ:
CH3COONH4 + H2O  CH4 + CO2 + NH4OH

3



2.1.5. Con đường thứ 2
a) Giai đoạn 1:
Sự acid hóa: (C6H10O5)n + nH2O -> 3nCH3COOH
Thuỷ phân acid tạo CO2 và H2
CH3COOH + 2H2O -> 2CO2 + 4H2
b) Giai đoạn 2:
Methane được tổng hợp từ một số trực khuẩn khi sử dụng CO2 và H2.
CO2 + 4H2 -> CH4 + 2H2O
Như vậy, cả hai con đường khả năng tạo khí methane phụ thuộc vào quá trình
acid hóa. Nếu quá trình lên men quá nhanh hoặc dịch phân có nhiều chất liên kết phân
tử thấp sẽ dể dàng bị thủy phân nhanh chóng đưa đến tình trạng acid hóa và ngưng trệ
quá trình lên men sinh methane.
Mặt khác, vi sinh vật tham gia trong giai đoạn một của quá trình phân hủy kỵ
khí đều thuộc nhóm biến dưỡng cellulose. Nhóm vi khuẩn này hầu hết có các enzyme
cellulase và nằm rải rác trong các họ khác nhau, hầu hết là các trực khuẩn nằm trong
các họ: Clostridium, Plectridium, Caduccus, Endoponus, Terminosporus… chúng biến
dưỡng ở điều kiện yếm khí cho ra CO2, H2 và một số chất tan trong nước như: formate,
acetate, alcohol, methylamine, rượu… trừ CO2, các chất còn lại đều có khả năng cho
electron và được dùng làm chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sinh methane (Trần Văn Du,
1984). Nhóm vi khuẩn chuyên biệt này đều có hai coenzyme đặc thù mà các nhóm vi
khuẩn khác hầu như chưa thấy:


Coenzyme M (2 – MerCaptoethan – sulfonic - acid)



Coenzyme F420 (một loại flavin mononucleotide)
Nhóm vi khuẩn này đã được W.E Balch và các cộng sự ở Mỹ (1979) xác định.
Đối với các polysaccharides chuyển thành monosaccharides, trải qua quá trình

biến đổi sẽ tạo thành các muối acetate, lactate, ethanol, butyrate, propionate…
Sau đó các muối này sẽ phân hủy tạo thành acetate, muối acetate lại thủy phân
để tạo methane. Một số phản ứng minh họa:



4H2 + HCO3- + H+  CH4  + 3H2O



C2H5OH + H2O  CH3COO- + H+ + CH4 
4




2CH3-CHOH-COO- + H2O  2CH3COO- + CH4  + HCO3- + H+



2C3H7COO- + 5H2O  3CH3COO- + 10H+ + CH4  + HCO3-



CH3COO- + H2O  CH4  + HCO3-



4HCOOH + H2O  CH4  + 3HCO3- + 3H+




4CH3OH  3CH4  + HCO3- + H2O + H+



Methylamine thủy phân tạo methane



4CH3NH3+ + 3H2O  3CH4 + HCO3- + 4NH4+ + H+



2(CH3)2NH2+ + 3H2O  3CH4 + HCO3- + 2NH4+ + H+



4(CH3)3NH+ + 9H2O  9CH4 + 3HCO3- + 4NH4+ + 3H+
Cơ chế lên men của vi sinh vật yếm khí được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Protein

Amino acid

Lipid

Carbohydrate
Cellulose
Starch

Pentosan (Hemicellulose)

Methanol

Đường

Glycerol

Acid béo

NH3
Formate
CO2
H2

Acetate

Butyrate
Ethanol
Lactate
Sactate
Succirate
Propiovate

CH4
Quá trình lên men các chất hữu cơ do các vi sinh vật yếm khí (Large, trích dẫn
Đoàn Văn Nhựt 1997)
5



2.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men yếm khí:

2.2.1. Điều kiện kỵ khí tuyệt đối:
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi
sinh vật. Vi sinh vật tạo khí sinh học nhạy cảm với oxygen. Nếu hầm ủ có oxygen thì
hoạt động tạo khí sinh học của vi sinh vật yếm khí yếu đi hay ngừng hẳn.
2.2.2. Nhiệt độ
Có hai vùng nhiệt độ thích hợp cho sự lên men của vi khuẩn sinh khí methane:
là messophilic (nhiệt độ trung bình) biến động từ 20 - 450C và hai là thermophilic
(nhiệt độ cao) trong vùng nhiệt trên 450C (Bùi Xuân An 1996). Nhiệt độ tối ưu là 350C
cho vùng thứ nhất. (Fair và Moor, 1937 trích dẫn Bùi Xuân An 1996)
Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh khí sinh học.
Nhiệt độ thay đổi cho phép là 10C trong mỗi ngày.
Nhiệt độ dưới 100C làm vi khuẩn hoạt động kém và gas sẽ không được sinh ra
hoặc rất ít. Tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu. Ở Việt
Nam nhiệt độ trung bình là 18 - 320C là thuận lợi cho vi sinh vật sinh khí methane.
2.2.3. pH
pH Cũng góp phần quan trọng đối với họat động của vi sinh vật sinh khí
methane. Vi khuẩn sinh khí methane thích hợp với pH: 6,5 - 7, khi pH > 8 hay pH < 6
thì hoạt động của vi khuẩn giảm nhanh (Nguyễn Thị Thủy, 1991)
2.2.4. Ẩm độ
Ẩm độ đạt 91,5 - 96 % thì thích hợp cho vi khuẩn sinh khí methane phát
triển, ẩm độ lớn hơn 96 % thì tốc độ phân hủy chất hữu cơ giảm, sản lượng khí sinh ra
thấp
2.2.5. Thời gian ủ
Lượng gas sinh ra sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian ủ dài hay ngắn. Ở cùng một
nhiệt độ và tỷ lệ pha loãng, khả năng sinh gas cao nhất với thời gian ủ kéo dài khoảng
30 - 40 ngày.

2.2.6. Hàm lượng chất rắn (vật chất khô)
Hàm lượng chất rắn dưới 9 % thì hoạt động của hầm ủ sẽ tốt, hàm lượng này
thay đổi theo mùa thường thì khoảng 7 - 9 %, ở Việt Nam, vào mùa khô, nhiệt độ cao
khả năng sinh gas tốt, thì hàm lượng chất rắn trong thiết bị khí sinh học giảm nên việc
6


cung cấp hàm lượng chất rắn cao hơn có thể chấp nhận được (UBKHKT Đồng Nai
1989). Theo Bùi Xuân AN (1999) thì tỉ lệ chất rắn trong dịch phân heo 6 % là tối ưu
nhất để sinh khí gas trong điều kiện khí hậu nhiệt đới trung bình 25 - 27oC.
2.2.7. Thành phần dinh dưỡng
Để đảm bảo quá trình sinh khí bình thường và liên tục phải cung cấp đầy đủ
nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, thành phần chính của
nguyên liệu là C và N. Với carbon thì ở dạng carbohydrate còn nitơ ở dạng nitrate,
protein, ammoniac… Ngoài việc cung cấp đầy đủ nguyên liệu C và N cần phải đảm
bảo tỷ lệ C/N. Tỷ lệ thích hợp sẽ đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho hoạt động sống của
vi sinh vật kỵ khí, trong đó C sẽ tạo năng lượng còn N sẽ tạo cấu trúc của tế bào, nhiều
thí nghiệm cho thấy rằng tỷ lệ C/N từ 25/1 - 30/1 thì sự phân hủy kỵ khí xảy ra tốt
(UBKHKT Đồng Nai, 1989).
Bảng 2.1: Tỷ lệ C/N trong một số loại phân:
Loại phân

Tỷ lệ C/N

Trâu bò

25/1

Heo


13/1



5/1 – 10/1

Cừu

29/1

Ngựa

24/1

Người

29/1

2.2.8. Các chất gây trở ngại quá trình lên men kỵ khí
Vi khuẩn methane dể bị ảnh hưởng bởi các độc tố và các hợp chất vô cơ. Một
số nghiên cứu của Nguyễn Việt Năng nồng độ các chất sau ảnh hưởng đến quá trình
lên men kỵ khí.

7


Bảng 2.2: Nồng độ các chất gây ức chế quá trình lên men của vi khuẩn kỵ khí
(Nguyễn Việt Năng, trích dẫn Đoàn Văn Nhựt 1997)
Tên hóa chất


Nồng độ

SO42-

5.000 ppm

NaCl

40.000 ppm

NO2-

5mg/100 ml

Cu2+

100 mg/l

CN-

25 mg/l

ABS(*)

20-40 ppm

NH3

1.500-3.000 mg/l


Na

3.000-5.500 mg/l

K

2.500-4.500 mg/l

Ca

2.500-4.500 mg/l

Mg

1.000-1.500 mg/l

(*) ABS: Alkyl benzene sulfonate
2.2.9. Một số yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên, số lượng gas tạo ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
- Thể tích của hầm ủ Biogas
- Thể tích chất lỏng chứa bên trong hầm
- Thời gian lưu lại của dịch phân
- Từng loại phân khác nhau
- Tỷ lệ phân - nước, dịch phân quá loãng thì lượng phân không đủ để phân hủy,
ngược lại dịch phân quá đặc sẽ gây cứng hầm ủ và cản trở quá trình thoát khí, tỉ lệ
phân - nước theo một số tác giả đã điều tra biến thiên từ 1/7-1/4 là tốt nhất. Khi đó sự
phân hủy trong hầm ủ rất tốt dịch thoát ra có màu đen sậm.
- Ngoài ra, yếu tố nhiệt độ, pH, số lượng vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến khả
năng tạo gas.


8


2.3. Vai trò của Biogas trong sản xuất và đời sống
2.3.1. Cung cấp năng lượng
Khí đốt sinh học ra đời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo mới phục vụ cho nhu
cầu sinh họat, sản xuất… vừa sạch sẽ và tiết kiệm thời gian.
2.3.2. Hạn chế ô nhiễm - Bảo vệ môi trường
Phát triển chăn nuôi đã làm tăng lượng chất thải môi trường. Để hạn chế ô
nhiễm từ chất thải chăn nuôi, thiết kế xử lý Biogas là một trong những phương pháp
cách có thể chấp nhận được vì:
-

Tạo nguồn nhiên liệu chất đốt hạn chế phá rừng

-

Hạn chế các vi khuẩn gây bệnh trong phân. Chất thải được xử lý bằng Biogas

mùi hôi sẽ giảm, ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt đáng kể (Ủy Ban
Khoa Học Kỹ Thuật Đồng Nai, 1989)
-

Tạo nguồn năng lượng tái tạo mới để làm giảm áp lực cho nguồn năng lượng

không tái tạo: dẩu mỏ, than đá…
-

Nước thải sau khi xử lý qua Biogas có thể sử dụng:


+ Nuôi tảo, bèo làm thức ăn cho gia súc gia cầm
+ Làm nguồn phân bón tốt, hợp vệ sinh
+ Làm nguồn thức ăn cho động vật thủy sinh
2.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS
2.5.1. Trên thế giới
Các nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới, nguồn năng lượng và
nguồn phân bón dồi dào, cho nên việc ứng dụng kỹ thuật biogas chủ yếu là để giải
quyết vấn đề môi trường. Ở các nước này thường có nhiều kiểu xây dựng khác nhau
với dung tích khoảng 1 triệu đến 2 triệu m3. Chúng hằng ngày tiêu thụ hàng chục tấn
phân người, phân gia súc và rác thải từ các thành phố lớn. Tiêu biểu ở tiểu bang
Florida (Mỹ), Thụy Sĩ, Canada…
Ở Trung Quốc, sau năm 1975, với hình thức “Biogas cho mỗi hộ gia đình” đã
xây dựng khoảng 1,6 triệu cái mỗi năm. Đến năm 1982, con số lớn hơn 7 triệu cái. Tuy
số lượng lớn được lắp đặt như thế nhưng con số không thành công cũng chiếm tỷ lệ
không nhỏ. Chẳng hạn năm 1980 hơn 50 % tổng số hầm đã rơi vào tình trạng không sử
dụng được (Marchain, 1992).
9


- Ở Ấn Độ, sự phát triển với những mô hình mới đã không được người dân ủng
hộ nhanh chóng. Sự phản hồi từ nông hộ đã cho thấy nhiều vấn đề nảy sinh khi xã hội
hóa hệ thống biogas như: mô hình không đúng, xây dựng sai, khó khăn về tài chính,
những rắc rối trong lúc thực hiện… đã gây nhiều tranh cãi làm thế nào để chương trình
biogas nông hộ giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
2.5.2. Ở Việt Nam
Việc sử dụng khí sinh vật ở Việt Nam được đề cập từ đầu thập niên 70 nhưng
mãi đến cuối thập niên 70 mới phát triển do thiếu hụt năng lượng và hưởng ứng
chương trình năng lượng 52C của nhà nước. Lúc đầu khí sinh vật tạo ra chủ yếu ở các
dạng hầm ủ và những túi cao su. Sau năm 1992, túi ủ bằng plastic mới phát triển do

đặc điểm giá rẻ, dể lắp đặt và phù hợp với mô hình nông trại kết hợp. Túi ủ bằng nylon
chỉ mới tập trung ở các tỉnh phía nam như quanh thành phố Hồ Chí Minh, TP. Cần
thơ… Trong quá trình lắp đặt và sử dụng thì tỷ lệ thành công ở các tỉnh phía Nam đạt
cao hơn ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc (Bùi Xuân An, 1995)
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình biogas như:
điều kiện xã hội, sự tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, thì sự duy trì bảo quản túi
cũng là yếu tố quan trọng. Ở miền Nam sự thành công cao hơn miền Trung và miền
Bắc về lắp đặt và sử dụng biogas bằng túi nylon có thể là do:
-

Khó khăn về vốn trong chăn nuôi

-

Khó khăn về thời tiết khí hậu. Thời điểm mùa đông, nhiệt độ hạ thấp làm biogas

hoạt động không tốt (Rodrignez, 1996)
2.6.

Một số hầm ủ biogas ở Việt Nam

2.6.1. Loại nắp trôi nổi
Xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, thường là dạng tròn, xây chìm hẳn trong lòng đất,
vật liệu làm bằng gạch, xi măng, ống nạp nguyên liệu nối với buồng chứa bùn ở gần
dưới đáy, phần đối diện là ống xả bùn. Khí sinh ra được giữ lại ở phía trong phần nắp
nổi, nắp này đa số chế tạo bằng thép dày. Hầm này rất hợp vệ sinh do bề mặt chất thải
tiếp xúc ít với môi trường, hầm ít bị rò rĩ, dể xây dựng nhưng giá thành lại cao, phải có
kế hoạch bảo trì như sơn nắp trôi nổi để chống rỉ sét. Với lọai hầm này, áp suất đạt
khoảng 100 - 150 mmHg nên không thể dùng thắp sáng được.


10


2.6.2. Loại hầm nắp cố định
Lọai hầm này phổ biến ở Việt Nam, xây dựng nửa chìm nửa nổi hay nổi hẳn
trên mặt đất. Vật liệu làm bằng gạch, xi măng, phần trên đổ bằng bêtông cốt thép. Bể ủ
dạng hình vuông, tròn, chữ nhật. Phần chứa khí nằm ngay trên trần bể. Kỹ thuật xây
dựng hầm này đòi hỏi kỹ thuật cao vì dể bị rò rỉ, khó sữa chữa, nhưng giá thành lại
thấp hơn hầm nắp trôi nổi, bề mặt chất thải tiếp xúc với môi trường lớn nên kém vệ
sinh. Áp lực khí đạt khoảng 1000 mmHg, nên ngoài việc đun nấu còn phục vụ thắp
sáng, chạy động cơ…
2.6.3. Túi Cao Su
Được nghiên cứu và chế tạo ở Đài Loan, vật liệu làm bằng túi cao su tự nhiên,
ống ra vào được lắp bằng ống sành, vệ sinh túi tốt do không tiếp xúc với môi trường
bên ngoài, dễ khuấy động. Tuy nhiên dung tích túi nhỏ chỉ khoảng 1 - 3 m3 nên lượng
khí sinh ra chưa đủ phục vụ cho nhu cầu hộ gia đình. Mặt khác, túi dể bị thủng khi va
chạm và bị rò rỉ thì khó phát hiện nên ít được sử dụng (Bùi Xuân An, 1997).
2.3.4 Túi ủ làm bằng Plastic
Từ năm 1992, khi Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh làm
việc với chương trình SAREC, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và tài trợ cho công việc thí
nghiệm và lắp đặt ở các hộ chăn nuôi thí điểm. Đây là bước đầu cho sự ra đời của túi ủ
biogas làm bằng plastic. Túi ủ biogas làm bằng plastic là vật liệu dể mua, dể lắp đặt,
giá thành lại rẻ (Bùi Xuân An, 1997), dung tích túi trung bình từ 4 – 11 m3 phần lớn
các túi ủ lượng gas sinh ra đủ đun nấu cho hộ tử 5 – 7 nhân khẩu. Cho đến nay
Trường Đại Học Nông Lâm đã phát triển trên 50.000 túi cho các cơ sở chăn nuôi trên
toàn quốc và một số nước khác như Lào, Campuchia…

11



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ
3.1.1. Vị trí địa lí
Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú thuộc công ty TNHH một thành viên Thọ
Vực nằm trên địa bàn của xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nằm cách
quốc lộ 1A 400 m theo hướng Tây Nam.
Phía Đông giáp với xã Bảo Hoà, huyện Xuân Lộc.
Phía Tây giáp với các đồi đá và cánh đồng xã Xuân Phú.
Phía Nam giáp với các xã của Thị xã Long Khánh.
Phía Bắc giáp với trạm khuyến nông huyện Xuân Lộc.
Do vị trí của trại nằm gần tuyến quốc lộ 1A nên thuận tiện cho việc vận
chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.
3.1.2. Lịch sử hình thành
Năm 1976, Uỷ ban nhân dân huyện Xuân Lộc đã ra quyết định thành lập trại
chăn nuôi heo giống, lấy tên là trại chăn nuôi heo Xuân Phú nhằm mục đích cung
cấp con giống cho người dân địa phương.
Năm 1982, trại làm ăn thua lỗ và chuyển về cho xí nghiệp chế biến thức ăn
gia súc Long Khánh.
Năm 1988, xí nghiệp chế biến thức ăn bị phá sản. Vì vậy, trại chăn nuôi heo
Xuân Phú chuyển sang hạch toán độc lập và trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Xuân Lộc.
Năm 1992, trại làm ăn thua lỗ và được sát nhập với nông trường quốc doanh
Thọ Vực. Từ năm 1992 cho đến tháng 6 năm 2007, dưới sự lãnh đạo của Ban giám
đốc nông trường Thọ Vực, trại đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành
chăn nuôi, tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại mới, với những trang thiết bị hiện
đại như: ngăn nhốt cá thể, lồng sàn sắt cho nái đẻ và nái nuôi con, máng ăn, máng

12



uống tự động, máy đo độ dày mỡ lưng để có thể tiến hành đánh giá và cải thiện sức
sản xuất của đàn heo tốt hơn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Cơ cấu tổ chức:
BGĐ Công ty TNHH một thành viên
Thọ Vực

Ban Giám Đốc Xí Nghiệp
chăn nuôi Xuân Phú
Kế Toán

Tổ 1
Nái đẻ

Kho, thủ kho

Kỹ Thuật

Tổ 2
Cai sữa, thịt

Tổ 3
Đực giống, nái khô và
mang thai

- Nhân sự: xí nghiệp gồm 26 người, trong đó:
Đại học: 4 người.
Đang theo học đại học: 1 người.
Trung cấp: 12 người.

Sơ cấp: 3 người.
Công nhân, nhà bếp, bảo vệ: 6 người.
3.1.4. Cơ cấu đàn và công tác giống
- Cơ cấu đàn tính đến tháng 5 năm 2007
Tổng đàn: 3565 con, trong đó:
+ Đực giống: 15 con.
+ Nái sinh sản: 505 con.
+ Heo hậu bị: 112 con.
+ Heo con theo mẹ: 839 con.
+ Heo cai sữa:1218 con.
+ Heo thịt: 886 con.

13

Tổ 4
Cơ khí, điện, nước


- Nguồn gốc con giống
Heo đực giống được mua từ trại Kim Long, xí nghiệp chăn nuôi heo giống
Cấp I, trại Bình Minh với các giống Duroc, Landrace, Yorkshire, Pietrain x Duroc.
Heo nái giống: được mua từ xí nghiệp chăn nuôi heo giống cấp I, Phú Sơn,
trại Bình Minh với các giống Duroc, Landrace, Landrace x Yorkshire, Yorkshire x
Landrance và nái có sẵn ở trại.
Heo hậu bị: được tuyển từ những đàn heo cai sữa của các nái được chọn
phối theo kế hoạch ghép cha mẹ co sức sinh trưởng, sinh sản tốt, một số được mua
từ trại Dabi.
- Công tác giống
Với mục đích chủ yếu là cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi, công
tác giống luôn được xí nghiệp quan tâm.

Các heo sinh ra phải có gia phả rõ ràng, được bấm số tai. Phần lớn thuộc
giống lai từ các giống Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc. Ngoài ra xí nghiệp
không ngừng nhân giống thuần, nhập các giống thuần từ các trại khác.
Bên cạnh đó xí nghiệp không ngừng cho lai giữa các nhóm giống với nhau
để tìm công thức lai hữu hiệu nhất.
Heo hậu bị được chọn lọc rất kỹ thông qua: gia phả và kiểm tra cá thể. Cụ
thể:
Heo con được chọn từ các lứa đẻ của các heo nái đã được ghép đôi giao
phối theo kế hoạch chọn heo hậu bị và lần lượt được chọn qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn sơ sinh (1 ngày tuổi): chọn những con khỏe mạnh, không dị tật,
to nhất trong ổ.
+ Giai đoạn 21 ngày tuổi:
Chọn đực và cái chọn những con khỏe mạnh, không dị tật, to nhất ổ, có 12
vú trở lên, lông bóng mượt…các heo được chọn phải bấm số tai và sẽ được ghi
phiếu cá thể.
+ Giai đoạn 90 - 150 ngày tuổi: tiếp tục lựa chọn bằng cách đo dài thân
thẳng, vòng ngực, dày mỡ lưng…để loại thoải những con không đạt tiêu chuẩn.
Những con đạt tiêu chuẩn chuyển qua khu hậu bị chờ phối, riêng đực hậu bị
chuyển qua khu đực giống.
14


Hiện nay, xí nghiệp tiến hành theo dõi độ dày mỡ lưng và mức giảm trọng của
nái ở 3 ngày và 21 ngày sau khi sinh. Nhằm nghiên cứu về ảnh hưởng của sự giảm
trọng và độ dày mỡ lưng đến thành tích sinh sản để điều chỉnh mức ăn cho hợp lý.
3.1.5. Nhiệm vụ và phương hướng chăn nuôi của xí nghiệp
- Nhiệm vụ của xí nghiệp
Cung cấp heo hậu bị giống thuần, lai.
Cung cấp heo con nuôi thịt.
Cung cấp tinh heo cho địa bàn xã Xuân Phú.

Cung cấp heo thịt.
- Phương hướng chăn nuôi của xí nghiệp trong năm 2008
Thay đàn để trẻ hoá đàn heo, tăng chất lượng heo tại trại.
Không ngừng mở rộng quy mô.
Xí nghiệp từng bước hình thành các trang trại chuyên môn hoá với mục tiêu đầu
tư đến đâu sản xuất đến đó, phát triển ổn định theo hướng mở rộng.
Xây dựng xưởng chế biến phân hữu cơ vi sinh tại trại Xuân Phú.
Mở rộng việc đầu tư sản xuất điện từ nguồn nguyên liệu biogas từng bước thay
thế điện lưới quốc gia.
Đầu tư xây dựng trại heo thịt tại nông trường Thọ Vực với quy mô 5000 con.
Xây dựng trại dê, cừu với quy mô 500 nái sinh sản các loại.
Tổ chức quản lý theo hệ thống chất lượng ISO 9001 - 2000.
3.2 Nội Dung
3.2.1 Thời gian và địa điểm
-

Thời gian thực hiện đề tài chúng tôi khảo sát từ ngày 15-04-2007 đến ngày 15-

08 – 2007.
-

Địa điểm thực hiện đề tài tại trại chăn nuôi heo Xuân Phú trực thuộc công ty

TNHH một thành viên thọ vực, Huyện Xuân Lộc - Tỉnh Đồng Nai.
-

Đối tượng khảo sát gồm:
+ Năm hầm ủ biogas do công ty lắp đặt để xử lý chất thải trong chăn nuôi của

Xí Nghiệp Heo Xuân Phú.

+ Hai máy phát điện do công ty nghiên cứu cải tiến từ máy sử dụng xăng sang
sử dụng biogas.
15


+ Máy 1: Công suất 60 mã lực, kéo dinamo điện 3 pha công suất 40 kw/h. dòng
điện 220 v, tần số 50 hz.
+ Máy 2: Công suất máy 45 mã lực, kéo dinamo điện 3 pha công suất 20 kw/h,
dòng điện 220 v, tần số 50 Hz.
3.2.2. Điều kiện và nội dung khảo sát.
3.2.2.1 Cấu tạo hầm ủ biogas khảo sát
Quá trình khảo sát của chúng tôi được thực hiện trên năm hầm ủ biogas có kích
thước bằng nhau, chiều ngang 5,2 m dài 20,2 m sâu 1,6 m (được đánh số : I, II, III, IV,
V) vật liệu xây hầm bằng gạch cát, đá xi măng, sắt, thép, cấu tạo mỗi hầm gốm 3 phần
chính.:
 Phần 1: Hầm ủ xung quanh được xây bằng gạch bề dày 30 cm, bên trong đổ
bằng, vữa hồ (cát + xi măng) từ đáy lên khoảng 1m là một lớp bê tông cốt thép khoảng
10cm, để chịu lực tránh bể hầm và là nơi để gắn móc Inox để cố định bạt phủ. thể
thích hầm chứa: 4 x 19 x 1,6 = 121,6 m3
Hệ thống mương dẫn chất thải từ chuồng nuôi tới hầm được xây bằng gạch +
vữa tô, bên trên có nắp đậy bằng bê tông để hạn chế chất thải tiếp xúc với môi trường.
 Phần 2: Mương nước áp lực xây bao xung quanh hầm ủ rộng 30 cm, mục đích
làm áp lực bằng nước để không cho gas thoát ra ngoài. Dung tích chứa nước ngang 0,2
m sâu 0,55 m.
 Van an toàn: Gồm 2 van làm bằng ống thép không rỉ (hình chữ u bên trong cao
hơn dịch biogas 5 cm, bên ngoài thấp hơn mực nước mương áp lực 10 – 15 cm. có gắn
van bên ngoài để đóng mở khi cần thiết.
 Móc bạt làm bằng Inox (  = 3,5 mm) gắn nơi nép tường bên ngoài của hầm ủ
và bên trong mương áp lực, gắn cách đều nhau 0,5 m một móc và bao xung quanh
hầm.

 Phần 3 : Bạt phủ: gồm 2 phần:
-

Cốt vải: là thành phần quyết định khả năng chịu lực của bạt được diệt từ các sợi

tổng hợp có cường độ chịu lực cao: polyester (PES), polyamid (PA).
-

Lớp phủ bên ngoài (vật liệu phủ): được làm từ nhựa tổng hợp, có tác dụng bảo

vệ cốt vải khỏi tác động của môi trường bên ngoài và tạo ra một số tính chất: không
thấm nước kín khí chịu nhiệt…
16


-

Xung quanh bạt phủ được may bởi 1 sợi dây coton để chịu áp lực đều. ở mép

bạt và bên trong sợi coton cách đều 0,5 m làm các lỗ để móc bạt vào hầm, diện tích bạt
6 m x 21 m = 126 m2.
-

Ống thoát gas bằng Inox = 21 mm gắn ở giữa lớp bạt phủ, bên trong và ngoài

được siết chặt bằng bulong thép.
-

Ống dẫn gas: làm bằng nhựa PVC dẫn gas đến nơi sử dụng.


-

Đầu vào và đầu ra: Vật liệu là một ống bê tông đường kính 20 cm đặt nghiêng

một góc 450 là nơi nạp nguyên liệu bổ sung. Nguyên liệu sau khi đã phân hủy chảy ra
qua đây để nhường cho nguyên liệu mới bổ sung theo nguyên tắc bình thông nhau.
Cao hơn mực nước thải khoảng 5 cm có ống nối với mương nước áp lực để khi trời
mưa nước ở trong mương áp lực chảy ra ngoài ( = 10- 15 mm)
-

Xung quanh hầm được che phủ bằng lưới đen để tránh ánh sáng mặt trời chiếu

trực tiếp vào bạt phủ (nhằm tăng tuổi thọ cho bạt).
3.2.2.2 Sơ lược máy phát điện.
-

Lượng gas sinh ra từ hầm I, II, III, dùng để sử dụng cho máy 1 phát điện. phần

gas còn lại được sử dụng cho lò thiêu xác súc vật chết, phế phụ phẩm trong chăn nuôi.
-

Lượng gas sinh ra từ hầm IV, V dùng cho máy 2 phát điện.

-

Lượng điện sinh ra được sử dụng cho chăn nuôi, sinh hoạt, các thiết bị khác

trong trại.
3.2.3


Nội dung và phương pháp tiến hành khảo sát

3.2.3.1 Phân tích chỉ tiêu lý hoá.
-

Tỷ lệ phân - nước: lượng phân nước được tính bằng cách cân các thùng phân do

heo thải ra và thùng nước sử dụng trong ngày. Do trại sử dụng bơm rửa chuồng và tắm
heo nên lượng nước bơm sẽ cho vào thùng tính thời gian xịt rửa chuồng từ đó tính tỷ
lệ phân nước.
-

pH: được đo bằng pH kế , mỗi mẫu đo 3 lần, tiến hành đo pH của mẫu nước đầu

vào đầu ra
-

Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế (max 600C) mỗi mẫu đo 3 lần tiến hành đo

nhiệt độ của mẫu nước đầu vào và đầu ra.

17


×