Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán quân đội MBS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.38 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHỨNG KHOÁN QUÂN ĐỘI MBS
LỜI NÓI ĐẦU
Ra đời cách đây hàng trăm năm, đến nay thị trường chứng khoán đã được thiết lập
ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và có thể nói thị trường chứng khoán
gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam trong
những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng luôn duy
trì ở mức cao, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và
kéo theo sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán. Một trong số đó là công
ty cổ phần chứng khoán quân đội MBS - một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên
và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung. Và trong các nghiệp vụ của mình có thể nói môi
giới là nghiệp vụ quan trọng nhất của tất cả các công ty chứng khoán, mang lại thu
nhập cao và rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán. Vì vậy, muốn
đứng vững trên thị trường chứng khoán, phát triển môi giới là điều tất yếu.
Nhận thấy tầm quan trọng của họat động môi giới đối với công ty chứng
khoán nên nhóm 11 quyết định chọn đề tài “ Hoạt động môi giới chứng khoán của
công ty cổ phần chứng khoán quân đội MBS”.
I.

Công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán của
công ty chứng khoán
I.1 Công ty chứng khoán
I.1.1 Khái quát về công ty
a. Khái niệm

chứng khoán

Công ty CK là là tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực chứng
khoán, thực hiện một hoặc yoafn booh các hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh
phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.


CTCK có thể là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK). CTCK có
vai trò trung gian trong việc môi giới chứng khoán (MGCK), tham gia tư vấn niêm
yết và thực hiện cung cấp thông tin đến nhà đầu tư, góp phần vào sự thành công
của TTCK. Nhiệm vụ của các CTCK là tiếp nhận và tổ chức thực hiện lệnh của
khách hàng đặt mua bán CK. Ngoài ra các CTCK còn hoạt động trên thị trường


OTC (là TTCK phi tập trung). Để thành lập dưới dạng công ty thành viên của một
ngân hàng hay thuộc các tổng công ty, tập đoàn tài chính, bảo hiểm khác nhau...
Theo Điều 59, Luật chứng khoán,công ty CK được tổ chức dưới hình thức công ty
TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định tại điều 22,luật DN.Ủy ban chứng
khoán NN cấp Giấy phép hoạt động và thành lập cho công ty CK, giấy phép này
đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b.

Nguyên tắc hoạt động của CTCK

Công ty chứng khoán hoạt động theo hai nhóm nguyên tắc cơ bản đó là nhóm
nguyên tắc mang tính chất đạo đức và nhóm nguyên tắc mang tính tài chính.
-

-

Nhóm nguyên tắc đạo đức : Công ty chứng khoán phải đảm bảo giao dịch
trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng. Kinh doanh có kĩ năng ,
tận tuỵ ,có tinh thần trách nhiệm. Ưu tiên thực hiện lệnh khách hàng trước
lệnh của công ty. Có nghĩa vụ bảo mật thông tin cho khách hàng, không
được tiết lộ các thông tin về tài khoản của khách hàng khi chưa được khách
hàng đồng ý bằng văn bản trừ khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà
nước. Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn phải cung cấp thông tin đầy đủ cho

khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng có thể phải
gánh chịu, đồng thời họ không được khẳng định về lợi nhuận các khoản đầu
tư mà họ tư vấn. Công ty không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào
ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ tư vấn của mình. Nghiêm
cấm thực hiện các giao dịch nội gián. Đặc biệt các công ty chứng khoán
không được phép sử dụng các thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho
chính mình, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Không được tiến hành các giao
dịch gây hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặc các
hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng.
Nhóm nguyên tắc tài chính : Công ty Chứng khoán cần phải đảm bảo các
yêu cầu về vốn , cơ cấu vốn và nguyên tắc hoạch toán, báo cáo theo các quy
định của UBCK Nhà nước. Đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh
doanh chứng khoán với khách hàng. Công ty không được dùng tiền của
khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền
đó dùng để phục vụ cho giao dịch của khách hàng. Công ty phải tách bạch
tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản của mình. Công ty không


được dùng chứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp để vay vốn trừ
trường hợp được khách hàng chấp nhận bằng văn bản
I.1.2 Vai trò, chức năng của công ty chứng khoán
a. Vai trò
Đối với tổ chức phát hành: Mục tiêu của các CTCK khi tham gia phát hành
cổ phiếu là huy động vốn. Thông qua các hoạt động đại lý phát hành, bảo
lãnh phát hành các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các
nhà phát hành. Thông qua các tổ chức phát hành, CTCK có vai trò huy động
vốn cho nền kinh tế.
- Đối với nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư,
quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí giao dịch. Đối
với hàng hoá thông thường mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí.

Nhưng đối với CK là loại hàng hoá có độ rủi ro cao nên nhà đầu tư phải mất
rất nhiều thời gian công sức để sưu tầm, nghiên cứu trước khi quyết định đầu
tư. Với CTCK có trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp nhà
đầu tư sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
Đối với TTCK:
• Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả của chứng khoán
do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng
người mua và người bán phải thông qua CTCK. Các CTCK góp phần
tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp,
CTCK định giá cho các cổ phiếu khi phát hành lần đầu ra công chúng.
CTCK còn góp phần bảo vệ khách hàng trong việc định giá các loại
cổ phiếu.

Góp phần tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Các CTCK
giúp các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán dễ dàng hơn.
Trên thị trường cấp I: CTCK làm đại lý bảo lãnh phát hành và bán
những cổ phiếu mới niêm yết trên thị trường chứng khoán, đảm bảo
tài sản của các chủ đầu tư.
Trên thị trường cấp II: các CTCK giúp các nhà đầu tư bán chứng
khoán và dễ dàng chuyển cổ phiếu thành tiền mặt. Những hoạt động
đó làm tăng tính thanh khoản của thị trường tài chính.
- Đối với cơ quan quản lý thị trường: CTCK giúp các cơ quan quản lý thị
trường giám sát và công khai hoá và thông tin về tài sản tài chính.
b. Chức năng


Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt :giữa người có tiền nhàn rỗi và người
sử dụng vốn. CTCK huy động vốn giúp các doanh nghiệp có vốn để kinh
doanh đồng thời giúp cho người đầu tư sinh lời khi đem tiền sử dụng hợp lý.
- Cung cấp giá cả: Thông qua hệ thống khớp giá khớp lệnh, các CTCK cung

cấp kịp thời sự thay đổi về giá cả qua từng phút giúp nhà đầu tư có thể đưa
ra quyết định về giá, lượng một cách hợp lý.
- Tạo tính thanh khoản cho hoạt động thị trường: CTCK giúp chuyển từ CK
sang tiền mặt hoặc từ tiền mặt sang CK một cách dễ dàng. CTCK là tác nhân
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói
riêng. Nhờ những CTCK mà vốn được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
I.2 Hoạt động môi giới chứng khoán
I.2.1 Khái quát về môi giới chứng khoán
-

Có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động môi giới nói chung, môi giới
chứng khoán nói riêng.
Theo luật chứng khoán số 70/2006/QH11, Nghị định 14/NĐ/2007 ngày
24/4/2007 của Chính phủ về chứng khoán vầ thị trường chứng khoán thì “Môi
giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh hoặc đại diện mua, bán chứng khoán
cho khách hàng để hưởng hoa hồng”. Theo khái niệm này, môi giới chứng
khoán được hiểu là các công việc của nhà môi giới như: hướng dẫn và mở tài
khoản cho khách hàng, nhập lệnh và xử lý lệnh, nhận kết quả từ SGDCK hoặc
TTGDCK, lập báo cao kết quả giao dịch định kì, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ
khác như cho vay cầm cố,ứng trước tiền bán chứng khoán. Tuy nhiên, trong
thực tế, hoạt động môi giới trong lĩnh vực chứng khoán còn bao gồm một số
hoạt động như; tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng và tư vấn
cho khách hàng đầu tư chứng khoán.
I.2.2

Hoạt động môi giới trên thị trường tập trung

Quy trình hoạt động môi giới chứng khoán là các bước công việc mà bộ phận
môi giới, các nhân viên môi giới phải làm để thực hiện hoạt động môi giới. Mỗi
CTCK tùy theo yêu cầu, đặc điểm riêng mà có quy trình nghiệp vụ môi giới khác

nhau, nhưng nhìn chung về nội dung cơ bản thì có sự giống nhau với các bước
chính sau:


Tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Tư vấn hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Chăm sóc khách hàng

Báo cáo kết quả thực hiện

-

-

Tìm kiếm khách hàng: Bộ phận môi giới phải xác định khách hàng của minh
là ai, đối tượng cần quan tâm đến là như thế nào, sau đó có thể phân loại để
mỗi nhân viên phụ trách từng tập khách hàng riêng, tự tìm khách hàng hiện
tại và khách hàng tiềm năng cho mình và cho chính công ty. Đối với hoạt
động tìm kiếm khách hàng thì hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị
chiếm vị trí quan trọng.
Sáng lọc khách hàng, chọn ra khách hàng tiềm năng và cố gắng để tiếp xúc
với họ


-

Tìm hiểu cụ thể nhu cầu, mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro của
khách hàng

Khuyến khcish các dịch vụ đáp ứng cao nhất nhu cầu, mục tiêu của khách
hàng
Cung cấp các dịch vụ khi khách hàng đã chấp nhận và những dịch vụ sau
bán
Ngoài các công việc chính trên,nhân viên môi giới còn có các hoạt động
khác như:
• Nhận lệnh giao dịch cho khách hàng
• Nhận, giao chứng khoán và tiền cho khách kể cả cổ tức, tiền do mua
bán chứng khoán, lưu ký chứng khoán…
• Theo dõi hoạt động của tài khoản, xử lý kế toán cho tài khoản tiền
mặ
• GIải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, xử lý các khiếu nại
• Nghiên cứu thị trường, phân tích, đưa ra các báo cáo khuyến nghị
mua, bán, cung cấp dịch vụ phù hợp.
• Báo cáo kết quả thực hiện các giaodichj cho khách hàng.

Sau đây là một số nghiệp vụ cụ thể:
a.


Mở, quản lý và đóng tài khoản
Mở tài khoản.
Để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng, CTCK phải
làm thủ tục mở tài khoản giao dịch cho khách hàng trên cơ sở giấy đề nghị
mở tài khoản của khách hàng.

Nội dung chính của giai đoạn:
-

Ký hợp đồng mở tài khoản giao dich chứng khoán với khách hàng.

Thông báo mở tài khoản cho khách hàng.
Khai báo tài khoản vào phần mềm, sổ theo dõi.
Mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho khách hàng.

Quy trình bao gồm 4 bước:
Bước 1: Gặp gỡ hướng dẫn khách hàng mở tài khoản.
-

Nhân viên môi giới gặp khách hàng có nhu cầu mở tài khoản.
Hướng dẫn khách hàng điền vào giấy yêu cầu mở tài khoản, giới thiệu các
điều khoản hợp đồng.


-

Kiểm tra hợp đồng, số tài khoản.

Bước 2: Ký hợp đồng mở tài khoản
-

Trong bước này nhân viên môi giới có trách nhiệm:
Tập hợp hồ sơ khách hàng và gửi cho khách hàng.
Hướng dẫn khách hàng đọc và điền đủ thông tin cần thiết.
Nhận lại hồ sơ và yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ:

+ Khách hàng trong nước:



Với khách hàng cá nhân: xuất trình chứng minh thư nhân dân

Với khách hàng tổ chức: giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh,
giấy bổ nhiệm giám đốc, giấy ủy quyền, giấy bổ nhiệm kế toán trưởng( trong
trường hợp giám đốc cần chữ ký của cả chủ tài khoản và kế toán trưởng).

+ Khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài:
Nhân viên môi giới hướng dẫn khách hàng làm một bộ hồ sơ xin cấp mã số giao
dịch để gửi lên trung tâm lưu ký chứng khoán



Với nhà đầu tư cá nhân: đơn xin cấp mã số kinh doanh chứng khoán cho cá
nhân, tờ khai sơ lược bản thân có xác nhận của cơ quan hữu quan.
Với tổ chức đầu tư: đơn xin cấp mã số kinh doanh chứng khoán cho tỏ chức,
tờ khai sơ lược về tổ chức có xác nhận của cơ quan hữu quan, tờ khai sơ
lược về bản thân người được ủy quyền, bản sao giấy phép thành lập công ty
có xác nhận sao y bản chính của cơ quan hữu quan, biên bản họp hội đồng
quản trị đồng ý ủy quyền cho người đại diện tổ chức để giao dịch chứng
khoán có xác nhận của cơ quan hữu quan.
Khi nộp hồ sơ xin cấp mã kinh doanh chứng khoán, khách hàng gửi tờ khai
tiếng anh hoặc tiếng quốc gia đó và bản dịch có công chứng nhà nước xác
nhận.

Bước 3: Lưu ký tiền và chứng khoán cho khách hàng
Công ty chứng khoán phải lưu giữ tiền và chứng khoán cho khách hàng vào tài
khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hang.CTCK phải quản lý tiền gửi
giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt tiền của công ty và công ty không
được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng.


Khách hàng của CTCK phải mở tài khoản tiền gửi tại NHTM do CTCK lựa chọn.

CTCK phải báo cho Ủy ban chứng khoán nhà nước danh sách các NHTM cung cấp
dịch vụ thanh toán cho mình trong thời gian quy định sau khi ký hợp đồng sử dụng
dịch vị thanh toán với MHTM.
Bước 4: Theo dõi tài khoản và lập báo cáo.
Nhân viên môi giới có trách nhiệm theo dõi sự biến động của số dư trên tài khoản
của khách hàng theo tháng, hạn mức tiền và chứng khoán được phép giao dịch.
Báo cáo về số dư tài khoản của khách hàng và hạn mức tiền chứng khoán được
phép giao dịch khi cần thiết hoặc theo yêu cầu. Thực hiện các quyền có lien quan
trên số chứng khoán của khách hàng.


Quản lý tài khoản và đóng tài khoản

Quản lý tài khoản
Nhân viên kế toán giao dịch có trách nhiệm theo dõi trạng thái tài khoản của khách
hàng. Thực hiện các quyền liê◦n quan trên số dư chứng khoán của khách hàng. Lập
báo cáo về trạng thái tài khoản của khách hàng khi cần thiết và theo yêu cầu. Cung
cấp thông tin về tài khoản của khách hàng khi có yêu cầu.
Quy trình thu chi tiền do kế toán thực hiện:









Quy trình nộp tiền:
Bước 1: căn cứ vào yêu cầu khách hàng kế toán viên lập giáy nộp tiền

Bước 2: hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền và
ký xác nhận
Bước 3: kế toán viên kiểm tra các thông tin trên giáy nộp tiền của khách
hàng để đảm bảo các thông tin đã được điền đầy đủ, dù chính xác và thực
hiện việc kiểm đếm tiền.
Bước 4: khi số tiền kiểm đếm đã khớp với số tiền cần nọp theo yêu cầu của
khách hàng, kiểm toán viên thực hiện nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán và
có ghi tài khoản của khách hàng.
Bước 5: kế toán trưởng ký xác nhậnvào giấy nộp tiền và đóng dấu.
Quy trình rút tiền:
Bước 1: căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, kế toán viên kiểm tra số dư trên
tài khoản tiền của khách hàng, nếu số dư lớn hơn hoặc bằng số tiền khách
hàng yêu cầu thì lập giấy lĩnh tiền mặt.










Bước 2: hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ các thông tin vào giấy lĩnh tiền
mặt và ký xác nhận
Bước 3: kế toán viên kiểm tra tính chính xác và đầy đủ trên giáy lĩnh tiền
mặt, nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán và ghi nợ vào tài khoản của khách
hàng.
Bước 4: kế toán trưởng ký xác nhận vào giấy lĩnh tiền, đóng dấu vào giao
tiền cho khách hàng.

Quy trình chuyển tiền:
Bước 1: căn cứ ủy nhiệm chi hợp lệ, kế toán kiểm tra đối chiếu mẫu dấu,
chữ ký đã đăng ký, tên tài khoản, số tiền bằng số và bằng chữ, nhập số liệu
vào máy để hạch toán, ký tên và trả lại cho khách hàng 1 liên
Bước 2: chuyển ủy nhiệm chi đã hạch toán sang bộ phận kiểm soát, kiểm
soát trên máy và ký kiểm soát.

Quy trình thu chi tiền mặt do thủ quỹ thực hiện:












Quy trình thu tiền mặt:
Bước 1: thủ quỹ nhận giấy nộp tiền, phiếu thu và bản kê các loại tiền của
khách hàng do kế toán chuyển đến bằng đường dây nội bộ, kiểm soát tính
hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, đối chiếu với số tiền bằng số, bằng chữ ghi
trên chứng từ thu phải khớp đúng số tiền trên bảng kê
Bước 2: căn cứ chứng từ, bảng kê nộp tiền đã có chữ ký của khách hàng và
kế toán để nhận toàn bộ số tiền của khách hàng nộp cùng một lúc.
Bước 3: đếm tiền mặt theo tờ
Bước 4: kiểm tra lại toàn bộ số tiền đã khớp với bản kê, tháo từng lại và số
tiền đã nhận đủ

Bước 5: toàn bộ số tiền đã đếm kiểm được đóng bó và bảo quản trong két
sắt của công ty
Bước 6: ghi sổ theo dõi đúng số tiền đã nhận
Bước 7: ký tên đóng dấu đã thu tiền lên bảng kê
Bước 8: giao 2 liên chứng từ cho khách hàng và lưu lại bảng kê, phân loại
tiền theo chế độ quy định.
Quy trình chi tiền mặt:
Bước 1: nhận và kiểm soát chứng từ của người nhận tiền do kế toán chuyển
sang.
Bước 2: lập bảng kê phân loại tiền chi trả tự kiểm soát tổng số tiền chi ra
trên chứng từ phải khớp đúng với số tiền của khác loại tiền trên bảng kê









-

-

-

b.

Bước 3: chuẩn bị tiền theo bảng kê đã lập
Bước 4: kiểm đếm tiền mặt đúng với số tiền ghi trên chứng từ

Bước 5: ghi sổ quỹ số tiền đã chi và ký tên vào chứng từ bảng kê
Bước 6: mời khách hàng đã nhận tiền theo đúng người ghi trên chứng từ và
CMND, yêu cầu khách hàng ký và chứng từ và bảng kê trước khi phát tiền.
Bước 7: phát tiền cho khách hàng và chứng kiến khách hàng kiểm lại tiền
Bước 8: đóng dấu đã chi tiền lê chứng từ, bảng kê, trả lại khách hàng liên 2
chuyển liên 1 cho bộ phận kế toán lưu vào bảng kê theo quy định.
Đóng tài khoản:
Bước 1: Xác nhận yêu cầu đóng tài khoản của khách hàng
Nhân viên môi giới cung cấp giấy yêu cầu đóng tài khoản cho khách hàng có
yêu cầu, hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy đóng tài
khoản, kiểm tra tính hợp lệ và hướng dẫn khách hàng tới bộ phận kế toán và
ngân quỹ để làm thủ tục chi trả tiền, chứng khoán cho khách hàng.
Bước 2: Kiểm tra xét duyệt
Sauk hi đưa hồ sơ cho khách hàng kiểm tra, trưởng phó phòng môi giới kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ ký duyệt
Bước 3: Khai báo và lưu trữ
Nhân viên môi giới nhận lại hồ sơ, ghi hồ sơ và khai báo vào phần mềm, vào
sổ theo dõi khách hàng, xóa tài khoản của khách hàng.
Lưu ký chứng khoán
Lưu kí chứng khoán là hoạt động lưu giữ, bảo quản, chuyển giao CK cho
KH và giúp KH thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu CK: quyền nhận
cổ tức, ghi chép theo dõi những thay đổi về tình hình đăng kí, lưu kí CK…
Thông thường để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và tạo lợi thế cho
KH(thời gian và chi phí), các CTCK đều tư vấn cho KH mở tài khoản lưu kí.
Để mở TKLK KH phải ký hợp đồng lưu kí CK và CTCK sẽ mở TKLK cho
KH. Mọi tác nghiệp do CTCK tự đảm nhiệm.
Yêu cầu đối với việc cung cấp dịch vụ LKCK:
- Thực hiện đầy đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo tính an toàn, chính xác và cẩn thận trong suốt quá trình thực
hiện .

- Không tiết lộ thong tin về tài khoản giao dịch của KH.
- Phải quản lý tách biệt CK của mỗi KH và tài khoản của KH với CK
của công ty.

Quy trình triển khai dịch vụ lưu kí


Tiếp nhận hồ sơ LKCK

Tái lưu ký tại trung tâm LKCK

Thực hiện quyền sở hữu CKLK

Thu phí dịch vụ LKCK

Lập báo cáo khi có yêu cầu

c.


Thực hiện các giao dịch mua bán CK cho KH:
Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại song hành 3 phương thức giao dịch đó là:
Phương thức giao dịch trực tiếp trên SGDCK
Phương thức giao dịch không sàn
Phương thức giao dịch qua CTCK
Đối với phương thức giao dịch trực tiếp(không qua CTCK)
Nhà đầu tư

Nhập lệnh vào hệ thống SGDCK, TTGDCK


In kết quả giao dịch trong phiên giao dịch

Thông báo kết quả giao dịch

Nhập lệnh vào hệ thống SGDCK, TTGDCK


Đối với phương thức giao dịch này CTCK cung cấp cho KH mã số
đường truyền mà CTCK quản lý.Nhà đầu từ có thể đặt lệnh mua, bán
CK một cách trực tiếp vào hệ thống nhận lệnh của SGDCK hay
TTGDCK mà không phải thông qua bước kiểm lệnh được thực hiện
bởi nhà môi giới tại CTCK.



o

-

o

Đối với phương thức giao dịch không sàn:
Nhà đầu tư đặt lệnh qua CTCK, CTCK nhập ngay lệnh mua bán CK của
khách hàng vào hệ thống khớp lệnh của SGDCK hay TTGDCK mà không cần
phải có đại diện môi giới của công ty tại sàn
Đối với phương thức giao dịch qua CTCK: Qua các bước sau:
Chuẩn bị trước khi giao dịch
Trước phiên giao dịch đầu tiên trong ngày, nhân viên môi giới phải chuẩn
bị các công cụ và tài liệu cần thiết cho hoạt động giao dịch
Phiếu lệnh: lệnh mua, lệnh bán, lệnh hủy, tránh để xảy ra tình trạng thiếu

phiếu lệnh cho KH
Chứng từ ký sẵn đối với những giao dịch qua điện thoại
Sổ lệnh
Bảng mã các CK
Bảng giá tham chiếu, giá sàn, giá trần
Nhân viên môi giới và IT kiểm tra lại đường truyền hệ thống, máy vi tính,
máy chiếu, điện thoại; chuẩn bị máy phát điện, nguyên vật liệu chạy máy phát
đề phòng trường hợp mất điện. Lường trước những khả năng bất thường có
thể xảy ra để chủ động xử lý.
Quy trình giao dịch:


d.

Quy trình thực hiện giao dịch của môi giới tại sàn giao dịch.
Bước 1:Nhận lệnh của phòng môi giới
Nhân viên môi giới tại sàn nhận lệnh theo các hình thức:
Nhận lệnh qua Fax: đối chiếu lệnh, chữ kí nhân viên hiển thị trên bản
Fax phiếu lệnh với chữ kí mẫu của nhân viên môi giới.
Nhận lệnh qua điện thoại: số gọi đến được hiển thị phải đúng số của
công ty và người gọi là nhân viên môi giới, nhắc lại lệnh để kiểm tra.
Lệnh được truyền đến công ty qua mạng máy tính.
Bước 2: Nhập lệnh vào hệ thống SGD, TTGDCK
Nhập lệnh vào hệ thống theo quy trình (nhập lệnh theo đúng thứ tự
lệnh đến trước thì nhập trước, lệnh đến sau nhập sau) khi có lệnh đến phải
lập tức nhâp lệnh vào hệ thống đảm bảo yêu cầu nhanh chòng, đầy đủ và
chính xác.
Thông báo ngay cho SGD, TTGDCK nếu có sai sót, hoặc nhận được
lệnh sửa đồng thời thông báo cho phòng môi giới của công ty làm công văn
xác nhận sai sót và xin phép sủa lệnh. Nếu được chấp nhận, đại diện giao

dịch tiến hành hủy lệnh có sai sót và nhập thông tin trên phiếu gốc của khách
hàng.
Khi xử lý lệnh hủy, lệnh sửa đổi:
+ Căn cứ vào số hiệu lệnh, tìm chứng từ lệnh gốc,


e.




+ Căn cứ số thứ tự lệnh nhập đã đánh dấu trên phiếu lệnh( bản Fax) tìm lại
lệnh đã nhập vào hệ thống,
+ Hủy/ sửa lệnh gốc theo phiếu lệnh mới. Đối với lệnh không hủy được
thì thông báo cho khách hàng. Đối với lệnh đã hủy: nhập số liệu lệnh gốc
của lệnh hủy vào hệ thống để hủy và thông báo cho khách hàng.
Bước 3: In kết quả giao dịch trong phiên.
Bước 4: Thông báo kêt quả giao dịch về nơi khớp lệnh.
Nhân viên môi giới tài sản sau khi kiểm tra tính hơp lệ và xử lý các thông
tin từ hệ thống SGD, TTGDCK khi hệ thống khớp lệnh , sẽ chuyển thông
tin về đạt lệnh và xủ lý thông tin về phòng môi giới.
Các giao dịch đặc biệt.
Giao dịch lô lẻ.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch < 10 CP chỉ được thực hiện theo hình thức
giao dịch thỏa thuận giữa khách hàng và CTCK quá trình mua bán nay công
ty không thu phí môi giới của khách hàng và thanh toán bù trừ cho khách
hàng.
Quy trình giao dịch:
+ Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng muốn giao dich lô lẻ
+Bước 2: Thương lượng giá cả với khách hàng

+Bước 3: Thực hiện việc mua bán bằng hợp đồng giao dịch lô lẻ có sự kí
kết giữa hai bên
+Bước 4: Thực hiện chuyển nhượng hợp đòng chứng khoán sau khi hợp
đồng đã được kí kết từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản rự doanh
của công ty
+Bước 5: Thông báo kết quả giao dịch đã thực hiện cho khách hàng
Giao dịch lô lớn.
Khối lượng cổ phiếu hoặc chứng chỉ QĐT giao dịch tối thiểu 10.000(tại sàn
HCM), 5000 cổ phiếu và 100 triệu đồng mệnh giá trái phiếu( tại san Hà Nội)
Quy trình giao dịch :
+Bước 1: Nhận phiếu lệnh giao dịch thỏa thuận từ khách hàng
+Bước 2: Kiểm tra đối chiếu thông tin trên phiếu lệnh với các thông tin về
số dư, mức ký quỹ…
+Bước 3: Trình trưởng phòng môi giới kiểm tra, kí duyệt
+Bước 4: Nhận lại phiếu lệnh từ trưởng phòng và truyền vào cho đại diện
sàn
+Bước 5: Đại diện sàn nhập các thông tin ( mã CK, khối lượng , giá chào
mua/bán, thông tin về khách hàng)vào hệ thồng


+Bước 6: Thông báo các lệnh chào mua, chào bán của khách hàng trên màn
hình máy tính của sàn về trụ sở chính và chi nhánh để thông báo cho khách
hàng.
f.

-

Quy trình thanh toán .
Cuối ngày giao dịch , trung tâm điện toán của sở giao dịch thực hiện
việc tổng hợp các giao dịch của từng thành viên môi giới thành bản danh

mục các giao dịch trong ngày .Bảng danh mục này gồm các nội dung chính
sau:
Tên , mã hiệu thành viên môi giới
Tên công ty chứng khoán và mã công ty
Chứng khoán được giao dịch : chủng loại chứng khoán , mã chứng
khoán mua, mã chứng khoán bán , số lượng giao dịch , tổng giá trị giao dịch,
phí giao dịch.
Ngày T (hay T+0)
Nhân viên môi giới nhận được kết quả khớp lệnh từ SGD , TTGDCK và
chuyển cho nhân viên kế toán lưu kí. Nhân viên kế toán lưu kí tiến hành
kiểm tra với toàn bộ phiếu lệnh , kiểm tra tính chính xác của việc nhận và
truyền lệnh của nhân viên môi giới và nhân viên tại sàn . Sau đó NVLTLK
chuyển các chứng khoán đã khớp lệnh, tiền của khách hàng từ tài khoản
chứng khoán, tiền giao dịch sang tài khoản chứng khoán , tiền chờ giao dịch.
Nếu có sai sót phải làm rõ nguyên nhân do nhân viên giao dịch tại sàn hay
nhân viên môi giới tại công ty để có biện pháp xử lý.
Sau khi kiểm tra và điều chỉnh sai sót nếu có, Trung tâm điện toán chuyển
bản danh mục giao dịch trong ngày tới các thành viên môi giới. Bản danh
mục giao dịch trong ngày là một phần cấu thành quan trọng trong nhật ký
giao dịch của CTCK và là cơ sở pháp lý xác nhận các giao dịch đã được thực
hiện ngày ( T+ 0)
Sao kê giao dịch .
Để phục vụ việc quyết toán giao dịch , bên cạnh danh mục giao dịch
trong ngày , trung tâm điện toán của sở giao dịch lập bản sao kê giao dịch ,
bản sao kê là bản tổng hợp phân loại các giao dịch theo loại giao dịch mua
và bán. Bản sao kê giao dịch được lập thành hai liên và chuyển cho nhân
viên môi giới của CTCK ngày ( T+0)
Danh mục các giao dịch không được thực hiện và các giao dịch chưa hoàn
tất.
Ngoài các bản giao dịch trong ngày , cuối ngày giao dịch trung tâm

điện toán của SGD sẽ chuyển tới thành viên môi giới bản danh mục các giao
dịch không được thưc hiện, đó là các giao dịch do thành viên môi giới đăng


ký nhưng chưa co giao dịch đối ứng ( do ấn định giá hay khối lượng) hoặc
các giao dịch không chấp hành cac quy định giao dịch của SGD đồng thời
thông báo cho bộ phận giám sát thị trường để theo dõi. Danh mục các giao
dịch chưa hoàn tất bao gồm các giao dịch mà tổ chức lập giá chưa công bố
đối tac giao dịch trong trường hợp đối tác đã thực hiện giao dịch vượt quá
hạn mức giá trị được cấp.
Ngày T+1
Tại ngày làm việc sau ngày giao dịch , CTCK phải chuyển bản sao kê
danh mục bán và mua( có xác nhận của công ty) tới trung tâm thanh toán bù
trừ và LKCK nơi CTCK là thành viên . Trên cơ sở bản sao kê này , TTTTBT
và LKCK thực hiện việc bút toán đối lưu . Trên tài khoản của tổ chức bán :
ghi nợ tài khoản chứng khoán , ghi có tài khoản tiền . trên TK của tổ chức
mua: ghi nợ tài khoản tiền , ghi có TK chứng khoán. Cuối ngày các chủ tài
khoản đều nhận được bản trích phụ lục tài khoản tiền và chứng khoán.
Ngày T+ 2
Sau khi nhận được báo cáo bù trừ và thanh toán tiền từ TTLK và TTBT
nhân viên kế toán kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch tại SGD ,
TTGDCK để chuẩn bị thanh toán vào ngày T+3 . Nếu tài khoản của công ty
không còn đủ tiền thì CTCK phải nhanh chóng huy động tiền vào tài khoản
trước thời gian quy định ( ở Việt Nam hiện nay là trước 11h ngày T+3 )
,Nếu công ty không huy động được đủ tiền thì phải làm thủ tục để được sử
dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán của TTLKCK. Nếu trong tài khoản của công ty
không đủ chứng khoán để thanh toán thì công ty phải chuyển chứng khoán
từ tài khoản tự doanh hoặc thương lượng với khách hàng,
Ngày T+3
+ Thanh toán quyết toán với khách hàng

Thanh quyết toán với khách hàng là việc thanh toán giá trị giao dịch
chứng khoán là giá mua ( bán) chứng khoán được xác định theo giá giao
dịch chính thức khi khớp lệnh. Việc thanh toán được thực hiện theo phương
thức chuyển khoản đối với giao dịch mua CTCK thực hiện thu tiền bằng các
phiếu ủy nhiệm chi trích từ tài khoản của khách hàng sang tai khoản của
CTCK. Đối với giao dịch bán : CTCK phải thực hiện việc thu tiền cho khách
hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản CTCK sang tài khoản thanh toán
của khách hàng.
Ngoài giá trị giao dịch , khách hàng có trách nhiệm trả lệ phí , phí giao
dịch và phụ phí cho CTCK. Lệ phí là những chi phí được quy định cố định
cho một giao dịch.
Phí giao dịch bao gồm :


Phí môi giới : Do CTCK thỏa thuận với khách hàng trong khung phí
do pháp luật quy định theo từng loại chứng khoán. Phí này bao gồm:
chi phí thanh toán chuyển khoản tiền và chứng khoán lưu ký.
Phí môi giới = Giá trị giao dịch x Tỷ lệ phí
- Phí môi giới lập giá: mức phí này này do SGD quy định, công ty phải
trả cho sở và thu lại từ khách hàng.
+ Chuyển giao và chuyển nhượng quyền cơ sở .
Về bản chất hoạt động mua bán chứng khoán đươc thực hiện theo
phương thức phi chứng từ , việc luân chuyển chứng khoán giao dịch được
thực hiện thuần túy bằng các bút toán bù trừ trên các tài khoản lưu ký.
Quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực khi chứng khoán được hoạch toán
vào tài khoản lưu ký và hết hiệu lực khi bị tách khỏi tài khoản này.Do vậy
ngay sau khi thực hiện các bút toán chuyển khoản lưu ký , các trung tâm lưu
ký có trách nhiệm chuyển giao ngay cho công ty lưu ký bản trích lục lưu ký
chứng khoán khi có sự thay đổi trạng thái tài khoản.
Ngày T+3 nhân viên kế toán lưu ký thực hiện chuyển tiền từ tài khoản

tiền gửi của công ty và tiền gửi giao dịch của khách hàng vào tài khoản tiền
gửi thanh toán bù trừ của công ty tại ngân hàng chỉ định thanh toán : đồng
thời hạch toán chuyển số chứng khoán phải thanh toán từ tài khoản tự doanh
của công ty và tài khoản chứng khoán giao dịch của khách hàng vào tài
khoản thanh toán bù trừ của thành viên lưu ký mở tại TTLKCK.
-

I.2.3

Hoạt động môi giới trên thị trường phi tập trung

Quy trình nghiệp vụ môi giới trên thị trường OTC:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng và thu thập thông tin.
-

-

Tìm kiếm khách hàng : là khâu quan trọng nhất trong hoạt động môi
giới trên thị trương OTC và đươc thực hiện bởi bộ phận chăm sóc
khách hàng và bộ phận marketing . Việc tìm kiếm khách hàng có thể
được triển khai bằng nhiều cách khác nhau . Thực tế để việc tìm kiếm
khách hàng mạng lại hiệu quả nhân viên OTC phải đi thực tế nhiều ,
tiếp cận nhanh chóng nguồn thông tin và nắm bắt nhanh các nguồn
thông tin được tiếp cận.
Thu thập thông tin : Nhân viên môi giới OTC phải thường xuyên cập
nhật các thông tin về giá các chứng khoán OTC hàng ngày để nhập
vào hệ thống mạng máy tính của công ty cho khách hàng của công ty
tham khảo , liên tục cập nhật thông tin về tình hình hoạt động , tình



hình tài chính của các tổ chức phát hàng chứng khoán trên thị trương
OTC để lắm rõ các chứng khoán nhằm phục vụ khách hàng đồng thời
tránh được rủi ro do thiếu thông tin gây ra.
Bước 2: ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng.
Sau quá trình tìm hiểu về khách hàng có nhu cầu mua bán chứng khoán, nhân viên
chứng khoán sẽ ký kết với khách hàng hợp đồng mua bán chứng khoán OTC ,
hướng dẫn khách hàng đặt cọc tiền mua bán chứng khoán và thực hiện hợp đồng.
Bước 3: Thương lượng để so khớp các lệnh mua bán.
Sau khi ký hợp đồng , nếu chứng khoán khách hàng muốn mua hoặc bán mà công
ty không có , công ty phải tìm kiếm nguồn tương đương trong thời hạn hợp đồng .
Dù lệnh giao dịch của khách hàng là lệnh thị trường hay giới hạn …..CTCK có
trách nhiệm nghiên cứu để thực hiện lệnh các mức giá tốt nhất , bằng cách liên lạc
với các CTCK có nắm giữ loại chứng khoán này thông qua hệ thống giao dịch của
thị trường OTC để tìm ra cac giá yết phù hợp , sau đó thông báo cho khách hàng về
việc thực hiện lệnh giao dịch . Nếu không tìm được nguồn hàng phải thông báo với
khách hàng vào ngày hết thời hạn của hợp đồng.
Bước 4: Chuyển nhượng chứng khoán.
Sau khi khớp lệnh mua và bán nhân viên môi giới yêu cầu bên bán chứng khoán
chuyển giao các giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán , yêu cầu bên
mua thanh toán đầy đủ các khoản tiền kí kết theo điều khoản của hợp đồng.
Bước 5: Thanh toán các khoản phí môi giới và dịch vụ hoàn trả tiền đặt cọc nếu vi
phạm hợp đồng nếu vi phạm .
Sau khi hoàn tất các quá trình chuyển nhượng , nhân viên môi giới sẽ tính toán các
khoản phí phát sinh liên quan, nhưng thiệt hại xảy ra đối với khách hàng do công
ty làm sai các quy định của hợp đồng . Phí giao dịch phụ thuộc vào việc công ty
chứng khoán là người đại lý thực hiện lệnh cho khách hàng hay nhà tao lập thị
trường . Phí hoa hồng do CTCK quy định và phải công bố công khai cho khách
hàng. Đối với người bán chứng khoán : các khoản phí sẽ được khấu trừ vào tiền
bán chứng khoán, đối với bên mua se yêu cầu khách hàng thành toán phần còn



thiếu vao tài khoản tiền đặt cọc. Hoàn trả tiền đặt cọc, cho khách hàng nếu không
thực hiện được hơp đồng.
Bước 6: Lưu trữ hồ sơ và các giấy tờ liên quan để giải quyết tranh chấp phát sinh
nếu có.
II.

Hoạt động môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng
khoán Quân đội MBS
II.1






-

-

Khái quát về Công ty chứng khoán MBS
Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) được thành lập từ tháng 5 năm 2000
bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), là một trong 6 công ty chứng khoán
đầu tiên tại Việt Nam. Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở
thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Trong hai
năm liên tiếp 2009 và 2010, MBS đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới tại
cả hai sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP. HCM
(HOSE) và liên tục đứng trong Top 10 thị phần tại cả hai sở.
Tầm nhìn của công ty là cung cấp các dịch vụ chứng khoán tốt nhất cho
khách hàng và sứ mệnh là mang đến cơ hội đầu tư và tăng trưởng tài chính

cho từng khách hàng và cổ đông.
Với thế mạnh là công ty thành viên của Tập đoàn MB, MBS liên tục vươn
lên đạt các mốc phát triển mới cả về quy mô và nghiệp vụ. Hiện nay, MBS
tập trung phát triển hai mảng hoạt động chính là Dịch vụ chứng khoán và
Dịch vụ ngân hàng đầu tư được bổ trợ bởi hoạt động nghiên cứu chuyên sâu.
Các lợi thế cạnh tranh của công ty là:
Nền tảng khách hàng lớn.
Nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quốc tế và kỉ luật cao.
Dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt và an toàn.
Công nghệ đồng bộ, hiện đại.
Tính chuên nghiệp và chăm sóc khách hàng tốt.
Chi phí thấp.
Thành tựu mà công ty đạt được trong những năm gần đây:
Năm 2016
• GIẢI THƯỞNG M&A: Công ty Chứng khoán nỗ lực trong tư vấn
M&A
Năm 2015


-

-

-


BẰNG KHEN CỦA UBND TP. HÀ NỘI: 15 năm thành lập và phát
triển (2000 -2015)

BẰNG KHEN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ

NƯỚC: 15 năm thành lập và phát triển (2000 - 2015)

BẰNG KHEN CỦA HIỆP HỘI CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: đóng
góp cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong 15 năm hoạt động

GIẢI THƯỞNG M&A: Công ty Chứng khoán nỗ lực trong tư vấn
M&A 2014 - 2015

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊN TIÊU BIỂU GIAI
ĐOẠN 2005 – 2015: do Sở GDCK Hà Nội bình chọn
Năm 2014

GIẢI THƯỞNG M&AA: Thương vụ hợp nhất và sáp nhập tiêu biểu
2013 - 2014
Công ty chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu 2013 - 2014
-Năm 2012

GIẢI THƯỞNG M&A: Thương vụ Diageo - Halico được bình chọn
là Thương vụ M&A tiêu biểu năm 2011 – 2012
Năm 2010

ĐỨNG ĐẦU THỊ PHẦN MÔI GIỚI: tại sở GDCK TP.HCM và Sở
GDCK Hà Nội

BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ:cho doanh nghiệp
đã có nhiều thành tích trong xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán
giai đoạn 2000 - 2010

BẰNG KHEN CỦA UBND TP. HÀ NỘI: về thành tích đạt được
trong 10 năm thành lập


THƯƠNG HIỆU CHỨNG KHOÁN UY TÍN

THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2010
Năm 2009

ĐỨNG ĐẦU THỊ PHẦN MÔI GIỚI:tại Sở GDCK TP. HCM và Sở
GDCK Hà Nội

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT NĂM
2009: tại Sở GDCK Hà Nội do Báo Đầu tư kết hợp với Sở GDCK Hà Nội
bình chọn

DANH HIỆU TIN VÀ DÙNG VIỆT NAM NĂM 2009: do Thời báo
Kinh tế Việt Nam bình chọn


Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và
hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm, đặc biệt là các thành
phố lớ như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng... MBS đã thu hút và phát triển
được một đội ngũ nhân sự năng động trong đó có hàng chục chuyên gia phân
tích và hàng trăm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và tổ chức được
đào tạo bài bản, có tư cách đạo đức tốt, không ngừng phấn đấu để cung cấp
dịch vụ và các giải pháp kinh doanh cho khách hàng với sự cẩn trọng,
chuyên nghiệp và trách nhiệm cao nhất.
II.2 Hoạt động môi giới tại công ty cổ phẩn chứng khoán MBS
2.2.1 Mở tài khoản :
Khách hàng mở tài khoản MBS cần trực tiếp đến các điểm giao dịch của
MBS. Các giấy tờ khách hàng cần cung cấp cho MBS để mở tài khoản
như sau :



Cá nhân
Trong
nước

 CMTND còn hiệu
lực pháp lý
Trường hợp ủy
quyền:


Hợp

đồng

ủy

quyền có xácnhận
của chính quyền địa
phương
đượccông

hoặc
chứng

theo quy định của
Pháp luật;
 CMTND của bên
nhận ủy quyền còn

Nước
ngoài

Tổ chức
Tổ chức là quỹ đầu

 Hợp đồng mở tài
khoản không lưu ký
tại MBS của Qũy;
 Bản sao công
chứng CMTND còn
hiệu lực pháp lý
hoặc Hộ chiếu của
đại diện theo pháp
luật và người được
ủy quyền (nếu có).

Tổ chức không phải là
quỹ đầu tư
 Bản sao Giấy chứng
nhận ĐKKD, Mã số
thuế;
Bản sao CMTND
còn hiệu lực pháp lý
cuả người đại diện
theo pháp luật.
Trường hợp có ủy
quyền:
 Hợp đồng ủy quyền
có xác nhận của chính

quyền địa phương
hoặc
được
công
chứng theo quy định
của Pháp luật;
 CMTND của bên
nhận ủy quyền còn
hiệu lực pháp lý.

hiệu lực pháp lý.
 Giấy đề nghị cấp  Hợp đồng mở tài  Giấy đề nghị cấp
Mã số GDCK theo khoản không lưu ký Mã số GDCK theo


Mẫu biểu của MBS
(là Phiếu thông tin
về KH);
 Lý lịch tư pháp
kèm theo bản dịch
tiếng Việt (được
công chứng và hợp
pháp hóa lãnh sự);
 Bản sao hợp lệ Hộ
chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp nhận
Uỷ Quyền
 Hợp đồng ủy
quyền có xác nhận
của chính quyền địa

phương hoặc được
công chứng theo quy
định của Pháp luật.
(Nếu người nhận ủy
quyền là người nước
ngoài, tài liệu này
phải được công
chứng và hợp pháp
hóa lãnh sự).

o

tại MBS (bản tiếng
Anh và bản tiếng
Việt);
 Giấy chứng nhận
Mã số đăng ký
GDCK được cấp bởi
VSD;
 Bản sao công
chứng CMTND còn
hiệu lực pháp lý
hoặc Hộ chiếu của
đại diện theo pháp
luật và người được
ủy quyền (nếu có).

mẫu biểu của MBS;
 Bản sao Giấy phép
ĐKKD, kèm theo bản

dịch tiếng Việt ( đã
được công chứng và
hợp pháp hóa lãnh
sự).
Trường
hợp
Uỷ
quyền
 Hợp đồng ủy quyền
và có xác nhận của
chính
quyền
địa
phương hoặc được
công chứng theo quy
định của Pháp luật
( Nếu người nhận ủy
quyền là người nước
ngoài, tài liệu này
phải được hợp pháp
hóa lãnh sự.
 Bản sao hợp lệ
CMTND hoặc Hộ
chiếu còn hiệu lực
pháp lý (nếu người
nhận ủy quyền là
người nước ngoài, tài
liệu này phải được
hợp pháp hóa lãnh
sự);

 Lý lịch tư pháp (nếu
người nhận ủy quyền
là ngườ nước ngoài,
tài liệu này phải được
công chứng và hợp
pháp hóa lãnh sự.

Kể từ ngày 01/8/2011, Nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản giao
dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán (CTCK) khác nhau.


Tại mỗi một CTCK, Nhà đầu tư được mở một tài khoản giao dịch
chứng khoán;
o Trong hồ sơ mở tài khoản tại CTCK thứ hai trở đi, Nhà đầu tư chịu
trách nhiệm cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin: Số lượng tài
khoản giao dịch chứng khoán đã mở mà Nhà đầu tư đứng tên hoặc
Nhà đầu tư ủy quyền, mã số các tài khoản và tên CTCK
2.2.2 Cách thức tiến hành các giao dịch
 Tại Sàn giao dịch

Bước 1: Lấy Phiếu lệnh tại Sàn giao dịch

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin và ký vào Phiếu lệnh

Bước 3: Chuyển Phiếu lệnh cho cán bộ môi giới

Bước 4: Nhận lại liên 2 của Phiếu lệnh từ cán bộ môi giới
 Qua điện thoại

Bước 1: Gọi điện thoại trực tiếp đến số máy:xxxxxxxxx


Bước 2: Cung cấp những thông tin theo thứ tự sau cho cán bộ môi
giới:
1.
Số tài khoản
2.
Tên chủ tài khoản
3.
Loại lệnh (mua, bán, hủy, sửa)
4.
Mã chứng khoán
5.
Số lượng chứng khoán giao dịch
6.
Mức giá
7.
Mật khẩu được tạo ra bởi Thiết bị xác thực người dùng - Token card.
 Qua Internet - EzTrade

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ của MBS

Bước 2: Nhập Tên truy cập và Mật khẩu truy cập..

Bước 3: Để thực hiện giao dịch, khách hàng điền đầy đủ thông tin
lệnh đặt và mật khẩu giao dịch hoặc mật khẩu được tạo ra bởi Thiết bị xác thực
người dùng - Token card

Bước 4: Gửi lệnh
2.2.3 Biểu phí
Biểu phí giao dịch chứng khoán qua các kênh giao dịch:

Tỷ lệ phí qua các kênh giao dịch
Giá trị giao dịch/ ngày/ tài
Broker/
khoản dịch vụ
Contact24 Stock24
Sàn

M.Stock2
4


<100 triệu VNĐ

0,35%

0,25%

0,23%

0,15%

100-250 triệu VNĐ

0,325%

0,25%

0,23%

0,15%


250-300 triệu VNĐ

0,325%

0,25%

0,2%

0,15%

300-500 triệu VNĐ

0,3%

0,25%

0,2%

0,15%

500-700 triệu VNĐ

0,25%

0,25%

0,15%

0,15%


700-1000 triệu VNĐ

0,2%

0,2%

0,15%

0,15%

>1.000 triệu VNĐ

0,15%

0,15%

0,15%

0,15%



×