Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KIỂM TRA 1 TIẾT HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.74 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ THỊ RIÊNG
Lớp:……………
Họ tên: .................................................................
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH 12
Chọn câu đúng nhất ( dùng bút chì tô kín ô tương ứng với câu đã chọn).
01) ; / = ~ 15.; / = ~ 29. ; / = ~
02. ; / = ~ 16.; / = ~ 30. ; / = ~
03. ; / = ~ 17.; / = ~ 31. ; / = ~
04. ; / = ~ 18.; / = ~ 32. ; / = ~
05. ; / = ~ 19.; / = ~ 33. ; / = ~
06. ; / = ~ 20.; / = ~ 34. ; / = ~
07. ; / = ~ 21.; / = ~ 35. ; / = ~
08. ; / = ~ 22.; / = ~ 36. ; / = ~
09. ; / = ~ 23.; / = ~ 37. ; / = ~
10. ; / = ~ 24.; / = ~ 38. ; / = ~
11. ; / = ~ 25.; / = ~ 39. ; / = ~
12. ; / = ~ 26.; / = ~ 40. ; / = ~
13. ; / = ~ 27.; / = ~
14. ; / = ~ 28.; / = ~
Câu 1: Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Có loài cây tán lá vươn lên cao
thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhưng có loài lại ưa sống dưới tán của các loài khác hình thành
nên:
A. ổ sinh thái về tầng cây trong rừng. B. ổ sinh thái về ánh sáng.
C. ổ sinh thái về dinh dưỡng. D. ổ sinh thái về thời gian sống.
Câu 2: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các chất hữu cơ hình thành sự
sống là:
A. năng lượng sinh học B. ATP
C. năng lượng hóa học. D. năng lượng tự nhiên.
Câu 3: Yếu tố quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:
A. xuất cư, nhập cư B. tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử C. dịch bệnh D. khống chế sinh học


Câu 4: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là biến động xảy ra do:
A. Sự thay đổi có chu kì của độ ẩm và gió.
B. Sự thay đổi có chu kì của khí hậu.
C. Những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
D. Sự thay đổi của điều kiện chiếu sáng.
Câu 5: Đặc điểm thích nghi về nhiệt độ ở động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp:
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) – (tỉ số S/V) không đổi
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) – (tỉ số S/V) giảm.
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) – (tỉ số S/V) tăng
D. kích thước cơ thể lớn, có lớp mỡ dày; tai, đuôi lớn để hạn chế sự tỏa nhiệt.
Câu 6: Đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng:
A. cây có phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiên so với mặt đất.
B. cây có phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá nằm ngang so với mặt đất.
C. cây có phiến lá mỏng, mô giậu phát triển, lá xếp nghiên so với mặt đất.
D. cây có phiến lá mỏng, mô giậu ít phát triển hoặc không có, lá nằm ngang.

Câu 7: Phát biểu nào không đúng về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. nhân tố sinh thái vô sinh được gọi là nhân tố phụ thuộc vào mật độ quần thể.
B. sự biến động số lượng cá thể trong quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong và
sự phát tán cá thể.
C. nhiệt độ xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều loài động vật biến nhiệt.
D. nhân tố sinh thái hữu sinh là nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.
Câu 8: Bốn loài sinh vật A, B, C, D có điểm giới hạn dưới, điểm cực thuân, điểm giới hạn trên về
nhiệt độ lần lượt là: loài A: 15
0
C, 33
0
C, 41
0
C; loài B: 8

0
C, 20
0
C, 38
0
C; loài C: 29
0
C, 36
0
C, 50
0
C;
loài D: 2
0
C, 13.5
0
C, 22
0
C. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất là:
A. loài A B. loài D C. loài B D. loài C
Câu 9: Dạng người hóa thạch đầu tiên xuất hiện trong chi Homo:
A. Homo erectus B. Homo sapiens
C. Homo habilis D. Homo neanderthalensis
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh loài người?
A. các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của loài Homo floresiensis ở Inđônêxia chỉ cao 1m
và được cho rằng đã phát sinh từ Homo erectus.
B. theo thuyết “ra đi từ châu Phi” thì loài Homo erectus từ châu Phi sang các châu lục khác rồi
tiến hóa thành Homo sapiens.
C. Dựa trên các bằng chứng về hóa thạch, người ta đã phát hiện trong chi Homo ít nhất là có 8
loài khác nhau trong đó chỉ có loài hiện đại còn tồn tại.

D. quá trình hình thành loài người hiện đại: vượn người cổ đại → chi Homo → Homo habilis →
Homo erectus → Homo sapiens.
Câu 11: Trong bộ Linh trưởng, loài có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất là
A. gôrila. B. vượn gibbon. C. khỉ sóc D. tinh tinh.
Câu 12: "Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến hiện tượng ... (1)... ở thực vật
và hiện tượng động vật cùng loài ... (2)... lẫn nhau".
A. (1) - tự tỉa thưa; (2) - ăn thịt B. (1) - chặt cành; (2) - ăn thịt
C. (1) - bấm cành; (2) - tranh giành giới D. (1) - chặt cành; (2) - cắn, xé
Câu 13: Trong các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, đặc trưng có vai trò quan trọng nhất với
quần thể:
A. tỉ lệ giới tính B. mật độ cá thể của quần thể
C. thành phần nhóm tuổi D. tỉ lệ sinh sản - tỉ lệ tử vong
Câu 14: Quá trình phát sinh loài người chịu sự chi phối của:
A. nhân tố xã hội B. nhân tố lao động và tiếng nói.
C. nhân tố sinh học D. nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
Câu 15: Trong các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất lên
sự biến động số lượng cá thể của quần thể là:
A. nhân tố thức ăn B. nhân tố khí hậu C. nhân tố nước D. nhân tố đất
Câu 16: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là
kiểu biến động:
A. theo chu kì tuần trăng. B. theo chu kì nhiều năm.
C. không theo chu kì. D. theo chu kì mùa.
Câu 17: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Ong, kiến, mối sống thành xã hội theo kiểu mẫu hệ.
B. Vào mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau để giành con cái.
C. Trong bụng mẹ, cá mập nở trước sẽ ăn trứng chưa nở và phôi nở sau.
D. Hiện tượng kí sinh cùng loài của các cá sống ở nơi nguồn thức ăn hạn hẹp.
Câu 18: Trong lịch sử phát triển của sinh vật, đại nào được xem là kỉ nguyên của bò sát?

A. đại Cổ sinh B. đại Thái cổ C. đại Nguyên sinh D. đại Trung sinh

Câu 19: Đặc điểm của người Homo habilis:
A. có dáng đứng thẳng, biết sử dụng công cụ bằng đá
B. có bộ não phát triển, có dáng đứng thẳng.
C. có bộ não phát triển, biết sử dụng công cụ bằng đá
D. có dáng đứng thẳng, hình thành cách đây khoảng 1, 8 triệu năm.
Câu 20: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. sức tăng trưởng của các cá thể B. mức tử vong
C. mức sinh sản D. nguồn thức ăn của môi trường
Câu 21: Tháp tuổi của một quần thể sinh vật có đáy rộng cho thấy quần thể này thuộc loại:
A. đang phát triển B. không xác định C. đang suy thoái D. đang ổn định
Câu 22: Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh điều gì?
A. prôtêin được hình thành từ các axit amin.
B. chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường hóa học
C. sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
D. chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt Quả Đất.
Câu 23: Đường cong tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học có dạng:
A. Chữ L. B. Chữ J. C. Chữ M. D. Chữ S.
Câu 24: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành
những đoạn ARN ngắn, cũng có thể tự nhân đôi mà không cần đến enzim. Điều này có nghĩa là:
A. cơ thể sống được hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
B. prôtêin có thể được tổng hợp mà không càn cơ chế phiên mã, dịch mã.
C. trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN.
D. trong quá trình tiến hóa, ADN xuất hiện trước ARN
Câu 25: Sự tăng trưởng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu:
A. làm giảm chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của con người.
B. làm giảm tài nguyên không tái sinh, môi trường ô nhiễm.
C. làm giảm tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
D. làm cho chất lượng cuộc sống suy giảm
Câu 26: Các nhà địa chất phân chia lịch sử của Trái Đất ra thành 5 đại theo thứ tự:
A. đại Thái cổ → đại Cổ sinh → đại Trung sinh → đại Nguyên sinh → đại Tân sinh.

B. đại Thái cổ → đại Cổ sinh → đại Nguyên sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.
C. đại Nguyên sinh → đại Thái cổ → đại Cổ sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ → đại Nguyên sinh→ đại Cổ sinh → đại Trung sinh → đại Tân sinh.
Câu 27: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
Câu 28: Tiến hóa văn hóa giúp cho con người:
A. nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên
B. có hộp sọ lớn, bàn tay có các ngón tay linh hoạt.
C. có tiếng nói, có tư duy từu tượng.
D. có dáng đững thẳng, có khả năng chinh phục thiên nhiên
Câu 29: Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sự hình thành lớp màng ở tế bào sơ khai là do vai
trò của hợp chất hữu cơ nào?
A. prôtêin B. lipit C. cacbohiđrat D. axit nuclêic

Câu 30: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố ngẫu nhiên
A. Làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Bảo vệ và khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên sinh vật.
D. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 31: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trước khi xuất hiện sự sống không có:
A. hơi nước (H
2
O) B. mêtan (CH
4
) C. ôxi (O
2

) D. amoniac (NH
3
)
Câu 32: Tỉ lệ giới tính là:
A. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể ở nhóm sinh sản và số lượng cá thể trong quần thể.
B. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể cái và số lượng cá thể trong quần thể.
C. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể trong quần thể.
D. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể
Câu 33: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ cá thể. B. Tỉ lệ đực, cái.
C. Đa dạng loài. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Câu 34: Loài người xuất hiện ở giai đoạn nào?
A. kỷ Đệ tam của đại Tân sinh B. kỷ Đệ tứ của đại Tân sinh
C. kỷ Jura của đại Trung sinh D. kỷ Crêta của đại Trung sinh
Câu 35: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong
một giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển được gọi là:
A. tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. B. ổ sinh thái về một nhân tố sinh thái.
C. ổ sinh thái của quần thể D. ổ sinh thái của một loài.
Câu 36: Một quần thể có kích thước ổn định khi:
A. số lượng cá thể nhập cư = số lượng cá thể xuất cư.
B. số lượng cá thể sinh ra = số lượng cá thể chết đi.
C. mức sinh sản + nhập cư = mức tử vong + xuất cư
D. nguồn sống cung ứng với mật độ quần thể.
Câu 37: Trong các nhân tố sinh thái, nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều loài sinh vật
khác là:
A. nhân tố thực vật. B. nhân tố hữu sinh. C. nhân tố vô sinh. D. nhân tố con người.
Câu 38: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.

D. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
Câu 39: Sự khác nhau giữa người và vượn người (trong bộ linh trưởng) chứng tỏ:
A. người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc gần gũi.
B. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
C. vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. vượn người ngày nay tiến hoá theo cùng một hướng với loài người.
Câu 40: Khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực
hiện các chức năng sống tốt nhất được gọi là:
A. ổ sinh thái B. khoảng chống chịu.
C. khoảng thuận lợi D. giới hạn sinh thái.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×