Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

phân tích giọng văn của thạch lam trong tác phẩm hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.35 KB, 5 trang )

Phân tích giọng văn của Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ
Bài làm
Đọc "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam không ai quên đó là một loại truyện không có
truyện nhưng lại giàu sức gợi. Không ai quên có một cô bé Liên đảm đang, dịu
dàng và cũng đầy mộng mơ, mong ước, không ai quên những đêm khuya trên sân
ga phố huyện Liên cùng em đứng chờ những chuyến tàu để mơ tưởng khi chuyến
tàu đã "vụt qua”.
"Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo".
Hà Nội thật sôi động. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ; Hà Nội của những kỷ
niệm trong Liên mà đã bấy lâu nay Liên thiết tha muốn được sống lại những ngày
xưa hạnh phúc ấy dù chỉ trong khoảnh khắc theo dòng mơ tưởng về Hà Nội. Sống
ở phố huyện yên tĩnh, lặng lẽ này, một người con gái có cuộc sống nội tại mạnh mẽ
và sôi nổỉ như Liên cảm thấy rất buồn. Đôi mắt chị bóng tối ngập dần dần và cái
buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị. Có lẽ vì vậy mà
đêm nào Liên cũng đợi tàu ở Hà Nội về một cách tự giác như một thói quen khó
dứt bỏ. Chị muốn hưởng một chút cái náo nức, vui vui mà đoàn tàu như chở cả thế
giới phồn hoa đô hội qua phố huyện nghèo nơi chị đang sống. Chị khao khát ánh
sáng và sự hoạt động biết bao! Và chỉ có sự háo hức đợi tàu mỗi đêm là có thể giải
thoát chị khỏi nỗi buồn lặng lẽ. "Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi
qua" – thế giới của đô thành sôi động, sầm uất vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc
sống đời thường trong Liên. Chỉ cần "một chút" – "một chút" thế thôi là Liên cũng
cũng cảm thấy lòng mình rộn rã hẳn. Chị thấy "thanh thản", niềm vui nhè nhẹ khẽ
len vào lòng.
"Liên sống giữa bao nhiêu sự xa xôi". Thế giới thực tại của Liên là phố huyện "tịch


mịch", tĩnh lặng, buồn tẽ, ít trở mình. Nó càng tịch mịch, tĩnh lặng hơn khi con tàu
đã vút qua chấm dứt mọi sự hoạt động của một ngày tẻ nhạt. Một thế giới mờ mịt,
"đầy bóng tối", chỉ le lói vài vầng sáng hắt ra từ những ngọn đèn tù mù, bầy đom
đóm nhấp nháy, những chòm sao xa tít tắp… Trong truyện, nhiều lần Thạch Lam
nhắc đến ánh sáng trên cái nền của bóng tối. Đó là cuộc đấu tranh thực sự giữa ánh


sáng và bóng tối mà ánh sáng chỉ như một viên đá ném vào giữa cái ao lớn là bóng
tối. Mặt ao chỉ khẽ xao động rồi lại yên lặng như cũ cũng như ánh sáng không thể
át đi bóng tối rợn ngợp bao trùm. Thế giới thực tại đó của Liên cũng là thế giới
khác hẳn với với thế giới mà đoàn tàu đã chở qua phố huyện mỗi đêm. Đoàn tàu
vụt nhanh trong đêm tối, "các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng
lô" nhô’ những người đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng". Không như phố
huyện "quê mùa" ngày ngày lặng lẽ, thế giới đô thành đầy ắp ánh sáng, sang trọng
và đông vui nhộn nhịp. Nhìn theo đoàn tàu nhìn theo ánh sáng mang hơi thở của
Hà thành, Liên biết bao xao xuyến, rạo rực. Ánh sáng ấy vút qua bừng lêr khoảnh
khắc trong mắt Liên, đưa Liên vào cõi "mơ tưởng". Liên nghĩ về quá khứ, nghĩ về
tương lai và nghĩ về hiện tại Quá khứ tuổi thơ sông hạnh phúc giữa đất Hà Nội
huyên náo qua lâu rồi. Tương lai thì mờ mịt. Và hiện tại đầy bóng tối. Cuộc sông
thật tẻ nhạt và đáng buồn… Con tàu vụt qua, "đêm tối vẫn bao bọc chung quanh,
đêm của đất quê, và ngoài kia; đồng ruộng mênh mang và yên lặng". "Cả phố
huyện bấy giờ mới thật là hết náo động". Chuyến tàu "đi qua phô’ huyện" là sự
hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Đêm tối đối với Liên đã "quen" lắm rồi,
nhưng Liên vẫn khao khát được thấy ánh sáng, được sống giữa ánh sáng ngập tràn
và nhất là được sông trong không khí sôi động, náo nhiệt. Bởi Liên không phải là
người dễ dàng chấp nhận số phận. Chị cũng có bao ước mơ và hơn hết, chị còn có
một sức sống nội tại mãnh liệt, sôi nổi. Sống giữa phố huyện yên lặng, vắng vẻ mà
tâm hồn chị không yên lặng chút nào. Trong chị dường như luôn có những con
sóng ngầm cồn cào, dữ dội. Đó là những khao khát, những ước vọng được sống


một cuộc sống mới mà ở đó có ánh sáng và âm thanh chứ chị không muốn an phận
nơi đất quê ẩm mốc, nơi phố huyện nhỏ bé, thưa thớt này.
Trong dòng "mơ tưởng", tâm trạng Liên buồn vui lẫn lộn trước những gì thuộc về
quá vãng, trước hiện tại đáng buồn và hướng về một tương lai lờ mờ ảo ảo, mơ hồ,
xa xôi… Thạch Lam đã dẫn dắt câu truyện đi theo mạch nội tâm nhân vật khiến
người đọc có cảm giác dịu êm lan tỏa. Ông đi sâu vào miêu tả tâm trạng, cuộc sống

nội tâm nhân vật; ông nâng niu trân trọng những ước mơ đổi thay cuộc sống như
ước mơ của Liên và cả của An – em Liên – của bao người dân phố huyện bình lặng
ấy nữa, dù chỉ là ước mơ nhỏ bé nhất. Chừng nào cuộc sống còn lắm ước mơ, con
người còn ước mơ đổi thay cuốc sống thì chừng đó cuộc sống còn đẹp và con
người còn được đáng trân trọng.
Với “Hai đứa trẻ” Thạch Lam đã nói về cuộc sống chìm trong bóng tối và niềm
khát khao vươn tới ánh sáng của những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp ở một miền
quê nơi phố huyện nghèo. Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đầy chất trí tuệ của Thạch
Lam biểu hiện qua giọng văn ngọt nhẹ, thấm thía với một lời khuyên chân thành,
đầy tính nhân văn. Dù cuộc sống tối tăm đến đâu cũng đừng đánh mất đi ước mơ
đổi thay cuộc sống. Tư tưởng hướng về cuộc đời đổi thay và hiểu cuộc đời còn
nhiều ý nghĩa đáng để người ta sống của Thạch Lam đã gặp gỡ và đồng điệu với tư
tưởng, tâm hồn của những người như Nam Cao, Xuân Diệu cùng thời. Nhưng nếu
như Nam Cao nói về khát vọng ấy của khiếp người nhỏ bé tội nghiệp thông qua sự
tố cáo, lên án mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến thì Thạch Lam lại đi sâu vào
phân tích nội tâm nhân vật để thấy được sự lặng lẽ của kiếp người đó quanh năm
chỉ biết có bóng tối cùng nỗi buồn nhạt nhẽo, tẻ ngắt bủa vây lấy đời mình khiến
người đọc càng thấm thía nỗi xót xa hơn. Đó chính là nét mới trong tư tưởng nhân
văn cũng như trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Còn so với “Tỏa nhị


Kiều” của Xuân Diệu, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam có sự gặp gỡ ở điểm: cùng nói
về cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị triền miên trong bóng tối của những con người tội
nghiệp đáng thương, đồng thời phản ánh niềm khao khát của nhân vật, của chính
tác giả về một cuộc sống có ý nghĩa, có hạnh phúc.
Trải suốt trong "Hai đứa trẻ" là giọng văn nhẹ nhàng gợi một không gian vừa có
chiều sâu vừa có chiều rộng giọng văn thủ thỉ, trữ tình đằm thắm, thiết tha, gợi mở
trong tâm hồn người đọc những rung động êm dịu tinh tế, chứa chan tình người,
tình đời của Thạch Lam. Giọng văn ấy đặc biệt thể hiện rõ qua đoạn trích nói về sự
“mơ tưởng” của Liên khi đoàn tàu từ Hà Nội về vút qua sân ga phố huyện nhỏ bé,

buồn tẻ – nơi Liên và em gái đang sống. Và một điểm nữa người ta không thể
không nhắc đến khi đọc truyện Thạch Lam đó là chất thơ tạo tính hàm súc cho
truyện của ông. Đoạn trích nói về dòng “mơ tưởng” của Liên là một đoạn như thế.
Tác giả đã dùng các phép lặp để tạo sự nhịp nhàng, ấn tượng, rất riêng cho văn
mình. “Hà Nội” phồn hoa hiện lên trong Liên rất rõ, rất lâu, lắng trong Liên bao
cảm xúc về một thời đã qua; "thế giới khác" mà con tàu chở qua bừng lên trong
ánh mắt Liên ánh sáng của “thế giới khác" và của thế giới phố huyện Liên đang
sống nối tiếp nhau hiện về trong dòng mơ tưởng của Liên; và "đêm" mênh mông
rợn ngợp trùm lên tất cả… Những hình ảnh đó cứ trùng điệp nối tiếp nhau nhịp
nhàng như những lớp sóng khiến câu văn Thạch Lam lúc nhẹ nhàng lúc lan tỏa, lúc
dồn nén… Có lẽ vì vậy mà “câu văn Thạch Lam cứ như câu văn của hôm nay”
(Phong Lê), “trẻ rất dai, mới rất lâu” (Phạm Văn Phúc).
Và mỗi khi nhắc đến “Hai đứa trẻ” sẽ chẳng bao giờ người ta có thể quên Thạch
Lam như có dùng nghệ thuật dựng cảnh của điện ảnh để tạo nét thực – ảo đan xen
trong quá trình dựng hình ảnh “Liên lặng lẽ theo mở tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà
Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đem một chút thế giới khác hẳn,


đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, và ánh lửa của bác Siêu.
Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng
mênh mang và yên lặng



×