Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng cây nhãn tại huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.89 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

TRẦN THỊ TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT TRỒNG CÂY NHÃN TẠI HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

TRẦN THỊ TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT TRỒNG CÂY NHÃN TẠI HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K45 – ĐCMT – N03

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn


: ThS. Trương Thành Nam

Thái Nguyên – 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Trương Thành
Nam – giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo
khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền
đạt, trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi
trường học tập thuận lợi nhất trong suốt bốn năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Sông Mã cùng bà con nông dân các xã trên địa bàn đã tạo điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập
để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh Viên


Trần Thị Tâm

năm 2017


ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bảo vệ thực vật

BVTV

Chi phí trung gian

CPTG

Đơn vị tính

ĐVT

Giá trị gia tăng

GTGT

Giá trị sản xuất

GTSX

Hiệu quả kinh tế

HQKT


Hiệu quả môi trường

HQMT

Hiệu quả xã hội

HQXH

Hợp tác xã

HTX

Kết quả trung bình

KQTB

Khoa học kỹ thuật

KHKT

Kinh tế xã hội

KTXH

Lao động



Môi trường đất


MTĐ

Môi trường không khí

MTKK

Môi trường nước

MTN

Quốc lộ

QL

Tập quán sản xuất

TQSX

Thành phố

TP


iii
DANH MUC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích và số lượng nhãn của một số nước trên thế giới ............. 21
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Mã năm 2015 ....................... 42
Bảng 4.2. Một số đặc điểm vườn nhãn ......................................................... 44

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho nhãn .......................................... 46
Bảng 4.4. Các loại sâu bệnh thường gặp trên nhãn ....................................... 48
Bảng 4.5. Các loại thuốc BVTV được sử dụng cho nhãn tại Sông Mã .......... 49
Bảng 4.6. Tình hình nguồn nhân lực của nhóm hộ nghiên cứu ..................... 50
Bảng 4.7. Công lao động cho sản xuất nhãn ................................................. 52
Bảng 4.8. Chi phí sản xuất nhãn (triệu đồng/ha) ........................................... 53
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng cây nhãn ................. 49
Bảng 4.10. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tính bình
quân cho 1 ha ............................................................................................... 55
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất nhãn tính trung bình
trên 1 ha/năm................................................................................................ 56
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng nhãn tại Sông Mã
năm 2016...................................................................................................... 58


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ii
DANH MUC BẢNG ..................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc của cây nhãn ....................................................................... 4
2.1.2. Phân loại cây nhãn ................................................................................ 5
2.1.3. Sự phân bố của cây nhãn ...................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 7
2.3. Khái quát về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 9
2.3.1. Hiệu quả sử dụng đất ............................................................................ 9
2.3.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .... 14
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới và ở Việt Nam ........... 20
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới ................................ 20
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam ................................. 22
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 23


v
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 23
3.2. Thời gian và địa điểm ............................................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ...................................................... 23
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sông Mã ........................................ 24
3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng nhãn ở Sông Mã ........................ 24
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhãn ở Sông Mã 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................ 25
3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ....................................... 26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 27
3.4.4. Phương pháp lợi thế so sánh ............................................................... 27
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .......................................................... 28

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................... 32
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên
quan đến sử dụng đất đai .............................................................................. 39
4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Sông Mã ........................................... 41
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng nhãn ở Sông Mã ........................... 43
4.3.1. Tình hình chung về sử dụng đất nhãn ở Sông Mã ............................... 43
4.3.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu .......................................... 49
4.3.3. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nhãn ở Sông Mã.................................... 52
4.3.4. Nhận xét chung về hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng
nhãn tại Sông Mã ......................................................................................... 58
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhãn ở Sông Mã .... 59
4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 59


vi
4.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................... 60
4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư ...................................................................... 60
4.4.4. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 61
4.4.5. Giải pháp về tiêu thụ và chế biến ........................................................ 62
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 63
5.1. Kết luận ................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 24


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo
được đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có
nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và những hoạt động sử
dụng đất thiếu hiểu biết của con người trong quá trình sản xuất. Khi xã hội
phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, kéo theo
những đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng như
nhu cầu về đất sử dụng cho các mục đích chuyên dùng... Điều này đã gây ra
áp lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông
nghiệp luôn có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang
những vùng đất mới có khả năng sản xuất nông nghiệp gần như đã cạn kiệt.
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên quan điểm sinh thái, bền vững đang ngày càng trở nên cấp thiết, quan
trọng đối với mỗi quốc gia cũng như những vùng đất sản xuất nông nghiệp
trong từng vùng riêng biệt để từ đó đưa ra được các giải pháp mang tính chiến
lược trong sử dụng đất lâu bền.
Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích
đạo đến Vĩ tuyến 28 - 36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn
như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,
Mỹ...
Ở nước ta, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên.
Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn". Như Sơn
La, hiện tổng diện tích nhãn lên tới hơn 7.500 ha nhưng chỉ riêng huyện Sông
Mã, theo thống kê tới năm 2015 đã chiếm diện tích xấp xỉ 5.000 ha.


2
Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh
Sơn La cách trung tâm thành phố khoảng 103 km. Có diện tích đất tự nhiên là
164.616 ha, là vùng đất có truyền thống về trồng và chăm sóc nhãn từ rất lâu
đời, nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo cho nhãn Sông Mã có vị ngọt

sắc, vỏ mỏng, cùi dày và đặc biệt chín sớm hơn so với các vùng khác. Hiện
nay, cây nhãn đang trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện Sông Mã. Trồng
nhãn không những khai thác tốt tiềm năng vốn có về điều kiện khí hậu, đất
đai của huyện mà còn góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm
giàu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Đồng thời,
phát triển cây nhãn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn,
rửa trôi, bảo vệ đất và môi trường.
Ngoài ra, cây nhãn còn đảm bảo yêu cầu về giải quyết lao động, thu
nhập cho người dân, cung cấp hoa quả sạch cho các tỉnh lân cận và tạo lập
cảnh quan môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển cây nhãn sẽ góp phần tích
cực vào quá trình phát triển của huyện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa với tốc độ nhanh và bền vững. Tuy nhiên, ở một số địa phương trong
vùng trồng vẫn chưa phát huy hết so với tiềm năng đất đai vốn có. Năng suất
và chất lượng nhãn vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.
Mặt khác, phương thức sản xuất của hộ trồng nhãn còn nhỏ lẻ thủ công
dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật còn chưa đúng cách và thiếu hiệu quả. Nhiều hộ chưa biết áp dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất vẫn chưa cao chất lượng vẫn chưa
được đảm bảo. Chính vì thế, cần có sự đánh giá đúng thực trạng để thấy rõ
được những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất
sao cho có hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Quản lý Tài nguyên,


3
với sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.Trương Thành Nam, em tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất trồng cây
nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá hiệu
quả sản xuất nhãn ở Sông Mã làm cơ sở đề xuất hướng cải tạo và sử dụng hợp
lý hơn nguồn tài nguyên đất đai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất trồng cây nhãn;
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình sử
dụng đất này.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khách quan, toàn diện và trung thực hiệu quả kinh tế loại
hình sử dụng đất trồng nhãn tại Sông Mã;
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra, thu thập được phải tin cậy, đảm bảo
tính pháp lý và chính xác.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá được thực trạng và tình hình sản xuất nhãn tại Sông Mã;
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ đất
trồng nhãn ở những vùng có tiềm năng và cho thu nhập cao của các nông hộ
sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Nguồn gốc của cây nhãn
Theo De Candolle nguồn gốc cây nhãn ở Ấn Độ, vùng có khí hậu lục
địa. Vùng Tây Ghats ở độ cao 1600 m còn có rừng nhãn dại. Ở các bang
Bengai và Assam ở độ cao 1000 m trồng nhiều nhãn. Trên thế giới Trung
Quốc là nước có diện tích trồng nhãn lớn nhất và có sản lượng cao nhất. Theo
Phó Giáo sư Lô Mỹ Anh, Khoa Viên nghệ trường Đại học Nông nghiệp

Quảng Tây thì diện tích trồng nhãn ở Trung Quốc đạt 38 – 40 vạn mẫu (15
vạn mẫu Trung Quốc bằng 1 ha) chủ yếu ở các tỉnh duyên hải vùng Đông
Nam: Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên. Ngoài ra
còn trồng lẻ tẻ ở Vân Nam và Quý Châu. Riêng Phúc Kiến năm 1977 diện
tích trồng nhãn trên 11.300 ha và sản lượng năm cao nhất (1995) đạt 50.7
nghìn tấn .
Nhãn còn được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Philipin. Sau thế
kỷ 19, nhãn được nhập và trồng ở các nước Âu Mỹ, Châu Phi, Oxtraylia trong
vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Thái Lan bắt đầu trồng nhãn từ năm 1896, giống nhập của Trung Quốc.
Sản lượng nhãn của Thái Lan năm 1990 đạt 123.000 tấn, chủ yếu trồng ở
miền Bắc, Đông Bắc và vùng đồng bằng miền Trung, nổi tiếng nhất là các
huyện Chiong Mai, Lam Phun và Prae. Ngoài tiêu thụ trong nước, Thái Lan
còn xuất khẩu cho Malaysia, Singapo, Hồng Kông, Philippin và các nước EC.
Chỉ riêng xuất khẩu nhãn trong 3 năm qua Thái Lan đã tăng gấp 3 lần doanh
thu xuất khẩu những hoa quả khác.
Ở Việt Nam nhãn được trồng từ bao giờ chưa được nghiên cứu xác
định. Cây nhãn được trồng lâu nhất ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu


5
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cách đây chừng 300 năm. Theo Giáo sư
Vũ Công Hậu (1982)... “có thể miền Bắc nước ta là một trong những vùng
quê hương của cây nhãn”.
Hiện nay cây nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ:
Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang. Nhãn còn
được trồng ở vùng đất phù sa ven sông Hồng, sông Thao, sông Lô, sông Mã,
sông Tiến, sông Hậu và vùng gò đồi ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai,
Bắc Cạn, Thái Nguyên... và lẻ tẻ ở các tỉnh miền Trung.
Trong những năm gần đây, do cơ chế của thị trường và nhu cầu quả

tươi tại chỗ, các tỉnh phía Nam đang phát triền mạnh cây nhãn: Cao Lãnh
(Đồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cù lao An Bình, Đồng Phú (Vĩnh
Long)... đặc biệt ở Tiền Giang diện tích nhãn tăng rất nhanh.
Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau,
nhưng thực tế hiện nay, phần đông các nhà khoa học đều cho rằng cây nhãn
có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được đem đi trồng ở các nước khác [15]
2.1.2. Phân loại cây nhãn
Nhãn được chia thành 2 phân loài:
- Nhãn phân loài longan
- Nhãn phân loài malesianus
Nhãn được nhà thực vật học Leenhouts, Pieter Willem (trong Blumea;
Tijdschrift voor de Systematiek en de Geografie der Planten (A Journal of
Plant Taxonomy and Plant Geography), 1971) phân ra các thứ sau:
- Nhãn thứ echinatus
- Nhãn thứ longetiolatus
- Nhãn thứ malesianus
- Nhãn thứ obtusus [17]
Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ đã lai tạo ra nhiều
loại nhãn mới cho năng suất và chất lượng tốt, nhưng ở nước ta vẫn chủ yếu
trồng 9 loại nhãn sau:


6
- Nhãn lồng: Quả tròn, to gần như quả vải thiều. Trọng lượng quả trung
bình 12 - 17g, cùi dày vân hanh vàng, các múi lồng vào nhau rất rõ, trên mặt
cùi nhãn có nhiều đường gân nổi xếp chằng chịt có cái như vảy rồng. Hạt màu
đen, trọng lượng khoảng 2g. Quả ăn giòn và ngọt, thơm mát. Vỏ quả dày,
giòn dễ tách, chín sớm. Phần ăn được chiếm 63,25% trọng lượng quả.
- Nhãn cùi: Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ không sáng mã mầu vàng nâu.
Quả to, trọng lượng trung bình 10 - 15g. Cùi dày thường khô (ráo nước), màu

cùi trong hoặc hơi đục. Ăn ngọt vừa. Trọng lượng hạt khoảng 2g, màu đen.
Phần ăn được chiếm khoảng 60% trọng lượng quả.
- Nhãn bàm bàm: Quả to gần bằng quả nhãn lồng. Trọng lượng trung
bình của quả 12 - 15g. Trôn quả hơi vẹo, vai quả gồ ghề, cùi dày, khô, ăn có
vị ngọt nhạt.
- Nhãn đường phèn: Quả nhỏ hơn nhãn lồng. Trọng lượng trung bình 7
- 12g. Vỏ mầu nâu nhạt, cùi tương đối dày, đậm nước, bóc vỏ trên mặt cùi
quả có các u nhỏ như cục đường phèn. Ăn ngọt sắc thơm đặc biệt. Hạt bé, đen
nhánh, trung bình nặng 1,5g. Nhãn đường phèn ra hoa muộn hơn nhãn cùi.
Chín chậm hơn nhãn cùi 10 - 15 ngày. Phần ăn được chiếm 60,24% trọng
lượng quả.
- Nhãn nước: Cây thường sai quả, quả nhỏ, trọng lượng trung bình 6 9g. Cùi mỏng, nhão, nhiều nước, độ ngọt vừa phải, cùi khó dóc khỏi hạt.
Chùm có nhiều quả, năng suất tương đối ổn định, về chất lượng ăn tươi kém
nhãn cùi. Phần ăn được chiếm 38,63% trọng lượng quả.
- Nhãn thóc: Quả nhỏ, trên chùm nhiều quả. Trọng lượng trung bình 5 7g, cùi mỏng khó tách khỏi hạt, nhiều nước, hạt to, độ ngọt vừa phải.
- Nhãn Vĩnh Châu: Giống này trồng nhiều ở huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc
Trăng) trên vùng đất ven biển bị nhiễm mặn. Cây mọc khỏe, lá to, biên lá gợn
sóng. Quả có mầu nâu xanh, nhẵn. Hạt tương đối to, nhiều nước, cùi mỏng,


7
ngọt, khó tách với hạt. Giống này tuy ăn không ngon bằng nhãn cùi hay nhãn
đường phèn ở miền Bắc, song có ưu điểm thích nghi với đất xấu, có ảnh
hưởng mặn.
- Nhãn tiêu: Giống nhập nội từ Thái Lan vào miền Nam trong những
năm gần đây. Vỏ quả vàng nhạt, lấm tấm điểm những chấm sẫm. Quả chỉ to
bằng nhãn thóc ở miền Bắc, không có hạt hay có hạt lép như hạt tiêu, đen
nhánh. Khi chín cùi dày giòn thơm. Do phẩm chất và hương vị của quả có
nhiều ưu điểm nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
- Nhãn long hạt: Giống nhập nội từ Thái Lan. Quả to gần bằng quả

vải thiều. Vỏ quả màu vàng, mỏng, mềm, phẩm chất quả gần giống nhãn
tiêu [15].
2.1.3. Sự phân bố của cây nhãn
Hiện nay cây nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ:
Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang. Nhãn còn
được trồng ở vùng đất phù sa ven sông Hồng, sông Thao, sông Lô, sông Mã,
sông Tiến, sông Hậu và vùng gò đồi ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai,
Bắc Cạn, Thái Nguyên... và lẻ tẻ ở các tỉnh miền Trung.
Trong những năm gần đây, do cơ chế của thị trường và nhu cầu quả
tươi tại chỗ, các tỉnh phía Nam đang phát triển mạnh cây nhãn: Cao Lãnh
(Đồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cù lao An Bình, Đồng Phú (Vĩnh
Long)... đặc biệt ở Tiền Giang diện tích nhãn tăng rất nhanh.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Ở Sơn La, chỉ huyện Sông Mã đã có diện tích nhãn ngang ngửa cả tỉnh
Hưng Yên. Thế nhưng nhiều năm qua, tiềm năng này bị lãng quên, và nhờ dự
án ghép cải tạo, vùng nhãn Sơn La đã được đánh thức mạnh mẽ.
Hiện tổng diện tích nhãn ở huyện Sông Mã, thống kê chưa đầy đủ tới
năm 2014 đã xấp xỉ 5.000 ha. Với tốc độ trồng mới như những năm gần đây,
vùng nhãn Sông Mã hoàn toàn có thể cán mốc 6.000 ha, gấp đôi tổng diện


8
tích nhãn của tỉnh Hưng Yên (chỉ khoảng 3.000 ha). Những cây nhãn đầu tiên
có mặt ở đây vào năm 1964, khi người dân Hưng Yên lên lập vùng kinh tế
mới mang theo hạt gieo trồng. Tuy nhiên, diện tích nhãn bung ra mạnh nhất
phải tới khoảng năm 1995 – 1996, khi những cây nhãn cổ thụ được trồng đại
trà từ năm 1987 – 1988 cho quả rộ. Dự án trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc
(dự án 327) lúc ấy còn phát không giống nhãn cho dân, đưa cây nhãn leo lên
các đồi trọc trơ sỏi đá khắp huyện Sông Mã. Thế nhưng giá nhãn những năm
sau này cứ tụt dần. Những vườn nhãn được trồng bằng gieo hạt (thực sinh) tới

hàng chục năm mới có quả nhưng chẳng ai ngó ngàng, bỏ lay lắt giữa rừng
tạp. Trước năm 2010, những vườn nhãn cổ thụ cây trên 20 năm tuổi gốc lớn
bằng thân người dọc theo QL 4G cỏ lau ngập đầu, một số bị chặt bỏ chuyển
sang trồng ngô. Nhưng từ năm 2014 đến nay, cây nhãn đã khẳng định lại vị
thế chủ lực nhờ dự án ghép cải tạo vườn nhãn tạp bằng giống nhãn của Hưng
Yên có quả to, cùi dày, mẫu mã đẹp.
Cùng nằm trên trục QL 4G, nhưng sự khác biệt về cây trồng chủ lực
giữa hai huyện Mai Sơn và Sông Mã rất rõ rệt. Từ TP Sơn La theo QL 4G
hơn 40 km về tới xã Nà Ớt (huyện Mai Sơn) giáp với Sông Mã là cây cà phê
bạt ngàn. Thế nhưng qua khỏi con dốc xã Nà Ớt, xuôi sang Mường Sai, men
theo bờ dòng sông Mã xuống các xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, về
Mường Hung, Chiềng Khoong… (huyện Sông Mã), chỉ còn cây nhãn phủ kín
những triền đồi. Ở bờ bên kia Sông Mã, cây nhãn đang lấn dần lên lưng
chừng đồi thay thế đất trồng ngô trước đây.
Từ một vài mô hình ban đầu, chỉ sau 5 năm, phong trào ghép cải tạo
vườn nhãn của Sông Mã nói riêng cũng như toàn tỉnh Sơn La nói chung đang
tạo ra sức lan tỏa không ngờ. Thống kê sơ bộ đến năm 2014, toàn tỉnh Sơn La
đã có hơn 1.500 ha nhãn được ghép cải tạo bằng các giống nhãn hàng hóa. Ở
vùng nhãn huyện Sông Mã đến năm 2014 đã có hơn 500 ha được ghép cải
tạo, riêng năm 2015 đã ghi nhận sự đột phá của phong trào này.


9
Đến nay, tại các xã có diện tích nhãn lớn ven Sông Mã như Chiềng
Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong… gần như 80% diện
tích nhãn đã được ghép cải tạo, tổng diện tích nhãn ghép có thể lên tới hàng
nghìn ha vào cuối năm 2015 [2].
2.3. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
2.3.1. Hiệu quả sử dụng đất
Khi nghiên cứu về hiệu quả có rất nhiều quan điểm khác nhau (do cách

nhìn nhận khác nhau về hiệu quả). Có thể tóm tắt thành các quan điểm sau
đây [3]
Quan điểm 1: Trước đây người ta coi hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi lẽ nếu
cùng một kết quả sản xuất nhưng 2 mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm
này chúng có cùng một hiệu quả. Điều đó không đúng.
- Quan điểm 2: Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản
phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu đó cao, nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh
hơn thì sao. Hơn nữa điều kiện sản xuất của các năm có thể khác nhau, do đó
quan điểm này cũng chưa được thoả đáng.
- Quan điểm 3: Coi hiệu quả là mức độ thoả mãn yêu cầu trong quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cho rằng: Mức tiêu dùng
với tính cách là đại diện cho mức sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả của nền sản xuất xã hội.
- Quan điểm 4: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản
xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của nền kinh tế
quốc dân.
Ưu điểm của quan điểm này đã gắn liền chi phí với kết quả. Coi hiệu
quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí.


10
Nói một cách chung nhất, hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của
việc làm mang lại.
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả.
Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần phải xuất phát từ
những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống sau
đây: Thứ nhất, hiệu quả là sự tiết kiệm thời gian; thứ hai, là đáp ứng nhu cầu

của xã hội và con người; thứ ba, là lợi ích vật chất thu được giữa đầu vào và
đầu ra.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Vấn đề hiệu quả không chỉ thu hút sự quan tâm của các
nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông
nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản
chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và
những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống. Qúa trình sản xuất là sự liên
hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output), là biểu hiện kết
quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là:
- Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội.
- Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.
Từ những quan điểm về hiệu quả như trên, chúng ta thấy rằng:
- Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất căn bản của khoa học kinh
tế và quản lý.
- Việc xác định hiệu quả là việc hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều
vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn cũng chưa giải đáp hết được.


11
- Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế - xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất
và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất phải không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Việc nâng cao hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp,
mỗi người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi vùng. Đây là vấn đề mang tính

toàn cầu. Vì xu hướng chung của thế giới ngày nay là phát triển kinh tế theo
chiều sâu, tương ứng với nguồn lực hạn chế mà sản xuất ra một lượng sản
phẩm hàng hoá có giá trị sử dụng cao nhất với chi phí ít nhất. Khi nghiên
cứu hiệu quả sử dụng đất trong một nền sản xuất xã hội, người ta thường
quan tâm đến 3 mặt của vấn đề: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
(1). Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác, quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao
động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế
Samuei - Norhuas "Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí"[5]. Nghiên cứu hiệu
quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng
hàng hoá khác". Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer,
Simmerman), hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất
vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội [12].
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp đến
sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì
thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật "tiết


12
kiệm thời gian".
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống.
- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục
vụ cho lợi ích của con người.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là: cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả
phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả
kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật
và phân bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là khâu trung gian của tất cả các loại hiệu quả. Nó có
vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu
quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện
bằng hệ thống các chỉ tiêu [4].
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh
tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và
lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội [9].
Tất cả các chỉ tiêu đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào
của quá trình sản xuất. Vì vậy, đánh giá kinh tế đất là các ước tính thực tế của
sự thích nghi về kinh tế ở mỗi đơn vị đất đai theo các chỉ tiêu về kinh tế. Các
chỉ tiêu này cũng thể hiện mối liên quan tới các đặc tính của đất đai.
Các chỉ tiêu thường được dùng trong đánh giá kinh tế đất là [11]:


13
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+ p2.q2+...+ pn.qn
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời
điểm
+ T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm
- Thu nhập thuần túy (N): N = T – Csx

Trong đó:
+ Csx – là chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi
phí vật chất và chi phí lao động.
+ N – là thu nhập thuần túy của1 ha đất canh tác/năm
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): Hv= T/Csx
- Giá trị ngày công lao động = N/tổng số công lao động/ha/năm
(2). Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.
- Hiệu quả xã hội trong sử dụng là đáp ứng yêu cầu về lương thực, thực
phẩm, khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
- Tăng cường khả năng tham gia của người nông dân, nông dân tự
quyết định việc sử dụng đất và được hưởng lợi trong qúa trình khai thác sử
dụng đất đai [3].
(3). Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá
học, sinh học, vật lý... chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường
của các loại vật chất môi trường. Hiệu quả môi trường gồm: Hiệu quả hoá học
môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu


14
quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự
phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường mang đến. Hiệu quả hoá
học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật
chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi
trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến [11].
Quá trình nghiên cứu, phân tích tác động của hệ thống cây trồng đến
môi trường như đầu tư chi phí phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng

suất cây trồng... các mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với môi trường
tự nhiên, kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế
ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất.
2.3.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.3.2.1. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn. Do đó, khi sử dụng đất nông
nghiệp phải dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được
tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Sử dụng đất phải trên nguyên tắc đầy đủ và hợp lý; mặt khác,
phải có những quan điểm đúng đắn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể, trên cơ sở phát huy tốt hiệu quả kinh tế xã hội.
- Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo ngành
hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục [10].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện
"đa dạng hoá" hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng
hoá sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái và
bảo vệ môi trường [13].
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các địa phương phải phù


15
hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước.
2.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
(1). Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết,...) có ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố tự nhiên là tài nguyên để sinh vật
tạo lên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở

đó xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Theo N.Borlang - người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các
nước đang phát triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất
cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với
nông dân thiếu vốn là độ phì đất [14].
(2). Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng,
vật nuôi nhằm tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Đây là những tác động
có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, điều kiện môi
trường và thể hiện những dự báo thông minh sắc sảo [6]. Frank Ellis và
Douglass C.North cho rằng: Ở các nước phát triển, khi có sự tác động tích cực
của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu
cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Đến thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước
ta ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng cao đến 30% của
năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp.
(3). Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Nhóm này bao gồm:
* Công tác quy hoạch bố trí sản xuất
Thực hiện công tác quy hoạch phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa


16
vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu
của thị trường, gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chế biến,
kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp bảo vệ tài
nguyên, môi trường [15]. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật
nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời, tạo điều kiện thuận

lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại
hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất
hàng hoá.
* Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế, phát huy thế
mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là rất
cần thiết. Muốn vậy, cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông
nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa các hình thức đó.
Nông nghiệp nước ta thời kỳ 1958 - 1980 là thời kỳ xây dựng HTX
nông nghiệp đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ
quy mô nhỏ đến vừa và lớn và đã trải qua nhiều cuộc vận động, củng cố và
mở rộng quy mô ô thửa tương đối lớn đã tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới
hoá và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên do ảnh hưởng của
cơ chế quan liêu bao cấp nên sức sản xuất trong nông thôn bị kìm hãm, năng
suất lao động thấp, công tác quản lý của Ban quản lý HTX cồng kềnh. Đời
sống nông dân nhất là xã viên HTX vẫn thấp, làm không đủ ăn, mô hình HTX
kiểu cũ đã tỏ ra không còn phù hợp [1]
Thời kỳ từ 1981 đến nay là thời kỳ đổi mới từng bước cơ chế quản lý
HTX nông nghiệp gắn liền với cơ chế đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Thời kỳ này được mở đầu bằng Chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư TW Đảng


17
ngày 13/1/1981. Sau đó, thực hiện Nghị quyết 10, theo tinh thần đổi mới đã
giải phóng được sức sản xuất, năng suất lao động cao. Tính chủ động, sáng
tạo, quyền tự chủ và vai trò của hộ nông dân được khẳng định như là một
thành phần kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sau khi
thực hiện khoán hộ ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún đã gây cản trở đến quá

trình hiện đại hoá nông nghiệp. Vì vậy, trong tương lai cần tạo dựng cơ sở
nền tảng từng bước phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn, đó là hình
thành nên quy mô sản xuất trên ô thửa lớn bằng việc tích tụ ruộng đất và dồn ô
đổi thửa, cùng với việc xác lập các hệ thống tổ chức sản xuất như HTX kiểu mới
hình thành các trang trại tập trung để phát triển sản xuất [9].
(4). Nhóm các yếu tố xã hội
Nhóm này gồm:
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị
trường nông sản phẩm. Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường
cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra [14].
- Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, giao quyền sử dụng ruộng
đất ổn định lâu dài, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp,...)
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực
của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
2.3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
(1). Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp
- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.


×