Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá hiệu quả một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện việt yên - tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.47 KB, 90 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






TRẦN THỊ HOÀN




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ
XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI TRỌC
Ở HUYỆN VIỆT YÊN - TỈNH BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN THỊ HOÀN


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ
XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI TRỌC
Ở HUYỆN VIỆT YÊN - TỈNH BẮC GIANG



Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Ngọc Công




THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
Lời cảm ơn
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Lê Ngọc Công - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa
Sinh –KTNN, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên đã
cung cấp những tài liệu quan trọng để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã
luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian, kinh
phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 03 năm 2012
Tác giả


Trần Thị Hoàn





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả



Trần Thị Hoàn






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii

Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm đất trống đồi trọc 4
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới về đất trống đồi trọc 5
1.2.1. Tại châu Phi 5
1.2.2. Tại châu Mỹ La Tinh 6
1.2.3. Tại Châu Á 6
1.3. Những nghiên cứu ở trong nước về đất trống đồi trọc 7
1.3.1. Các dự án trồng rừng 7
1.3.1.1. Dự án trồng rừng do nhà nước đầu tư 7
1.3.1.2. Dự án trồng rừng do các tổ chức quốc tế tài trợ 8
1.3.2. Những nghiên cứu về mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
trong nước 9
1.4. Những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng
nghiên cứu 12
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Địa điểm nghiên cứu 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
2.3. Nội dung nghiên cứu 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 17
2.4.1.1. Điều tra theo tuyến 17
2.4.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn 18
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu 18

2.4.2.1 Đối với mẫu thực vật 18
2.4.2.2. Phương pháp phân tích đất 19
2.4.3. Phương pháp phân loại đất trống đồi trọc 19
2.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình phủ
xanh đất trống đồi trọc 20
2.4.5. Phương pháp kế thừa số liệu kết hợp với khảo sát tổng thể
hiện trường 20
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm tự nhiên 21
3.1.1. Vị trí địa lý 21
3.1.2. Địa hình 22
3.1.3. Khí hậu 23
3.1.4. Đất đai 24
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 30
3.2.1. Dân sinh 30
3.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng 32
3.2.3. Kinh tế 32
3.2.4. Văn hoá, y tế và giáo dục 32
3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội khu vực nghiên cứu: 33
3.3.1. Những yếu tố thuận lợi: 33
3.3.2. Những yếu tố hạn chế: 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
4.1. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc 35
4.1.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi núi trọc ở huyện Việt

Yên và tỉnh Bắc Giang 35
4.1.2. Hiệ n trạ ng, nguyên nhân và tiề m năng đất trống đồ i trọ c ở
huyện Việt Yên 40
4.2. Các mô hình trên địa bàn 42
4.2.1. Mô hình trồng rừng hỗn giao Keo lá tràm + Bạch đàn đỏ 42
4.2.2. Mô hình trồng Keo tai tượng thuần loài 43
4.2.3. Mô hình vườn rừng 45
4.2.4. Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR) 47
4.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình 50
4.3.1. Hiệu quả kinh tế 50
4.3.2.1. Độ chua pH (KCl) 55
4.3.2.2. Hàm lượng mùn tổng số (%) 56
4.3.2.3. Hàm lượng đạm tổng số (%) 57
4.3.2.4. Hàm lượng lân tổng số (P
2
O
5
) 59
4.3.2.5. Hàm lượng Kali tổng số (K
2
O) 60
4.3.2.6. Hàm lượng Ca
++
và Mg
++
trao đổi 60
4.4. Đề xuất một số mô hình phủ xanh ĐTĐT ở KVNC 63
4.5. Đề xuất các giải pháp phủ xanh ĐTĐT ở KVNC 64
4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật 64
4.5.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường 66

4.5.3. Giải pháp vốn đầu tư 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 74



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐTĐT : Đất trống đồi trọc
KVNC : Khu vực nghiên cứu
VAV : Vườn - Ao - Chuồng
VACR : Vườn - Ao - Chuồng - Rừng
VR : Vườn - Rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Bố trí tuyến điều tra tại các địa điểm nghiên cứu 17
Bảng 2.2. Bố trí ô tiêu chuẩn điều tra tại địa điểm nghiên cứu 18
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt trong năm 2010 tại huyện Việt
Yên 24
Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu các loại đất ở huyện Việt Yên 26
Bảng 3.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng 30

Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu lao động 31
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo đơn vị hành
chính tỉnh Bắc Giang. 37
Bảng 4.2. Độ che phủ rừng và tỷ lệ đất trống đồi núi trọc ở huyện
Việt Yên 39
Bảng 4.3. Mức đầu tư, thu nhập và lãi xuất trên 1 ha rừng trồng theo
mô hình sản xuất nông hộ tại xã Vân Trung, Việt Yên, Bắc
Giang. 43
Bảng 4.4. Mức đầu tư, thu nhập và lãi xuất trên 1 ha rừng trồng (Keo tai
tượng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Minh Đức, Việt
Yên, Bắc Giang 44
Bảng 4.5: Mức đầu tư và thu nhập trên 3,6 ha vườn rừng tại xã Minh
Đức, Việt Yên, Bắc Giang. 47
Bảng 4.6: Mức đầu tư và thu nhập trên 2,2 ha VACR tại xã Nghĩa
Trung, Việt Yên, Bắc Giang. 49
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các mô hình phủ xanh ĐTĐT 50
Bảng 4.8. Một số tính chất hóa học của đất dưới các quần xã rừng
trồng 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Sự biến đổi độ chua pH(KCl) 56
Hình 4.2: Sự biến đổi của hàm lượng mùn 57
Hình 4.3: Hàm lượng đạm tổng số (%) ở các điểm nghiên cứu 58
Hình 4.4: Hàm lượng lân tổng số ở các điểm nghiên cứu 59
Hình 4.5: Hàm lượng kali tổng số ở các điểm nghiên cứu 60

Hình 4.6: Hàm lượng Ca
++
ở các điểm nghiên cứu 61
Hình 4.7: Hàm lượng Mg
++
ở các điểm nghiên cứu 62





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Khí hậu trên trái đất đang bị thay đổi, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng
của hiệu ứng nhà kính đang làm tầng ozôn bị tổn thương đe doạ đến cuộc
sống của con người nói riêng và các loài sinh vật nói chung. Một trong
những nguyên nhân là lớp thảm thực vật màu xanh bao phủ trên toàn bề
mặt trái đất bị phá hoại nghiêm trọng. Thực tế hiện nay cho thấy tầm quan
trọng của lớp thảm thực vật, đặc biệt là rừng, vì rừng là một nguồn tài
nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho đời
sống, cho sản xuất, nó cung cấp gỗ và nhiều sản phẩm có giá trị. Rừng có
vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, nước, giữ cân bằng
sinh thái và sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất. Bên cạnh đó
rừng là nơi bảo tồn và cung cấp nguyên liệu về mặt di truyền cho sự tiến
hoá của sinh giới, đây là kho tàng biến dị cho sự phát triển của sinh vật.
Theo số liệu thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP, WWF mỗi năm trên

thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, do rất nhiều nguyên
nhân, đặc biệt là do sự kém hiểu biết vì mục đích cuộc sống, vụ lợi cá nhân
đốt rừng làm nương rẫy (chiếm tới 50%), nạn cháy rừng (chiếm khoảng
23%) và do khai thác quá mức (chiếm khoảng 5 – 7%) do một số nguyên
nhân khác (chiếm khoảng 8%).
Trong hơn 50 năm qua Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và
thoái hoá rừng. Tốc độ mất rừng hàng năm bình quân vào khoảng 100.000 -
140.000 ha. Theo số liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1943, diện
tích rừng của nước ta là 14.300.000ha, độ che phủ là 43%, đạt trung bình 0,7
ha/người. Đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10.915.000 ha, độ che phủ
33,2%, đạt 0,14 ha/người. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Mỹ, hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Tính đến cuối năm 2002 và đầu
năm 2003 theo số liệu thống kê độ che phủ rừng đạt 35,5% diện tích đất rừng
tự nhiên, nhưng diện tích rừng tự nhiên tăng lên lại chủ yếu là do sự phát triển
của rừng tái sinh và rừng tre, nứa. Vì vậy, tuy diện tích rừng tăng nhưng chất
lượng rừng lại giảm sút. Hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng là không
thể lường hết được. Tính đến năm 2006, diện tích đất trống đồi trọc (ĐTĐT)
là gần 10 triệu ha (theo Trần Đình Lý, 2006). Vì vậy, việc trồng rừng, bảo vệ,
phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung là vấn đề vô
cùng quan trọng cần phải giải quyết để duy trì, đảm bảo điều kiện sinh tồn
cho hiện tại và cho tương lai.
Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là
17.156,60 ha. Trước đây, Việt Yên có diện tích rừng tự nhiên khá lớn, độ che phủ
cao. Tuy nhiên, do hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do nạn phá
rừng, thoái hoá rừng và do mức độ tăng dân số nhanh nên toàn bộ diện tích rừng
tự nhiên bị thu hẹp và phá huỷ hoàn toàn. Hậu quả đã gây nên sự mất cân bằng

sinh thái nghiêm trọng, bão lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn đất và phát sinh nhiều loại
dịch bệnh. Trong những năm qua, cùng với chính sách khuyến khích phát triển
trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức
quốc tế mà tổng diện tích đất có rừng của huyện là 838,33 ha, tương ứng với độ
che phủ là 4,6%, diện tích ĐTĐT còn lại là 40,50 ha, chiếm 4,6% diện tích đất
lâm nghiệp của toàn huyện (theo số liệu thống kê năm 2010). Trong đó toàn bộ là
rừng trồng thuần loài Keo, Bạch đàn hoặc rừng trồng hỗn loài Keo + Bạch đàn,
Keo + Thông, Keo + Bạch đàn + Thông. Thời gian qua, việc trồng rừng góp phần
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
vấn đề cần giải quyết, đó là: Việc giao đất khoán rừng chưa hợp lý dẫn đến hiệu
quả sử dụng đất lâm nghiệp chưa cao; chất lượng, hiệu quả trồng rừng thấp, chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn
khó khăn; trình độ lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, việc tiếp cận thị
trường sản phẩm bị hạn chế… dẫn đến thu nhập của người trồng rừng thấp.
Nhận thấy được điều này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được hiện trạng ĐTĐT và nguyên nhân gây ra ĐTĐT ở
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Bước đầu đánh giá được hiệu quả kinh tế và hiệu quả cải thiện môi
trường đất của một số mô hình phủ xanh ĐTĐT.
- Trên cơ sở kết quả đạt được đề xuất giải pháp xây dựng mô hình hợp
lý để phủ xanh ĐTĐT huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012 tại khu vực huyện

Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi trọc, nguyên nhân gây ra ĐTĐT, đánh giá
hiệu quả kinh tế và hiệu quả cải thiện môi tường đất của một số mô hình phủ
xanh, đề xuất giải pháp xây dựng mô hình hợp lý để phủ xanh đất trống đồi
trọc ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm đất trống đồi trọc
Nhiều tài liệu của nước ta hiện nay đề cập đến đất trống đồi núi trọc và
cũng nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau.
Có quan niệm đất trống đồi núi trọc là những vùng đất không có cây mọc
hoặc là những vùng đất không có rừng, không có cây nông nghiệp, cũng không có
cây công nghiệp, chỉ có thảm cỏ, thảm cây bụi tự nhiên hoặc đất hoang hoá.
Theo Trần Đình Lý (2006) [15], từ góc độ tổng quát về nông, lâm
nghiệp và môi trường đã đưa ra định nghĩa "Đất trống đồi núi trọc là những
vùng đất chưa có thảm thực vật cây gỗ là chủ yếu hoặc đã có nhưng đã bị
tàn phá mà trên đó chỉ còn là những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại
cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi bị thoái hóa, năng suất
thấp, không ổn định".
* Nguồn gốc đất trống đồi núi trọc
Phần lớn đất nước Việt Nam cách đây hơn một nửa thế kỉ được bao phủ
bởi rừng. Nhưng do tác động thiếu khoa học và tuỳ tiện của con người trong
quá trình sinh sống và phát triển, do sự tàn phá của chiến tranh, do nhu cầu

dân dụng và đất để sản xuất nông nghiệp, do áp lực tăng dân số quá nhanh
nên rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Chính vì các nguyên nhân quan trọng
này mà diện tích đất trống ngày càng tăng lên.
* Phân loại đất trống đồi núi trọc
Trần Đình Lý (2006) [15] đã căn cứ vào tình trạng đất và thảm thực vật
để phân loại đất trống đồi trọc. Vì thảm thực vật là phản chiếu chính xác nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
những đặc trưng chủ yếu của vùng lập địa. Đất trống đồi trọc được chia làm 3
nhóm chủ yếu như sau:
- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do
bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn)
rồi bỏ hóa. Ở đây lớp đất mặt còn dầy trên 50 cm, độ mùn tổng số từ 3-
6%, đạm 0,3 – 1%, lân 0,1 – 0,2%, kali 1,2- 4%, pH trên 4,8. Lớp đất mặt
còn dầy, độ mùn cao.
- Nhóm II: Là các loại đất trống đồi trọc được hình thành do rừng bị
chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần
nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị
xói mòn rửa trôi thoái hóa mạnh. Mùn tổng số 1,2 – 2,2%, đạm từ 0,05 –
0,07%, lân từ 0,06 – 0,08%, kali từ 0,25 - 0,3%, pH từ 3,5 – 5,1%. Lớp đất
mặt tuy còn dầy, nhưng lượng mùn trong đất kém.
- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội đồng, các loại núi trọc trơ
sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chưa hoàn chỉnh. Mùn
tổng số 0,6 – 0,7%, đạm từ 0,02 - 0,06%, lân từ 0,02 – 0,03%, pH từ 4 –
4,5%. Lớp đất mặt tuy còn dầy, nhưng lượng mùn trong đất kém.
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới về đất trống đồi trọc
Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về nông lâm nghiệp (ICRAF) trong báo
cáo hàng năm cho biết trong giai đoạn 1996-1998 đã nghiên cứu phủ xanh đất

trống đồi trọc bằng nhiều giải pháp khác nhau. Có thể nêu một số mô hình đã
thực hiện như sau:
1.2.1. Tại châu Phi
Gồm các nước Zambia, Tanzania, Zambabuwe. Các mô hình đã
thực hiện:
- Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation woodlost) nhằm phủ xanh đất
trong thời kỳ bỏ hoá. Trong mô hình này, người ta đã dùng cây Điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
(Sesbaina sesban), một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng để phủ xanh
đất trong thời kỳ bỏ hoang. Sau 2-3 năm có thể khai thác làm củi. Phần còn lại
đốt hoặc để mục để tăng thêm chất mùn và chất dinh dưỡng cho đất.
- Mô hình trồng cây gỗ và cây ăn quả đa tầng (Multitistrata). Trong mô
hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa sẽ tạo ra một hệ thống
trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập.
- Mô hình chăn nuôi lâm sinh (Silvopastoral) bằng việc tạo ra thảm cỏ
chăn nuôi dưới tán rừng thứ sinh.
1.2.2. Tại châu Mỹ La Tinh
Gồm các nước Brazil, Peru, Mexico. Các mô hình đã xây dựng đều
nhằm mục đích bảo đảm an toàn lương thực và phủ xanh đất trống trọc.
Những mô hình đã thực hiện gồm:
- Mô hình trồng trọt cải tạo vườn nhà (Homgarden)
- Mô hình nông lâm kết hợp đa tầng, nhiều sản phẩm (Multistrata),
trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ theo mô hình đa loài nhiều tầng. Năm 1968,
F.A.Bazzaz nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật trên đất sau
trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi cao Shawnee, Illions (Mỹ) [25].
1.2.3. Tại Châu Á
Gồm các nước Malaysia, Thái Lan. Các mô hình đã thực hiện là:

- Nghiên cứu sử dụng tri thức bản địa trong canh tác phủ xanh để bảo
vệ đất và tăng thu nhập cho hệ nương rẫy.
- Mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo thảm Cỏ tranh (Imperata
cylindrica).
- Mô hình trồng cây trên đỉnh đồi để chống xói mòn.
- Mô hình trồng cây họ đậu trong việc phủ xanh cải tạo đất.
- Mô hình sử dụng độ tàn che của cây họ đậu để kiểm soát cỏ dại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Những nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện: phương pháp xây dựng
mô hình nông lâm kết hợp (CH.Trachummok, 1982; L. Roche, 1982), đào tạo và
huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống
đồi trọc (R.F. Fisher, 1991). Năm 1992, T.Tiunei và cộng sự nghiên cứu về phục
hồi thảm thực vật thứ sinh trên đất sau nương rẫy ở Mengla - XiSuang banna
(Trung Quốc) đã cho thấy, sau 10 năm rừng phục hồi có 3 tầng: tầng cây gỗ ưu
thế, tầng cây bụi, dưới cùng là tầng cỏ và dây leo [26].
1.3. Những nghiên cứu ở trong nƣớc về đất trống đồi trọc
1.3.1. Các dự án trồng rừng
1.3.1.1. Dự án trồng rừng do nhà nước đầu tư
Dự án trồng rừng phòng hộ 327:
Chương trình 327 được thực hiện theo quyết định số 327- QĐ ngày
15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi “Một số chủ trương, chính sách
sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước”. Tham gia
thực hiện chương trình là các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp,thuỷ sản với các
hoạt động định canh định cư và điều chuyển dân cư đến các vùng kinh tế mới.
Đây là chương trình có quy mô lớn, được thực hiện theo các dự án:
- Lâm - Nông - Công nghiệp, lấy sản xuất lâm nghiệp làm trọng tâm.
- Nông - Lâm - Công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm.

- Định canh định cư theo từng xã, thôn bản, lấy mục tiêu xã hội làm chính.
- Xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng bãi bồi ven biển và đất hoang hoá
ở đồng bằng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng (gọi tắt dự án 661):
Dự án này được ban hành theo quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng
7 năm 1998 nên còn có tên là Dự án 661.
Nội dung chủ yếu của dự án là:
- Trồng 2 triệu hecta rừng phòng hộ, đặc dụng, bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
+ Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng (có trồng bổ sung) 1 triệu hecta.
+ Trồng mới 1 triệu ha.
- Trồng 3 triệu hecta rừng sản xuất, bao gồm:
+ Trồng rừng sản xuất bằng cây lâm nghiệp 2 triệu hecta (1,6 triệu
hecta gỗ nguyên liệu công nghiệp 100.000 hecta gỗ trụ mỏ; 200.000 hecta
cây dặc sản; 100.000 hecta gỗ lớn ).
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 1 triệu ha.
Ngoài ra còn một số dự án như:
- Dự án trồng rừng trên đất cát biển Nam Trung Bộ Việt Nam
- Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền Trung.
1.3.1.2. Dự án trồng rừng do các tổ chức quốc tế tài trợ
Các dự án trồng rừng PAM:
PAM là tên viết bằng tiếng Pháp của Chương trình lương thực thế giới
(Programme Alimentaire Mondial). Chương trình này cũng có tên viết tắt
bằng tiếng Anh là WFP (Wold Food Programme). Mặc dầu vậy chúng ta vẫn
quen gọi là "dự án". Từ năm 1997 đến nay, ngành Lâm nghiệp Việt nam đã
nhận được nguồn viện trợ của PAM thông qua 7 dự án Lâm nghiệp với trên
327.000 tấn lương thực tương đương với 102 triệu USD và một số vật tư

ngoài lương thực để trồng hơn 460.000 ha rừng các loại tại 23 tỉnh gồm 140
huyện và gần 2.000 HTX với trên 700.000 hộ gia đình tham gia. Các dự án
PAM đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở những vùng xa xôi,
hẻo lánh đời sống có nhiều khó khăn, tạo nên những khu rừng kinh tế, phòng
hộ, phong cảnh, góp phần to lớn vào việc xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân
và đặc biệt đã tạo lập được nghề rừng nhân dân.
Các dự án hỗ trợ kỹ thuật của UNDP:
Nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành các dự án do PAM
tài trợ Chính phủ Việt Nam và Chương trình lương thực thế giới đã cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
thực hiện các Dự án hỗ trợ kỹ thuật VIE/92/022 (hỗ trợ kỹ thuật cho dự án
4304) và VIE /96/014 (hỗ trợ kỹ thuật cho dự án 5322) do UNDP tài trợ
và FAO điều hành.
• Dự án VIE/92/022 (1993 - 1996) là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án
WFP 4304 (1992 - 1997) "Trồng rừng ven biển miền Trung".
• Dự án VIE/96/014 (1996 - 1998) là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án
5322 (1997 - 2000) "Xây dựng năng lực phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại
5 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam"
Các dự án do Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ:
Các dự án phục hồi rừng do Cộng hoà liên bang Đức tài trợ đã
được mở rộng đến các tỉnh khác ở miền Bắc và miền Trung. Các dự án
đã hoạt động trên 5 tỉnh miền Bắc là Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Sơn La, Hoà Bình và 9 tỉnh vùng miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
và Phú Yên.
1.3.2. Những nghiên cứu về mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc trong nƣớc
Trước đây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên đất trống đã bị

mất hoặc chưa có rừng. Nhưng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng
rừng, các biện pháp khác như nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây
công nghiệp đều được coi là phủ xanh đất trống đồi trọc. Trần Đình Lý
(2006) [15], đã đưa ra 6 giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc:
1. Khoanh nuôi phục hồi rừng
2. Khoanh nuôi phục hồi các thảm thực vật phòng hộ
3. Trồng rừng
4. Trồng các loại cây ăn quả
5. Trồng cây lương thực
6. Thực hiện giải pháp nông lâm kết hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng
Hiện nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để
tăng nhanh độ che phủ rừng của nước ta. Vấn đề này đã được nhà nước đặc
biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực
tái sinh tự nhiên cho phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng
cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92) và Qui phạm phục hồi
rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98).
Lê Ngọc Công (1998) [9] khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường
của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi trung du một số tỉnh miền
Bắc nước ta đã thống kê được 211 loài thuộc 64 họ.
Đặng Kim Vui (2002) [22] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất các giải pháp khoanh nuôi làm giàu
rừng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra kết luận: Đối với giai đoạn
phục hồi từ 1-2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ và họ Hòa
thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất là 10 loài. Sau đó đến họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)

mỗi họ có 4 loài….Giai đoạn 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 -
10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31
họ.Phạm Ngọc Thường (2003) [21], khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh
tự nhiên sau nương rẫy cho rằng: mỗi khoảng thời gian phục hồi, TTV tái sinh
có đặc trưng về thành tổ loài cây, mật độ, độ che phủ và chất lượng cây tái sinh
khác nhau…Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây tái sinh thể hiện ở 3 phương diện:
Về kỹ thuật, về kinh tế và về sinh vật học.
Lê Ngọc Công (2004) [8], nghiên cứu quá trình phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên, đã phân thực vật
thành các nhóm dạng sống như sau: cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, dây leo cho
từng trạng thái nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Lê Đồng Tấn và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng mô hình khoanh nuôi
tại một số địa phương: Kon Hà Nừng (giai đoạn 1990 - 1995), Con Cuông -
Nghệ An (giai đoạn 1992 - 1996), Sơn La (giai đoạn 1990 - 2000), Lai Châu
(2000 - 2002), và gần đây là tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (giai đoạn
2001 - 2005) cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật không
cao. Trên đất tốt sau 8-9 năm nếu không bị lửa rừng, chặt phá hay chăn thả thì
từ thảm cỏ có thể phục hồi thành rừng non đáp ứng được yêu cầu phòng hộ.
Còn về phương diện kinh doanh thì không đáp ứng được do tỷ lệ các loài cây
có giá trị kinh tế không nhiều. Trên đất xấu quá trình lâu hơn, có thể mất 14 -
16 năm (ở Sơn La, ở Mê Linh - Vĩnh Phúc) mới có thể thành rừng. Tuy nhiên
nếu có biện pháp lâm sinh thích hợp (phát luỗng, vệ sinh, trồng dặm) thì quá
trình sẽ nhanh hơn [16;19].
Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng (rừng sản xuất, rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ)
Theo hướng này thì việc chọn giống cây trồng phù hợp với từng vùng

hết sức quan trọng, đặc biệt là việc sử dụng các loài cây nhập nội. Các nghiên
cứu thường tập trung vào việc tuyển chọn và khảo nghiệm giống, nghiên cứu
điều kiện lập địa, phương thức trồng, sinh trưởng phát triển của các loài, cấu
trúc rừng phục vụ cho công tác chăm sóc tu bổ.
Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi
trường, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng
nhiệt đới theo hướng đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa.
Hiện nay, hướng nghiên cứu mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc
đã và đang được quan tâm, cụ thể:
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Phủ xanh đất trống đồi núi
trọc” mã số 04A (1986-1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển
lâm nghiệp” mã số KN03 (1990-1995), Bộ Lâm nghiệp chủ trì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tư một số đề tài
nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cải tạo, phục hồi và sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gò
đồi Quảng Bình do GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm [12].
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống
đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ (1997-1999) do GS. TSKH Trần Đình Lý làm
chủ nhiệm.
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo, sử dụng
hợp lý hệ sinh thái vùng cát huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (1999-2000) do
GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm.
+ Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi đá vôi các tỉnh biên
giới bằng các loài cây gỗ quí bản địa (1998-2002) do GS. TSKH Nguyễn Tiến
Bân làm chủ nhiệm.

+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo hệ sinh thái
vùng cát ven biển Gio Linh, Quảng Trị (2001-2003) do GS. TSKH
Trần Đình Lý làm chủ nhiệm.
Ngoài ra còn có nhiều đề tài cấp cơ sở thuộc các viện nghiên cứu
chuyên ngành như: Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật đã và đang được thực hiện.
1.4. Những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu
Tại Bắc Giang, công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc được thực
hiện chủ yếu thông qua những chương trình do nhà nước, nước ngoài đầu
tư, cụ thể [3]:
Dự án PAM 5322 (1997- 2002): là dự án được tài trợ bởi tổ chức lương
thực thế giới, mục tiêu của dự án là cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc
và nhóm người nghèo trong vùng dự án bằng cách giúp đỡ họ làm lâm nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
trên đất được giao. Kết quả từ năm 1997 - 2002 dự án đã trồng được 8.136
ha/10.000 ha rừng, đạt 81,08% kế hoạch dự án.
Dự án 661 (1998 - 2009): là dự án phát triển rừng sản xuất, vốn đầu tư
do ngân sách nhà nước, địa phương, nước ngoài tài trợ.
Dự án lâm nghiệp Việt - Đức:
Dự án lâm nghiệp Việt - Đức 1: là dự án do Chính phủ cộng hoà liên
bang Đức tài trợ không hoàn lại thông qua ngân hàng. Kết quả sau 5 năm thực
hiện dự án đã xây dựng được 90 vườn ươm làng bản, trồng và khoanh nuôi
được 5.294ha rừng với 4.261 hộ gia đình tham gia. Trong tổng số 5.311,7ha
rừng trồng có 3.616ha rừng được trồng hỗn giao giữa Thông và Keo, có
420,4ha rừng trồng Keo thuần, có 831,2ha rừng trồng Trám xen Lát và có
25,2ha rừng trồng cây Vối thuốc. Ngoài ra, dự án còn đào tạo, tập huấn, phổ

cập xây dựng các mô hình nông- lâm kết hợp, cung cấp kỹ thuật trồng rừng,
canh tác bền vững trên đất dốc…Trong quá trình thực hiện, nhiều mô hình
mới khoanh nuôi có bổ sung Trám trắng, Lim, Vối thuốc thực hiện thành
công ở một số địa phương.
Dự án trồng rừng Việt - Đức 3 - pha I: thực hiện từ năm 1999- 2004. Qua
5 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 6.111.3ha với
4.105 hộ tham gia. Trong đó, loài cây được trồng là Thông mã vĩ xen Keo với
diện tích 1.752,0ha. Diện tích trồng thông thuần là 1.160,3ha. Còn lại, 2.044,2ha
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có bổ sung cây lâm nghiệp.
Dự án trồng rừng Việt - Đức 3 - pha II: thời gian thực hiện 2002- 2006,
dự án đã trồng và khoanh nuôi, tái sinh được 3.343 ha. Trong đó, trồng rừng
tập trung là 1.840,1ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có trồng bổ sung cây
lâm nghiệp 1.461,6ha, loài cây được trồng chủ yếu là Thông mã vĩ, Trám
trắng và Vối thuốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Dự án trồng rừng Việt - Đức 3 - pha III: thời gian thực hiện 2007 -
2013. Sau 3 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được
1.340,4 ha. Trong đó, trồng rừng tập trung là 332ha, khoanh nuôi tái sinh là
1.008,4 ha.
Dự án trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ mỏ: dự án được xây dựng
năm 1995 với mục đích trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
khai thác than với quy mô 20.000ha trên địa bàn 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn
và Yên Thế. Kết quả bình quân mỗi năm trồng được 750ha.
Dự án lâm nghiệp Việt - Thái (do Hoàng Gia Thái Lan tài trợ): dự án
bắt đầu thực hiện từ năm 1998 - 2007. Dự án chủ yếu tổ chức các lớp tập
huấn, xây dựng mô hình canh tác Nông - Lâm kết hợp, bảo vệ đất, phục hồi
sinh thái rừng, phục vụ xây dựng cảnh quan và phát triển kinh tế hộ gia

đình…cho khu vực Khuân Thần, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Đến nay
trồng được 648 ha rừng, xây dựng được 10 km đường ranh cản lửa .
Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 147: việc hỗ trợ trồng rừng sản
xuất trong những năm qua đã khuyến khích trồng rừng ở tất cả các vùng
sản xuất, mặc dù mức độ tài trợ của nhà nước với người dân trồng rừng
sản xuất kinh tế còn khiêm tốn (khoảng 20- 25% suất đầu tư) nhưng đã
tạo được tiền đề để người dân tích cực trồng rừng nguyên liệu, hàng năm
có 4000- 5000 ha rừng mới được trồng góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái, hạn chế xói mòn, rửa trôi làm nghèo đất rừng, phòng chống được lũ
ống, lũ quét xảy ra. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, kỹ thuật
lâm sinh cho khu vực này còn chưa được quan tâm đúng mức nên chất
lượng rừng còn hạn chế. Mặc dù vây, đây vẫn là khu vực có tiềm năng sản
xuất gỗ nguyên liệu lớn của tỉnh trong vòng 10 năm tới.
Ở huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) có diện tích đất rừng không cao
878,83 ha chiếm 5,12% diện tích đất tự nhiên nên các dự án đầu tư trồng,
chăm sóc và phát triển rừng có số lượng ít. Huyện có các dự án tiêu biểu như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Dự án 327 (1997- 1998): dự án đã trồng được 183,1 ha rừng trồng thuần loài
Keo, Bạch đàn và 82,6 ha rừng trồng hỗn giao Keo + Bạch đàn, Keo + Thông,
Keo + Thông + Bạch đàn.
Dự án 661 (1999- 2008): là dự án nguồn vốn đầu tư từ Trung ương và
nguồn vốn địa phương. Dự án đã trồng được 301,4 ha rừng thuần loài trồng
và khoanh nuôi tái sinh là 876,7 ha.
Ngoài ra, có chương trình trồng rừng sản xuất theo dự án 147.
Việc thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và phát triển
trang trại trong những năm 1997 trở lại đây đã góp phần phủ xanh, làm giảm
diện tích đất trống đồi trọc tại các địa phương trong huyện.

×