Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ học: Áp dụng ma trận SWOT vào Công ty thép Nhật Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.4 KB, 25 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng em, các nội dung được
phân tích trong bài tiểu luận là hoàn toàn trung thực.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, em xin chịu trách nhiệm hoàn
toàn về nội dung bài tiểu luận của mình.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận
tình từ thầy giáo Vi Tiến Cường. Với tình cảm chân thành, cho phép em được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Vi Tiến Cường đã quan tâm dạy dỗ, tận
tình, chu đáo trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
5. Bố cục của đề tài.........................................................................................2
CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ MA TRẬN SWOT................................3
1.1 Khái niệm, đặc điểm của ma trận SWOT.................................................3
1.1.1 Khái niệm...............................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm của ma trận SWOT................................................................3
1.2 Các yếu tố phân tích SWOT.....................................................................4
1.3 Các bước xây dựng ma trận SWOT..........................................................5


* Tiểu kết........................................................................................................7
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÉP NHẬT QUANG VÀ ÁP
DỤNG SWOT VÀO CÔNG TY THÉP NHẬT QUANG.................................8
2.1 Tổng quan về Công ty thép Nhật Quang...................................................8
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển.........................................................8
2.1.2 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu........................................................9
2.1.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................11
2.2 Áp dụng SWOT vào Công ty thép Nhật Quang......................................12
2.2.1 Phân tích điểm mạnh( strengths)..........................................................12
2.2.2 Phân tích những điểm yếu( Weaknesses).............................................14
2.2.3 Phân tích những cơ hội( Opportunities)...............................................15
2.2.4 Phân tích những nguy cơ( Threats)......................................................15
* Tiểu kết:.....................................................................................................16


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, TẬN DỤNG CƠ
HỘI VÀ KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU, HẠN CHẾ NGUY CƠ ĐỐI VỚI
CÔNG TY THÉP NHẬT QUANG...................................................................18
3.1 Các giải pháp về phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội.........................18
3.1.1 Giải pháp về phát huy điểm mạnh.......................................................18
3.1.2 Giải pháp về tận dụng cơ hội...............................................................18
3.2 Các giải pháp về khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ.........................18
3.2.1 Giải pháp về khắc phục điểm yếu........................................................18
3.2.1 Giải pháp về hạn chế nguy cơ..............................................................19
* Tiểu kết......................................................................................................19
KẾT LUẬN........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời kì hội nhập quốc tế,
việc hoạch định, định hướng chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp,
công ty trong nước luôn là một vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính cấp thiết
để các công ty nội địa có thể tiến nhanh, tiến xa và sánh cùng các với các tập
đoàn, công ty lớn trên thế giới.
Để có tầm nhìn chiến lược tốt cho công ty, doanh nghiệp của mình thì các
nhà quản trị cần phải phân tích và đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu,
những cơ hội, thách thức của công ty. Từ đó, họ mới có thể đề ra các giải pháp,
các định hướng cho sự phát triển bền vững của công ty.
Công ty Thép Nhật Quang là một công ty mà em rất thích vì đây là một
công ty không quá lớn nhưng nó vẫn có sức cạnh tranh trên thị trường với tập
đoàn lớn về thị trường, về khách hàng, về mẫu mã sản phẩm,…
Một lí do khác nữa mà em chọn đề tài này để làm bài bài tiểu luận của
mình là để kiểm nghiệm lí thuyết đã được học trên giảng đường về công cụ
hoạch định chiến lược, từ đó giúp bản thân mình hiểu rõ về vấn đề lí luận hơn.
Từ những lí do trên, em đã chọn đề tài “Áp dụng ma trận SWOT vào
Công ty thép Nhật Quang” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần Quản trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về ma trận SWOT và áp dụng đối với thực tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích thực trạng Công ty thép Nhật Quang dựa trên ma trận SWOT.
Từ đó, đưa ra các nhận xét và giải pháp về công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Công ty Thép Nhật Quang dựa trên các vấn đề lí luận về ma trận SWOT
* Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: năm 2017.
1



Về không gian: tại Công ty thép Nhật Quang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp phân tích.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, thì đề tài gồm 3
chương sau:
Chương 1 Lí luận chung về ma trận SWOT
Chương2 Tổng quan về công ty thép Nhật Quang và áp dụng SWOT vào
Công ty thép Nhật Quang
Chương 3 Giải pháp về phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội và khắc
phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ đối với Công ty thép Nhật Quang

2


CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ MA TRẬN SWOT
1.1 Khái niệm, đặc điểm của ma trận SWOT
1.1.1 Khái niệm
Cụm “SWOT’ là tập hợp các chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opprtunities (Cơ hội), Threats
(Nguy cơ). Khái niệm là một công cụ được sử dụng trong việc hoạch định chiến
lược cho một tổ chức, một doanh nghiệp, một công ty, …
SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm
của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức
đó sẽ phải đương đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung các
hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà mình đang có lợi thế và nắm bắt

được các cơ hội mà chúng ta có được. Ở một khía cạnh khác, việc thực hiện
phân tích này cũng giúp kiểm soát tất cả các vấn đề của tổ chức, nắm rõ những
vấn đề của tổ chức. “Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và
điều chỉnh hoạt động để đảm bảo sự thực hiện theo các kế hoạch.”[1; Tr. 25].
1.1.2 Đặc điểm của ma trận SWOT
- Liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu, cơ hội và nguy cơ của tổ chức.
Ở đặc điểm này, có sự phù hợp với khái niệm về SWOT, thể hiện bản chất của
mô hình SWOT là phải phân tích bốn yếu tố: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
nguy cơ.
- Được dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mức độ vùng, lãnh thổ,.... Ở
tất cả lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống xã hội như lĩnh vực kinh tế, văn
hóa,… đều thực hiện được phân tích mô hình SWOT. Ở các vùng sâu xa, vùng
kinh tế trọng điểm, vùng đồng bằng ven biển,… đều có thể sử dụng và phân tích
theo mô hình SWOT khi mà tổ chức của mình nằm ở các vùng đó.
- Được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người nhất định. Thông
thường, ở các doanh nghiệp hoặc công ty nhỏ mang tầm địa phương thì việc
phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ của công ty thì có thể chỉ là
3


người lãnh đạo cao nhất. Nhưng ở các tập đoàn công ty, doanh nghiệp lớn thì
việc phân tích đó mà chỉ dựa vào một người là rất khó thực hiện được, nếu có
thực hiện được thì cũng sẽ mắc phải nhiều thiếu sót vì bản thân một nhà quản trị
cấp cao vừa thực hiện việc lãnh đạo đội ngũ nhân sự, vừa thực hiện phân tích
điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ thì rất khó hoàn thành. Do đó, ở các
tập đoàn lớn trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc phân tích điểm
mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ chủ yếu được thực hiện thông qua trung tâm
quản trị nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của mình, ngoài ra họ có thể mời các
nhóm chuyên gia về để xây dựng cho họ một phương hướng chiến lược.
- Dựa vào nguyên tắc “lắng nghe” để thu thập thông tin. Chất lượng phân

tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được.
Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ
mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược,
tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng
giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù
hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa
hai thái cực điểm mạnh- điểm yếu và cơ hội- nguy cơ do quan điểm của nhà
phân tích. Do vậy, khi thực hiện việc “lắng nghe” cần phải phân biệt rõ các yếu
tố, cần phải biết đâu là điểm mạnh, cơ hội và đâu là điểm yếu, thách thức. Đồng
thời, phải làm chủ bản thân mình khi thực hiện phân tích, không được để các
yếu tố chủ quan, phiến diện trong cách nhìn của bản thân làm ảnh hưởng tới
công việc phân tích.
- Tổng quan nhanh chóng về một tình hình nào đó. Tuy nhiên, nó không
phải là một phươn pháp đánh giá, không định được giải pháp
- Ngoài ra, SWOT có thể được áp dụng cho việc phân tích tình hình của
đối thủ cạnh tranh.
1.2 Các yếu tố phân tích SWOT
Các yếu tố phân tích ma trận SWOT gồm có các yếu tố bên trong và bên
ngoài tổ chức như sau:
* Các yếu tố bên trong tổ chức( S, W):
4


- Cơ cấu tổ chức
- Nhân lực
- Thương hiệu
- Thị phần
- Tài chính
- Khả năng sử dụng các nguồn lực
- Bản quyền

- Kinh nghiệm
- Năng lực, hiệu quả hoạt động
- Văn hóa, hình ảnh tổ chức,…
Trong tất cả các yếu tố bên trong tổ chức ở trên đều có tầm quan trọng
nhất định đối với tổ chức khi thực hiện phân tích, nhưng cũng phải cần nhấn
mạnh ở yếu tố nhân lực( yếu tố con người).
* Các yếu tố bên ngoài tổ chức(O, T):
- Khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
- Xu hướng thị trường
- Nhà cung cấp
- Đối tác
- Công nghệ mới
- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính trị- pháp luật
- Sự thay đổi của xã hội,…
1.3 Các bước xây dựng ma trận SWOT
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức.
Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
Bước 4: Liệt kê các đe dọa nghiêm trọng bên ngoài tổ chức.
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
chiến lược S- O. Chiến lược S- O là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên
5


trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà
quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên
trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi
trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO,

ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi
doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng
trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ
quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
chiến lược W- O. Chiến lược W- O là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu
bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn
bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn
cản nó khai thác những cơ hội này.
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết
quả chiến lược S- T. Chiến lược S- T là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của
doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên
ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải
những mối đe doạ từ bên ngoài.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả
chiến lược W- T. Chiến lược W- T là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm
đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài. Một
tổ chức đối đầu với vô số mối đe doạ bên ngoài và những điểm yếu bên trong có
thể khiến cho bản thân bị ngưng trệ sự phát triển, giảm sút hiệu quả công việc.
Trong thực tế, một tổ chức như vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế
chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: mục đích kết hợp trong bốn
bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không
phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả
các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực
hiện.
6


* Tiểu kết

Trong chương 1, có các nội dung chính như sau: khái niệm, đặc điểm của
ma trận SWOT; các yếu tố phân tích SWOT gồm các yếu tố bên trong tổ
chức(về điểm mạnh, điểm yếu), các yếu tố bên ngoài tổ chức(về cơ hội, nguy
cơ); SWOT được xây dựng qua 8 bước.
Những nội dung trên sẽ là cơ sở lí luận cơ bản cho việc đi tìm hiểu phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Công ty thép Nhật Quang
trong chương 2.

7


CHƯƠNG2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÉP NHẬT QUANG VÀ ÁP DỤNG SWOT
VÀO CÔNG TY THÉP NHẬT QUANG
2.1 Tổng quan về Công ty thép Nhật Quang
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty thép Nhật Quang.
Địa chỉ: Lạc Đạo – Văn Lâm - Hưng Yên.
Công ty thép Nhật Quang tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thương mại Nhật Quang ra đời năm 1999 tại Hà Nôi. Mục tiêu phát triển là trở
thành nhà sản xuất và kinh doanh thép công nghiệp phục vụ các nhu cầu và đời
sống xã hội hiện đại. Ngay từ ngày đầu thành lập,song song với các hoạt động
thương mại và dịch vụ, Thép Nhật Quang đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất các sản phẩm thép công nghiệp để thực hiện định hướng phát triển chuyên
sâu cũng như từng bước khẳng định thương hiệu triên thị trường.
Năm 2001, công ty đã thực hiện được dự án nhà máy thép Nhật Quang Hà
Nội với tổng kho kim khí ở số 2, Long Biên, Hà Nội với diện tích là 6000 mét
vuông, tổng vốn đầu tư là 2 triệu USD và công suất thiết kế là 30 nghìn tấn/
năm. Các sản phẩm chủ yếu là ống thép đơn, xà gồ thép, sản phẩm cắt xẻ thông
dụng.

Năm 2004, xây dựng tổng kho đầu mối Hải Phòng với diện tích là 24
nghìn mét vuông tại khu công nghệp MP Định Vũ, Hải Phòng để thực hiện đầu
mối trung chuyển.
Năm 2008, thành lập Văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh với
nhiệm vụ là hệ thống phân phối khu vực phía nam.
Ngày 01 tháng 03 năm 2004, công ty thép Nhật Quang được thành lập tại
Hưng Yên với diện tích là 90 nghìn mét vuông, công suất thiết kế là 300.000
tấn/ năm.
Trong công ty thép Nhật Quang, vào các thời gian sau đó, các nhà máy
được xây dựng. Năm 2006, nhà máy cắt xẻ định hình được xây dựng gồm các
8


sản phẩm: xà gồ thép công nghiệp, sản phẩm cắt xẻ thông dụng. Cũng trong năm
2006, hai nhà máy thép cán nguội( sản phẩm của nhà máy là thép cuộn cán
nguội) và nhà máy ống thép( sản phẩm là ống thép kĩ thuật và ống thép đen)
được xây dựng.
Năm 2007, nhà máy thép cuộn mạ kẽm được hình thành với sản phẩm
sản xuất ra là thép cuộn mạ kẽm và ống thép mạ kẽm.
Năm 2009, nhà máy NHATQUANG COIL CENTER được hình thành để
thực hiện dịch vụ gia công căt xẻ và sản phẩm cắt xẻ cao cấp.
Năm 2012, nhà máy ống thép mạ kẽm nhúng nóng được xây dựng. Năm
2013- 2015, xây dựng được nhà máy thép không gỉ- INOX.
Ngày 1/6/2014 là thời điểm Thép Nhật Quang tròn 15 năm chặng đường
xây dựng và phát triển liên tục. Thương hiệu thép nhật quang đã và đang được
sự ủng hộ, tin yêu, hợp tác tốt đẹp của thị trường, bạn hàng, đối tác trong nước
và quốc tế. Trong suốt những năm qua, Thép Nhật Quang đã nỗ lực từng ngày,
vượt khó vươn lên, chủ động sáng tạo, đón đầu công nghệ, chuyên nghiệp hóa
hệ thống quản lý và đội ngũ cán bộ công nhân viên để vận hành doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao của thị trường trong xu thế hội nhập và

phát triển của nền kinh tế Việt Nam trẻ trung năng động.
Toàn bộ công nghệ và thiết bị mà Nhật Quang lựa chọn là tiên tiến, được
nhập khẩu từ các nước phát triển như: Nhật Bản, Đài Loan, Cộng hòa liên bang
Đức nên phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của thị trường. Sản phẩm của Thép Nhật
Quang luôn giữ được chất lượng và thương hiệu hàng đầu tại thi trường Việt
Nam, được bạn hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao. Hiện tại, sản phẩm của
Thép Nhật Quang đã được xuất khẩu vào các thị trường: Mỹ, Úc, Hong Kong và
khách hàng tại các khu chế xuất trong nước
2.1.2 Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Hoạt động chuyên trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp cacs sản phẩm théo
phục vụ nghành: kết cấu thép, công nghiệp ôtô và xe máy, xây dựng công nghiệp
và dân dụng, trang trí nội ngoại thất, cơ khí công nghiệp và đan dụng. Các chủng
loại sản phẩm của công ty bao gồm:
9


- Ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ký hiệu sản phẩm BSP , tiêu chuẩn BS
EN 10255:2004 và ASTM A53
- Ống thép cơ khí mạ kẽm ký hiệu sản phẩm SSP, tiêu chuẩn JIS G3444
và JIS H3466.
- Ống thép đen hàn, ống thép chịu áp lực tiêu chuẩn JIS G3444 và ASTM
A53
- Ống Inox công nghiệp ký hiệu sản phẩm ISP, tiêu chuẩn ASTM.
- Xà gồ thép mạ kẽm và xà gồ thép mạ kẽm cường độ cao nhãn hiệu
NHATQUANG, thiêu chuẩn JIS G3302.
- Thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép cuộn mạ kẽm nhúng
nóng.
- Dịch vụ cắt xẻ thép cuộn cao cấp.
Toàn bộ sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền nhập khẩu đồng bộ
và tiên tiến từ các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Đức. Chất lượng sản phẩm được

quản lý chặt chẽ thế quy trình ISO 9001:2008.
Thép Nhật Quang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trở thành Nhà
sản xuất và cung cấp ống thép, các sản phẩm théo công nghệ và dân dụng
thương hiệu hàng đầu Việt Nam.

10


2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Nhà máy
thép không
gỉ - INOX

11


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
2.2 Áp dụng SWOT vào Công ty thép Nhật Quang
2.2.1 Phân tích điểm mạnh( strengths)
Công ty thép TỔNG
Nhật Quang
đã ĐỐC
đặt ra triết lí kinh
doanhTÂM
cho tổ
chức TRỊ
của
TRUNG
QUẢN

GIÁM
mình là “ Đoàn kết, hòa hợp cùng phát triển” và “ gắn liền lợi ích, kết nối tương
lai”. Với triết lí kinh doanh này, Công ty thép Nhật Quang luôn đặt nhân tố con
người là trung tâm của các hoạt động, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển
của công ty. Lợi ích mà công ty có được là từ sự đảm bảo lợi ích của các thành

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Thườngviên
trực và lợi

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
íchTài
của
mỗi– Xuất
thành
viên
hoag hợp
với– kiểm
lợi ích
Kế toán
toánchung
nội bộ
chính
nhập
khẩu

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
của công
ty. Việc

Kĩ thuật
– sản xuất

công ty xác định nhân tố con người là trọng tâm cũng đã khẳng định : Công ty
luôn chú trọng tới quá trình tuyển dụng, sử dụng và phát triển nhân lực.
Từ triết lí kinh doanh ở trên, mọi cán bộ, công nhân viên trong công ty từ
lãnh đạo cấp cao cho đến người công nhân cũng đều có một tinh thần làm việc
Phòng hành chính –
Phòng
vậtlàm

giữa họ luôn
cókế
sựtoán
độc lập và tương tác cao trong côngPhòng
việc để
Phònghết
kinhmình.
doanhỞkinh
tổng hợp
doanh & KHSX

sao cho hoạt động của công ty diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Ở ngoài giờ hành
chính, các nhân viên cũng rất hòa đồng, thân thiện với nhau, tạo nên một không
khí đoàn kết. Việc Công ty thép Nhật Quang có một không khí đoàn kết giữa các

Nhà
máyviênNhà
máyđiểmNhà
nhân

là một
mạnh
mà không
phải
ty, tổ chức nào cũng
Nhà máycán bộ,
máy
Xưởng
KỹcôngNhà
máy
cán
nguội
ống
thép
cắt xẻ vàcó thể có được. Sức mạnh tập thể
mạ chính
băng là nền
thuật

tảng cho mục
mạtiêu
ốngphát triển bền
định hình
điện
vững của Công ty thép Nhật Quang.
Cũng từ nhờ xác định được mục tiêu, triết lí kinh doanh nên Công ty thép
Nhật Quang đã xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, luôn khách hàng,
chăm sóc khách hàng tốt. Đội ngũ nhân sự được đánh giá qua hệ thống quản lí
chất lượng ISO 9001: 2008.
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International

Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức
hoạt động vào ngày 23 tháng 02 năm 1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu
chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và
là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu
chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng
12


các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các
cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức
tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa
học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều
kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ
dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra
đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn
ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.
ISO 9001: 2008 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lí chất lượng mới nhất
được sửa đổi lần thứ 4 của tổ chức ISO. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm tốt nhất
về hệ thống quản lí chất lượng trên thế giới.
Điểm mạnh tiếp theo là đội ngũ nhân sự trong công ty luôn có những sáng
tạo khác biệt, biến ý tưởng tích cực thành thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Ở giai đoạn hiện nay, Công ty thép Nhật Quang có được công nghệ vượt
trội, được nhập từ các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Cộng hòa
liên bang Đức đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị khác biệt:
- Ống thép mạ kẽm nhúng nóng
- Ống thép cơ khí mạ kẽm
- Ống thép đen hàn, ống áp lực
- Ống INOX công nghiệp
- Xà gồ thép
- Coil Center

Trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, Công ty thép Nhật Quang
luôn đặt nguyên tắc: hợp tác cùng phát triển, tôn trọng quyền của các đối tác,
đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.
Công ty thép Nhật Quang cũng luôn đặt mục tiêu là nâng cao giá trị cuộc
sống, phát triển gắn liền với trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn môi trường.
Với tầm nhìn hướng tới trở thành nhà cung cấp các sản phẩm ống thép
chuyên nghiệp, sản phẩm thép công nghiệp và dân dụng hàng đầu Việt Nam,
thép Nhật Quang luôn luôn cam kết chính sách chất lượng:
13


- Luôn cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Các giấy nhận tiêu biểu của
Công ty thép Nhật Quang là:
 Giấy chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001: 2008.
 Giấy chứng nhận tiêu chuẩn JIS G 3444: 2010 cho sản phẩm ống thép
mạ kẽm.
 Giấy chứng nhận tiêu chuẩn JIS G 3466: 2010 cho sản phẩm hộp thép
cơ khí mạ kẽm.
 Giấy chứng nhận tiêu chuẩn JIS G 3302: 2010 cho sản phẩm thép cuộn
mạ kẽm.
 Giấy chứng nhận tiêu chuẩn JIS G 3141: 2010 cho sản phẩm thép cuộn
cán nguội.
 Chứng nhận tiêu chuẩn ASTM A53/A53M- 10 cho sản phẩm ống thép
mạ kẽm nhúng nóng.
 Chứng nhận tiêu chuẩn BS EN 10255: 2004 cho sản phẩm ống thép mã
kẽm nhúng nóng.
- Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để ngày càng hoàn thiện chất lượng
sản phẩm và dịch vụ.
- Luôn học hỏi, sáng tạo, đổi mới và nâng cấp nhằm duy trì, nâng cao chất
lượng sản phẩm.

2.2.2 Phân tích những điểm yếu( Weaknesses)
Hiện nay, Công ty thép Nhật Quang vẫn thực hiện hoạt động phân phối tại
kho nhà máy là chủ yếu, do vậy chỉ thu hút được những khách hàng ở những
khu vực gần.
Thép Nhật Quang mặc dù đã chiếm được một ví trị quan trọng trên thị
trường, tạo nên niềm tin đối với một số đối tác nhưng thương hiệu của công ty
vẫn còn khá xa lạ với nhiều khách hàng và thị trường chủ yếu vẫn là ở trong
nước.
Hệ thống theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường, về khách hàng, về đối
thủ cùng nghành không được thiết lập rõ ràng. Do đó, hồ sơ về một số đối thủ
cạnh tranh còn thiếu những thông tin cần thiết.

14


2.2.3 Phân tích những cơ hội( Opportunities)
Từ khi thành lập cho đến nay, thép Nhật Quang đã tạo được một vị thế
vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Nhờ đó đã tạo được một thị phần tương
đối rộng. Công ty thép Nhật Quang đã giữ được niềm tin với các đối tác quan
trọng cho mình như:
- Các đối tác về cung cấp thiết bị- công nghệ như: Sonoda, Welltime,
Lienfu, Abus, Stahl, Komatsu
- Các đối tác về cung cấp nguyên vật liệu như: Nippan Stell and sumitomo
metal, Posco, Tokyo stell, Huyndai stell, Kobelco, China steel.
- Các dối tác về tài chính như: Eximbank, Vietcombank, VIB, Anzbank,
Viettinbank, Pgbank.
- Về đối tác sử dụng sản phẩm tiêu biểu như: Blue scope stell, General
Electric, kết cấu thép Đông Anh, R & K Japan, Coma, Lilama.
Các tập đoàn, công ty sản xuất về lĩnh vực thép ở Việt Nam nói chung và
Công ty thép Nhật Quang nói riêng đều có không ít những cơ hội tiềm năng khi

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO).
Công ty thép Nhật Quang cũng không ngừng cải tiến chất lượng cũng như
mẫu mã các sản phẩm ngày càng đa dạng, biết đầu tư các phương pháp tiên tiến,
ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất. Nhờ đó
mà ngày càng được nhiều người dùng tin cậy.
Sự đe dọa các sản phẩm thay thế sắt, thép ở Việt Nam hiện nay là chưa
đáng kể. Mặc dù, hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm bằng nhựa có độ bền rất
cao nhưng tâm lí người mua vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào những sản phẩm
ấy. Do đó mà các sản phẩm bằng sắt, thép vẫn được người dân tin dùng.
2.2.4 Phân tích những nguy cơ( Threats)
Khi gia nhập WTO( tổ chức thương mại thế giới), tiến hành giao lưu hợp
tác kinh tế với các nước đã tạo điều kiện cho cho các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào thị trường Việt Nam. Họ hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước Việt
Nam nói chung và Nhật Quang nói riêng về nguồn lực tài chính lớn, công nghệ
tiên tiến, kĩ năng quản lí tốt hơn. Từ đó, gây ảnh hưởng và tác động không nhỏ
15


tới thị trường Việt Nam nói chung và Nhật Quang nói riêng như: cạnh tranh giữa
các công ty, doanh nghiệp cùng nghành sản xuất sẽ khốc liệt hơn, thị trường có
thể bị thu hẹp đáng kể nếu không tạo dựng được niềm tin đối với đối tác sử dụng
sản phẩm, …
Giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định cộng với việc hiện nay đang
dần xuất hiện các sản phẩm thay thế cho thép, mặc dù yếu tố thay thế này không
cao nhưng công ty cũng phải tính đến nguy cơ này. Sự thay thế có thể làm người
tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, gây bất lợi cho tình hình hoạt động sản xuất
của Công ty thép Nhật Quang.
Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng nghành ở trong và ngoài nước. Ở
trong nước, Công ty thép Nhật Quang phải cạnh tranh với tập đoàn Hòa Phát,....
Các công ty, doanh nghiệp sản xuất ống, vật liệu xây dựng, tôn lập( như Tôn

Phương Nam, Tôn Hoa Sen,…) gần đây liên tục tăng năng lực sản xuất với các
dự án đầu tư mới, tăng cường sự quảng bá thương hiệu trên các phương tiện
thông tin đại chúng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, không chỉ có Nhật Quang mà tất cả các công ty ,doanh nghiệp
trong nghành ở trong nước đều phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ Trung Quốc.
Một số doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất các sản phẩm về thép với giá rẻ, mặc
dù chất lượng có thể không bằng thép Nhật Quang nhưng vẫn thu hút khách
hàng Việt Nam.
* Tiểu kết:
Trong chương 2, có thể khái quát lại các nội dung như sau: qúa trình hình
thành và phát triển, những lĩnh vực hoạt động chủ yếu, cơ cấu tổ chức của Công
ty thép Nhật Quang. Phân tích các điểm mạnh của công ty về nhân sự, công
nghệ vượt trội, tinh thần đoàn kết tập thể; các điểm yếu của công ty về phân phối
sản phẩm, xây dựng và quảng bá thương hiệu, về hồ sơ phân tích đối thủ cùng
nghành; về cơ hội của công ty là có các đối tác hợp tác lâu dài, môi trường hội
nhập quốc tế,…; về nguy cơ cảu công ty là sự thu hẹp thị phần người dùng sản
phẩm, giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định, nguy cơ các doanh nghiệp
nước ngoài vào “thâu tóm” thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Công ty
16


thép Nhật Quang nói riêng.
Với việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ của
Công ty thép Nhật Quang và khái quát về công ty ở trong chương 2 sẽ là những
cơ sở quan trọng, cần thiết cho việc đề ra các giải pháp phát huy điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ.

17



CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VỀ PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ
KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU, HẠN CHẾ NGUY CƠ ĐỐI VỚI CÔNG TY
THÉP NHẬT QUANG
3.1 Các giải pháp về phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội
3.1.1 Giải pháp về phát huy điểm mạnh
Cần kiên định triết lí kinh doanh “ Đoàn kết, hòa hợp cùng phát triển” và
“gắn liền lợi ích, kết nối tương lai”, luôn đặt con người là trung tâm của các hoạt
động.
Tiếp tục sử dụng và cải tiến các công nghệ sản xuất vượt trội, đem những
sáng tạo khác biệt mang tính tích cực vào thực tiễn sản xuất của công ty
3.1.2 Giải pháp về tận dụng cơ hội
Cần nắm bắt được những cơ hội tốt khi mà Việt Nam hiện nay đang trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang trong thời kì
toàn cầu hóa, thời kì hội nhập quốc sâu rộng.
Tạo được niềm tin tuyệt đối đối với các đối tác sử dụng sản phẩm của
mình, các đối tác cung cấp thiết bị- công nghệ, cung cấp nguyên- vật liệu, cung
cấp tài chính. Đồng thời, cũng phải tính đến phương án dự phòng nếu mất đi các
đối tác đó.
3.2 Các giải pháp về khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ
3.2.1 Giải pháp về khắc phục điểm yếu
Điểm yếu đầu tiên của công ty thép Nhật Quang là thực hiện việc phân
phối chủ yếu tại kho nhà máy. Do vậy, cần phải xây dựng thêm các nơi phân
phối sản phẩm ngoài kho nhà máy ra, để thu hút được những khách hàng ở xa
công ty. Để thực hiện được công việc này cần phải thu hút các nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất.
Điểm yếu thứ hai của Công ty thép Nhật Quang là thương hiệu chưa có
tầm ảnh hưởng lớn. Do vậy, cần phải tích cực thực hiện các hoạt động quảng bá
hình ảnh, thương hiệu của công ty. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại
18



chúng như truyền hình, internet,…. Vì thế, cần quảng cáo thương hiệu trên các
phương tiện thông tin đại chúng đó.
Cần phải xây dựng chi tiết một hồ sơ phân tích về đối thủ cùng nghành.
Hồ sơ phân tích về đối thủ cùng nghành cần phải có các thông tin như:
 Quan điểm của đối thủ cùng nghành về mục tiêu phát triển
 Tiềm năng vật chất: thiết bị, công nghệ, quy trình sản xuất, doanh số,
giá thành sản xuất,…
 Nhân sự: số lượng cán bộ kĩ thuật, chất lượng tay nghề,…
 Hoạt động Marketing: trình độ thực hiện hoạt động, quy mô, vị trí, mạng
lưới phân phối, quảng cáo, chính sách bán hàng, thị phần, thương hiệu sản phẩm,…
 Tài chính: vốn đầu tư, tỉ lệ vay nợ, chi trả, lãi( doanh thu) của đối thủ
cùng nghành.
3.2.1 Giải pháp về hạn chế nguy cơ
Luôn xây dựng được một chiến lược phát triển lâu dài, xây dựng các
chiến thuật kinh doanh cho từng thời kì. Phải có các phương án dự phòng, hạn
chế các tác động xấu của nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay.
Không ngừng tìm kiếm các đối tác cung cấp nguyên vật liệu cho đầu vào
cũng như là các đối tác sử dụng sản phẩm của công ty. Xây dựng được các chính
sách ưu đãi cho các khách hàng thường xuyên mua các sản phẩm cảu công ty mình.
* Tiểu kết
Trên cơ sở lí thuyết ở chương 1về ma trận SWOT và việc áp dụng lí
thuyết đó vào phân tích trong Công ty thép Nhật Quang ở chương 2, chương 3
đã đưa ra các nhóm giải pháp về việc phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội,
khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ đối với Công ty thép Nhật Quang.
Trong các nhóm giải pháp đã đưa ra ở chương 3 thì việc kiên định triết lí
kinh doanh “ Đoàn kết, hòa hợp cùng phát triển” và “gắn liền lợi ích, kết nối
tương lai”, đặt con người là trung tâm của các hoạt động phải là giải pháp,
nguyên tắc hàng đầu cho sự phát triển của công ty. Chỉ có giữ vững được

nguyên tắc mà công ty đã đặt ra thì mới có thể phát triển bền vững được trong
môi trường toàn cầu hóa như hiện nay.

19


KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế trong nước luôn biến chuyển liên tục theo các quy luật
kinh tế của thế giới, công việc định hướng chiến lược phát triển luôn là một yêu
cầu quan trọng và cấp thiết cho bất kì một tổ chức nào thực hiện các hoạt động
kinh tế, kinh doanh. Và công ty thép Nhật Quang cũng không nằm ngoại lệ trong
việc định hướng chiến lược cho công ty của mình.
Trong bài tiểu luận này, về đề tài “Áp dụng ma trận SWOT vào Công ty
thép Nhật Quang” được trình bày thông qua 3 chương. Nội dung chính của mỗi
chương như sau:
Trong chương 1, có các nội dung chính về khái niệm, đặc điểm của ma
trận SWOT; các yếu tố phân tích SWOT gồm các yếu tố bên trong tổ chức(về
điểm mạnh, điểm yếu), các yếu tố bên ngoài tổ chức(về cơ hội, nguy cơ); SWOT
được xây dựng qua 8 bước.
Trong chương 2, có thể khái quát lại các nội dung như sau: qúa trình hình
thành và phát triển, những lĩnh vực hoạt động chủ yếu, cơ cấu tổ chức của Công
ty thép Nhật Quang. Phân tích các điểm mạnh của công ty về nhân sự, công
nghệ vượt trội, tinh thần đoàn kết tập thể; các điểm yếu của công ty về phân phối
sản phẩm, xây dựng và quảng bá thương hiệu, về hồ sơ phân tích đối thủ cùng
nghành; về cơ hội của công ty là có các đối tác hợp tác lâu dài, môi trường hội
nhập quốc tế,…; về nguy cơ cảu công ty là sự thu hẹp thị phần người dùng sản
phẩm, giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định, nguy cơ các doanh nghiệp
nước ngoài vào “thâu tóm” thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Công ty
thép Nhật Quang nói riêng.
Trên cơ sở lí thuyết ở chương 1về ma trận SWOT và việc áp dụng lí

thuyết đó vào phân tích trong Công ty thép Nhật Quang ở chương 2, chương 3
đã đưa ra các nhóm giải pháp về việc phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội,
khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ đối với Công ty thép Nhật Quang.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà – TS.
Đỗ Thị Hải Hà( năm 2012), Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản Đại học kinh
tế quốc dân, Hà Nội.

21


×