Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài tiểu luận: Thực trạng văn hóa công sở của UBND phường Trung Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.36 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đối với đề tài nghiên cứu “Thực trạng văn hóa công sở của UBND
phường Trung Thành là một đề tài hay, mang tính thực tế từ những nội dung
quen thuộc, đơn giản của văn hóa công sở phản ánh nhiều vấn đề trong cuộc
sống.
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng văn hóa công sở của UBND phường Trung
Thành” không đơn giản chỉ là nói lên thực trạng vấn đề văn hóa công sở tại
phường Trung Thành mà thông qua vấn đề này còn là những cảnh báo đối với
các cơ quan hành chính nhà nước, khi mà một lượng không nhỏ những người
làm việc tại các cơ quan công sở đang không nghiêm túc chấp hành những
chuẩn mực công sở, coi nhẹ văn hóa công sở. Và đó cũng là sự đánh tiếng cho
các cơ quan công quyền, không thể coi nhẹ những chuẩn mực của văn hóa, đặc
biệt những chuẩn mực của văn hóa công sở, bởi chính những chuẩn mực này
góp phần hình thành nên một nền hành chính vững mạnh, tân tiến, trong sạch
thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi những nhà lãnh đạo,
những người đứng đầu những cơ quan quản lý nhà nước cần có sự quan tâm,
vào cuộc để văn hóa công sở thực sự mang trong mình tầm quan trọng đáng có
của nó, nhận thức được tâm quan trọng sẽ giúp cho những cá nhân, tổ chức thực
hiện nghiêm túc văn hóa công sở.
Để thực hiện đề tài này phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị,
cô, chú làm việc tại phường Trung Thành, đã giúp đỡ và tạo những điều kiện
thuận lợi để em có những tư liệu thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt để hoàn thiện bài tiểu luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến giảng viên trực tiếp phụ trách và hướng dẫn bộ môn Văn hóa công sở là cô
Nguyễn Ngọc Linh đã có sự chỉ dẫn sát sao và tận tình để em có thể hoàn thành
tốt bài nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy, cô khoa quản trị văn phòng với sự quan
tâm dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo để em hoàn thiện tốt bài nghiên cứu này.


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây chính là bài nghiên cứu do chính tôi thực hiện, là
thành quả thực sự từ công sức nghiên cứu của bản thân tôi qua quá trình quan
sát, tìm tòi, khảo sát thực tế công tác văn hóa công sở tại UBND phường Trung
Thành, thành phố Thái Nguyên.
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 9 năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu chọn đề tài....................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................1
4. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
TRUNG THÀNH. 3

1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở...............................................................3
1.1 Khái niệm về văn hóa công sở..................................................................3
1.1.1 Văn hóa là gì?.........................................................................................3
1.1.2 Công sở là gì?.........................................................................................3
1.1.3 Văn hóa công sở là gì?...........................................................................3
1.2 Khái niệm công sở hành chính nhà nước..................................................3

1.3 Vai trò của văn hóa công sở......................................................................3
1.3.1 Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành
chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình............................3
1.3.2 Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con
người...............................................................................................................4
1.3.3 Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người......................5
1.3.4 Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người...5
1.3.5 Văn hóa công sở đóng vai trò là mục tiêu để phát triển của công sở.....6
1.4 Yếu tố cấu thành lên văn hóa công sở.......................................................7
2. Khái quát về UBND phường Trung Thành.................................................7
2.1 Sự hình thành và phát triển của UBND phường Trung Thành.................7
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND phường
Trung Thành....................................................................................................8


2.2.1 Chức năng..............................................................................................8
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.........................................................................8
2.2.3 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND PHƯỜNG TRUNG THÀNH.

11

2.1 Chế độ chính sách...................................................................................11
2.2 Nội quy, quy chế văn hóa công sở của UBND phường Trung Thành.....11
2.2.1 Nội quy ra vào cơ quan........................................................................11
2.2.2 Quy chế văn hóa công sở.....................................................................11
2.3 Phong cách làm việc của lãnh đạo..........................................................17
2.4 Phong cách làm việc của nhân viên........................................................18
2.5. Môi trường làm việc của UBND phường Trung Thành.........................19
2.5.1 Giờ giấc làm việc.................................................................................19

2.5.2 Trang phục............................................................................................20
2.5.3 Khung cảnh nơi làm việc.....................................................................20
2.5.4 Văn hóa cổng trụ sở.............................................................................21
2.5.5 Văn hóa không gian cây xanh..............................................................21
2.5.6 Bài trí phòng làm việc và trang thiết bị văn phòng..............................22
2.6 Văn hóa giao tiếp và ứng xử...................................................................23
2.6.1 Giao tiếp và ứng xử với lãnh đạo.........................................................23
2.6.2 Giao tiếp và ứng xử với cấp dưới.........................................................24
2.6.3 Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp...................................................24
2.6.4 Giao tiếp với nhân dân........................................................................24
2.6.5 Giao tiếp qua điện thoại.......................................................................24
Chương III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND PHƯỜNG TRUNG THÀNH.

26

3.1 Ưu điểm...................................................................................................26
3.2 Hạn chế...................................................................................................27
3.3 Giải pháp.................................................................................................27
KẾT LUẬN

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

30


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1

2
3
4

Từ viết tắt
UBND
CB
CC
VC

Giải thích
Ủy ban nhân dân
Cán bộ
Công chức
Viên chức


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Văn hóa công sở hiện này tại các cơ quan hành chính Nhà nước đang
được các cấp, ban ngành quan tâm và chú trọng. Không chỉ vì lý do đem lại kết
quả trong hoạt động, mà qua việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở,
các cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng tạo được thiện cảm tốt của người
dân khi tới làm việc, tạo được bầu không khí làm việc hăng hái nhiệt tình của
CB, CC, VC.
Văn hóa công sở mang lại lợi thế vô cùng quan trọng. Thiếu cơ sở vật
chất có thể tăng cường bằng nguồn tài chính, thiếu nhân lực có thể tuyển dụng
thêm, nhưng lại không thể mua được sự mua được sự cống hiến, lòng tận tụy
của CB, CC, VC trong cơ quan, không thể mua được hình ảnh đẹp của cơ quan.
Vì vậy, xây dựng và phát triển văn hóa công sở đã trở thành một xu hướng chiến

lược và quan trọng trong công cuộc cải cách nền hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước hiện nay.
Do vậy mà em đã lựa chọn UBND phường Trung Thành là nơi nghiên cứu
đề tài “ Thực trạng văn hóa công sở tại UBND phường Trung Thành”.
2. Mục tiêu chọn đề tài
Hệ thống hóa lý luận về văn hóa công sở trong hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Tìm hiểu về thực trạng văn hóa công sở của UBND phường Trung Thành.
Đề ra một số giải pháp để xây dựng văn hóa công sở tại UBND phường
Trung Thành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu hướng tới là:
Thực trạng và tình hình thực hiện văn hóa công sở của CB, CC, VC tại
UBND phường Trung Thành.
3.2 Phạm vi nghiêm cứu:
UBND phường Trung Thành.

1


4. Lịch sử nghiên cứu
Đã có rất nhiều nghiên cứu về văn hóa công sở ở cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu rõ vấn đề này. Do vậy, em xin kế
thừa kết quả nghiên cứu trước để làm sáng tỏ vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khảo sát thực tế: tiến hành xem xét, quan sát thực tiễn các
khía cạnh cấu thành văn hóa công sở tại UBND phường Trung Thành;

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

2


Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT
VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRUNG THÀNH.
1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở
1.1 Khái niệm về văn hóa công sở
1.1.1 Văn hóa là gì?
Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người.
1.1.2 Công sở là gì?
Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc
hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao và là
bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lí nhà nước.
1.1.3 Văn hóa công sở là gì?
Văn hóa công sở là hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động
của công sở tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của nhân viên làm việc trong công
sở ảnh hưởng cách làm việc của công sở và hiệu quả của nó trong thực tế.
1.2 Khái niệm công sở hành chính nhà nước
Là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được
Nhà nước công nhận, bao gồm CB, CC được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế
công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở
hành chính nhà nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ
chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc.
1.3 Vai trò của văn hóa công sở
1.3.1 Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ
hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông

qua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực,
giá trị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữa người
dân với CB, CC, VC và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được
cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
Văn hóa công sở giúp cho CB, CC, VC và người dân biết phương hướng,
3


giúp họ nhanh chóng nắm bắt được cách thức thực hiện công việc của các bên
và giúp công việc được thực hiện nhanh chóng do có sự hợp nhất từ hai phía đó
là người dân và CB, CC, VC.
Giữa những chuẩn mực về văn hóa công sở, các CB, CC, VC làm việc tại
công sở và công dân có điều kiện tự chấn chỉnh các hành vi, thái độ, tác phong
làm việc và đồng thời cũng hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân mình đối với
nhà nước với nhân dân.
1.3.2 Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách
cho con người.
Khả năng gây ảnh hưởng để người khác chấp nhận giá trị của mình là một
nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất và
tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng...Từ đó phát triển tinh
thần và nhân cách của mỗi CB, CC, VC góp phần vào sự phát triển, cải cách
hành chính công.
Sống và làm việc tại môi trường công sở không hề đơn giản chỉ là làm
những công việc đã được phân công phụ trách, mà còn là việc đối nhân xử thế
giữa những con người trong công sở với nhau giống như một xã hội thu nhỏ. Vì
thế để tồn tại tốt nhất trong môi trường công sở và vươn lên một cách toàn diện
thì cần phải tuân thủ và làm tốt những chuẩn mực trong văn hóa công sở. Người
thực hiện tốt văn hóa công sở chính là những người thông minh, nhanh nhạy và
khôn khéo, cũng là người có kỷ luật cao, ý thức được tầm quan trọng của công
việc và văn hóa công sở. Ngược lại những ai còn thể hiện cái tôi của mình quá

đà, làm việc và hành xử chưa có khuôn phép trong môi trường công sở thì cũng
chính văn hóa công sở giúp họ phát triển hơn về mặt tinh thần và nhân cách của
họ.
Sống để làm vừa lòng tất cả mọi người trong môi trường làm việc và xã
hội không hề dễ dàng ngược lại rất khó khăn, chắc chắn ai cũng muốn mình trở
thành một phần không thể thiếu của xã hội, của cuộc sống. Chính những chuẩn
mực về văn hóa sẽ giúp con người ngày càng hoàn thiện, trở thành những công
dân có ích và mẫu mực. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện tốt được những
4


chuẩn mực trong công sở, trong cuộc sống.
1.3.3 Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người.
- Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở. Giá
trị của văn hóa cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở:
+ Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;
+ Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;
+ Chia sẻ các giá trị giúp con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;
+ Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì CB, CC, VC tránh được hành
vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân;
+ Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng
vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động
công sở thuận lợi hơn.
- Văn hóa chính là yếu tố tác động toàn diện và lâu dài của sự phát triển
của xã hội loài người, văn hóa công sở chính là yếu tố tác động mạnh mẽ và toàn
diện đến sự phát triển của những con người làm việc trong công sở. Chính vì thế
văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người, tuy chỉ áp dụng trong
môi trường công sở nhưng sức ảnh hưởng của văn hóa công sở lại không chỉ
dừng lại ở môi trường công sở, không chỉ áp dụng khi làm việc tại công sở mà
những giá trị của nó còn tồn tại và vận hành cả trong cuộc sống thường ngày của

những con người làm việc tại công sở này.
- Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng trang phục sao cho đúng, sao cho lịch
sự mà văn hóa công sở còn đem đến cho những con người làm việc trong công
sở những chuẩn mực về cách ứng xử giữa những thành viên trong cơ quan tổ
chức, tác phong làm việc và còn là thái độ và trách nhiệm của chính họ đối với
công việc, với cơ quan, tổ chức mà họ đang phục vụ.
Tất cả những điều này đều mang đến những giá trị vô cùng lớn trong cuộc
sống của chính những người thực hiện văn hóa công sở.
1.3.4 Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con
người.
Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của
5


mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi CB, CC, VC đối với công
việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung
cấp dịch vụ công.
Trong hoạt động của công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị hành chính mang đậm màu sắc văn hóa nhân bản, nhân ái, nhân mỹ là sự kết nối
những giá trị truyền thống đến hiện đại. Con người không ngừng học tập, sáng
tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại.
Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự phát
triển của các cơ quan, công sở. Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vì
toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần
của con người. Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt động
của công sở như xây dựng hệ thống thi đua – khen thưởng công bằng, minh
bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của
CB, CC, VC tạo động lực làm việc hăng say... sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ
trong công việc.
Yếu tố văn hóa xuất hiện trong văn hóa xuất phát từ chính vai trò công sở
trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính. Một công sở

chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng một mối quan hệ tốt
giữa CB, CC, VC trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức tiếp
xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan.
1.3.5 Văn hóa công sở đóng vai trò là mục tiêu để phát triển của công
sở.
Khi thế giới ngày một phát triển, công nghệ hiện đại thay thế những cái
truyền thống, thì văn hóa vẫn là yếu tố còn tồn tại mãi với thời gian và vẫn tiếp
tục cùng với thời gian làm nên những lịch sự mới, văn hóa công sở tồn tại ở tất
cả mọi cơ quan hành chính trên toàn thế giới, có điều ta có thể thấy rõ ràng có
những nơi văn hóa công sở rất được chú trọng ngày càng có nhiều bước phát
triển, trong khi đó lại có những quốc gia chưa thực sự chú trọng tới việc đầu tư
phát triển cho một nền văn hóa công sở.
Thực tế chứng minh rằng đầu tư cho việc phát triển văn hóa công sở là sự
6


đầu tư không bao giờ thua lỗ, đó là một sự đầu tư thông minh và đi trước thời
đại bởi văn hóa không bao giờ mất đi, văn hóa công sở chính là nhân tố quan
trọng đem đến một nền hành chính vững mạnh và làm nên sự phát triển của bộ
máy nhà nước. Do đó văn hóa công sở chính là một trong những mục tiêu quan
trọng để phát triển công sở.
Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của
công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính. Một
công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan
hệ tốt giữa CB, CC, VC trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghi thức
tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan.
1.4 Yếu tố cấu thành lên văn hóa công sở
- Chế độ chính sách;
- Nội quy, quy chế;
- Phong cách làm việc của lãnh đạo;

- Phong cách làm việc của nhân viên trong công sở;
- Môi trường làm việc;
- Văn hóa giao tiếp và ứng xử.
2. Khái quát về UBND phường Trung Thành
2.1 Sự hình thành và phát triển của UBND phường Trung Thành
Trung Thành là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên, Việt Nam.
Phường Trung Thành có diện tích 3,21km2, dân số năm 1999 là 11771
người, mật độ dân số đạt 3667 người/km2.
Theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, phường lần lượt tiếp giáp với các
phường Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành, Tích Lương và Phú Xá.
Phường Trung Thành có hai tuyến đường chính của thành phố Thái
Nguyên chạy qua là tuyến đường 3/2 (quốc lộ 3) ở một đoạn nhỏ phía tây nam
và tuyến đường Cách mạng tháng 8 (quốc lộ 37) tạo thành ranh giới phía đông,
đường sắt Hà Nội – Quán Triều cũng đi qua địa bàn phường Trung Thành.
Giá trị sản xuất công nghiệp của phường vào năm 2010 là 600 tỷ đồng,
7


năm 2011 dự kiến là 651 tỷ đồng. Toàn phường hiện đã làm được 40km đường
bê tông phục vụ dân sinh, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,6%; phường có 5 trường học
và 1 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Theo niên giám thống kê tính Thái Nguyên
1999-2003, phường Trung Thành có diện tích khoảng 3,1km2, dân số là 11949
người, mật độ cư trú đạt trên 3700 người/km2. Trên địa bàn phường có trường
Trung học phổ thông Gang thép và chợ Dốc Hanh, chợ lớn nhất khu vực phía
nam thành phố.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND
phường Trung Thành.
2.2.1 Chức năng
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
luật, các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND (Hiến
pháp 2013):
+ Là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm thi hành các nghị
quyết của HĐND và báo cáo công việc trước HĐND cùng cấp và UBND cấp
trên.
+ Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chấp hành các nghị
quyết của các cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành pháp luật thống nhất trên
cả nước. UBND chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính Phủ là cơ quan hành
pháp cao nhất.
UBND phường Trung Thành là cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp
phường với chức năng quản lý chung đối với mọi mặt của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của phường, thực hiện chức năng nhiệm vụ đã được
quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức thực hiện ngân sách phường dự toán thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách
phường. Điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết,
phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư
8


chương trình, dự án của phường theo quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội, phát triển công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm
dân cư nông thôn, quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản. Bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy
định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp

và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, lao động, chính
sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành
chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức
UBND phường Trung Thành bao gồm: 01 chủ tịch và 03 phó chủ tịch, các
Ủy viên Ủy ban và 12 phòng ban chuyên môn.
Chủ tịch UBND phường là người phụ trách chung, lãnh đạo điều hành
toàn diện các mặt công tác của phường.
Giúp việc cho chủ tịch phường là 3 phó chủ tịch phụ trách các lĩnh vực
kinh tế – nông nghiệp – văn xã.
Các thành viên UBND được chủ tịch phân công công việc.
Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND phường là cơ quan tham mưu,
giúp việc UBND phường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương
và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của chủ tịch UBND
phường.
Tiểu kết: Nội dung chương 1 bao hàm những vấn đề mang tính tiền đề,
đóng vai trò làm nền tảng cho những nội dung tiếp theo của các chương sau.
Giúp người đọc nắm được cơ sở lý luận về văn hóa công sở và khái quát về
9


UBND phường Trung Thành, từ những cơ sở lý luận về văn hóa công sở này em
sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng văn hóa công sở của UBND phường Trung
Thành tại chương 2.

10



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND
PHƯỜNG HƯƠNG SƠN.
2.1 Chế độ chính sách
Tại UBND phường Trung Thành mọi CB, CC, VC được hưởng quyền lợi
mà người lao động được hưởng về mặt vật chất và tinh thần do nhà nước bảo trợ
(gồm: lương, bảo hiểm, nghỉ thai sản, nghỉ phép) theo quy định của pháp luật.
Tiền lương của CB, CC, VC tại UBND phường Trung Thành căn cứ vào
bộ luật lao động số 10/2012/QH13, Nghị đinh số: 47/2016/NĐ-CP quy định mức
lương có sở đối với CB, CC, VC và lực lượng vũ trang, Nghị định
204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với CB, CC, VC và lương vũ trang,
thông tư liên tịch 08/2005/TTLT/BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả
lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với CB, CC, VC. Ngoài ra còn
căn cứ vào các quy định khác của pháp luật.
UBND phường Trung Thành là cơ quan hành chính nhà nước do đó mọi
chế độ chính sách đều áp dụng nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước là
lương, thưởng, chế độ phụ cấp và thời gian làm thêm giờ.
Việc áp dụng các quy định của pháp luật do đó chế độ chính sách luôn
công bằng, dân chủ, công khai tạo sự cống hiến tốt nhất của CB, CC, VC trong
công việc.
2.2 Nội quy, quy chế văn hóa công sở của UBND phường Trung
Thành.
2.2.1 Nội quy ra vào cơ quan
Tại UBND phường Trung Thành có xây dựng nội quy ra vào cơ quan.
Mọi CB, CC, VC ra vào cơ quan phải thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan.
Ra vào cổng phải xuống xe, khách đến liên hệ công tác với các lãnh đạo,
phòng, ban đơn vị, các cá nhân trong cơ quan phải đăng ký nội dung cụ thể và
phải tuân thủ sự hướng dẫn của bảo vệ và cán bộ văn phòng, không tự tiện vào
phòng làm việc của các lãnh đạo, phòng, ban, đơn vị và các cá nhân.

2.2.2 Quy chế văn hóa công sở
Tại UBND phường Trung Thành đã xây dựng văn hóa công sở cho cơ
quan căn cứ vào quy chế văn hóa căn cứ Quyết định số:129/2007/QĐ-CP về
việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
11


ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TRUNG THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 12 /QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 3 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy chế văn hóa công sở tại Ủy Ban Nhân Nhân phường Trung Thành
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRUNG THÀNH
Căn cứ Quyết định số: 129/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế văn hóa công sở
tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Xét đề nghị của chủ tịch UBND phường,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hoá công sở tại UBND
phường Trung Thành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công
báo.
Điều 3. Căn cứ Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này, các phòng ban
thuộc huyện tổ chức thực hiện./.
CHỦ TỊCH


Nơi nhận:
- Chủ tịch ( để báo cáo);
- Văn phòng HĐND-UBND;
- Phòng Giáo dục & Đào tạo;
- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Phòng Nội vụ;
- Phòng Quản lý đô thị;
- Phòng Tài chính – Kế hoạch;
- Phòng Tài nguyên – Môi trường;
- Phòng Tư pháp;
- Phòng Văn hóa & Thông tin;
- Phòng Y tế;
- Thanh tra nhà nước;
- Thanh tra xây dựng;
- Lưu: Văn thư.

NGUYỄN THỊ THANH

12


VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI UBND PHƯỜNG TRUNG THÀNH
( Banh hành kèm theo Quyết định số: 12/QĐ-UBND ngày 5 tháng 3 năm 2016)
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công
chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại UBND phường Trung
Thành.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở

Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tếxã hội;
2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức chuyên nghiệp, hiện đại;
3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách
hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.
Điều 3. Mục đích
1. Bảo đảm tính trang nghiêm, hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng
phục vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên
chức trong thi hành công vụ, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, phục vụ nhân dân tốt hơn,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Các hành vi bị cấm
1. Hút thuốc lá, chơi games, đánh bài dưới mọi hình thức trong giờ làm
việc;
2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của
lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;
3. Quảng cáo thương mại tại công sở.

13


Chương II: TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Mục 1: TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Trang phục
1. Cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi thi
hành công vụ, nhiệm vụ.
a) Đối với nam: Áo sơ mi, quần âu hoặc bộ comple, đi giày da hoặc dép

có quai hậu.
b) Đối với nữ: Áo sơ mi, quần âu, váy công sở (chiều dài ngang đầu gối),
áo dài truyền thống, đi giày hoặc dép quai hậu.
2. Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo
quy định của ngành.
Điều 6. Lễ phục
Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được
sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước
ngoài.
1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi,
cravat.
2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ
comple nữ.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang
phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.
Điều 7. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên,
chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán
bộ, công chức, viên chức.
Mục 2: GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC
14


Điều 8. Giao tiếp và ứng xử khi thi hành công vụ, nhiệm vụ
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ, nhiệm vụ phải thực
hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ và những việc không được làm theo quy định của
pháp luật.

2. Thực hiện đúng kỷ luật lao động, không đi muộn, về sớm; sử dụng có
hiệu quả thời giờ làm việc, không tự ý rời công sở để giải quyết công việc cá
nhân khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
3. Nâng cao trách nhiệm trong giải quyết công việc; không trốn tránh, đùn
đẩy và tự chịu trách nhiệm đối với công việc mà mình đảm nhận; không được cố
tình kéo dài thời gian hoặc từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần
được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
4. Đảm bảo trả hồ sơ đúng hẹn theo quy định, không làm mất, hư hỏng
hoặc làm sai lệnh hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
Trường hợp không trả được hồ sơ đúng hẹn theo quy định, thì phải giải thích
công khai, rõ ràng về nguyên nhân, lý do cho tổ chức, cá nhân biết.
5. Có ý thức trong sử dụng và bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; không sử dụng tài sản công vào mục đích cá
nhân.
6. Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ
lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói
tiếng lóng, quát nạt; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và
đồng nghiệp.
Điều 9. Giao tiếp và ứng xử với nhân dân
1. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức
phải nhã nhặn, văn minh, lịch sự, nghiêm túc.
a) Lắng nghe nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng.
b) Trả lời, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan
đến giải quyết công việc.
c) Trường hợp những yêu cầu của nhân dân không thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan thì cán bộ, công chức, viên chức phải hướng dẫn nhân dân
15


đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, cửa
quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, vô trách nhiệm với nhân dân khi
thi hành công vụ, nhiệm vụ.
Điều 10. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức
phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Luôn tôn trọng, bảo vệ danh dự,
uy tín của đồng nghiệp và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 11. Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên,
cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công
việc; không ngắt điện thoại đột ngột trong khi đàm thoại.
Điều 12. Sử dụng điện thoại di động trong hội nghị, cuộc họp
1. Trong các hội nghị, cuộc họp, cán bộ, công chức không để điện thoại di
động ở chế độ chuông, không nói to trong trao đổi điện thoại làm ảnh hưởng đến
đại biểu tham dự hội nghị.
2. Tùy theo tính chất, nội dung các hội nghị, cuộc họp, chủ tọa phiên họp
yêu cầu các đại biểu tham dự không sử dụng điện thoại di động.
Chương III:BÀI TRÍ CÔNG SỞ
Mục 1: QUỐC HUY, QUỐC KỲ
Điều 13. Treo Quốc huy
Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà
chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc
huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.
Điều 14. Treo Quốc kỳ
1. Quốc kỳ được treo tại cổng chính hoặc tòa nhà chính (có thể treo trên
cột cờ trước toà nhà chính). Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu
sắc đã được Hiến pháp quy định.
2. Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ
tang tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ
chức lễ tang.

MỤC 2: BÀI TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞ
16


Điều 15. Biển tên cơ quan
1. Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi
đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan.
Điều 16. Phòng làm việc
1. Các cơ quan, đơn vị phải có nội quy làm việc, sơ đồ bố trí phòng làm
việc và đặt ở vị trí thuận tiện, dễ quan sát.
2. Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh
cán bộ, công chức, viên chức.
3. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp,
khoa học, hợp lý, vừa thuận tiện cho công việc, vừa đảm bảo các yêu cầu về an
toàn cháy nổ.
4. Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu (trừ đun, nấu nước
uống) trong phòng làm việc.
Điều 16. Khu vực để phương tiện giao thông
Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán
bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí
gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc.
Việc xây dựng quy chế văn hóa công sở đã giúp UBND phường Trung
Thành thực hiện đúng theo những chuẩn mực về văn hóa công sở. Tạo sự thực
hiện đồng bộ về mọi mặt của CB, CC, VC.
CB, CC, VC phường Trung Thành căn cứ vào quy chế văn hóa công sở
của phường để thực hiện. Việc thực hiện về trang phục, giao tiếp và ứng xử, bài
trí công sở. CB, CC, VC thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trang phục khi
đến cơ quan làm việc. Đối với giao tiếp và ứng xử căn cứ vào quy chế thì CB,
CC, VC có cách giao tiếp và ứng xử khách nhau: giao tiếp - ứng xử với lãnh

đạo, giao tiếp - ứng xử với đồng nghiệp, giao tiếp - ứng xử với nhân dân, giao
tiếp - ứng xử qua điện thoại.
Việc thực hiện những quy định này đã làm cho UBND phường Trung
Thành đang dần xây dựng cho cho cơ quan mình một môi trường văn hóa công
sở chuyên nghiệp, phát triển.
2.3 Phong cách làm việc của lãnh đạo
17


Lãnh đạo là người có vị trí cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành công
việc của cơ quan. Vì vậy, mọi quyết định của lãnh đạo đều có thể ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến cơ quan mà mình quản lý.
Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa công sở, việc
giao tiếp của lãnh đạo đối với nhân viên thể hiện tài năng sự nổi trội của mình so
với các nhân viên, nhằm làm cho cấp dưới “tâm phục, khẩu phục” bằng phong
cách làm việc của mình.
Ngoài ra, nếu nhà lãnh đạo luôn theo chuẩn mực hoạt động và hướng tới
một nền văn hóa công sở văn minh thì chắc chắn rằng các nhân viên cấp dưới
của mình sẽ nhìn vào đó mà ứng xử và sẽ có sự cố gắng nhằm tạo cái nhìn tốt
của lãnh đạo. Ngược lại, lãnh đạo nếu giao tiếp không tốt và không có lối sống
văn hóa đó cũng là tấm gương xấu để nhân viên của mình nhìn vào, gây ra sự
thiếu tôn trọng giữ cấp dưới và cấp trên sẽ tạo nên một môi trường làm việc
không tốt.
Lãnh đạo UBND phường Trung Thành luôn thực hiện đúng theo quy chế
văn hóa công sở làm tấm gương cho đội ngũ CB, CC, VC thực hiện theo.
2.4 Phong cách làm việc của nhân viên
Phong cách làm việc của đội ngũ nhân cũng một phần nào phụ thuộc vào
phong cách làm việc của lãnh đạo. Điều này có thể thấy vai trò của người lãnh
đạo, nếu một người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền
thì nhân viên luôn phải làm theo mệnh lệnh có sẵn và không phát huy được năng

và sự sáng tạo của bản thân, phong cách lãnh đạo của lãnh đạo UBND có sự kết
hợp hài hòa giữa các phong cách vừa độc đạo chuyên quyền vừa tự do, dân chủ
tùy thuộc vào công việc và mức độ giải quyết công việc.
Phẩm chất của đội ngũ CB, CC, VC luôn đóng một vai trò rất lớn đối với
hình ảnh của UBND. Nếu một UBND có một đội ngũ CB, CC, VC không năng
động không chuyên nghiệp không hướng tới lợi ích của UBND... thì điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất công viêc.
Tại UBND phường Trung Thành mọi CB, CC, VC đều thể hiện phong
cách làm việc luôn chuyên nghiệp và khoa học. Điều đó thể hiện cụ thể ở việc
18


bố trí phòng ban, sắp xếp nơi làm việc. Rồi ở chính cách thức làm việc và giải
quyết công việc hàng ngày của các cán bộ trong cơ quan, luôn xem xét đối chiếu
những ý kiến khác nhau, luôn nhìn sự vật, sự việc ở nhiều phương diện. Từ đó
sàng lọc được những ý kiến, thông tin sại lệch và lựa chọn những ý kiến đúng
phục vụ quá trình giải quyết công việc của cơ quan.
Từ các phòng ban, chức năng cho tới các CB, CC, VC khi thực hiện mọi
công việc đều có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Từ đó tạo điều kiện làm
việc thuận tiện, tỉ mỷ, rõ ràng. Đồng thời giúp cho quá trình thực hiện công việc
được nhanh chóng, thuận tiện và có cơ sở cụ thể để đánh giá kết quả thực hiện
công việc.
Nếu nhận thấy rõ được sự hạn chế, sai xót chưa phù hợp thì sẽ có sự điều
chỉnh, thay đổi chương trình, kế hoạch kịp thời cho phù hợp và có hiệu quả.
Hầu hết toàn bộ CB, CC, VC đều tới cơ quan sớm so với giờ quy định.
Như vậy giúp cho các CB, CC, VC chủ động về thời gian của mình, hạn chế tới
mức thấp nhất sự cố đi làm muộn. Đồng thời tạo điều kiện cho các CB, CC, VC
có thời gian nghỉ ngơi giải quyết nốt những công việc cá nhân trước khi vào làm
việc. Khi đã bước vào giờ làm việc mọi người đều rất nghiêm túc, tập trung
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, không gây ồn ào, phiền hà làm ảnh

hưởng tới công việc của người khác. Khi có nhu cầu cá nhân như gọi điện, hay
nghe điện thoại thì mọi người đều ý thức đứng dậy đi ra ngoài để nghe.
Trong quá trình làm việc nếu cảm thấy mệt mỏi CB, CC, VC ở đây sẽ
đứng dậy đi ra ngoài hành lang để thư giãn một lát rồi quay lại bàn làm việc tiếp
tục.
2.5. Môi trường làm việc của UBND phường Trung Thành
2.5.1 Giờ giấc làm việc
Giờ giấc làm việc của CB, CC, VC được quy định rõ trong nội quy của cơ
quan. Theo đó, các bộ phận phòng ban triển khai và nghiêm chỉnh chấp hành
quy định giờ giấc. Việc tuân thủ đúng giờ làm việc cũng thể hiện kỷ luật tốt của
CB, CC, VC. Giờ giấc làm việc tại UBND phường Trung Thành:
+ Buổi sáng: 7h30 – 11h30
19


+ Buổi chiều: 13h – 17h
Các cơ quan căn cứ theo quy định về giờ giấc để thực hiện. Tuy nhiên
Ban lãnh đạo UBND phường khuyến khích CB, CC, VC đến trước thời gian làm
việc 15 phút, đó khoảng thời gian dành cho việc sắp xếp, vệ sinh bàn làm việc
có thể nhanh chóng vào làm việc đúng thời gian quy định.
2.5.2 Trang phục
Công sở là nơi làm việc và cũng là nơi thể hiện một phong thái lịch sự,
trang nhã của CB, CC, VC. Vì đội ngũ CB, CC, VC là bộ mặt của cơ quan nên
việc ăn mặc của cá nhân phần nào thể hiện được mức độ và phong thái làm việc
ở nơi đó. Nếu CB, CC, VC đẹp thì cũng góp phần làm cho cơ quan, đơn vị trở
nên chuyên nghiệp hơn, chỉnh chu hơn. Trang phục công sở phải thể hiện sự tôn
trọng bản thân và những người xung quanh. Trang phục công sở ngoài đẹp, phải
mang đến sự thoải mái và tiện dụng khi làm việc.
Trang phục là một phần nổi thể hiện văn hóa công sở. Tại UBND phường
Trung Thành có các phòng ban có đồng phục riêng có phòng thì không nhưng

nhìn chung các CB, CC, VC đều thực hiện quy chế văn hóa công sở về trang
phục:
+ Đối với nữ: mặc quần âu; áo sơ mi hoặc bộ comple; váy công sở (chiều
dài ngang gối), đi giày da hoặc dép quai hậu
+ Đối với nam: áo sơ mi; quần âu hoăc bộ comple, đi giày da hoặc dép
quai hậu.
Đối với việc đeo thẻ: Khi đã đến trụ sở làm việc thì mọi CB, CC, VC đều
đem thẻ trong đó ghi rõ họ tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu CB,
CC, VC.
Với sử dụng những trang phục công sở và đeo thẻ trước tiên tạo một văn
hóa công sở đẹp trong mắt của mọi người khi đến liên hệ công tác
2.5.3 Khung cảnh nơi làm việc
Trụ sở làm việc của UBND phường là nơi thể hiện quyền uy hành chính,
do đó UBND phường Trung Thành được xây dựng giữa trung tâm phường
Trung Thành, trụ sở được xây dựng theo chuẩn thống nhất Quốc gia. Tạo điều
20


×