Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Mốc kính-hiện tượng- nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.54 KB, 2 trang )

Mốc kính: Hiện tượng -> Nguyên nhân -> Cách khắc phục
Hiện tượng:
Với nhiều người kính đồng nghĩa với độ bền vì nó khiến người ta liên tưởng đến kính cửa sổ hoặc những
vật đã tồn tại hàng thế kỷ trước đây. Vì vậy người ta ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều tác nhân dễ
làm nó bị mốc và hỏng. Cho nên cần chăm sóc lau chùi thường xuyên để giữ gìn vẻ trong suốt của nó.
Nguyên nhân:
Kính có khả năng chịu được các axit nhất chỉ trừ axit phốtphoric và axit hydroflohydric, 2 loại axit này
được dùng để khắc kính trang trí. Dung dịch alkali có độ PH lớn hơn 7 có thể làm hỏng mặt kính. Ví dụ
để nước chảy trên các tấm bêtông, vữa chảy vào kính, dầu bôi trơn, một số chất tẩy, bụi tại công trình
xây dựng hay đơn giản bụi bám lâu ngày vào kính. Kính có thể bị nước làm hỏng vì bề mặt kính có thể
hấp thụ một lớp ẩm mỏng. Do đó các ion sodium trong thuỷ tinh sẽ trao đổi với nguyên tử hydro trong
nước để tạo thành lớp alkaly mỏng. Nếu lớp này không được lau đi nó sẽ tạo thành vết nước trên bề mặt
kính rất khó lau và có thể trở thành vết bẩn vĩnh viễn khiến bề mặt kính trở nên ráp, sờ tay vào thấy
không nhắn.
Trong quá trình lưu chứa giữa các tấm kính có thể hình thành một lớp ẩm mỏng. Nếu kính bị ẩm hoặc ở
trong môi trường có độ ẩm cao dễ tụ sương sẽ gây hỏng do ẩm. Kính cũng dễ bị xước và vỡ trong quá
trình sản xuất, vận chuyển, ghép, lắp dựng và làm sạch. Ngoài ra đĩa mài, hay hàn cũng có thể tạo
thành lỗ trên mặt kính. Kính cũng dễ bị nứt do nóng lạnh đột ngột bởi nó dẫn nhiệt kém. Tuy nhiên
riêng với kính tôi hoặc kính gia nhiệt không dễ bị nứt.
Khắc phục:
Kính phải tránh bị ẩm trong quá trình lưu kho tại nhà máy hoặc công trường xây dựng. Ngoài ra không
để nó dính vôi, vữa, sơn hoặc bêtông. Cửa sổ phải che băng dính hoặc vải nhựa thích hợp cho đến khi
quá trình sơn và xây trát hoàn thành.
Làm sạch đúng cách
Muốn kính bền cần rửa sạch và lau khô. Dung dịch rửa phải phù hợp hàm lượng chất tấy thấp. Điều
quan trọng cần nhớ là lau khô kính sau khi rửa bằng khăn sạch. Nên nhớ để kính ướt tức là làm bẩn
kính.
Vết dầu và hợp chất dán kính phải được lau sạch bằng dung dịch phù hợp như xylen, toluên hoặc meths
trước khi rửa xả. Cần lưu ý rằng chất tẩy dùng được cho sơn hoàn thiện cửa sổ, miếng đệm hoặc
sealant của hệ cửa.
Lau cửa sổ tốt nhất không để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào; khu vực nông thôn 6 tháng lau một lần,


còn thành thị 3 tháng một lần. Với vùng biển và khu công nghiệp lau 1 đến 2 tháng /lần. Đối với công
trường xây dựng cần lau ngay khi quan sát thấy có lớp bụi hình thành nhưng không bao giờ ít hơn hai
tháng
Xử lý mốc kính
Nếu bề mặt bị vết không rõ lắm dùng nước tẩy vết bẩn chuyên dùng. Đó là giẻ ráp và dung dịch có chứa
cerium oxit, tuy nhiên vẫn cần phải thử lên một vùng nhỏ trước khi làm sạch để tránh bị xước. Nếu bề
mặt bị bẩn, hỏng nhiều, cần dùng dung dịch đặc biệt như Antiris hoặc Clearshield. Nếu những thứ trên
không có tác dụng thì nên thay tấm kính khác.
Bê tông, vữa, hồ mà chót dính vào kính thì cần lau ngay trước khi nó đông cứng lại vì nó rất khó lau
sạch mà không làm hỏng kính.
Silicone sealant có thể làm sạch bằng chất tẩy silicone chuyên dùng hoặc một dung dịch đặc biệt như
Solvit NC, tuy nhiên cần lưu ý rằng chất tẩy trên không ảnh hưởng đến sơn hoàn thiện cửa sổ, miếng
đệm hoặc sealant của hệ cửa.

×