Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề tài: Bitcoin đồng tiền mới của tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.6 KB, 7 trang )

Đề tài: Bitcoin - đồng tiền mới của tương lai
Mục tiêu thuyết trình:
 Đưa ra những đặc điểm cơ bản và chung nhất về Bitcoin - khái niệm, lịch sử
ra đời và phát triển cũng như cách thức hoạt động của đồng tiền này.
 Phân tích những điểm mạnh cũng như hạn chế của Bitcoin qua việc so sánh
Bitcoin với các đồng tiền hiện tại, từ đó đánh giá về vị trí cũng như khả năng
phát triển của Bitcoin trong tương lai

PHẦN MỘT: Giới thiệu về Bitcoin:
1. Khái niệm:
 Bitcoin (BTC) là một loại tiền tệ điện tử, phi tập trung, được tạo ra, cất giữ và chi tiêu
trên mạng lưới internet khắp thế giới
 Cần khẳng định: Bitcoin không phải tiền ảo! Tiền ảo thường là loại tiền sử dụng trong
các game và do nhà phát hành game kiểm soát và không có giá trị trên thực tế.
 Bitcoin thuộc loại tiền hàng hóa, và Bitcoin tương đương với các loại tiền giấy hiện
hành khác (đô la, VND, NDT,...) do nó có giá trị mua bán/ quy đổi của riêng nó và ra
đời trên cơ sở lao động sản xuất để có được.
2.




Lịch sử ra đời và phát triển của Bitcoin:
Bitcoin được tạo ra bởi một người hay nhóm người ẩn danh dưới cái tên Satoshi
Nakamoto, khởi nguồn từ một bài viết (bản thiết kế) được Satoshi tung ra giới thiệu
Bitcoin với thế giới vào tháng 10/2008 ( />Quá trình hoàn thiện và phát triển của Bitcoin cho đến nay có thể tóm tắt qua những
mốc thời gian tiêu biểu sau:
o Mạng lưới Bitcoin bắt đầu được xây dựng vào năm 2009 với tỉ giá đầu tiên
được công bố vào tháng 10 bởi New Liberty Standard là 1 USD = 1300 BTC.
o 2/2010, thị trường Bitcoin đầu tiên được thành lập
o 5/2010, giao dịch đầu tiên bằng Bitcoin được thực hiện.


o 8/2010, lần đầu tiên hacker tấn công vào Bitcoin và làm xuất hiện thêm đến
184 tỷ Bitcoin khiến giá trị của đồng tiền này giảm mạnh. Tuy nhiên tổng giá
trị của đồng tiền này vẫn được báo cáo là tiếp tục tăng, lên đến 206 triệu
USD vào tháng 2/2011. Trong khoảng thời gian này, Bitcoin cũng liên tục dính
các cáo buộc về việc hỗ trợ rửa tiền cho các tổ chức khủng bố cũng như các
giao dịch bất hợp pháp
o Cuối năm 2011, một vụ mất cắp Bitcoin lớn xảy ra khi 1 tài khoản đã bị mất 1
lượng Bitcoin tương đương với 375000 USD. Một lần nữa giá trị của Bitcoin
rơi xuống chỉ còn 1 cent. Phải mất 2 năm, Bitcoin mới lấy lại niềm tin của
người mua và phát triển mạnh vào thời gian đầu năm 2013.
o 11/2013, giá Bitcoin vượt mốc 1000 USD, có thời điểm gần bằng giá vàng
1240 USD. Tuy nhiên, lệnh cấm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã
khiến giá Bitcoin giảm xuống ngay sau đó.
o 2/2014, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới Mt.Gox phá sản do để hacker
tấn công và làm mất 460 triệu USD của khách hàng. Giá của Bitcoin giảm
mạnh đến 70%.

3. Cách thức hoạt động:
a. Cách tạo ra Bitcoin
Bitcoin hoạt động dựa vào thuật toán mật mã cao cấp SHA-256 hash (hàm băm) với
nền tảng (Protocol) của nó là một mã nguồn mở.







1 Bitcoin có thể được chia nhỏ ra 10^8 phần, mỗi phần gọi là 1 Satoshi hay 1
Bitcoin=10^8 Satoshi

Nguồn cung Bitcoin được lập trình sao cho cứ khoảng mỗi 10 phút sẽ có một số
lượng Bitcoin được “đào” lên để làm phần thưởng cho các thợ đào (Miner) là những
người xác nhận các giao dịch trong các block. Số Bitcoin này sẽ liên tục bị chia nửa
mỗi 4 năm cho tới khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được giới hạn để đảm bảo giá trị
của Bitcoin.

b. Cách sở hữu Bitcoin:
 Tạo cho mình một ví Bitcoin (Wallet) thông qua các Bitcoin Client (các phần mềm,
chương trình chạy Bitcoin như MultiBit Client hay Electrum Client) hoặc các trang
web như blockchain.info. Wallet có tác dụng như một địa chỉ mail để gửi và nhận
Bitcoin, cũng như lưu trữ Bitcoin online.
 Mua Bitcoin phi vật chất thông qua các sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến; dựa trên số
tiền chuyển vào để nhận được Bitcoin theo tỉ giá hiện tại.
 Nhận Bitcoin thông qua mua bán hàng hóa có chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
 Mua Bitcoin dưới dạng vật chất (physical form), VD: Casascius physical bitcoins.
 Đào Bitcoin (Mining)
 Nhận Bitcoin miễn phí qua một số trang web.
c. Cách lưu trữ Bitcoin
 Giữ trong ví Bitcoin trên Internet, máy tính hoặc smartphone.
 Giữ dưới dạng vật chất ở nơi an toàn.
 “Trữ lạnh Bitcoin” trong các ổ cứng riêng biệt: được coi là cách an toàn nhất hiện
nay.
d. Cách giao dịch Bitcoin
 Tại sàn giao dịch: Mục đích chuyển đổi Bitcoin ra các ngoại tệ khác.
 Online: Tại các trang mua bán trực tuyến có sử dụng Bitcoin thông qua ví Bitcoin.
Các bước giao dịch như sau:
o Nhập private key để cho phép chuyển Bitcoin sang ví của người khác, có thể
trả một ít phí (fee) để việc xác thực giao dịch được nhanh hơn.
o Giao dịch được mã hóa, gói vào cùng một “khối” (block) với các giao dịch
khác trong 10 phút trước đó.

o Khối giao dịch đươc xử lý và xác thực bởi hàng ngàn thợ đào và ghi lại trong
một cuốn sổ cái gọi là block chain
o Giao dịch hoàn tất và mọi thông tin về giao dịch cũng như người thực hiện
giao dịch đều được lưu trong block chain và được nhìn thấy bởi tất cả mọi
người.
 Offline: Sử dụng smartphone quét mã QR để xác nhận giao dịch. Sau đó giao dịch
sẽ được xử lý như cách thức online.


PHẦN HAI: Tiềm năng của Bitcoin
1. So sánh với các đồng tiền khác:
Tiền thông thường

Bitcoin

Cơ sở giá trị

Sản phẩm, dịch vụ và nền kinh
tế của quốc gia

Sản phẩm, dịch vụ và sự thống nhất
của người dùng

Quản lý bởi

Các ngân hàng trung ương

Toán học và mạng lưới tính toán
phân bố


Thời gian chuyển
khoản

Nhiều ngày

Vài phút

Chi phí chuyển
khoản

2-3% số tiền

0-1 cent

Khả năng hoàn
trả

Có thể rút lại

Không thể rút lại

2. Ưu điểm của Bitcoin:
 Tự do sử dụng: Do Bitcoin không có bất cứ ngân hàng trung chuyển hay chịu sự
kiểm soát của nhà nước hay cá nhân nào, nhờ đó Bitcoin có thể được giao dịch tự
do trong mạng lưới người dùng.
 Được tùy chọn chi phí giao dịch: Việc lựa chọn phí giao dịch chỉ dựa trên nhu cầu
muốn thực hiện giao dịch nhanh hay chậm và thường chỉ tốn 0-1 cent và không hề
phụ thuộc vào số Bitcoin giao dịch.
 Không có sự hoàn trả (chargeback) để hạn chế rủi ro cho người bán.
 Các ưu điểm khác: đồng nhất hoàn toàn, tính phân chia lớn, khó làm giả, bảo vệ môi

trường,...
3. Hạn chế của Bitcoin:
 Đòi hỏi thời gian xác thực nên không phù hợp với các giao dịch bình thường.
 Không đảm bảo tính riêng tư do các giao dịch đều được ghi lại và công khai qua
block chain.
 Bitcoin không có bất cứ ngân hàng hay nhà nước nào quản lý hay đảm bảo, vì vậy
người dùng sẽ chịu toàn bộ rủi ro khi bị mất Bitcoin.
 Bitcoin tạo điều kiện cho một số các giao dịch buôn bán trái pháp luật hay các hoạt
động rửa tiền.
4. Vị trí của Bitcoin trong hiện tại và tương lai:
a. Tiềm năng của Bitcoin trong hiện tại
 Theo www.bitcoinwatch.com:
o Tổng số đồng BTC khoảng 15 triệu
o Tổng giá trị khoảng 5 tỷ USD
o Có khoảng 6500 giao dịch Bitcoin diễn ra mỗi giờ.
 Tính phổ biến:
o Nhiều giao dịch cho phép thanh toán bằng Bitcoin, đặc biệt là tại châu Âu và
Hoa Kỳ. Một số công ty/ tập đoàn lớn cũng đã chấp nhận thanh toán bằng
Bitcoin như Microsoft, Ford,...


Theo www.theguardian.com , vẫn có khoảng 65% số người trên thế giới
không biết đến sự tồn tại của Bitcoin và gần 90% chưa từng thực hiện giao
dịch bằng Bitcoin.
Tính hợp pháp: Một số quốc gia đã ban hành điều luật để hạn chế hoặc ngăn cấm
sự lưu hành của đồng tiền này.
o 16/8/2013 - chính quyền Đức công bố họ sẽ xem Bitcoin như một loại tiền tệ
“tư nhân”, nghĩa là ngoài các giao dịch nhỏ cá nhân, các giao dịch thương
mại bằng Bitcoin cũng phải đóng thuế. Điều này biến Đức thành nước đầu
tiên đưa ra luật quản lý cho Bitcoin.

o Tháng 12/2013 - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố rằng Bitcoin
"không phải là đồng tiền trong thế giới thực", ngăn cấm các ngân hàng không
được phát hành các tài khoản Bitcoin.
o 06/02/2014 - Viện Công tố Nga đã ban hành quy định rõ ràng là người Nga bị
cấm sử dụng Bitcoin.
o Vào tháng 2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một thông cáo báo
chí về Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Trong thông cáo báo chí này,
Ngân hàng Nhà nước khẳng định: ‘Bitcoin không phải là tiền tệ và không phải
là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam’
Dựa trên kết quả khảo sát của nhóm:
o Bitcoin chưa thực sự phổ biến.
o





Bạn đã từng nghe qua về khái niệm Bitcoin hay chưa?
10%
Đã biết và tìm hiểu
Chỉ mới từng nghe qua
Chưa bao giờ

48%
42%

o

Mọi người vẫn ưa chuộng cách thanh toán bằng tiền mặt.


Trong mua sắm thường ngày, bạn muốn sử dụng cách thức thanh toán như thế nào?
16%

54%

Bằng tiền mặt
Bằng thẻ tín dụng
Bằng các ứng dụng
smartphone trong tương lai

30%

o

Mọi người ủng hộ khả năng giao dịch thuận tiện và nhanh chóng của Bitcoin
nhưng vẫn cho rằng đồng tiền này cần phải có sự quản lý nhất định.


Bạn ủng hộ Bitcoin chứ?

Có, như vậy mọi giao dịch sẽ đều
nhanh
chóng và thuận lợi hơn
48%

52%

Không, có sự quản lý vẫn tốt hơn

o


Không nhiều người sẵn sàng đầu tư cho Bitcoin.

Bitcoin là một đồng tiền có giá trị không ổn định, có thể lên rất cao nhưng cũng có thể tụt xuống rất thấp. Bạn sẵn sàng đầu tư cho Bitcoin chứ?

34%


Không

66%

b. Suy nghĩ của các nhà kinh tế học về khả năng phát triển của Bitcoin.
 Matthew Bishop, biên tập viên hơn 20 năm của The Economist, cho rằng Bitcoin là
thiết yếu trong hoàn cảnh mọi người mất dần niềm tin vào đồng tiền của chính phủ
và các vấn đề định lượng dần được đơn giản hóa; tuy vậy sự can thiệp của chính
phủ sẽ là rào cản lớn nhất đối với Bitcoin.
 Gavin Andresen, giám đốc khoa học của Bitcoin Foundation, cho rằng tương lai của
Bitcoin đang khá bi quan khi tốc độ thực hiện giao dịch của Bitcoin đang chậm đi do sự
suy giảm số lượng các miner; đồng thời khuyên mọi người không nên đầu tư vào Bitcoin
lúc này.
 Greg Baxter, người đứng đầu về chiến lược kĩ thuật số của Citi cho rằng Bitcoin
không thể có khả năng thay thế các đồng tiền hiện nay
 Bill Gates cho rằng Bitcoin mang đến một công nghệ thú vị tuy vậy giá trị bất ổn của
Bitcoin và việc các giao dịch không thể hoàn trả sẽ khiến nhiều người không muốn
sử dụng đồng tiền này. Đồng thời ông nhấn mạnh việc ngăn chặn khả năng trợ giúp
khủng bố vẫn là thách thức lớn nhất với bất kỳ công nghệ mới nào.


Kết luận:



Bitcoin sẽ thay đổi nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
o Là cơ sở cho sự lớn mạnh của nền kinh tế số.
o Đem lại khả năng chia sẻ dữ liệu một cách bảo mật hoàn toàn.
o Về lâu dài, Bitcoin cùng với dịch vụ tài chính tạo nên phương hướng kéo nền kinh tế
thoát khỏi nghèo nàn.
o Bitcoin có thể giúp giải quyết vấn đề lạm phát.



Ý kiến riêng của nhóm về việc sử dụng và đầu tư Bitcoin.
o Ủng hộ Bitcoin trở thành đồng tiền chung hay không? Có thể nói mục
đích ban đầu khi Satoshi Nakamoto thiết kế Bitcoin là hoàn toàn tốt đẹp. Tuy
nhiên, do lợi dụng tính chất tự do của Bitcoin, đồng tiền này lại được sử dụng
như một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động phi pháp. Rõ ràng Bitcoin cần phải
trông chờ vào sự tiến bộ của công nghệ trong tương lai mới có thể thực sự
đủ khả năng trở thành một đồng tiền chung.
o Suy nghĩ gì về tương lai sau này của Bitcoin? Có thể nói khoảng thời gian
này là thời điểm chìm của Bitcoin sau khi đồng tiền này trải qua 2 cú giáng
đòn lớn: sự ngăn cấm của Trung Quốc và sự sụp đổ của Mt.Gox. Chính tính
bất ổn của Bitcoin vẫn sẽ khiến tính phổ biến cũng như lòng tin của mọi
người vào đồng tiền này sẽ bị thu hẹp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế nhiều quốc
gia đang lâm vào trì trệ và khủng hoảng, và đặc biệt là sự đi xuống của kinh
tế Trung Quốc, cơ hội Bitcoin nóng trở lại là hoàn toàn có thể. Tuy vậy, do sự
suy giảm số lượng miner được báo trước, cũng không loại trừ khả năng
Bitcoin sẽ bị vượt mặt và thay thế bởi một loại tiền điện tử khác.
o Có nên đầu tư vào Bitcoin lúc này? Không nên.



Các nguồn link tham khảo
Khái niệm và cách thức hoạt động của Bitcoin:
1. />
2. />Lịch sử phát triển của Bitcoin:
1. />2. />
Các thông số hiện tại của Bitcoin:
1. Tổng giá trị/ Số lượng/ Số giao dịch mỗi giờ: www.bitcoinwatch.com
2. Tỉ giá của Bitcoin: />3. Tính phổ biến: />
Ưu điểm và hạn chế của Bitcoin:
1. />2. />q=cache:cgkw9e7TrDAJ:dashvn.blogspot.com/2015/03/mot-so-nhuoc-iem-ve-mat-ky-thuatcua.html+&cd=10&hl=en&ct=clnk

Suy nghĩ của các nhà kinh tế học về Bitcoin:
1. Matthew Bishop: />2. Gavin Andresen: />3. Greg Baxter: />4. Bill Gates: />Một số link tham khảo khác:

1. />2. (bản thiết kế tiếng Anh của Satoshi)
3. />
4. (vụ mất cắp của Mt.Gox)
5. />6. />


×