Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HƯỚNG dẫn kỹ NĂNG GIẢI NHANH một số bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.95 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP
Chương 1:
- Biểu diễn số:
Nên viết số cần biểu diễn dưới dạng tổng của các số lũy thừa 2 để tính toán cho
nhanh, ví dụ: 42 = 32 + 10 = 25 + 10102 = 1 00000 + 1010 = 101010
Để tìm dãy bit bù 1: đảo tất cả các bit; để tìm dãy bù 2: đảo bit rồi cộng 1 vào kết
quả, nếu phát sinh bit nhớ ở hàng bít dấu thì bỏ bit nhớ đó đi.
Để xác định giá trị của dãy bít bù 1, bù 2: trước tiên phải xác định bit dấu, nếu bằng
0 thì số đó là số dương, tính giá trị bình thường; ngược là số âm, thì đảo bit, cộng kết quả
với 1 (tương đương với việc trừ 1, đảo bit).
Cộng 2 dãy bù 2, nếu phát sinh bit nhớ ở hàng bit dấu thì bỏ bit nhớ.
- Phần mạch số: dấu ’ thay cho dấu ngang, x’ là phủ định của x
Dạng bài

Cho hàm g(x, y, z, t) = x’y’z + yzt
Hàm nào dưới đây tương đương với hàm g ?
Tức là phải xác định xem hàm đã cho có giá trị bằng 1 tại những ô nào. Phương
pháp làm như sau:
Dấu cộng thay cho quan hệ hoặc, dấu nhân thay cho quan hệ and. Vậy hàm bằng 1
khi và chỉ khi từng số hạng bằng 1  từng nhân tử bằng 1  những biến nào có mặt
trong phép nhân bắt buộc phải bằng 1, biến không xuất hiện thì có 2 giá trị (bằng 0, bằng
1 đều được)  Dãy biến tương ứng, tính giá trị của dãy biến ta được số thứ tự của ô.
Lời giải cho ví dụ trên:
g = 1  x’y’z = 1 (1) hoặc yzt = 1 (2)
Giải (1): x’ tức x = 0, y’ tức y = 0, z tức z = 1, tức 3 biến x, y, z cố định còn t tùy
biến  dãy biến là 001t, t có thể bằng 1 hoặc 0 đều được  g = 1 tại ô 0010 (ô số 2) và
0011 (ô số 3)
Tương tự giải (2).
Chú ý : đặt biến khuyết đúng thứ tự, ví dụ hạng tự là xz thì x=1, z=1 còn lại y và t
tùy biến  dãy biến là 1y1t sẽ có 4 ô = 1 đó là 1010, 1011, 1110, 1111 (tương ứng là các
ô 10, 11, 14, 15)




Dạng bài: Cho bảng Karnaugh, tìm hàm tương đương, rất đơn giản chỉ là tính số thứ
tự các ô bằng 1 rồi liệt kê ra.
Dạng bài cho bảng Karnaugh, viết biểu thức. Ko nên mất thời gian vẽ lại bảng ra
nháp mà nhìn vào bảng, viết hàm luôn.
Chương 2
Nếu một máy tính có bus địa chỉ có độ rộng 3 byte thì kích thước lớn
nhất có thể của bộ nhớ sẽ là ?
độ rộng bus địa chỉ đổi ra bit, giả sử = n bit thì kích thước max của bộ nhớ = 2n, sau
đó đổi giá trị này sang KB hoặc MB và xác định đáp án đúng.
Ví như câu hỏi trên: 3 byte = 24 bit  Max = 224 = 24.220 = 64MB
Dạng bài thông dịch, biên dịch:
Một chương trình P được viết bằng ngôn ngữ mức 3 gồm 5 chỉ thị. Biết
rằng mỗi chỉ thị ở mức trên được biên dịch bằng 4 chỉ thị ở mức dưới.
a) Biết thời gian thực hiện chương trình P là 5 ns. Hỏi thời gian thực
hiện một chỉ thị ở mức 1 là bao nhiêu ?
b) Biết thời gian thi hành 1 chỉ thị ở mức 1 là 2 ns. Hỏi thời gian thực
hiện P
P = 5 chỉ thị mức 3 = 5*4 chỉ thị mức 2 = 5*4*4 = 80 chỉ thị mức 1
a) 80 chỉ thị mức 1 thi hành hểt 5ns  1 chỉ thị mức 1 hết 5/80 = 1/16 (ns)
b) 1 chỉ thị mức 1 hết 2 ns  80 chỉ thị hết 2*80 = 160 (ns)
c) Nếu ko cho mức máy là bao nhiêu thì gọi là n. Sau đó dựa vào số liệu bài cho,
tính được n.
Chương 3:
Dạng: Chuyển từ địa chỉ logic sang địa chỉ vật lý (hệ 16): Lấy địa chỉ segment nhân
16 (thêm 0) rồi cộng với đ/c offset theo hệ 16.
Dạng: Bộ nhớ cache
- Tìm số thẻ: = kích thước bộ nhớ/ số khối cache, kết quả dưới 2n thì n chính là độ
rộng của trường số hiệu thẻ

- Xác định khối cache

Giả sử cache được chia thành 4 khối. Trong thao tác đọc bộ nhớ, CPU
cung cấp địa chỉ 24 bit cho bộ điều khiển bộ nhớ, trong địa chỉ có 2 bit thấp
nhất là 11. Hỏi khối cache thứ mấy sẽ được đọc ?


Chú ý: 2 bit thấp nhất (bên trái nhất) của phần địa chỉ là địa chỉ khối cache). Vậy
nếu 2 bit là 00 thì khối cache thứ nhất, 01 là thứ hai,….
- Chương trình được đánh địa chỉ theo kích thước bộ nhớ chính, bắt đầu từ 0
Dạng: xác định kích thước trang ảo
Đề mục trong bảng phân trang có 3 trường: trường 1 xác định xem trang ảo thuộc
bộ nhớ chính hay không; trường 2 là địa chỉ ảo (nếu không chỉ rõ kích thước trang thì
mặc định toàn bộ trường 2 là địa chỉ ảo, còn nếu chỉ rõ thì trong địa chỉ ảo có một số bit
trái nhất xác định số trang ảo, phần còn lại là địa chỉ ảo), trường 3: khung trang trong bộ
nhớ chính 
Dựa vào trường 1  trang thuộc bộ nhớ chính hay ảo
Dựa vào trường 2:

+ N bit đầu xác định số trang ảo (trang thứ bao nhiêu)

+ M bit sau là địa chỉ ảo trong trang ảo (từ thứ bao nhiêu)
Dựa vào trường 3: số khung trang nếu nó thuộc bộ nhớ chính, số từ trong khung
trang chính = phần số từ trong địa chỉ ảo
Ví dụ: Một máy tính có không gian địa chỉ ảo là 64 KB, kích thước của một trang là
4 KB và một word có độ dài 1 byte. Giả sử một đề mục trong bảng phân trang như sau:
1

0111 0000 0001 0111


11
0

1 trang 4KB = 212  địa chỉ ảo 12 bit,
Số trang ảo = 64/4 = 16 cần 4 bit biểu diễn số trang ảo
Số khung trang bằng: 110 (khung trang 6)
Vậy với đề mục trang trên: dữ liệu nằm trên khung trang 6 bộ nhớ chính, số từ
(bằng 12 bit cuối của địa chỉ ảo – trường 2): 0000 0001 0111 (từ 23)

Ví dụ 2:
Giả sử một đề mục trong bảng phân trang như sau:
1

001101101101

11
0

Hỏi kích thước một trang ảo của máy tính trên là bao nhiêu?


(Bài này không chỉ rõ nên mặc định toàn bộ trường 2 là địa chỉ ảo (12 bit)  kích
thước trang ảo là 212)



×