Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thi TN THPT và ĐH - Thí sinh tự do sẽ ôn thi ra sao ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.45 KB, 2 trang )

Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2009: Thí sinh tự do ôn thi ra sao?


Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009 sẽ được
ra theo kiến thức của chương trình THPT
hiện hành - Ảnh: ĐN.T.
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2009, thí sinh (TS) tự do sẽ phải tự cập nhật, bổ sung kiến thức vì sẽ chỉ có một
đề thi duy nhất theo chương trình THPT hiện hành.
Được quyền lựa chọn phần riêng
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT: kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2009 riêng TS tự do cũng có 3 đối tượng khác
nhau: TS đã học chương trình phân ban thí điểm; TS đã học chương trình không phân ban và TS đã học chương trình bổ túc
THPT. Trong khi đó, theo quyết định về cấu trúc thì đề thi sẽ được ra theo kiến thức của chương trình THPT hiện hành.
Giải thích về việc không có đề thi dành riêng cho đối tượng TS tự do, ông Bành Tiến Long - Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT
cho rằng: việc ra đề riêng cho đối tượng TS này sẽ rất phức tạp: phải bố trí lực lượng ra đề riêng, các địa phương phải có thêm
lực lượng in sao đề thi, bố trí phòng thi riêng… Cũng theo quy định của Bộ GD-ĐT, chương trình THPT hiện phân theo 3 ban,
trong mỗi đề thi sẽ có phần chung và phần riêng. TS học theo chương trình nào (chương trình chuẩn hay nâng cao) phải làm
phần đề thi riêng của chương trình đó; nếu làm cả 2 phần đề thi riêng là phạm quy và không được chấm điểm. Tuy nhiên, đối
với TS tự do sẽ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài.
Đối với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, đề được ra với hai phần: phần chung cho tất cả TS
(chiếm tỷ lệ 80%), phần riêng ra theo từng chương trình chuẩn và nâng cao (chiếm tỷ lệ 20%). TS tự do có thể chọn bất kỳ một
trong hai phần của phần đề riêng để làm, nhưng không được phép làm cả hai.
Theo thống kê của Cục Khảo
thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục (Bộ GD-ĐT): Kết quả
thi tốt nghiệp THPT năm 2008
(sau phúc khảo) cho thấy: đối
với hệ GD THPT có 1032.625.
TS dự thi (cả 2 lần) thì có
888423. TS tốt nghiệp, có
144202. TS trượt; đối với hệ
bổ túc THPT có 165127. TS


dự thi (cả 2 lần) thì có
106750. TS tốt nghiệp, số TS
trượt là 58377. TS. Như vậy,
ở cả 2 hệ có tổng số 202579.
TS trượt kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2008.
Bổ sung kiến thức nào?
Ông Bành Tiến Long khẳng định, để đạt tốt nghiệp THPT thì phần kiến thức mà TS tự do phải tự bổ sung cũng không nhiều lắm
bởi vì những kiến thức cơ bản của chương trình không phân ban và chương trình phân ban là tương đối như nhau. Bộ GD-ĐT
sẽ thông báo hướng dẫn ôn tập cho tất cả các đối tượng dự thi, trong đó có TS tự do.
Cùng chung nhận định này, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
giáo dục (Bộ GD-ĐT) còn cho rằng: để đạt yêu cầu tốt nghiệp, TS tự do hoàn toàn có thể tự học để bổ sung những phần kiến
thức còn thiếu mà không cần phải đến bất cứ trung tâm luyện thi nào.
Đối với môn Toán, GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh Hà Nội cho biết: so sánh giữa
chương trình THPT phân ban hiện hành và chương trình mà TS tự do được học trước đây thì không có sự chênh lệch lớn về
kiến thức. Chỉ có một số nội dung mà trước đây không có thì nay chương trình phân ban có đưa vào giảng dạy, chẳng hạn như:
số phức, xác suất thống kê… Tuy nhiên, phần nội dung kiến thức này không chiếm tỷ lệ lớn. GS Cương cũng cho rằng: để đạt
tốt nghiệp thì việc ôn tập để bổ sung những phần kiến thức này khá đơn giản, nhưng để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ
thì không riêng gì TS tự do mà ngay cả đối tượng TS học chương trình hiện hành cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc tự
học.
Tuy nhiên, đối với môn Văn thì TS tự do sẽ phải tự bổ sung một khối lượng kiến thức khá lớn. Theo bà Hà Thanh - giáo viên
trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông - Hà Nội): mặc dù có một số phần được giữ nguyên hoặc cắt bớt nhưng lại có khoảng 40-
50% lượng kiến thức hoàn toàn mới trong chương trình lớp 12 hiện hành so với chương trình trước đây. Bà Thanh đưa ví dụ:
trong 9 bài chính thức của phần giảng văn thuộc mảng kiến thức Văn học Việt Nam (sách Ngữ văn lớp 12 - tập I) thì có tới 4 bài
hoàn toàn mới, đó là: Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng); Thông điệp nhân ngày
thế giới phòng chống AIDS; Tiếng đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
"Ngoài ra, mọi năm đề thi môn Văn chỉ có phần nghị luận văn học thì năm nay theo cấu trúc đề thi còn có thêm phần nghị luận
xã hội. Đây là phần kiến thức mà TS tự do chỉ được học với mục đích tham khảo chứ chưa được đưa vào phần kiến thức dành
cho thi cử. Đó là chưa kể phần đọc thêm của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (tập I) còn có tới 7 bài hoàn toàn mới", bà Thanh
cho biết.

Một thầy giáo luyện thi có tiếng ở Hà Nội lại cho rằng: chương trình - sách giáo khoa mới có nhiều tài liệu đi kèm như: sách bài
tập, sách nâng cao… TS chỉ cần mua những tài liệu này về nghiên cứu kết hợp với sách giáo khoa hiện hành là có thể đảm bảo
kiến thức dự thi. Việc đến các trung tâm luyện thi là không quá cần thiết nếu biết cách tự học, biết tận dụng các mối quan hệ
như thầy cô, bạn bè cũ để được hướng dẫn và bổ sung kiến thức.
( Thanh niên)

×