Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cacbon thi GV dạy giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.87 KB, 4 trang )

Tuần 20
Tiết 40

Ngày soạn: ……………………….
Bài 27. CACBON


I. Mục tiêu:
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động
hoá học mạnh nhất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit
kim loại.
- Ứng dụng của cacbon.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.
B. Trọng tâm
 Tính chất hóa học của cacbon.
 Ứng dụng của cacbon
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ thí nghiệm: ống trụ, cốc, bông, đèn cồn.
- Hóa chất: CuO, bột than, mực xanh.
III. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, trực quan (nghiên cứu TN), vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn ®Þnh líp :
Lớp
Ngày dạy


HS vắng
………………………………
………………………………………….
.
………………………………
………………………………………….
.
………………………………
………………………………………….
.
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong khi dạy.
3. Bài mới:
ĐVĐ: HS quan sát hình ảnh -> nguyên tố C. Cacbon là một trong những nguyên tố hóa học
được loài người biết đến sớm nhất, rất gần gũi với đời sống con người và có nhiều ứng dụng
thực tiễn. Hãy nêu những ứng dụng của cacbon mà em biết? Những ứng dụng đó là dựa vào
tính chất nào của cacbon?
 Câu hỏi sẽ được trả lời đầy đủ hơn sau khi ta tìm hiểu về tính chất của cacbon.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Các dạng thù hình của cacbon :
- GV: Giới thiệu các dạng thù hình HS xem và trả lời:
I. Các dạng thù hình của cacbon:
của nguyên tố oxi: oxi có những - Nguyên tố O có 2 1. Dạng thù hình là gì?
đơn chất nào?
dạng đơn chất là O2 Dạng thù hình của một nguyên tố
-> Dạng thù hình của nguyên tố là và O3
hóa học là những đơn chất khác
gì?
- HS trả lời
nhau do nguyên tố đó tạo nên.

- GV giới thiệu hình ảnh, hỏi: HS xem hình ảnh và 2. Cacbon có những dạng thù hình


Cacbon có những dạng thù hình trả lời: có 3 dạng thù
nào?
hình, tính chất vật lí
+ Hãy nêu tính chất vật lý các của từng dạng.
dạng thù hình của cacbon?
- GV: trong bài học này chúng ta
chỉ xét tính chất của cacbon vô
định hình
Hoạt động 2: Tính chất của cacbon:
- GV yc HS quan sát thí nghiệm HS quan sát thí
(hình 3.8 trang 82): Cho mực chảy nghiệm và nêu hiện
qua bột than gỗ.
tượng: mực bị mất
-> Yc HS nêu hiện tượng và nhận màu -> nhận xét:
xét.
Than gỗ có tính hấp
- GV: yc HS kể một số hiện tượng phụ những chất màu
chứng tỏ tính hấp phụ màu, mùi tan trong dung dịch.
của than gỗ và ứng dụng của tc
này trong đời sống như lọc nước,
khử mùi khê của cơm, khử mùi
hôi trong tủ chén...
GV: than hoạt tính (than gỗ, than
xương mới điều chế) hiện nay có
rất nhiều ứng dụng như:

nào?

- Kim cương: cứng, trong suốt,
không dẫn điện.
- Than chì: mềm, dẫn điện.
- Cacbon vô định hình: xốp, không
dẫn điện.

II. Tính chất của cacbon:
1. Tính hấp phụ:
Than gỗ có khả năng giữ trên bề
mặt của nó các chất khí, chất hơi,
chất tan trong dung dịch -> tính hấp
phụ.

+ Lĩnh vực y tế : Giúp tẩy
trùng và loại bỏ độc tố trong thức
ăn… ; giúp tẩy các chất bẩn vi lượng
trong lọc nước gia đình
+ Lĩnh vực công nghiệp hóa
học: làm chất xúc tác và chất tải cho
các chất xúc tác khác...
+ Lĩnh vực kỹ thuật: than
hoạt tính là một thành phần lọc khí
(trong đầu lọc thuốc lá, miếng hoạt
tính trong khẩu trang); tấm khử mùi
trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt
độ...
+ Than hoạt tính còn được dùng để
khử mùi, khử các chất độc có trong
không khí do ô nhiễm, chống nhiễm
phóng xạ, diệt khuẩn, virut… làm

sạch môi trường bệnh viện, trường
học, văn phòng làm việc, phòng ngủ,
phòng ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh …
+ Có tác dụng tốt trong phòng tránh
tác hại của tia đất.

GV giải thích: do than gỗ xốp (có
diện tích bề mặt ngoài rất lớn) nên
có khả năng lọc hút được nhiều
chất.

- HS: cacbon có tính 2. Tính chất hóa học:
chất của phi kim yếu a. Tác dụng với oxi:


- GV: dự đoán cacbon có tính chất
của phi kim không?

- GV: chỉ xét tchh có nhiều ứng
dụng trong thực tế của C: td với
oxi và tác dụng với một số oxit kl
a) C td với oxi:
YC HS nhớ lại phản ứng của C
cháy trong oxi ở lớp 8, nêu hiện
tượng và viết PTHH, nêu nhận
xét.
Phản ứng có đặc điểm gì và được
ứng dụng để làm gì trong đời sống
và sản xuất?
GV: C bị oxi hóa tạo thành CO2, C

là chất khử.
a) C td với oxit kim loại:
GV: Làm thí nghiệm CuO tác
dụng với bột than.
+ Quan sát hiện tượng xảy ra
trong cốc và vị trí chứa hóa chất
trong ống nghiệm?
+ Giải thích và viết PTHH ?
- GV: ở nhiệt độ cao C còn khử
được nhiều oxit kim loại khác
(oxit của KL hđhh trung bình như
PbO, ZnO...). YC HS viết PTHH.
->C chiếm oxi tạo thành CO2, C là
chất khử.
=> phản ứng oxi hóa khử.
- Bài tập nhóm: BT 2/84
GV cho các nhóm nhận xét và sữa
chữa nếu cần.

vì C tác dụng với
hiđro và kl rất khó
khăn.

- C cháy sáng trong
khí oxi, tỏa nhiều
nhiệt.
- HS viết PTHH
Nhận xét: C tác dụng
với oxi tạo thành oxit
axit.

- Phản ứng tỏa nhiều
nhiệt và được ứng
dụng để làm nhiên
liệu trong đời sống
và sản xuất.


C + O2
CO2
Phản ứng tỏa nhiều nhiệt -> làm
nhiên liệu.
->C bị oxi hóa tạo thành CO2, C là
chất khử.
b. Tác dụng với oxit của một số
kim loại trung bình (FeO, CuO...)
-> KL + khí CO2

2CuO + C
2Cu +CO2

2FeO + C
2Fe + CO2
-> Điều chế 1 số kim loại từ oxit
kim loại
->C chiếm oxi tạo thành CO 2, C là
chất khử.
=> phản ứng oxi hóa – khử.

HS quan sát, nêu
hiện tượng:

- Cốc chứa nước vôi
trong vẩn đục.
- Hóa chất trong ống
nghiệm từ màu đen
chuyển thành màu
đỏ.
- GT: C td với CuO
tạo thành Cu và khí
CO2
HS viết PTHH tương
tự với FeO
HS làm bài tập theo
nhóm

Hoạt động 3: ứng dụng của cacbon :
Dựa vào tính chất của mỗi dạng thù
hình của C vừa được học, trả lời
hoàn chỉnh vấn đề đã nêu ra ở đầu
tiết học + nêu thêm ứng dụng nếu
cần.

HS nêu:
- Kim cương: cứng,
trong suốt -> Làm
đồ trang sức, mũi
khoan...
- Than chì: làm điện
cực, chất bôi trơn...
- Cacbon vô định
hình: than hoạt tính

làm chất khử màu,

III. Ứng dụng của cacbon:
- Kim cương: Làm đồ trang sức,
mũi khoan...
- Than chì: làm điện cực, chất bôi
trơn...
- Cacbon vô định hình: than hoạt
tính làm chất khử màu, khử mùi,
làm chất khử đc một số KL…


khử mùi, làm chất
khử đc một số KL
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung của bài bằng sơ đồ tư duy.
- Làm BT 3, 4, 5 trang 84
BT3: A + B là C và CuO; C: khí CO2; D là dung dịch Ca(OH)2
BT4: Vì lượng oxi bị giảm đi do đốt cháy than, củi, sản phẩm phụ là CO2, CO, SO2 gây
độc cho con người, gây ra mưa axit…và nhiệt lượng tỏa ra từ các lò này lớn. Biện pháp chống ô
nhiễm môi trường tốt nhất là nên xây lò ở xa nơi dân cư, ở nơi thoáng gió đồng thời tăng cường
trồng cây xanh để giúp hấp thụ khí CO2 tạo thành và giải phóng khí oxi.
BT5: Khối lượng cacbon: 0,9 x 5 = 4,5 kg
Số mol của cacbon: 4,5 x 1000/ 12 =375 mol
Nhiệt lượng tỏa ra = 375 x 394 = 147750 kJ
5. Híng dÉn vÒ nhµ :
- Học bài và làm BT
- Tìm hiểu thêm về nghề khai thác than ở Việt Nam và ứng dụng của C trong đời sống và sản xuất.
- Vận dụng tính hấp phụ để lọc nước, khử mùi…
- Chuẩn bị trước bài Các oxit của Cacbon: tìm hiểu tính chất và ứng dụng của CO, CO 2

Tìm hiểu: khí CO có gây chết người không? Nguyên nhân và cách phòng tránh ngộ độc khí than?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×