KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 24 Thứ…ngày…tháng…năm 2009
Lớp : 5 Ngày soạn : 27/02/2009
Môn : Tập đọc Ngày dạy : 02/03/2009
Người soạn : Lê Thùy Dương
GVHD : Trà Thị Hà
Bài: NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh,
áo dài thâm, sập ván, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.
- Hiểu được nội dung bài: ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo
của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp đó.
2. Kĩ năng : - Đọc đúng các từ khó: sập, dâng biếu, sáng sủa, sưởi nắng, vỡ
lòng…
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa
các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng trang trọng.
3. Thái độ: - Yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa trong SGK, trang 79, tranh chân dung Chu Văn An.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn đại ý từng đoạn văn trong bài.
- Bảng phụ ghi sẵn đại ý cả bài.
- Bảng phụ ghi sẵn những câu thành ngũ tục ngữ ở câu hỏi 3 phần Tìm hiểu
bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiến trình
dạy
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò
1. Kiểm
tra bài cũ:
- Kiểm tra bài Cửa sông:
- Lần lượt mời 2 HS lên bảng lần lượt
đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi:
+ HS1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng
những từ ngữ nào để nói về nơi sông
chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì
hay?
+ HS2: Phép nhân hóa ở đoạn thơ cuối
giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của
cửa sông đối với cội nguồn?
- 2 HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 2HS trả lời:
- 2 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
2. Bài mới:
2.1 Giới
thiệu:
2.2 Hướng
dẫn học
sinh luyện
đọc và tìm
hiểu bài:
a. Luyện
đọc:
Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo đã được gìn giữ, vun đắp ở nước ta
từ ngàn xưa. Chúng ta ai cũng biết Chu
Văn An là một thầy giáo mẫu mực. Hôm
nay, chúng ta sẽ biết thêm một nghĩa cử
đẹp về tình thấy trò ở thầy giáo Chu. Bài
Nghĩa thầy trò.
* Mục tiêu: HS luyện đọc trôi chảy cả
bài và nắm được nội dung của đoạn văn.
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
+ H1: Bài văn được chia làm mấy đoạn?
Giảng: 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ sáng sớm…mang ơn rất
nặng
Đoạn 2: Các môn sinh…tạ ơn thầy
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1.
* Hướng dẫn đọc từ khó: Trong khi HS
đọc GV ghi các từ khó đọc, dễ lẫn lên
bảng: sập, sập, dâng biếu, sáng sủa, sưởi
nắng, vỡ lòng.
- GV hướng dẫn cho HS cách đọc, đọc
mẫu một lần sau đó gọi 2-3 HS đọc lại.
- GV nêu cách đọc toàn bài với giọng nhẹ
nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói
với học trò ôn tồn, thân mật, nói với cụ
già kính cẩn.
- GV đọc cho HS những từ cần nhấn
giọng trong bài: tề tựu, mừng thọ, ngay
ngắn, dâng biếu, bảo ban, cảm ơn, mời
tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ
ran, đơn so, sáng sủa, ấm cúng, tám mươi
tuổi, bạc phơ, sưởi nắng, cung kính, tạ ơn
thầy, nặng tai, một lần nữa, cỡ lòng, lần
lượt, bài học, nghĩa thầy trò.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2.
- Mời 1HS đọc Chú giải.
- Treo tranh giới thiệu về Chu Văn An.
- Treo tranh trong SGK, yêu cầu HS dựa
vào đoạn 2 để chỉ tranh giới thiệu về
những người trong tranh?
- Gọi HS khác nhận xét.
Giảng: GV chỉ vào tranh giới thiệu đâu
- Lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS trả lời và nhận
xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- Lắng nghe, thực
hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và gạch
bằng bút chì vào
SGK.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc.
- Chỉ tranh.
- Nhận xét.
b. Tìm
hiểu bài:
là thầy giáo Chu và các môn sinh đâu là
thầy dạy của cụ Chu.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 3. Mời 2-3
nhóm đọc trước lớp.
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài
học qua các câu hỏi, nắm được đại ý từng
đoạn và của cả bài văn.
Dẫn ý: Sau khi các em luyện đọc bây
giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung
của bài văn này.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và để trả
lời câu hỏi 1 trong sách. Mời 1-2 HS trả
lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ H1: Các môn sinh của giáo Chu đến
nhà thầy để làm gì? Điều đó chứng tỏ gì?
Giảng: Các môn sinh của giáo Chu đến
nhà thầy để mừng thọ thầy. Việc làm đó
thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ H2: Tìm những chi tiết cho thấy học
trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
Giảng: Những chi tiết chứng tỏ học trò
rất tôn trọng thầy giáo Chu là: Từ sáng
sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà
thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ
dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi
nghe cùng với thầy “tới thăm một người
mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng
thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy.
+ H3: Em nào có thể nêu đại ý đoạn 1?
- Mời 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, treo bảng phụ đại ý đoạn
1:
Các môn sinh đến thăm thầy giáo Chu
để mừng thọ thầy.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và để trả
lời câu hỏi 2 trong sách. Mời 1-2 HS trả
lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ H4: Tình cảm thầy giáo Chu đối với
người thầy đã dạy cho cụ từ thời học vỡ
lòng như thế nào? Tìm những chi tiết
biểu hiện tình cảm đó?
Giảng: Thầy giáo Chu rất tôn kính
người thầy đã dạy cho cụ từ thời học vỡ
- Luyện đọc nhóm 3
và trình bày.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và trả
lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và trả
lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
lòng. Dù thời gian trôi qua đã lâu, cụ Chu
đã là một người thầy được nhiều người
nể trọng nhưng thầy không quên công ơn
của người thầy giáo cũ. Những chi tiết
biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò
cùng tới thăm một người mà thầy từng
mang ơn rất nặng/ Thầy chắp tay cung
kính vái cụ đồ/ Thầy cung kính thưa với
cụ: “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả
các môn sinh đến tạ ơn thầy.”
+ H5: Em nào có thể nêu đại ý đoạn 2?
- Mời 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, treo bảng phụ đại ý đoạn
2: Tình cảm của thầy giáo Chu đối với
người thầy đã dạy.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các câu thành
ngữ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để
giải thích các thành ngữ đó:
a) Tiên học lễ, hậu học văn.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Mời 3-4 HS trả lời, HS khác nhận xét.
Giảng: a) Tiên học lễ, hậu học văn.
( Muốn học tri thức trước hết phải học lễ
nghĩa, kỷ luật)
b) Uống nước nhớ nguồn.
( Được hưởng bất kì điều gì thì phải nhớ
tới cội nguồn người đã cho ta điều ấy)
c) Tôn sư trọng đạo. ( Kính thầy
giáo, tôn trọng đạo học)
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
+ H6: Thế thì trong những thành ngữ,
tục ngữ trên, thành ngữ, tục ngữ nào nói
lên bài học mà các môn sinh đã nhận
được trong ngày mừng thọ thầy giáo
Chu?
Giảng: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư
trọng đạo, nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ H7: Ngoài những câu trên, em còn
biết câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao… nào
- Nêu đại ý.
- Trả lời và nhận xét
- Đọc thầm đoạn 3.
- Thảo luận nhóm
đôi trả lời.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
2.3 Luyện
đọc diễn
cảm:
có nội dung tương tự?
Giảng: Muốn sang thì bắc cầu kiều,
muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Không thầy đố mày làm nên. Cơm cha,
áo mẹ, chữ thầy. Kính thầy yêu bạn…
- GV ghi từ khóa “nghĩa thầy trò” và yêu
cầu HS giải thích.
Giảng: Nghĩa thầy trò đó là tình cảm
tôn kính, biết ơn của người học trò đối
với người thầy dạy dỗ mình.
+ H8: Em nào có thể nêu đại ý đoạn 3?
- Mời 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, treo bảng phụ đại ý đoạn
3: Bài học cho các môn sinh về nghĩa
thầy trò.
Chốt ý: Truyền thống tôn sư trọng đạo
là một trong những truyền thống quý báu
mà mỗi người dân Việt Nam đều giữ gìn,
bồi đắp. Nghề nhà giáo và người giáo
viên dù ở thời đại nào cũng được mọi
người kính trọng và được xã hội tôn vinh.
+ H9: Một em nêu đại ý của bài văn?
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
Giảng: GV treo bảng phụ: Ca ngợi
truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân
dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Mời 1-2 HS đọc lại.
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm toàn bài
với giọng nhẹ nhàng trang trọng.
Dẫn ý: Các em đã đọc trôi chảy và nắm
được nội dung được bài văn, bây giờ cô
sẽ hướng dẫn cho cả lớp cách đọc diễn
cảm.
+ H1: Em thích nhất đoạn nào trong
bài?
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS
cách đọc diễn cảm đoạn 1:
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu/
trước sân nhà cụ giáo Chu/ để mừng thọ
thầy. Cụ giáo Chu đội khăn ngay ngắn,
mặc áo dài thâm/ ngồi trên sập. Mấy học
trò cũ từ xa về/ dâng biếu thầy những
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời.
- Lắng nghe.
- Nêu đại ý.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc lại.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan sát, lắng
nghe.